Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI THU HOẠCH GVMN2: Quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.89 KB, 10 trang )

GVMN2: Quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động
nghề nghiệp
 NỘI DUNG
1. Phân tích sự cần thiết phải quản lý cảm xúc của GVMN trong hoạt
động nghề nghiệp.
2. Quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp
3. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề
nghiệp.
4. Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân GVMN trong hoạt động
nghề nghiệp.
NỘI DUNG 1
1. Phân tích sự cần thiết phải quản lý cảm xúc của GVMN trong hoạt
động nghiêp.
 
Giáo viên  mầm non là người quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo
ở bậc học đầu tiên này. Mỗi đứa trẻ sau này sẽ là ai, sẽ trở thành người như thế
nào, nhân cách của trẻ sẽ phát triển ra sao?... Một phần trách nhiệm thuộc về các
cô nuôi dạy trẻ, “người mẹ hiền thứ hai” của các em.Vì vậy là một GVMN
không được tùy tiện la mắng hay phạt trẻ ở bất cứ tình huống nào mà trẻ mắc
lỗi.
Cảm xúc của giáo viên được thể hiện qua sự yêu, vui, buồn, giận. Những
tâm trạng với những tình huống cụ thể, yếu tố tác động đến tâm trạng của giáo
viên chủ yếu là quá trình học tập của sinh viên. Khi giáo viên biết quản lý cảm
xúc của mình trước những các bạn học sinh khó bảo, khó nghe, trước những tình
huống gây khó khăn cho giáo viên thì lúc đó giáo viên đã đặt cái tơi thấp xuống,
sự nhẫn nhịn cũng như làm chủ bản thân trong hành động, suy nghĩ giúp thầy cơ
ln có sự ứng xử đúng đắn trong môi trường dạy học. Quản lý cảm xúc tốt thầy
cô sẽ biết cách giải quyết mọi vấn đề xảy ra một cách bình tình, kỹ năng giao
tiếp, ứng xử với phụ huynh và học sinh đạt hiệu quả cao. Mơi trường giáo dục
địi hỏi về nề nếp, quy định, kỷ cương cao và quản lý cảm xúc với những thái độ
tích cực có văn hóa giúp thầy cơ hồn thành tốt vai trị của người lái đị mang tri


thức cho thế hệ trẻ.
Đối với nghề nhà giáo, quản lý cảm xúc của giáo viên không chỉ xảy ra
trong các hoạt động tâm lý của cá nhân người giáo viên đó mà cảm xúc cịn liên
quan qua sự tương tác với cá nhân khác. Môi trường trường học và lớp học là
nơi mà giáo viên có những cảm xúc phức tạp phải trải qua và được trải nghiệm
với từng đối tượng học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và ban lãnh đạo. Tầm
quan trọng trong việc quản lý cảm xúc của giáo viên luôn được đề cao.


Ví dụ : Khi đang dạy một hoạt động Tốn  “ Nhận biết số lượng 5,nhận
biết trong phạm vi 5” nhiệm vụ của trẻ sẽ đếm số lượng  từ 1 đến số lượng 5 và
nhận biết các số từ 1 đến 5, nhưng có một số trẻ chưa nhận biết các mặt số mà
đọc vẹt và không chỉ ra đâu là số mà cô yêu cầu lấy, ở các bài dạy thường ngày
như thế người giáo viên hay gặp phải và rất dễ thấy hàng ngày khi lên tiết,nếu
người giáo viên khơng kiềm chế cảm xúc của mình dễ dẫn đến la mắng ,thậm
chí sẽ phạt vào tay trẻ,có thái độ bực tức,như vậy thì người giáo viên phải cần
suy nghĩ kỹ trước khi mình có những hành vi đó,lúc này giáo viên phải động
viên trẻ thuộc các con số kỹ hơn và ngay khi trả trẻ trao đổi liền với bố mẹ của
trẻ dạy trẻ thêm ở nhà bằng các hình thức khác nhau và có thể hướng dẫn phụ
huynh trẻ ra mua tranh ảnh có các con số tương ứng các đồ chơi,đồ dùng gần gũi
để trẻ tập đếm tập nhận biết các con số mà cô trao đổi.Trong các giờ hoạt động
khơng những gặp các tình huống trong giờ dạy mà GVMN cịn gặp tình huống ở
các giờ chơi, trẻ khơng biết chơi cùng bạn, có trẻ hay đánh bạn, khơng hịa đồng
cùng bạn,khơng biết vâng lời cơ,hay khóc,hay đánh bạn,hay nghịch, trẻ khơng đi
vào nội quy nề nếp của lớp,hay chạy lung tung, tự do,tách mình ra khỏi bạn và
cơ, rồi giờ ăn thì ăn chậm,khơng chịu ăn, như đánh trẻ,nhốt trẻ,hù dọa trẻ và
chiều trả trẻ giáo viên bực tức trao đổi với phụ huynh rất căng thẳng,tạo khơng
khí khơng tốt cho chính bản thân giáo viên đến phụ huynh. như vậy chúng ta
luôn luôn thấy những tình huống đó xảy ra hàng ngày vì vậy chúng ta phải biết
quản lý cảm xúc của mình để hướng dẫn trẻ vào nề nếp của lớp như mong muốn

mà tránh được những tình huống đáng tiệc xảy ra.
- Ngồi các tình huống giáo viên gặp hàng ngày với trẻ thì giáo viên cịn
làm việc trực tiếp với đồng nghiệp của mình trong lớp và các đồng nghiệp khác
lớp,khi làm chung sẽ xảy ra nhiều vấn đề không phù hợp trong công việc hàng
ngày giảng dạy và chăm sóc trẻ,mỗi người mỗi ý,ví dụ: “Cơ A thích rèn cho
cháu vào nề nếp thật nghiêm khắc,có thể sẽ la mắng trẻ nhiều,hay trẻ không
vâng lời cô A,cô A sẽ phạt cháu liền lúc đó cho trẻ nhớ và thực hiện đúng,nhưng
cơ B khơng thích cách dạy như thế cho rằng khơng có khoa học,cần dạy trẻ từ
từ,và nói trẻ thường xuyên,hai cô không đồng quan điểm xảy đến vẫn đề làm
việc không thống nhất,rồi dẫn đến mâu thuẩn không đáng có,nảy sinh nói qua
nói lại,gây mất đồn kết khi làm chung lớp,rồi lên trình bày với BGH nhà
trường”….Ở mỗi một con người ai cũng có cái đúng,cái sai và cái tơi rất cao,nếu
GVMN khơng biết nhường nhịn,sống ơn hịa,nhẫn nại,thì khó mà làm việc với
ai,ngay cả làm việc với chuyên mơn,hay với hiệu trưởng,mà có tính cách ngang
ngược,địi hỏi q nhiều về cái lợi phần mình,cái tơi về mình mà khơng biết
trước,biết sau,khơng biết kính trên,nhường dưới thì cũng xảy ra bất hịa trong
cơng việc,vì thế ở bất cứ ngành nghề nào chúng ta phải biết kiềm chế cảm xúc
bản thân để sống,làm việc,cư xử chừng mực,đúng đắn,cơng bằng,thì mới là một
giáo viên MN gương mẫu được cấp trên nhà trường,đồng nghiệp,phụ huynh,học
sinh tín nhiệm.
ThS. Trần Thị Thảo, khoa tâm lý Giáo dục Trường ĐH Thủ đô Hà Nội cho
rằng, kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân là yếu tố quan trọng trong hoạt động sư
phạm, đặc biệt GV mầm non phải có được kỹ năng này ở mức cao.


NỘI DUNG 2
2. Quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề
nghiệp
Trong cuộc sống hay trong công việc hàng ngày GVMN hay gặp phải
chính là giảng dạy và chăm sóc trẻ phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc,cảm xúc

yêu thương trẻ,cảm xúc bực tức,cáu gắt,cảm xúc khó chịu khi gặp phải nhiều
cháu khơng vâng lời, phụ huynh khó tính,đồng nghiệp khơng làm việc đúng ý….
GV mầm non rất dễ phải đương đầu với các tình huống liên tục quấy khóc,
nghịch phá, la hét, khơng nghe lời, không chịu ăn…ở trẻ cộng với cả núi công
việc chuyên mơn khác. Tình trạng này nếu kéo dài khiến họ rơi vào trạng thái
căng thẳng về tâm lý, dẫn đến mất kiểm soát về nhận thức, cảm xúc, hành vi gây
ảnh hưởng xấu đến mơi trường học tập của trẻ.có trường hợp đã xảy ra bạo hành
trẻ trong giờ ăn vì trẻ khơng chịu ăn,rồi có các video bị lan truyền lên mạng
internet,nhiều phụ huynh họ thấy điều đó họ hoang mang,lo lắng, và nhìn nhận
GVMN một chiều hướng khơng tốt, họ đánh đồng tất cả các GVMN nhiều vẫn
đề khơng hay,họ kì thị GVMN và có những thái độ khơng tốt với GVMN,họ
khơng tơn trọng những gì GVMN đã hết lòng dạy cho con của họ.
Từ những năm cuối thế kỷ XX trở lại đây, những nghiên cứu về cảm xúc
đã ngày càng được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các
trường học. Hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về cảm xúc cũng chỉ ra những
biểu hiện cảm xúc và nguyên nhân có những cảm xúc đó một cách chung chung,
họ chưa đưa ra những phương pháp để quản lý cảm xúc.
Giáo viên được đánh giá về năng lực giỏi là giáo viên khơng chỉ có kiến
thức chun mơn am hiểu tốt mà còn phải biết quản lý mọi suy nghĩ, lời nói của
bản thân. Một buổi học đạt hiệu quả hay không, học sinh tiếp thu bài tốt không
đều thể hiện qua cách giảng dạy của thầy cô. Sự giảng dạy ở đây là có sự kết
hợp về dạy kiến thức và phong cách giảng dạy. Thầy cơ có kiến thức giỏi nhưng
không biết truyền đạt kiến thức như nào để học sinh hiểu, hay quát mắng, khó
chịu khi học sinh không hiểu bài gây ra sự xung đột và không hợp tác trong việc
học tập. Quản lý cảm xúc của chính giáo viên là rất quan trọng để buổi học đạt
chất lượng tốt, biết cách ứng xử cũng như tạo niềm yêu thích cho các bạn trẻ
trong việc tiếp thu kiến thức cho thấy buổi học đã thành công ngay từ giai đoạn
đầu, việc tiếp theo là sự giữ gìn cúng như phát huy kiến thức đó như nào là trách
nhiệm của học sinh.
Khi quản lý được cảm xúc của chính mình là khi đó giáo viên làm chủ

trong suy nghĩ và hành động của mình, cảm xúc khơng chỉ biểu hiện qua thái độ
mà còn thể hiện qua lời nói, cử chỉ. Khi có hành động một cách chừng mực,
khéo léo thì giáo viên rất dễ dàng nhận được sự yêu thích của học sinh, phụ
huynh. Phụ huynh thực sự yêu mến những giáo viên luôn lễ phép, khéo léo trong
cách giao tiếp cũng như năng lực bản thân giỏi, có như thế mới truyền đạt tri
thức cho con em họ một cách hoàn hảo được. Người ta thường đánh giá một
người khác qua thái độ cư xử đầu tiên, qua lời ăn tiếng nói nên quản lý cảm xúc


trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể là rất quan trọng để trở thành giáo viên
vừa có chun mơn vừa có đạo đức nghề nghiệp tốt.Chính vì vậy phải có nhiều
cơng trình nghiên cứu ở tầm sâu hơn về lĩnh vực này để góp phần nâng cao, phát
triển hồn thiện và phong phú hơn về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GV
mầm non, tạo môi trường học tập lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng GD.
Hiện nay tình trạng bạo hành trẻ ở các có sở GD mầm non có chiều hướng
gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nhiều trẻ bị bạo hành đã để lại
những sang chấn tâm lý nặng nề, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh
thần.
Điều đáng ngại nhất là đối tượng có hành vi bạo hành với các em lại chính
là những người có trách nhiệm chăm sóc, ni dưỡng các em. Theo các nhà tâm
lý, bên cạnh yếu tố nghề nghiệp, năng lực giáo dục thì căng thẳng tâm lý trong
q trình chăm sóc, ni dạy trẻ cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các
hành vi bạo lực.
Giáo viên căng thẳng, áp lực, liệu học sinh có được thoải mái, vui vẻ?
Hay cảm xúc tiêu cực đó sẽ "lan truyền" tới chính học sinh của mình? Và, lớp
học liệu có "hạnh phúc" hay không khi giáo viên trong tâm thái lo lắng, căng
thẳng như vậy?
Theo ThS. Hoàng Thế Hải, khoa Tâm lý GD, Trường ĐHSP, ĐH Đà
Nẵng, GV mầm non cũng là một trong những đối tượng dễ bị những tác động
gây stress, bởi họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức trong cuộc

sống và trong hoạt động nghề nghiệp.
Trong khi đó, đây là đối tượng chủ yếu là nữ, có tính nhạy cảm cao, dễ
xúc động, dễ tổn thương. Những đặc điểm đó khiến giáo viên mầm non dễ nhạy
cảm với những thay đổi và trong những hoàn cảnh nhất định, họ dễ chịu tác
động của các nhân tố gây stress. Khi không vượt qua được, họ dễ rơi vào trạng
thái rối loạn cảm xúc, mức độ nặng hơn có thể là rối nhiều hành vi, bạo hành với
trẻ.
Từ câu chuyện bạo hành trẻ ở như các video đó có  một điều kiện tiên
quyết, cần thiết đối với thực tiễn của người giáo viên đó là hiểu được cảm xúc
của chính mình. Làm thế nào để tích hợp ́u tớ cảm xúc với việc áp dụng kiến
thức chuyên môn của mình trong giảng dạy cũng là một câu hỏi cần sự giải đáp
của mỗi giáo viên.
Cảm xúc của giáo viên có quan hệ mật thiết trong hầu như mọi khía cạnh
của q trình giảng dạy và học tập, do đó việc người giáo viên biết kiểm soát
cảm xúc của mình mỗi khi lên lớp là rất cần thiết. Đây cũng là bài học dành cho
những giáo viên đã và đang, sẽ trở thành GV mầm non - “người mẹ hiền thứ
hai” của trẻ và để chứng minh được GVMN ngoài giảng dạy tốt về chuyện mơn
cịn có được long tin từ phụ huynh,nhà trường,đồng nghiệp,vì vậy GVMN ln
ln phải biết quản lý tốt cảm xúc của mình mọi lúc ,mọi nơi,dù có bất cứ tình


huống nào xảy ra,sẽ có nhà trường BGH,đồng nghiệp,gia đình ủng hộ và hổ trợ
tốt nhất.
 NỘI DUNG 3
3. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động
nghề nghiệp.
 Kỹ năng quản lý cảm xúc của GVMN trong quá trình CS-GDT mầm non
được hiểu như sau: Là năng lực vận dụng các cách thức hành động, đánh giá
khách quan những suy nghĩ có liên quan đến sự kiện kích hoạt cảm xúc để nhận
diện, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của GVMN trong quá trình CS-GDT

nhằm đạt được hiệu quả công việc. Như vậy, KNQLCX của GVMN sẽ bao gồm
ba kĩ năng thành phần: kĩ năng nhận diện cảm xúc (KNNDCX), kĩ năng kiểm
soát cảm xúc (KNKSCX) và kĩ năng điều chỉnh cảm xúc (KNQLCX). Năng lực
vận dụng các cách thức hành động, đánh giá khách quan những suy nghĩ có liên
quan đến sự kiện kích hoạt cảm xúc sẽ được thể hiện ở ba kĩ năng thành phần
của KNQLCX, giúp GVMN đạt được hiệu quả trong quá trình CS-GDT mầm
non. Trong đó: KNNDCX của GVMN là năng lực nhận ra và gọi tên đúng các
loại cảm xúc phù hợp với tình huống và sự kích hoạt; KNKSCX của GVMN là
năng lực theo dõi, kìm nén, tiết chế và làm chậm quá trình bộc lộ cảm xúc bằng
việc tập trung suy nghĩ về cảm xúc, điều chỉnh biểu hiện cơ thể, hành vi và ngôn
ngữ của bản thân nhằm đạt được hiệu quả công việc; KNĐCCX của GVMN là
năng lực lựa chọn cảm xúc và cách bộc lộ cảm xúc thông qua việc thay đổi suy
nghĩ, niềm tin của bản thân về sự kiện kích hoạt cảm xúc nhằm đạt được hiệu
quả cơng việc.
Khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến KNQLCX, nhiều nghiên cứu đi
trước đã chỉ ra các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong nghiên cứu này.
 

KNQLCX của GVMN:

 

1) Nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX
 2) Kiểu khí chất của GVMN (hướng nội hay hướng ngoại)
 3) Áp lực công việc của GVMN.

 

4) Cách ứng xử trong nhà trường.
 5) Cơ hội phát triển trong cơng việc.


 

6) Mức độ gắn bó với cơng việc.
NỘI DUNG 4

4. Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong
hoạt động nghề nghiệp.
- Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân giáo viên mầm non
phải biết kiềm chế cảm xúc bản thân, làm chủ trạng thái cảm xúc, biết tạo ra xúc
cảm tích cực cho bản thân, nhận thức được giới hạn của hành vi; biết điều khiển,


điều chỉnh các diễn biến tâm lý của mình, sử dụng phi ngôn ngữ phù hợp trong
giao tiếp.Cách dạy trẻ cũng cần từ tốn,ân cần,cân nhắc để tránh những việc làm
không hay xảy ra.
Để không xảy ra bạo hành trẻ, giáo viên cần nâng cao nhận thức, nhu cầu,
động cơ rèn luyện kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân. Đối với nhà trường cần
rèn kỹ năng này cho giáo viên mầm non thông qua các bài tập thực hành; tổ
chức các phong trào thi đua nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện kỹ năng điều khiển
cảm xúc của bản thân cho giáo viên.
Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc GVMN phải ln lắng nghe,ln
ln học cách ứng phó các tình huống và xữ lý các tình huống xảy ra hàng ngày,
ngồi ra có các bài tập huấn cho các GVMN trãi nghiệm và xữ lý các tình huống
đó phù hợp như là một bài học rút kinh nghiệm trong giảng dạy và chăm sóc trẻ
 








×