Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận môn tài chính doanh nghiệp 2 đề tài cổ phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.57 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
Đề tài : CỔ PHIẾU
Người thực hiện: ĐINH ĐỨC DƯƠNG
Lớp: TCNH K10C
Năm học: 2011 – 2012
Tp.HP, ngày 1 tháng 1 năm 2012
1
CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
1. Ở Việt Nam
- Thời gian đầu Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Tp.HCM chỉ tổ chức 3
phiên giao dịch một tuần, biên độ giao động giá là 2%.
- Ngày 01/03/2002, TTGDCK tăng phiên giao dịch từ 3 phiên lên 5 phiên/tuần
- 08/03/2005 Khai trương trung tâm GDCK Hà Nội.
- Sau đó, Chính phủ ký quyết định 599/QĐ-TTG ngày 11/05/2007 chuyển đổi
Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM thành Sở giao dịch chứng khoán TP
- 08/08/2007, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM chính thức khai trương.
- Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định
số 01/2009/QĐ-TTG ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Có lẽ do có quá nhiều lợi điểm khi nền kinh tế có thị trường chứng khoán khiến không ít
người không chú ý đúng mức đến những tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán.
Trong thực tế, mặt bất lợi của thị trường chứng khoán cũng không phải ít. Tựu trung,
Những tác động tiêu cực này thể hiện trên bốn điểm chính như sau:
Một là, bằng cách cho phép những người giàu có đầu tư để gia tăng thêm của cải mà
dường như không phải lao động để có, thị trường chứng khoán khuyến khích sự phân
phối của cải bất bình đẳng trong xã hội. Trên phương diện này, có thể xem thị trường
chứng khoán như những sòng bạc hoặc những trường đua ngựa khổng lồ;


Hai là, thị trường chứng khoán có thể khuyến khích một sự đầu tư liều lĩnh ở các cá
nhân và các tập thể (các định chế tài chính) và do đó có thể gây ra sự mất ổn định của nền
kinh tế quốc gia. Vụ sụp đổ của Wall Street trong những năm cuối của thập niên 20,
Hồng Kông năm 1970 và gần đây, vị thua lỗ 1,5 tỷ USD bởi bàn tay thao túng của Nick
Veson, nhà kinh doanh chứng khoán 28 tuổi, đã làm cho Baring, một ngân hàng có lịc sử
lâu đời nhất nước Anh phải đứng trên bờ vực thẳm của sự phá sản cà đe doạ đến sự ổn
định của các thị trường tài chính khác trên thế giới là những bằng chứng sống động về tác
động của những khoản đầu tư thiếu chín chắn;
Ba là, thị trường chứng khoán có thể là một mảnh đất tốt cho các hoạt động bất
tương sinh sôi và phát triển. Phao tin đồn thất thiệt, xung đột quyền lợi, mua bán có tay
trong (mua bán nội gián), phát hành những bản cáo bạch không đúng sự thật, lấy giá
chứng khoán lên, bán chứng khoán không đúng với giá trị hoặc quá cao là những
“chuyện xưa như quả đất” trên các thị trường chứng khoán;
Bốn là, mặc dù thị trường chứng khoán có thể phân bố vốn cho các hoạt động kinh tế
được kỳ vọng là có thể mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng, xét từ quan điểm toàn cục,
các hoạt động này có thể không phải là các hoạt động có lợi nhất bởi thị trường và giá cả
thị trường có thể bị bóp méo trong các nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Vì
2
vậy, sự phát triển của thị trường chứng khoán có thể dẫn đến xấu đi trong phân bổ các
nguồn lực chứ không phải là sự cải thiện.
CHƯƠNG 2. CỔ PHIẾU LÀ GÌ ? TÁC DỤNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH CỔ
PHIẾU
1. Khái niệm cổ phiếu
- Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu vốn góp vào công ty và quyền
được hưởng một khoản cổ tức theo định kỳ. Cổ phiếu lưu hành trên thị trường có nhiều
loại.
* Một số khái niệm khác :
- Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần, nó xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với
công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu được gọi là cổ đông, nhận giấy chứng nhận cổ
phần được gọi là cổ phiếu.Trên giấy này có ấn định mệnh giá của cổ phiếu .

-Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu cổ phiếu đối với một công ty cổ phần.
2. Đặc điểm
- Cổ phiếu có bản chất là một công cụ góp vốn (equity instruments) và do các công ty cổ
phần phát hành. Khi cần huy động vốn, công ty cổ phần chia số vốn cần huy động thành
nhiều phần nhỏ bằng nhau, gọi là các cổ phần (share/stock). Người mua những cổ phần
này được gọi là cổ đông (share/stockholder). Với số cổ phần đã mua, các cổ đông được
cấp một giấy chứng nhận sở hữu, giấy này gọi là cổ phiếu.
- Vốn mà công ty cổ phần huy động được từ việc phát hành cổ phiếu được xem là vốn
thuộc sở hữu của công ty. Những cổ đông khi mua các cổ phần của công ty đã thực hiện
việc góp vốn để công ty kinh doanh và do vậy trở thành những người đồng sở hữu công
ty. Tỷ lệ sở hữu công ty phụ thuộc vào số cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Do cổ phiếu
được xem là giấy xác nhận quyền sở hữu của các cổ đông đối với những cổ phần này nên
có thể coi cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu về số vốn mà một
cổ đông góp vào công ty cổ phần.
- Là người chủ sở hữu công ty, các cổ đông có những quyền cơ bản sau đây:
• Quyền tham gia quản lý công ty: Quyền này được thực hiện bằng cách các cổ đông bầu
ra một Hội đồng quản trị để thay mặt mình quản lý, điều hành công ty. Các cổ đông
không chỉ có quyền bầu ra Hội đồng quản trị (Board of Directors) mà còn có thể tham gia
ứng cử làm thành viên của Hội đồng quản trị. Số lượng phiếu bầu tỷ lệ với số lượng cổ
phần mà cổ đông nắm giữ. Do vậy những người nắm giữ càng nhiều cổ phần của công ty
thì càng có nhiều khả năng trở thành thành viên của Hội đồng quản trị. Ngoài ra, hàng
năm công ty còn tổ chức Đại hội cổ đông (Annual shareholder meetings) để họp các cổ
đông lại, bàn về các chiến lược hoặc kế hoạch kinh doanh lớn của công ty.
3
• Quyền sở hữu tài sản ròng39 của công ty: Các cổ đông sở hữu công ty theo tỷ lệ cổ
phần nắm giữ. Do vậy, khi tài sản ròng của công ty tăng lên do làm ăn có lãi, giá trị các
cổ phần mà cổ đông nắm giữ cũng tăng lên theo. Khi công ty cổ phần ngừng hoạt động,
cổ đông được tham gia phân chia tài sản còn lại của công ty.
Ví dụ: Tổng tài sản ban đầu của một công ty cổ phần là 10 tỷ VNĐ. Một cổ đông

nắm 20% cổ phần của công ty cho nên tổng giá trị tài sản công ty mà anh sở hữu theo cổ
phần là 2 tỷ VNĐ. Sau 5 năm làm ăn có lãi, tổng tài sản ròng của công ty tăng lên 15 tỷ
VNĐ, khi đó tổng giá trị cổ phần mà anh ta sở hữu lên tới 3 tỷ VNĐ.
• Quyền tham gia chia lợi nhuận ròng40: Cổ đông được quyền hưởng một phần lợi nhuận
ròng của công ty tỷ lệ với số cổ phần anh ta sở hữu. Phần lãi trả cho mỗi cổ phần được
gọi là cổ tức (Dividend). Quyền này chỉ được thực hiện khi công ty làm ăn có lãi. Tuy
nhiên, không phải lúc nào tất cả lợi nhuận thu được đều được đem chia cho các cổ đông,
cũng có trường hợp nhằm tăng vốn kinh doanh cho công ty, Hội đồng quản trị quyết định
giữ lại phần lớn lợi nhuận. Điều này nói chung là được các cổ đông chấp nhận vì tuy
không nhận được cổ tức nhưng giá trị cổ phần của họ trong công ty lại tăng lên, hơn thế
việc tăng vốn có thể đảm bảo cho khả năng tạo thêm nhiều lợi nhuận hơn trong thời gian
tới.
Ngoài đặc trưng cơ bản nói trên, cổ phiếu còn có một số đặc điểm đáng chú ý sau:
• Thời hạn của cổ phiếu: Bằng cách mua cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành, các nhà
đầu tư đã cung cấp vốn cho công ty hoạt động. Tuy nhiên các cổ đông lại không được
phép rút khoản vốn này về trừ trường hợp công ty ngừng hoạt động hoặc có qui định đặc
biệt cho phép được rút vốn. Chính vì lý do như vậy nên có thể coi cổ phiếu có thời hạn
thanh toán vốn bằng thời gian hoạt động của công ty.
Trên thực tế, trừ trường hợp phá sản hoặc kết quả kinh doanh quá tồi tệ, còn nói chung thì
các công ty sẽ vẫn cứ duy trì hoạt động mãi mãi, cho nên có thể nói thời hạn của cổ phiếu
là vô hạn. Mặc dù vậy, các cổ đông được phép chuyển nhượng cổ phần mà mình nắm giữ
cho người khác và bằng cách đó có thể rút lại khoản vốn mà mình đã đầu tư vào công ty
cổ phần.
• Giá trị của cổ phiếu: Giá trị của cổ phiếu được thể hiện trên 3 phương diện sau:
 Mệnh giá (Face value): là số tiền ghi trên bề mặt cổ phiếu 41. Mệnh giá thường
được ghi bằng nội tệ. Mệnh giá bằng bao nhiêu là do luật 41 khoán hoặc điều lệ của
công ty cổ phần qui định. Ví dụ: ở Việt nam theo NĐ144/CP, mệnh giá cổ phiếu của
các doanh nghiệp Việt nam thống nhất là 10.000 VNĐ.
 Giá trị ghi sổ (Book value): là giá trị của mỗi cổ phần căn cứ vào giá trị tài sản
ròng của công ty trên bảng tổng kết tài sản. Ví dụ: Một công ty có 50.000 cổ phiếu,

mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu. Sau 5 năm hoạt động, giá trị tài sản ròng của công ty
theo sổ sách kế toán là 1 tỷ đồng. Khi đó giá trị của mỗi cổ phần theo sổ sách sẽ là
20.000 đ, ta nói giá trị ghi sổ của cổ phiếu công ty bây giờ là 20.000 đ/cổ phiếu.
4
 Giá trị thị trường (Market value): là giá cả của cổ phiếu khi mua bán trên thị
trường.
3 Phân loại cổ phiếu
a. Căn cứ vào hình thức phát hành, cổ phiếu có hai loại: cổ phiếu vô danh và cổ phiếu ký
danh.
Lúc mới ra đời cổ phiếu tồn tại dưới dạng ký danh có ghi tên người sở hữu nó, sau này
khi thị trường cổ phiếu phat triển loại cổ phiếu này gây trở ngại cho việc lưu thông và
chuyển nhượng cổ phiếu. Do đó, loại cổ phiếu vô danh không ghi tên người sở hữu ra đời
và ngày càng phổ biến.
b. Căn cứ vào quyền lợi được hưởng, cổ phiếu có hai loại: cổ phiếu thường (hay cổ phiếu
phổ thông) và cổ phiếu ưu đãi.
 Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông (Common stock): có mức cổ tức phụ
thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, cổ đông mua loại cổ phiếu này rất
quan tâm đến hoạt động của công ty và họ thường là những người đứng đầu trong ban
quản trị chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của công ty. Giá cũng biến động nhiều
hơn so với cổ phiếu ưu đãi.
- Là loại cổ phiếu có đầy đủ các đặc trưng đã nêu trên của cổ phiếu. Đó là:
• Không qui định trước số cổ tức cổ đông sẽ nhận được. Giá trị cổ tức nhiều hay ít còn
tuỳ vào tình hình lợi nhuận của công ty và kế hoạch chia lợi nhuận của Hội đồng quản trị.
Trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ thì chẳng những cổ tức không được chia mà cổ
đông còn bị hao hụt về vốn góp. Nguyên tắc của các cổ đông cổ phiếu thường là “lời ăn,
lỗ chịu”.
• Chỉ được chia lãi sau khi công ty đã thanh toán lãi trả cho những người nắm trái phiếu
và cổ phiếu ưu đãi.
• Thời hạn cổ phiếu là vô hạn.
• Được hưởng quyền tham gia quản lý công ty cùng các quyền khác nhằm duy trì quyền

quản lý công ty, như: quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Hội đồng quản trị, quyền ưu tiên
mua trước với giá ưu đãi các cổ phiếu mới phát hành. Những cổ đông có nhiều cổ phần
hoặc nhiều uy tín có thể nắm quyền điều hành công ty. Còn nói chung đa số những người
đầu tư chỉ mua cổ phiếu thường để hưởng cổ tức hoặc bán đi khi cổ phiếu lên giá nhằm
hưởng chênh lệch giá.
 Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock): có mức cổ tức cố định và được ghi rõ trên cổ
phiếu lúc phát hành. Với cổ phiếu này thu nhập của cổ đông không phụ thuộc vào
chính sách chia lãi hàng năm của công ty. Ngoài ra, tính ưu đãi còn được thể hiện ở
chỗ như được chia cổ tức trước cổ phiếu thường, trường hợp tài sản công ty bị thanh
lý phần tài sản còn lại sau khi thanh toán hết các khoản nợ của công ty sẽ được hoàn
vốn cho cổ đông giữ cổ phiếu ưu đãi. Gồm nhiều hình thức phát hành như cổ phiếu ưu
đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có lãi cổ phần gộp, cổ
phiếu ưu đãi có thể bồi hoàn…
Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá.
Chẳng hạn một cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá 100 USD, tỷ suất cổ tức là 4,5% sẽ được
5
hưởng một khoản cổ tức cố định là 4,5 USD. Còn nếu cổ phiếu ưu đãi không có mệnh giá
thì cổ tức sẽ được công ty công bố đơn giản là 5 USD/cổ phiếu chẳng hạn.
Hạn chế của cổ phiếu ưu đãi so với cổ phiếu thường là:
• Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào hội đồng
quản trị, tức là không được quyền tham gia quản lý công ty.
• Khi lợi nhuận của công ty tăng lên thì cổ tức cổ phiếu ưu đãi không vì thế mà được tăng
lên theo. Vì cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không tăng, nên giá cả của cổ phiếu ưu đãi trên thị
trường cũng ít biến động. Do vậy, cổ phiếu ưu đãi thường kém hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư hơn so với cổ phiếu thường 43. Những người đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi thường là
những người muốn có thu nhập ổn định, đều đặn và không thích mạo hiểm.
Các loại cổ phiếu ưu đãi (CPUĐ)
♦ CPUĐ biểu quyết: là CP có số biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông
(CPPT), số phiếu biểu quyết này do điều lệ công ty quy định. Theo quy định của pháp
luật thì chỉ có những tổ chức do chính phủ ủy quyền và các cổ đông sáng lập mới nắm

giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết (CPUĐBQ). Không giới hạn hiệu lực về mặt thời gian
nhưng các cổ đông sáng lập (CĐSL) có giới hạn trong thời gian 3 năm sẽ chuyển đổi
thành CPPT và cũng có thể do đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) quyết định.
Hạn chế: không được chuyển nhượng.
♦ CPƯĐ cổ tức: là CP được trả cổ tức cao hơn cổ tức của CPPT hoặc mức ổn định
hằng năm (cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi CP bằng tiền mặt hoặc
bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện các
nghĩa vụ tài chính khác). Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức
thưởng thì được ghi trên CP của cổ phiếu ưu đãi cổ tức (CPƯĐCT). CĐƯĐCT được
ưu tiên thanh toán giá trị tài sản còn lại trước CĐPT và CĐƯĐBQ sau khi công ty đã
thanh toán hết cho chủ nợ và cổ phiếu ưu đãi hoàn lại (CĐƯĐHL) trong trường hợp
công ty giải thể hoặc phá sản.
Hạn chế: CĐƯĐCT không có quyền biểu quyết, họ không tham gia vào ĐHĐCĐ.
♦ CPƯĐ hoàn lại: loại CP này dành cho CĐ sở hữu chúng quyền được rút vốn ra
khỏi công ty bất kì lúc nào hoặc theo điều kiện ghi trên CP. Có thể chuyển nhượng
hoặc bán CP lại cho công ty.
Hạn chế: tuy có thể chuyển nhượng tự do nhưng không được rút vốn, CĐƯĐHL
không có quyền biểu quyết, không được tham gia vào ĐHĐCĐ và không có quyền đề cử
người vào HĐQT và ban kiểm soát.
c. Căn cứ vào phương thức góp vốn, cổ phiếu có hai loại: cổ phiếu hiện kim và cổ phiếu
hiện vật
Cổ phiếu hiện kim dành cho những cổ đông góp vốn bằng tiền, cổ phiếu hiện vật dành
cho những cổ đông góp vốn bằng tài sản như may móc, thiết bị, nhà xưởng…
d. Căn cứ vào hình thức phát hành và lưu hành:
- Cổ phiếu được phép phát hành
- Cổ phiếu đã phát hành
- Cổ phiếu quỹ
- Cổ phiếu đang lưu hành
6
4.CHỨC NĂNG CỦA CỔ PHIẾU

1. Đối với Công ty phát hành: Cổ phiếu sẽ giúp cho Công ty có thể huy động vốn khi
thành lập hoặc để mở rộng kinh doanh. Nguồn vốn huy động này không cấu thành một
khoản nợ mà công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối
thanh khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều.
2. Đối với cổ đông nắm giữ cổ phiếu, có các quyền sau:
a. Quyền tham gia quản lý công ty: những người nắm giữ càng nhiều cổ phần của công ty
thì càng có nhiều khả năng trở thành thành viên của Hội đồng quản trị.
b. Quyền sở hữu tài sản ròng của công ty: Các cổ đông sở hữu công ty theo tỷ lệ cổ phần
nắm giữ. Do vậy, khi tài sản ròng của công ty tăng lên do làm ăn có lãi, giá trị các cổ
phần mà cổ đông nắm giữ cũng tăng lên theo.
c. Quyền tham gia chia lợi nhuận ròng: Cổ đông được quyền hưởng một phần lợi nhuận
ròng của công ty tỷ lệ với số cổ phần anh ta sở hữu. Phần lãi trả cho mỗi cổ phần được
gọi là cổ tức (Dividend). Quyền này chỉ được thực hiện khi công ty làm ăn có lãi.
3. Đối với nhà đầu tư cổ phiếu: : Các nhà đầu tư trên thị trường sẵn sàng mua Cổ phiếu
được công ty phát hành. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần được phát hành dưới dạng
chứng thư có giá và được xác định thông qua việc chuyển dịch, mua bán chúng trên thị
trường chứng khoán giữa các chủ thể đầu tư và được pháp luật bảo vệ. Mặt khác, người
mua cổ phiếu nghĩ rằng đồng vốn họ đầu tư được các nhà quản lý công ty sử dụng có
hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận hoặc đánh giá hoạt động cũng như tiềm năng phát triển,
sinh lợi của công ty dự định đầu tư là cao, và đương nhiên họ sẽ được hưởng một phần từ
những thành quả đó thông qua việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông, đồng thời giá trị
cổ phần sở hữu cũng sẽ gia tăng trên cơ sở thực tại và triển vọng phát triển của công ty
mình đã chọn. Thông thường, khả năng sinh lợi, thu hồi vốn đầu tư cổ phiếu tỷ lệ thuận
với giá cả giao dịch cổ phiếu trên thị trường .
5. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Hiện tại các nhà phân tích chứng khoán tại Việt Nam và trên thế giới dùng khá nhiều
phương pháp để tính và dự đoán giá CP. Sau đây là 3 phương pháp có thể áp dụng được
trong điều kiện hiện tại của TTCK Việt Nam.
1. Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF)
- Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên một nguyên lý cơ

bản là "tiền có giá trị theo thời gian, một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn
một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp (DN) này có mức
sinh lời khác với một đồng đầu tư trong DN khác. Do đó, giá trị của DN được xác định
bằng các luồng thu nhập dự kiến mà DN đó thu được trong tương lai được quy về giá trị
hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức
độ rủi ro của DN đó.
7
- Do vậy, trong phương pháp DCF có 3 thông số cơ bản nhất cần được xác định, đó là
luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai, mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập
đó và thời hạn tồn tại dự tính của DN. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những
nước mà TTCK phát triển, nơi thường có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như thông tin
hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính và rủi ro của doanh nghiệp. Hiện nay, việc
áp dụng công thức này ở Việt Nam cũng được nhiều người chấp nhận bởi giá CP tính
theo phương pháp này phản ánh được tương đối đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác và đứng trên quan điểm của
nhà đầu tư thì, ngoài việc tính toán theo phương pháp này rất đơn giản, nó còn đáp ứng
đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một DN.
- Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụng công thức này có một số khó khăn làm cho việc
ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác như: Tình hình
môi trường kinh doanh có nhiều biến động; Các DN Việt Nam trong đó có các công ty
đang niêm yết đều chưa quen với việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, đặc biệt
là còn xa lạ với việc dự báo chi tiết luồng tiền dài hạn ra, vào công ty Do đó, chúng ta
sẽ điều chỉnh lại công thức này theo hướng 5 năm và cộng giá trị tài sản ròng được tính
vào thời điểm niêm yết.
- Công thức được điều chỉnh sẽ là:
P = Po + E1/(1+r) + E2/(1+r)2 + E3/(1+r)3 + E4/(1+r)4 + E5/(1+r)5
6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
Sự tác động của các nhân tố tới giá cổ phiếu như thế nào cũng còn rất nhiều tranh luận.
Rất khó để có thể xác định nhân tố nào sẽ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trong một trường
hợp nhất định. Giá của cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, cả những yếu tố vĩ mô

và vi mô. Sau đây là tóm tắt những kết luận, ý kiến của các nhà kinh tế, các nhà hoạt
động thị trường trên thế giới về những nhân tố chủ yếu có thể ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu.
Giá cổ phiếu được quyết định bởi thị trường nơi mà cung - cầu gặp nhau, cung
nhiều cầu ít thì giá sẽ thấp và ngược lại. Tuy nhiên cũng chẳng thể tìm được một công
thức đầy đủ diễn tả chính xác sự di chuyển giá cả của các cổ phiếu, nhưng ít nhất chúng
ta cũng biết được một số nguyên nhân khiến giá cổ phiếu lên hoặc xuống. Các nguyên
nhân ấy được xếp thành 3 nhóm chính: yếu tố kinh tế, các yếu tố phi kinh tế và xúc cảm
của thị trường.
1) Các yếu tố kinh tế
a/ Về tăng trưởng kinh tế. Giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển và
giảm khi nền kinh tế kém phát triển. Ví dụ: các bạn có thể thấy rõ nét nhất khi nền kinh tế
thế giới khủng hoảng năm 2008, đến nay đang dần hồi phục. Giá cổ phiếu trên hầu hết
các thị trường chứng khoán thế giới giảm mạnh xuống đáy và hiện nay đang tăng trưởng
trở lại. Thị trường chứng khoán là thị trường của “hi vọng” nên diễn biến của thị trường
chứng khoán thường là “la bàn” cho cả nền kinh tế .Các chuyên gia kinh tế cho rằng
8
TTCK thường diễn biến tăng giảm trước nền kinh tế khoảng chừng vài tháng. Tuy nhiên,
có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm cổ phiếu và tình hình biến động của từng cổ phiếu
phụ thuộc vào tình hình hoạt động cụ thể của từng công ty.
b/ Về mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Biến động giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động hoạt động kinh doanh, đôi khi xảy
ra sau. Thời gian xảy ra và mức độ biến động này có sự chênh lệch đáng kể qua theo dõi
tình hình. Qua một thời gian dài, nhiều người cho rằng giá cổ phiếu phổ thông thay đổi
trước hoạt động kinh doanh. Ví dụ: giá cổ phiếu của các công ty thường thay đổi rất
nhiều ở thời điểm trước và sau báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý hàng năm của mỗi
công ty.
c/ Thu nhập công ty: những người theo trường phái này cho rằng, thu nhập hay lợi
nhuận của công ty được coi là nhân tố quan trọng nhất tác động tới giá cổ phiếu. Những
nhà kinh doanh và nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu chủ yếu dựa trên cơ sở dự đoán về

mức thu nhập. Tuy nhiên, giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng có mối quan hệ chặt chẽ
với thu nhập. Có những thời điểm, giá cổ phiếu tăng nhanh hơn thu nhập; vào những thời
điểm khác, nó bị tụt lại đằng sau thu nhập. Đôi khi trên thực tế, nó lại biến động theo
chiều hướng ngược lại với thu nhập. Do vậy, dù một người theo dõi rất sát thị trường đã
dự đoán đúng xu hướng thay đổi của thu nhập, nhưng không có gì bảo đảm rằng anh ta
có thể dự đoán chính xác xu hướng biến đổi của giá cổ phiếu. chúng ta nên quan tâm đến
thu nhập của công ty trong một thời gian dài khoảng 2 đến 5 năm trong quá khứ.
d/ Cổ tức: những người theo trường phái này cho rằng cổ tức là nhân tố cơ bản, chủ yếu
thứ hai sau thu nhập, trong việc xác định giá chứng khoán. Thực chất điều này không
khác gì một câu thành ngữ cổ xưa “1 con chim trong nhà có trị giá bằng 2 con chim trong
rừng”. Tuy nhiên, cổ tức không đóng vai trò quan trọng đối với loại cổ phiếu tăng trưởng
là loại cổ phiếu mà người ta coi sự tăng giá của chúng là rất quan trọng, thường xuyên
mang lại lợi suất đầu tư cuối cùng lớn hơn nhiều so với cổ tức hiện tại. Một công ty tăng
trưởng có khả năng sử dụng số vốn này có hiệu quả hơn cho các cổ đông, là những người
luôn phải tìm kiếm cơ hội đầu tư. Trong tất cả các nhân tố báo chí sử dụng để giải thích
về sự biến động giá hàng ngày của từng cổ phiếu, các thông tin về cổ tức luôn được xếp ở
vị trí quan trọng gần đầu.
e/ Lãi suất: mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là gián tiếp và luôn thay đổi.
Nguyên nhân là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có thể thay đổi theo lãi suất và chúng ta
không thể chắc chắn liệu sự thay đổi của luồng thu nhập này có làm tăng hay bù đắp cho
mức biến động về lãi suất hay không. Để giải thích rõ vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét
các khả năng có thể xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng, cụ thể như sau:
Lãi suất tăng do tỷ lệ lạm phát tăng và thu nhập công ty theo đó cũng tăng vì công ty có
thể tăng giá cho phù hợp với mức tăng của chi phí. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu
có thể khá ổn định vì ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng tỷ suất lợi nhuận đã được đền bù
một phần hay toàn bộ bởi phần tăng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập và cổ tức.
9
Lãi suất tăng, nhưng luồng thu nhập dự tính thay đổi rất ít do công ty không có khả năng
tăng giá để phù hợp với chi phí tăng, do vậy, giá cổ phiếu giảm. Tỷ suất lợi nhuận quy
định có thể tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức là không đổi, nên mức chênh lệch

giữa 2 nhân tố này càng lớn.
Lãi suất tăng trong khi luồng thu nhập giảm vì các nguyên nhân làm tăng lãi suất lại gây
tác động xấu tới thu nhập của công ty. Hoặc là người ta có thể hình dung thời kỳ lạm phát
trong đó chi phí sản xuất tăng, nhưng nhiều công ty không thể tăng giá, dẫn tới biên độ
lợi nhuận giảm. Tác động của một loạt các sự kiện này là rất tồi tệ. Trong những trường
hợp này, giá cổ phiếu sẽ sụt nghiêm trọng vì tỷ suất lợi nhuận giảm khi cổ tức giảm, dẫn
tới chênh lệch giữa 2 nhân tố này càng lớn.
Đối với những trường hợp ngược lại so với các trường hợp trên, bạn có thể hình dung ra
một loạt các khả năng ngược lại khi lạm phát và lãi suất giảm. Mối quan hệ giữa lạm
phát, lãi suất và giá cổ phiếu là một vấn đề đòi hỏi phải có kinh nghiệm và ảnh hưởng của
chúng thay đổi theo từng thời kỳ. Do vậy, mặc dù mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và
thu nhập từ cổ phiếu là tiêu cực, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Hơn nữa,
ngay cả khi điều này là đúng trên toàn bộ thị trường, thì vẫn tồn tại một số ngành nhất
định có thể có thu nhập và cổ tức tạo ảnh hưởng tích cực từ những biến động về lạm phát
và lãi suất. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có mối quan hệ tốt với lạm phát và lãi
suất.
f/ Giá cả hàng hoá: Lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ đã cung cấp nhiều thông tin về
sự bất cập của giá chứng khoán trong mối quan hệ với giá hàng hoá. Từ năm 1923 tới
1929 là một giai đoạn đáng ghi nhớ khi giá bán buôn ổn định và giá hàng hoá có xu
hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó, giá chứng khoán theo thống kê tăng vọt
phổ biến trên các thị trường đầu cơ giá lên. Ngược lại, giá hàng hoá tăng vào năm 1940,
1941, và 1942, nhưng giá cổ phiếu lại hạ. Vào mùa xuân năm 1946, việc kiểm soát giá
hàng hoá đã bị bãi bỏ, và lạm phát về giá hàng hoá đã lên tới đỉnh điểm cho đến hết năm
và tiếp tục tăng cho đến đến giữa năm 1948, giá cả tăng đều trong hai năm. Giá cổ phiếu
bắt đầu biến động gần như vào đúng ngày giá hàng hoá bắt đầu tăng vào năm 1946; giá
cổ phiếu giảm mạnh từ tháng 8 cho tới cuối năm. Nói cách khác, giá chứng khoán sụp đổ
vào năm 1946 đúng vào thời điểm nguy cơ lạm phát tăng mạnh nhất do ảnh hưởng của
Chiến tranh thế giới lần thứ II.
g/ Lạm phát: Chúng ta đã nhắc đến lạm phát như một trong các yếu tố đầu vào của hệ số
nhân giá trị. Thế nhưng ngoài ra lạm phát còn có một sức điều khiển to lớn toàn bộ bối

cảnh kỹ thuật. Thực tế đã chứng minh, lạm phát thấp có tương quan nghịch khá rõ ràng
đối với việc giá trị cổ phiếu (lạm phát thấp, hệ số nhân giá trị cao và ngược lại).
h/ Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán: Nếu khoản thuế
đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số người đầu tư giảm
xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm.
i/ Các yếu tố kinh tế khác .Trong những năm gần đây, các chỉ số hàng đầu thường được
các nhà dự báo chứng khoán nhắc tới bao gồm số liệu về việc làm, những thay đổi về
10
hàng tồn kho, và những biến động về lượng cung tiền. Lãi suất cơ bản (thường là lãi suất
trái phiếu chính phủ) trong những năm gần đây đã thu hút sự chú ý đáng kể cho dù từ lâu
nó chỉ được coi là một nhân tố không đáng kể chứ không phải là nhân tố hàng đầu. Bởi vì
giá chứng khoán là một trong những chỉ số được coi trọng nhất trong 12 chỉ số hàng đầu,
nên các nhà dự báo cho rằng tốt nhất nên dự tính lãi suất cơ bản theo giá chứng khoán
hơn là dự đoán giá chứng khoán theo những thay đổi của lãi suất cơ bản.
Các chỉ số quan trọng khác bao gồm vốn vay liên ngân hàng, các khoản vay thương mại
và dịch vụ, giao dịch vốn trên thị trường tiền tệ, và các số liệu về giao dịch và thanh toán
của quỹ tương hỗ.
2) Nhóm yếu tố phi kinh tế
Những yếu tố phi kinh tế bao gồm sự thay đổi về các điều kiện chính trị, ví dụ chiến
tranh hoặc thay đổi cơ cấu Chính phủ, thay đổi về thời tiết và những nhân tố tự nhiên
khác, và thay đổi về điều kiện văn hoá, như tiến bộ về công nghệ v.v… Tuy nhiên, những
yếu tố này chỉ có ảnh hưởng lớn đối với giá chứng khoán ở những nước có nền kinh thế
thị trường phát triển, thị trường sẽ đánh giá những chính sách này. Trong điều kiện Việt
Nam, nền chính trị ổn định, mặt khác thị trường chứng khoán còn chưa phát triển, thì yếu
tố này ít có tác động.
3) Nhóm yếu tố thị trường
Các yếu tố thị trường, là những nhân tố bên trong của thị trường, bao gồm sự biến động
thị trường và mối quan hệ cung cầu có thể được coi là nhóm yếu tố thứ ba tác động tới
giá cổ phiếu. Sự biến động thị trường là một hiện tượng chờ đợi thái quá từ việc dự tính
quá cao giá trị thực chất của cổ phiếu khi giá cổ phiếu cao nhờ sự phát đạt của công ty, và

ngược lại do dự đoán thấp giá trị tại thời điểm thị trường đi xuống. Mối quan hệ giữa
cung và cầu được trực tiếp phản ánh thông qua khối lượng giao dịch trên thị trường, hoạt
động của những nhà đầu tư có tổ chức, giao dịch ký quỹ v.v… cũng có ảnh hưởng đáng
kể. Mặc dù số lượng giao dịch ký quỹ tăng khi mà giá cổ phiếu tăng, nhưng một khi giá
cổ phiếu giảm số lượng cổ phiếu bán ra tăng và làm cho giá càng giảm.
Như vậy, dao động giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của nhiều nhân tố khác
nhau, hạt nhân chính là các yếu tố về khả năng thu nhập công ty.
Có thể thống kê những yếu tố chủ yếu sau:
7. Ưu và nhược điểm hiện nay của các công ty chứng khoán trong việc phát hành cổ
phiếu
Ưu điểm:
- Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư:TTCK tạo ra cơ hội thuận tiện khuyến khích mọi
người dân tiết kiệm và biết cách sử dụng tiền tiết kiệm một cách tích cực mang lại hiệu
quả qua việc đầu tư vào các loại chứng khoán. Khả năng sinh lời của các loại CK gây ra ý
muốn tiết kiệm để đưa tiền vào đầu tư. Mỗi người trong xã hội chỉ có một số tiền tiết
kiệm bé nhỏ, nhưng tổng số tiền tiết kiệm của cả xã hội sẽ to lớn hơn bất cứ tài sản của cá
nhân nào.
11
- Công cụ đảm bảo thanh khỏan cho sổ tiết kiệm phục vụ đầu tư dài hạn: Vai trị của
TTCK bảo đảm cho việc nhanh chĩng chuyển tiền mặt của các chứng khoán có giá. Đây
chính là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư đến với TTCK, với một TTCK hoạt
động càng hữu hiệu thì tính thanh khỏan càng cao.
- Công cụ đo lường giá trị các tích sản của doanh nghiệp: Những thông tin doanh nghiệp
cung cấp cho các nhà đầu tư trên TTCK qua các bảng phân tích đánh giá năng lực sản
xuất của doanh nghiệp, triển vọng của doanh nghiệp trên thị trường, khả năng sinh lợi của
hoạt động sản xuất kinh doanh, xu thế phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ tương lai
từ 3 đến 5 năm đã phần nào lượng giá được tích sản của doanh nghiệp khách quan và
khoa học. Mặt khác, với tính chất đặc biệt nhạy bén của TTCK, sự lên xuống gía cả
chứng kháon trên thị trường cũng nói lên sự biến động của giá trị doanh nghiệp tại bất kỳ
thời điểm nào

- Thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả: với
nguyên tắc hoạt động chủ đạo trên TTCK là công khai, công bằng và trung thực, mọi
thông tin về doanh nghiệp đều được công chứng kiểm tra đánh giá. TTCK vừa tạo điều
kiện vừa bắt buộc các doanh nghiệp không những phải hoạt động sản xuất kinh doanh
đúng pháp luật mà còn phải hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
- Vai trị chống lạm phát của TTCK: TTCK còn làm giảm áp lực lạm phát, Ngân hàng
TW với vai trị điều hịa hệ thống tiền tệ sẽ tung ra nhiều trái phiếu kho bạc bán trên
TTCK với lãi suất cao để thu hút bớt số tiền lưu hành, nhờ đó số tiền sẽ giảm bớt và áp
lực lạm phát cũng giảm đi.
- Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển: có thể nói, hai loại định chế
tài chính này đi đơi với nhau như hình với bĩng. Thật vậy, TTCK là điều kiện không thể
thiếu trong việc đưa cổ phiếu ra công chứng giúp cho quá trình phát hành và lưu hành cổ
phiếu đạt hiệu quả.
Nhược điểm
- Thị trường chứng khoán luôn chứa đựng yếu tố đầu cơ.
Đầu cơ là một yếu tố có tính toán của những người đầu tư. Họ có thể mua chứng khoán
với hy vọng là giá chứng khoán sẽ tăng lên trong tương lai, và qua đó thu đ ược lợi
nhuận. Yếu tố đầu c ơ dễ gây ảnh hưởng dây chuyền làm cho cổ phiếu có thể tăng giá giả
tạo. Sự kiện này càng dễ xảy ra khi có nhiều người cùng cấu kết với nhau để đồng thời
mua vào hay bán ra một loại chứng khoán nào đó, dẫn đến sự khan hiếm hay dư thừa
chứng khoán một cách giả tạo trên thị trường, làm cho giá chứng khoán có thể tăng lên
hay giảm xuống một cách đột biến, gây tác động xấu đến thị trường.
- Hoạt động giao dịch nội gián thường xảy ra trên thị trường chứng khoán.
Một cá nhân nào đó lợi dụng việc nắm bắt những thông tin nội bộ của doanh nghiệp,
cũng như các thông tin mật không được hoặc chưa được phép công bố và sử dụng các
thông tin đó cho giao d ịch chứng khoán nhằm thu lợi bất chính gọi là giao dịch nội gián.
Các giao dịch nội gián được xem là phi đạo đức về mặt thương mại, vì người có nguồn
tin nội gián sẽ có lợi thế trong đầu tư so với các nhà đầu tư khác để thu lợi bất chính cho
riêng mình. Điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. Như vậy sẽ tác động tiêu cực tới
tích luỹ và đầu tư.

- Thị trường chứng khoán hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo. Song khi có
12
tin đồn không chính xác hoặc thông tin lệch lạc về hoạt động của một doanh nghiệp,
điều n ày gây tác động đến tâm lý của những người đầu tư, dẫn tới thay đổi xu
hướng đầu tư, ảnh hưởng đến thị giá chứng khoán của doanh nghiệp trên thị trường
và gây thiệt hại cho đại đa số người đầu tư.
Như vậy, vai trò của thị trường chứng khoán được thực hiện trên nhiều khía cạnh khác
nhau. Song vai trò tích cực hay tiêu cực của thị trường chứng khoán thực sự phát huy hay
bị hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia trên thị trường
CHƯƠNG 3. KHÓ KHĂN THÁCH THỨC CỦA THỰC TRẠNG HIỆN NAY Ở VN
a/ Bất ổn từ các báo cáo tài chính
“Hàng loạt doanh nghiệp niêm yết đang giải trình về chênh lệch số liệu trong Báo cáo tài
chính năm 2009 sau khi có kiểm toán làm các nhà đầu tư hoang mang vì không biết tin
vào đâu”Hiện tượng phổ biến này hiện nay xuất phát từ việc “trích lập dự phòng” mới
ban hành theo thông tư số 13/2006 tuy nhiên việc quy định chưa rõ ràng khiến các doanh
nghiệp hiểu và vận dụng thông tư theo cách riêng tùy theo mục đích của từng đối tượng.
b/ Nhiều chiêu làm giá chứng khoán
Nhiều đối tượng muốn bán cổ phiếu với giá cao đã đặt nhiều lệnh mua cổ phiếu với khối
lượng lớn với giá trần hoặc sát trần trong nhiều phiên liên tiếp điều này tạo nên cầu ảo
khiến giá tăng trần liên tục mục đích là thu hút các nhà đầu tư khác tham gia mua theo,
khi giá đạt đến ngưỡng kỳ vọng các đối tượng này sẽ thu lợi. Đây chỉ là thủ thuật làm giá
“kinh điển” trên thị trường, muốn gom cổ phiếu thì làm giá xuống, muốn bán cổ phiếu thì
làm giá lên. Đặc biệt các cổ phiếu sắp có thông tin tốt sẽ có nhiều cơ hội làm bơm đẩy
thành công hơn. Để thực hiện việc này, nhóm nhà đầu tư sẽ áp dụng chiến thuật “rải
đinh” hay che giá trên bảng điện tử. Vì bảng giá chỉ thể hiện ba mức giá từ giá trần xuống
nhưng mỗi lệnh chỉ mua số lượng không lớn, khi đó, toàn bộ các lệnh mua khác bị che
khuất đi và nhà đấu tư không thể biết số lượng mua đó là bao nhiêu, nghĩa là không biết
cầu thưc sự của cổ phiếu đó như thế nào. Việc “che giá” sẽ được thực hiện theo kiểu nhà
đầu tư bán ra tới tấp ở mức giá thấp ngay từ khi thị trường mở cửa nhằm tạo tâm lý bất an
cho những nhà đầu tư khác để họ bán ra với giá thấp hơn. Trong khi đó cũng chính nhà

đầu tư này sẽ âm thầm đặt lệnh mua gom lại ở giá thấp.Thủ thuật này nếu được thực hiện
vào những phút cuối cùng của khớp lệnh định kỳ trên sàn sẽ mang lai hiệu quả cao cho
đối tượng.
c/Lệnh ma
Hầu hết các công ty chứng khoán hiện nay đều lơi lỏng trong việc để nhân viên môi giới
nhận lệnh khách hàng qua điện thoại di động mà không có băng ghi âm nhất là “ưu ái”
đối với khách hàng VIP mua trả chậm. Đây là một hình thức cho sử dụng đòn bẩy tài
chính theo kiểu T+ và các khách hàng VIP nhanh chóng thu được một khoảng lợi nhuận
khổnh lồ mà không cần có tiền trong tài khoản. Khi sử dụng dịch vụ mua hàng trả chậm
này, thông thường khách hàng VIP phải gọi điện thoại thẳng cho nhân viên môi giới của
mình để được phép đặt lệnh giao dịch( vì các hình thức khác như giao dịch qua internet,
gọi số điện thoại bàn chung của công ty chứng khoán để đặt lệnh.v.v…. thì tài khoản
khách hàng phải có đủ số tiền để mua theo khối lượng cổ phiếu yêu cầu)Đây chính là
rủi ro đến cho cả hai phía công ty chứng khoán và nhà đầu tư trong trường hợp nếu giá cổ
13
phiếu giảm mạnh và nhà đầu tư không đủ tiền trả hoặc nhân viên môi giới đưa ra khối
lương giao dịch, giá mua/bán cổ phiếu không đúng ý nhà đầu tư….Ngoài ra hiện nay
cũng có không ít nhà đầu tư giao tài khoản của mình cho nhân viên môi giới tự quyết
định mua bán.
 Chính những ưu nhược điểm trên đã làm cho thị trường chứng khoán luôn gặp vấn đề
rắc rối, thông tin không chính xác gây ảnh hường đến nhiều đối tượng trong đó có công
ty chứng khoán
2. Kiến nghị
• Thị trường chứng khoán sẽ ngày càng phát triển, sẽ có tác dụng tốt cho nền kinh tế
nhưng rất cần sự can thiệp, hướng dẫn, quản lý nhà nước thông qua Luật Chứng
khoán, thông qua việc kiểm tra kiểm soát các cơ quan tài chính trung gian, yêu cầu
thông tin trung thực, kịp thời, đầy đủ từ các công ty sản xuất phát hành cổ phiếu. Việc
tăng cường quản lý sẽ tránh được các đổ vỡ dây chuyền và làm cho thị trường vận
hành đúng hướng có tác dụng tích cực.
• Người tham gia thị trường chứng khoán, mua hoặc bán cổ phiếu cần am hiểu, tìm

hiểu cặn kẽ luật pháp; có tiền đưa vào đầu tư là rất tốt nhưng mua đi, bán lại cổ phiếu
chỉ thuần túy kiếm lời là rất mạo hiểm. Chớ nên đem tiền thật đi mua ảo vọng. Là
người lao động sản xuất cần mua cổ phần để tăng vốn cho đơn vị mình, là người kinh
doanh cổ phiếu phải tuân thủ luật pháp không được lừa dối, không được cung cấp
thông tin giả. Bạn là người có tiền không nên cất giữ mà nên mua công trái, trái phiếu,
gửi tiết kiệm, liên doanh góp vốn vào sản xuất. Nếu dư dật qua thị trường chứng
khoán cũng không nên say sưa quá mức. Cái gì cũng có điểm dừng, dừng đúng lúc là
khôn ngoan là hiểu biết.
• Các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính, các cơ quan ngôn luận rất nên thông
tin đầy đủ, huấn luyện, đào tạo để nhiều tầng lớp nhân dân thông suốt về thị trường
mới mẻ này tránh những xáo trộn bất ổn trước khi muộn. Cần thiết bổ sung nhanh
những chế tài để quản lý thị trường này chẳng hạn xử lý nghiêm minh những sai
phạm, thu thuế thu nhập những người có thu nhập cao từ hoạt động chứng khoán
v.v
• Yếu tố “tâm lý của nhà đầu tư” có ảnh hưởng rất lớn tới giá cổ phiếu do vậy từng
nhà đầu tư cần phải có những phân tích, suy xét của riêng mình trước khi đưa ra quyết
định mua hay bán, tránh bị ảnh hưởng bởi những trào lưu tâm lý trên thị trường
• Sở giao dịch được tổ chức tốt sẽ thật sự là trung tâm thu hút vốn đầu tư dài hạn
cho nền kinh tế,đồng thời là nơi đảm bảo các hoạt động mua bán chứng khoáng diễn
ra an toàn-công bằng và đúng pháp luật,từ đó củng cố niềm tin đối với người đầu tư.
Vì vậy sở giao dịch cần được tổ chức tốt và hiện đại.
 Tóm lại, các yếu tố kinh tế, phi kinh tế, thị trường luôn ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu
luôn được các nhà đầu tư và các công ty quan tâm. Vì vậy, mỗi cá nhân con người phải
có nét văn hóa trong cách hành xử, có sự suy luận, phân tích vấn đề một cách logic và
chính xác, không bị ảnh hưởng bởi trào lưu,biết nắm bắt cơ hội kịp thời cũng như biết
thích ứng với tình hình kinh tế… song song đó phải có một luật pháp chặt chẽ và hoàn
14
chỉnh giúp bảo vệ lợi ích của từng nhà đầu tư, của các công ty phát hành cổ phiếu, giúp
cho nền kinh tế phát triễn, mang lại lợi ích cho xã hội một cách công bằng và thiết thật.
MôC LôC

1) Các yếu tố kinh tế 8
2) Nhóm yếu tố phi kinh tế 11
3) Nhóm yếu tố thị trường 11
15

×