Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.53 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ HÀ ANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ TIÊU LỢI
NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ HÀ ANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ TIÊU LỢI
NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ
TIÊU LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” là
kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu độc lập và nghiêm túc của tôi.
Các số liệu và nội dung luận văn là trung thực, khách quan và kết quả nêu
trong luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tơi xin chân thành cám ơn PGS.TS. Bùi Kim Yến đã hướng dẫn tơi hồn
thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, 01 tháng 05 năm 2016
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ HÀ ANH


i

MỤC LỤC
Trang

phụ

bìa Lời cam
đoan Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh

mục

bảng


biểu Danh mục hình
vẽ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỂ TÀI.......................................................................1
1.1.

Lý do chọn đề tài...........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................3

1.5.


Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3

1.6.

Kết cấu của đề tài...........................................................................................3

1.7.

Ý nghĩa của đề tài..........................................................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...........................5
2.1.

Khái niệm về lợi nhuận ngân hàng................................................................5

2.2.

Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận.....................................................................6

2.2.1.

Giá trị tuyệt đối.......................................................................................6

2.2.2.

Giá trị tương đối.....................................................................................6

2.3.


Vai trò của lợi nhuận.....................................................................................7

2.3.1.

Vai trò của lợi nhuận đối với ngân hàng thương mại............................7

2.3.2.

Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế..............................................8

2.4.

Tổng hợp kết quả một số bài nghiên cứu liên quan.......................................8

2.4.1.

Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của ngân hàng......................................8

2.4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.................9


3

2.4.3.

Các yếu tố trong nội bộ ngân hàng.......................................................10

2.4.4.


Yếu tố kinh tế vĩ mơ.............................................................................12

TĨM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................................14
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI
NHUẬN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM.............................................................15
3.1. Thực trạng một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM Việt Nam.....................15
3.1.1. Tổng tài sản..............................................................................................15
3.1.2. Vốn chủ sở hữu........................................................................................17
3.1.3. Tín dụng...................................................................................................18
3.1.4. Huy động vốn...........................................................................................20
3.2. Thực trạng lợi nhuận tại các NHTM Việt Nam..............................................21
3.2.1. Lợi nhuận.................................................................................................21
3.2.2. Chỉ tiêu ROA............................................................................................23
3.2.3. Chỉ tiêu ROE............................................................................................24
TÓM TẮT CHƯƠNG 3..........................................................................................27
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....28
4.1. Mơ hình nghiên cứu........................................................................................28
4.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu.....................................................................30
4.2.1. Mối quan hệ giửa tỷ lệ chi phí trên doanh thu với tỷ suất lợi nhuận........30
4.2.2. Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với tỷ suất lợi
nhuận…..............................................................................................................30
4.2.3. Mối quan hệ giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản với tỷ suất lợi nhuận ...31
4.2.4. Mối quan hệ giữa dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ với tỷ suất lợi
nhuận…..............................................................................................................31
4.2.5. Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP với tỷ suất lợi nhuận.......................31
4.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................32
4.3.1. Phương pháp bình phương tối thiểu - OLS..............................................32
4.3.2. Kiểm định các giả thuyết hồi quy.............................................................34
4.4. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu................................................................36



4

4.4.1. Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu.......................................................36
4.4.2. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu..........................................................37
4.5. Kết quả nghiên cứu.........................................................................................38
4.5.1. Mơ hình 1: Hồi quy với ROA..................................................................38
4.5.2. Mơ hình 2: Hồi quy với ROE...................................................................43
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu.........................................................................49
4.6.1. Biến tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ................................49
4.6.2. Biến vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản......................................................49
4.6.3. Biến tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản..........................................................50
4.6.4. Biến tỷ lệ chi phí trên doanh thu..............................................................50
TÓM TẮT CHƯƠNG 4..........................................................................................52
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ
NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM......................53
5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài...............................................................53
5.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA............................................................53
5.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE.............................................................53
5.2. Dự báo tình hình kinh tế vĩ mơ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt
Nam đến năm 2020................................................................................................54
5.2.1. Dự báo tình hình kinh tế vĩ mơ đến năm 2020.........................................54
5.2.2. Dự báo hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2020............54
5.3. Giải pháp để gia tăng lợi nhuận cho các NHTM tại Việt Nam.......................56
5.3.1. Tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu....................................................56
5.3.2. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí hoạt động.....................................56
5.3.3. Gia tăng dư nợ đi kèm với chất lượng nợ................................................57
5.3.4. Giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu.............................................................57
5.4. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận cho các NHTM tại Việt

Nam........................................................................................................................58
5.4.1. Đối với chính phủ.....................................................................................58
5.4.2. Đối với ngân hàng nhà nước....................................................................59


5

5.5. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo................................59
5.5.1. Hạn chế của đề tài....................................................................................59
5.5.2. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................60
KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mô tả thống kê các biến hồi quy
Phụ lục 2: Mô tả các bước chạy mô hình hồi với ROA
Phụ lục 3: Mơ tả các bước chạy mơ hình hồi với ROE


6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Ý nghĩa

1.

DN


Doanh nghiệp

2.

ETA

Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

3.

FGLS

Phương pháp bình phương tối thiểu tổng phát khả thi

4.

GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP

5.

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

6.

LOANTA


Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản

7.

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

8.

NHTM

Ngân hàng thương mại

9.

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

10. NHTMNN

Ngân hàng thương mại nhà nước

11. NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

12. OLS


Phương pháp bình phương tối thiểu

13. PROVILOAN Dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ
14. ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

15. ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần

16. ROS

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

17. TTCK

Thị trường chứng khốn

18. VAMC

Cơng ty quản lý tài sản

19. VND

Việt Nam đồng

20. WTO


Tổ chức thương mại thế giới


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Ký hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Tốc độ gia tăng tổng tài sản các ngân hàng từ 2007-2014

16

Bảng 3.2

18

Bảng 3.3

Tốc độ gia tăng vốn chủ sở hữu các ngân hàng từ 20072014
Tốc độ gia tăng dư nợ các ngân hàng từ 2007-2014

Bảng 3.4

Tốc độ gia tăng vốn huy động các ngân hàng từ 2007-2014


21

Bảng 3.5

Tốc độ gia tăng lợi nhuận trước thuế các ngân hàng từ

22

19

2007- 2014
Bảng 3.6

ROA các ngân hàng từ 2007-2014

23

Bảng 3.7

ROE các ngân hàng từ 2007-2014

25

Bảng 4.1

Mô tả các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy

29


Bảng 4.2

Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

38

Bảng 4.3

Tương quan giữa các biến trong mơ hình phân tích 1

39

Bảng 4.4

Kết quả hồi quy OLS với biến ROA

39

Bảng 4.5

Hệ số VIF của mơ hình 1

40

Bảng 4.6

Kiểm định White của mơ hình 1

41


Bảng 4.7

Kiểm định Wooldridge của mơ hình 1.

41

Bảng 4.8

Kết quả hồi quy FGLS với ROA

42

Bảng 4.9

Tương quan giữa các biến trong mơ hình phân tích 2

44

Bảng 4.10

Kết quả hồi qui OLS với ROE

44

Bảng 4.11

Hệ số VIF của mơ hình 2

45


Bảng 4.12

Kiểm định White của mơ hình 2

46

Bảng 4.13

Kiểm định Wooldridge của mơ hình 2

46

Bảng 4.14

Kết quả hồi quy FGLS với ROE

47


v

DANH MỤC HÌNH VẼ
Ký hiệu

Tên hình

Trang

hình
Hình 3.1


Tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 2004-2013

19

Hình 3.2

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng các ngân hàng 2013-2014

22

Hình 3.3

ROA trung bình các ngân hàng từ 2007-2010 và 2011-2014

24

Hình 3.4

ROE trung bình các ngân hàng từ 2007-2011 và 2012-2014

26


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỂ TÀI
1.1.

Lý do chọn đề tài

Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vào năm 2008 đã chứng kiến sự phá

sản của một số ngân hàng thương mại lâu đời và lớn mạnh hàng đầu tại Mỹ. Điều
này khơng chỉ gây bất ngờ mà cịn là bài học xương máu cho tất cả các định chế tài
chính trong hoạt động cấp tín dụng, quản trị rủi ro, quản lý và điều hành hoạt động.
Cùng với đó là một loạt các nghiên cứu đưa ra nhằm khắc phục và đưa hoạt động
của hệ thống ngân hàng về lại trạng thái tốt nhất. Để khôi phục sức mạnh cho hoạt
động của hệ thống ngân hàng thì lợi nhuận tăng trưởng là một yêu cầu tất yếu.
Việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là một đòi hỏi hết sức cấp thiết.
Tại thị trường tài chính Việt Nam thì hoạt động của hệ thống ngân hàng đã
liên tục hội nhập và phát triển. Hoạt động của hệ thống ngân hàng ln giữ một vai
trị hết sức to lớn cho sự phát triển nền kinh tế. Nó khơng chỉ thực hiện chức năng
điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, giúp tối đa hóa các nguồn lực sản xuất của
xã hội mà còn thúc đẩy các quan hệ kinh tế của xã hội phát triển và cung ứng các
dịch vụ ngân hàng ngày càng phong phú, đa dạng.
Cùng với xu thế hội nhập là hoạt động cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của
hệ thống ngân hàng trong suốt thời gian qua. Qua thời kì tăng trưởng nóng, sự yếu
kém trong hoạt động của hệ thống đã phơi bày ra hàng loạt các ngân hàng
thương mại hoạt động với lợi nhuận âm, đem lại gánh nặng cho nền kinh tế. Để
khơi phục sự an tồn, ổn định cho hoạt động của hệ thống, ngân hàng nhà nước đã
và đang thực hiện một cuộc cách mạng quy mô lớn với sự tham gia của một loạt
các ngân hàng trong hoạt động mua bán, sáp nhập.
Sau tái cơ cấu thì u cầu trước nhất là hoạt động thơng suốt và đem lại lợi
nhuận. Liệu rằng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng theo các nghiên
cứu trên thế giới có đúng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam. Đặc biệt, việc tăng trưởng tín dụng theo nhiều nghiên cứu có tác động cùng
chiều đến lợi nhuận. Tuy nhiên với tình hình nợ xấu leo thang khi tăng trưởng tín


2


dụng thì lợi nhuận có được nâng cao khi phát triển tín dụng hay khơng đang là một
câu hỏi khó cần có lời giải. Việc xác định đúng các nhân tố tác động đến lợi nhuận
của ngân hàng và chiều tác động của nó để đưa ra những giải pháp phù hợp là thực
sự cần thiết. Một số các nghiên cứu trước đây cho thấy có rất nhiều nhân tố tác
động đến lợi nhuận ngân hàng gồm có các nhân tố bên trong như: Tổng tài sản,
vốn chủ sở hữu, thanh khoản, chi phí hoạt động… và các nhân tố bên ngoài như
GDP, lạm phát… Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam thì có những nhân tố nào thực
sự tác động, chiều tác động và nhân tố nào tác động mạnh nhất đến lợi nhuận
đang là một câu hỏi vô cùng cấp thiết. Việc tìm ra và chứng minh các nhân tố có
tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong thời
gian qua là động lực thúc đẩy tác giả thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến chỉ tiêu lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài đi sâu vào những mục tiêu sau đây:
Một là: Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu
lợi nhuận của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Hai là: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu kể trên, luận văn làm rõ hai câu

hỏi như sau:
Một là: Trong số các nhân tố nội tại của các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam thì nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận, chiều ảnh hưởng như thế nào? Đặc

biệt gia tăng dư nợ có cùng chiều với gia tăng lợi nhuận hay khơng?
Hai là: Các nhân tố bên ngồi nào có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam, chiều ảnh hưởng ra sao?


3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là tỷ suất lợi nhuận của các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam thông qua hai chỉ số ROA và ROE. Từ đối tượng
mục tiêu này tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nó và mức độ ảnh hưởng
như thế nào.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để số liệu có sự đồng nhất về mặt thời gian, tác giả lựa chọn phạm vi nghiên
cứu bao gồm 8 ngân hàng đã niêm yết tại Việt Nam gồm: Vietcombank (VCB),
Vietinbank (CTG), BIDV (BID), MBBank (MBB), Eximbank (EIB), Á Châu
(ACB), Sài Gòn Thương Tín (STB) và ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội
(SHB) trong khoảng thời gian 8 năm từ 2007 – 2014.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng áp dụng theo phương

pháp phân tích hồi quy trên dữ liệu kiểu bảng (Panel Data Regression Analysis)
được đề xuất bởi Arellano & Bover (1995), Blundell & Bond (1998) trong đó:
Biến phụ thuộc là chỉ tiêu lợi nhuận được đánh giá, đại diện bằng hai biến: tỷ

suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ `suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE).
Biến độc lập bao gồm hai nhóm biến khác nhau có tác động đến lợi nhuận
ngân hàng đó là: Nhóm các biến bên trong (tỷ lệ chi phí trên doanh thu, vốn chủ
sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, dự phịng rủi ro tín dụng
trên tổng dư nợ, nhóm các biến bên ngồi (tỷ lệ tăng trưởng GDP).
1.6.

Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm có 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận và các kết quả nghiên cứu liên quan đến lợi nhuận của
ngân hàng thương mại.


4

Chương 3: Thực trạng các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận, giải pháp và một số khuyến nghị để nâng cao lợi nhuận cho
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
1.7.

Ý nghĩa của đề tài
Về mặt ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần củng cố, nối dài các nghiên cứu

trước đây trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận của các
ngân hàng thương mại và xác định chiều ảnh hưởng của các nhân tố này đến lợi
nhuận trong thị trường ngân hàng tại Việt Nam. Các nhân tố tác động được bao gồm

các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài giúp xác định cụ thể và bao quát các
nhân tố tác động đến lợi nhuận.
Về mặt ý nghĩa thực tế: Giúp các ngân hàng tại Việt Nam xác định đúng các
nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng mình và ảnh hưởng của nó như
thế nào. Từ đó có chính sách, chương trình hành động phù hợp nhằm thúc đẩy lợi
nhuận, phát triển ổn định và bền vững.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Giới thiệu chương
Chương 2 đưa ra khái niệm về lợi nhuận, các chỉ tiêu xác định lợi nhuận và
công thức tính các chỉ tiêu này. Đồng thời, chương 2 cũng nêu ra những lí do cho
thấy lợi nhuận đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Cuối chương 2, tác giả trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu
lợi nhuận của ngân hàng thương mại trong các nghiên cứu trước đây và đánh giá
tầm quan trọng của các nhân tố này.
2.1.

Khái niệm về lợi nhuận ngân hàng
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh
doanh. Lợi nhuận của ngân hàng thương mại là khoản chênh lệch được xác định
bằng tổng doanh thu phát sinh trong kỳ trừ đi tổng các khoản chi phí hợp lý phát
sinh trong kỳ.
Theo Amico và các cộng sự (2011) thì khả năng tạo ra lợi nhuận cho thấy tính
hiệu quả của việc quản lý các nguồn lực sẵn có trên thị trường để có thể tạo ra lợi

nhuận. Khả năng sinh lời là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và
tài sản tài chính mà ngân hàng đang nắm giữ. Khả năng sinh lời phản ánh mức độ
hoạt động hiệu quả của ngân hàng như thế nào trong môi trường kinh doanh. Trong
thực tế, khả năng sinh lời của ngân hàng phản ánh chất lượng của cấp quản trị và
hành vi chủ sở hữu cũng như chiến lược cạnh tranh, hiệu quả và khả năng quản trị
rủi ro (Alicia García-Herreroa, Sergio Gaviláb và Daniel Santabárbara, 2009).
Lợi nhuận của các ngân hàng thương mại thu được từ nhiều nguồn khác nhau
như:


6

+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu
của hoạt động kinh doanh và chi phí của hoạt động kinh doanh trong cùng kì phát
sinh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của
hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính và thuế gián thu phải nộp
trong kì theo quy định của pháp luật.
+ Lợi nhuận của các hoạt động khác: Là khoản chênh lệch giữa thu nhập của
các hoạt động kinh tế khác và chi phí của hoạt động kinh tế khác và thuế gián thu
phải nộp trong kì theo quy định pháp luật.
2.2.

Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận

2.2.1. Giá trị tuyệt đối
Có hai chỉ tiêu để đo lường giá trị tuyệt đối của lợi nhuận đó là lợi nhuận
trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Trong đó:
+ Lợi nhuận trước thuế bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí.
+ Lợi nhuận sau thuế bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh

nghiệp phải nộp.
Theo cách tính này thì muốn gia tăng lợi nhuận các ngân hàng thương mại
cần tăng cường các hoạt động tạo thu nhập như: mở rộng tín dụng, tăng đầu tư và
đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời tiết giảm chi phí.
2.2.2. Giá trị tương đối
Để đánh giá khả năng sinh lời nhằm đánh giá chất lượng hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại thì người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
+ Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu:

ROS

=

Lợi nhuận sau thuế
Tổng doanh thu

x

100 (%)


7

ROS giúp ta xác định khả năng mang lại lợi nhuận của một đồng doanh thu.
Đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này
cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và
tăng thu nhập cho ngân hàng.
+ Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản:

ROA


=

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản Có bình quân

x

100 (%)

ROA giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản Có. ROA
cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản Có hợp lý, có
sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản Có trước những biến động
của nền kinh tế. Tài sản Có sinh lời càng lớn thì hệ số nói trên càng lớn.
+ Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần:

ROE

=

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

x

100 (%)

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay khả
năng sinh lời trên một đồng vốn chủ sở hữu. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng
tỏ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, ngân hàng đã huy

động vốn nhiều để cho vay. Trong trường hợp đó, một sự điều chỉnh lại vốn chủ
sở hữu theo một tỷ lệ hợp lý với vốn huy động sẽ là cần thiết để đảm bảo tính
vận hành nghiêm túc của ngân hàng.
2.3.

Vai trò của lợi nhuận

2.3.1. Vai trò của lợi nhuận đối với ngân hàng thương mại
Lợi nhuận là một trong những quan tâm đầu tiên của ngân hàng trong quá
trình hoạt động. Đây là chỉ tiêu mang tính chất sống cịn của ngân hàng, bởi lẽ nếu


8

thu nhập tạo ra không đủ để bù đắp chi phí thì ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng phá
sản. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập, cạnh tranh diễn ra gay gắt
giữa không chỉ khối ngân hàng trong nước mà cịn có sự tham gia của khối ngân
hàng liên doanh nước ngoài. Lợi nhuận lúc này đóng vai trị tiên quyết trong việc
mở rộng mạng lưới, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, cải tiến cơng nghệ và
đảm bảo uy tín cho ngân hàng.
Lợi nhuận cao thể hiện sức mạnh tài chính của ngân hàng. Nó cũng thể hiện
trình độ quản lý tốt, hiệu quả sử dụng các nhân tố đầu vào cao.
Lợi nhuận khơng chia trích từ lợi nhuận là một phần quan trọng trong vốn tự
có của ngân hàng. Đây là nguồn quan trọng trong việc gia tăng vốn tự có mà khơng
mất chi phí, khơng bị phụ thuộc vào thị trường vốn, khơng sợ bị làm lỗng quyền
kiểm sốt của cổ đơng và khơng u cầu hồn trả.
2.3.2. Vai trị của lợi nhuận đối với nền kinh tế
Kinh doanh đem lại lợi nhuận sẽ giúp ngân hàng thể hiện trách nhiệm của
mình đối với nền kinh tế thơng qua nộp ngân sách đầy đủ và đóng góp cho nền
kinh tế ngày một tăng trưởng.

Việc kinh doanh hiệu quả của khối ngân hàng cũng giúp nhà nước dễ dàng
thực hiện các chính sách kinh tế giúp ổn định kinh tế vĩ mô và đưa đất nước ngày
một phát triển.
Lợi nhuận cao sẽ giúp các ngân hàng thương mại mở rộng mạng lưới, qua
đó giúp hiện đại hóa nền kinh tế, tạo cơng ăn việc làm, đem lại tăng trưởng cho
quốc gia. Đồng thời đây cũng là động lực để ngân hàng thực hiện các chính sách
phúc lợi, an sinh cho dân tộc.
2.4.

Tổng hợp kết quả một số bài nghiên cứu liên quan

2.4.1. Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của ngân hàng
Kosmidou & cộng sự (2007), và rất nhiều nhà nghiên cứu khác đồng ý rằng
tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (return on assets - ROA) là cách đo lường khả năng


9

sinh lời tốt nhất vì tài sản có tác động trực tiếp đến cả doanh thu và chi phí. Bên
cạnh đó, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (return on equity – ROE) cũng có thể
là một cách đo lường khả năng sinh lời quan trọng.
Theo Marijana Ćuraka, Klime Poposkib và Sandra Pepura (2011), ROA phản
ánh các khía cạnh rộng nhất của kinh doanh ngân hàng vì nó phản ánh khả năng
quản trị ngân hàng nhằm tạo ra lợi nhuận từ tổng tài sản. Hơn nữa, nó được coi là
một chỉ số hiệu quả hoạt động cốt lõi được sử dụng trong phần lớn các nghiên
cứu thực nghiệm.
Theo Andreas Dietrich và Gabrielle Wanzenried (2014), các biến phổ biến
nhất để đo lường khả năng sinh lời trong hoạt động ngân hàng là ROA, ROE và tỷ
lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). ROA phản ánh khả năng quản trị của ngân hàng
nhằm tạo ra lợi nhuận từ nguồn tài sản. Nó thể hiện lợi nhuận kiếm được trên mỗi

đồng vốn tài sản và cho thấy khối tài sản được sử dụng hiệu quả như thế nào nhằm
tạo ra doanh thu. Theo Golin (2001), ROA là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá
khả năng sinh lời của ngân hàng và là yếu tố phổ biến nhất trong các bài nghiên
cứu. Trong khi đó, ROE khơng quan tâm đến địn bẩy tài chính và các rủi ro liên
quan, vì vậy nên xem xét ROA là tỷ lệ quan trọng trong đánh giá khả năng sinh lời
của ngân hàng và xem kết quả của ROE làm bằng chứng bổ sung. Ngoài ra, trong
khi ROA và ROE phản ánh hiệu quả trong việc sử dụng tài sản ngân hàng, NIM chỉ
tập trung vào lợi nhuận kiếm được đối với các thu nhập và chi phí từ lãi.
Trong phạm vi bài luận văn này, tác giả sẽ đi vào phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thông qua hai chỉ tiêu ROA và ROE.
2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng
Hiện nay, có rất nhiều bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng. Andreas Dietrich và GabrielleWanzenried (2014) xem xét
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân
hàng tại các khu vực có mức thu nhập khác nhau. Dennis Olson và Taisier A.
Zoubi (2011) đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng trong
phạm vi các nước


1

khu vực Trung Đông và Bắc Phi, Panayiotis Athanasoglou và cộng sự (2006) chỉ ra
các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Tây Âu. Nhìn chung, các
yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng có thể chia thành 2 nhóm cơ bản:
các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngồi. Trong đó, các yếu tố bên trong bao
gồm các yếu tố nói lên đặc tính riêng của mỗi ngân hàng và đặc tính chung của
ngành Ngân hàng, các yếu tố bên ngồi là các yếu tố kinh tế vĩ mô.
2.4.3. Các yếu tố trong nội bộ ngân hàng
2.4.3.1.


Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA)

Bashir (2000) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi ngân
hàng (ROA, ROE, NIM) tại tám quốc gia ở khu vực Trung Đông trong giai đoạn
1993 - 1998. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động có ý nghĩa thống kê
đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.
Theo Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), tỷ lệ vốn chủ sở hữu
trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. ETA
lớn thì lợi nhuận trên vốn tự có tăng, điều này giúp thông báo đến các trái chủ và cổ
đông rằng việc tài trợ cho tài sản bằng vốn tự có tăng giúp làm giảm rủi ro cho họ.
Nhiều nghiên cứu như các nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2008) và
Iannotta, Nocera, và Sironi (2007), Andreas Dietrich và Gabrielle Wanzenried
(2014) đo lường mức độ mạnh của vốn bằng tỉ số đơn giản vốn chủ sở hữu trên
tổng nguồn vốn thay vì đo lường mức độ rủi ro nguồn vốn phức tạp như trong Basel
II và Basel
III. Nhìn chung, ngân hàng nào có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao thì được tin tưởng là an
tồn. Theo lý thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuân, tỷ số vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản sẽ có tác động ngược chiều tới tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Tuy
nhiên, mức độ rủi ro thấp sẽ làm tăng độ tín nhiệm của ngân hàng, dẫn đến chi phí
huy động vốn của ngân hàng giảm xuống. Thêm vào đó, những ngân hàng có tỷ
số này cao thường giảm nguồn tài trợ vốn từ bên ngồi – nguồn vốn có chi phí cao
hơn so với tài trợ nội bộ. Dưới góc nhìn này, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
có tác động cùng chiều với tỷ suất lợi nhuận. Như vậy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản có



×