CÂU HỎI THI TÌM HIỂU
60 NĂM CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
Câu 1: Tướng Nava đưa tổng số binh lực lên ĐBP lúc cao nhất là 16.200 quân, bố trí thành 3
phân khu, 49 cứ điểm. Mục đích là nhằm biến ĐBP thành:
a. Một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương
b. Một nơi tập trung đông nhất khối quân chủ lực.
c. Căn cứ quân sự phòng thủ Đông Dương.
d. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: d) Tất cả các đáp án trên
C2. Từ năm 1945 đến 1954, thực dân Pháp đã cử sang VN mấy tướng chỉ huy quân đội Pháp ?
A. 5 B. 4 C. 6 D.7
ĐA: D. 7
(Gồm các tướng: tướng 4 sao Philippe Leclerc, tướng 4 sao Etienne Valluy, tướng 4 sao
C.Blaijat, 4 sao M.Corgente, tướng 5 sao Delattre De Tassigny. tướng 4 sao Raul Salan, tướng
4 sao Henri Navarre).
Câu 3: Bộ Chính trị đã thông qua phương án mở chiến dịch ĐBP vào thời gian nào?
a) 20-11-1953
b) 3-2-1953
c) 6-12-1953
d) 25-1-1953
Đáp án: c) 6-12-1953
Câu 4: Ngay sau khi quyết định chọn chiến dịch ĐBP là trận quyết chiến, chiến lược, ban đầu
TW Đảng đã xác định phương châm:
a) Đánh chắc, tiến chắc
b) Đánh nhanh, thắng nhanh
c) Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh
d) Tất cả các phương án đều sai
Đáp án: b) Đánh nhanh, thắng nhanh
C5.Theo phương châm "Đánh nhanh, thắng nhanh" lúc đầu ta định đánh Điện biên phủ trong:
A.3 ngày 3 đêm B.2 ngày 3 đêm C. 5 ngày D. 3 ngày 4 đêm
ĐA: B
Câu 6: Ngày 4/5, tại Điện Biên Phủ, Bộ chỉ huy mặt trận đã họp bàn về vấn đề gì?
1
a) Thay đổi phương án tác chiến
b) Tổng kết công tác hậu cần phục vụ chiến dịch
c) Quyết định tổng công kích trên toàn mặt trận
Đáp án: c, Quyết định tổng công kích trên toàn mặt trận
Câu 7: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội ta cách cứ điểm Điện Biên phủ
khoảng bao nhiêu km
a) 20 km
b) 25 km
c) 30 km
d) 35 km
Đáp án: b) cách 25 km, Tại Mường Phăng về phía đông TP
Câu 8: Trận tấn công cứ điểm đồi A1 kéo dài bao nhiêu ngày
a) 30 ngày
b) 35 ngày
c) 39 ngày
d) 41 ngày
Đáp án: c) 39 ngày
Câu 9: Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại tướng
vào năm nào?
a) 1945
b) 1948
c) 1954
Đáp án: b) 1948
C10.Ai là người có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định "Kéo pháo ra" của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp ?
ĐA: Tướng Phạm Kiệt
(Tướng Phạm Kiệt lúc đó là đặc phái viên giữa Bộ Tổng tham mưu và Đại tướng Võ
Nguyên Gíap)
Đại tướng bị ốm , phải dùng lá ngải cứu đắp lên đầu)
C11. Bộ chỉ huy chiến dịch Điện biên phủ đã sử dụng hiệu lệnh gì để báo hiệu đợt tổng công
kích cuối cùng vào cứ điểm Điểm điện biên phủ.
ĐA: Tiếng bộc phá 1000 kg ở đồi A1
(Bộ chỉ huy mặt trận đã lấy 50 chiễn sĩ ở các đơn vị khác nhau, mỗi người vác một khối
20kg đến tập kết ở 1 vị trí trong rừng, sau dó trở về đơn vị, các chiesn sĩ đặc công chuyển
2
vào chân lo cốt A1 theo giao thông hào)
Câu 12: Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán công nhận chủ
quyền của Việt Nam thông qua hiệp định gì?
a) Hiệp định Geneve
b) Hiệp định Paris
c) Hiệp định Fontainebleau
Đáp án: a) Hiệp định Geneve
Câu 13: Ai là người trực tiếp chỉ huy cuộc vây bắt tướng De Castries ngày 7/5/1954?
a) Trung đoàn phó Nguyễn Văn Thuần
b) Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật
c) Trung đội trưởng Trần Đình Hưng
Đáp án: b, Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật
Câu 14: Tượng đài chiến thắng được đặt trên ngọn đồi nào
a) Đồi A1
b) Đồi C1
c) Đồi D1
d) Đồi Độc Lập
Đáp án: c) Đồi D1
Câu 15: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ lập công xuất sắc
được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng? Kể tên ít nhất 2 cán bộ, chiến sĩ được lưu
danh oanh liệt mà bạn biết?
Đáp án: 18 cán bộ, chiến sĩ
Danh sách các cán bộ, chiến sỹ:
1) Trần Can (Liệt sĩ) 13) Đặng Đình Hồ 14) Phan Tư
2) Bùi Đình Cừ (Cư) 15) Trần Đình Hùng 16) Nguyễn Văn Ty
3) Dương Quảng Châu 17) Phùng Văn Khầu 18) Lưu Viết Thoảng
4) Tô Vĩnh Diện (Liệt sĩ) 19) Đinh Văn Mẫu 20) Lộc Văn Trọng
5) Bế Văn Đàn (Liệt sĩ) 21) Chu Văn Mùi 22) Hoàng Văn Nô
6) Phan Đình Giót (Liệt sĩ) 23) Đặng Đức Song 24) Nguyễn Ngọc Bảo
3