Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

luận văn thạc sĩ Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.47 KB, 90 trang )

Mục lục
Trang
Mở đầu
1
Chơng 1: cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong giải
quyết án hôn nhân và gia đình của Toà án
nhân dân
7
1.1. Khái niệm đặc điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn
nhân và gia đình 7
1.2. Các giai đoạn và nội dung áp dụng pháp luật trong giải quyết án
hôn nhân và gia đình 15
Chơng 2: thực trạng áp dụng pháp luật trong giải
quyết án hôn nhân và gia đình của Toà án
nhân dân ở tỉnh thái nguyên
36
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức của Toà án
nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên 36
2.2. Những u điểm và hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật giải
quyết án hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Thái
Nguyên 45
Chơng 3: quan điểm và giải pháp đảm bảo áp dụng pháp
luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
của Toà án nhân dân ở tỉnh thái nguyên
75
3.1. Quan điểm và yêu cầu về áp dụng pháp luật trong giải quyết án
hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên 75
3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong
giải quyết án hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh
Thái Nguyên 82
Kết luận


99
Danh mục các công trình của tác giả
100
Danh mục tài liệu tham khảo
101
Danh mục các chữ viết tắt
ADPL áp dụng pháp luật
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
CHXHCNVN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
HN và GĐ Hôn nhân và gia đình
HTND Hội thẩm nhân dân
QPPL Quy phạm pháp luật
TAND Toà án nhân dân
TANDTC Toà án nhân dân tối cao
UBTP Uỷ ban thẩm phán
VKSNDTC ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n tèi cao
XHCN X· héi chñ nghÜa
Danh mục các bảng biểu
Trang
Bảng 2.1: Kết quả thụ lý và giải quyết án HN và GĐ cấp sơ thẩm
huyện, tỉnh năm 2000 55
Bảng 2.2: Kết quả thụ lý và giải quyết án HN và GĐ sơ thẩm cấp
huyện, tỉnh năm 2001 56
Bảng 2.3: Kết quả thụ lý và giải quyết án HN và GĐ sơ thẩm huyện, tỉnh
năm 2002 56
Bảng 2.4: Kết quả thụ lý và giải quyết án HN và GĐ sơ thẩm huyện, tỉnh
năm 2003 57
Bảng 2.5: Kết quả thụ lý và giải quyết án HN và GĐ sơ thẩm huyện,
tỉnh năm 2004 57
Bảng 2.6: Kết quả giải quyết phúc thẩm HN và GĐ đối với án cấp

huyện năm 2000 58
Bảng 2.7: Kết quả xét xử án HN và GĐ phúc thẩm tỉnh năm 2001 59
Bảng 2.8: Kết quả xét xử phúc thẩm án HN và GĐ đối với án cấp
huyện năm 2002 59
Bảng 2.9: Kết quả xét xử phúc thẩm án HN và GĐ đối với án cấp
huyện năm 2003 60
Bảng 2.10: Kết quả xét xử phúc thẩm án HN và GĐ đối với án cấp
huyện năm 2004 60
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới của đất nớc ta hiện nay, một trong những
nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN của dân, do dân
và vì dân. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nớc ta cần phải có
con ngời xã hội chủ nghĩa, đó là đòi hỏi tất yếu khách quan. Nhng muốn có
con ngời XHCN thì phải có một gia đình mẫu mực, bởi gia đình quyết định
một phần rất lớn tới bản chất con ngời. Gia đình hiện nay còn đợc xem là tế
bào của xã hội, do vậy muốn có một xã hội phát triển và lành mạnh thì cần
phải có các gia đình tốt - gia đình văn hóa mới. Gia đình là cái nôi sản sinh ra
con ngời, nuôi dỡng và giáo dục con ngời cho xã hội, vì vậy Đảng và Nhà nớc
ta trong những năm qua luôn luôn quan tâm tới vấn đề gia đình. Luật hôn
nhân và gia đình có vai trò góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ
HN và GĐ tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh
phúc, bền vững. Quan điểm của Đảng và Nhà nớc ta về gia đình đợc ghi nhận
tại Điều 64 Hiến pháp năm 1992: Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nớc bảo
hộ HN và GĐ theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những ngời công
dân tốt, con cháu có bổn phận chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nớc và xã hội
không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.
Mặc dầu đờng lối chủ trơng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nớc đã đề cập nh vậy, song hiện nay các vụ án về HN và GĐ vẫn phát sinh và có

chiều hớng gia tăng, đòi hỏi Tòa án phải ADPL để giải quyết các loại án này.
Nghiên cứu về ADPL trong giải quyết án hôn nhân nhằm bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của các thành viên trong gia đình. Thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình
đẳng, tránh tình trạng phân biệt đối xử, tình trạng bạo lực trong gia đình.
Trong hoạt động t pháp thì hoạt động của Tòa án là trung tâm có vai trò
quan trọng trong hệ thống cơ quan t pháp và Tòa án là cơ quan duy nhất nhân
danh nhà nớc tiến hành hoạt động xét xử các loại án nói chung và HN và GĐ
nói riêng. Trong những năm qua, việc ADPL trong giải quyết án HN và GĐ đã
giải quyết đợc những mâu thuẫn bất hòa trong gia đình, đã bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, bên cạnh những mặt đã đạt đ-
ợc trong quá trình ADPL giải quyết án HN và GĐ vẫn còn những thiếu sót,
nh có vụ án trong quá trình giải quyết còn để tồn đọng dây da kéo dài, có vụ
còn bị sửa, hủy gây ảnh hởng đến quyền lợi của các bên đơng sự.
ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua, số lợng án về HN và GĐ có
phần tăng. Đối với loại án này mỗi vụ án có nội dung đa dạng và tính phức tạp
cũng khác nhau, nên việc ADPL để giải quyết loại án này gặp không ít khó
khăn, trong nhận thức vận dụng pháp luật cũng nh những khó khăn từ khách
quan mang lại. Tuy vậy, quá trình giải quyết án HN và GĐ ở Thái Nguyên
trong những năm qua đã đạt đợc những kết quả nhất định góp phần giải quyết
các mâu thuẫn bất hòa trong hôn nhân, bảo vệ các quyền lợi các quyền lợi hợp
pháp của đơng sự. Thông qua việc ADPL trong việc giải quyết án HN và GĐ
đã góp phần làm ổn định quan hệ trong hôn nhân, giữ gìn kỷ cơng pháp luật,
giữ ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần tăng cờng nền pháp chế
XHCN trên toàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, hoạt động ADPL trong giải
quyết án HN và GĐ, ngoài việc đấu tranh với các hành vi trái pháp luật nẩy
sinh trong lĩnh vực về hôn nhân, còn phổ biến tuyên truyền giáo dục ý thức
pháp luật cho nhân dân, từ sự hiểu biết pháp luật, nhân dân sẽ tham gia thực hiện
pháp luật, bảo vệ pháp luật, tố giác những hành vi vi phạm pháp luật trong quan
hệ hôn nhân, đồng thời qua thực tiễn APPL trong giải quyết án HN và GĐ sẽ
phát hiện ra những thiếu sót trong pháp luật để có những đề xuất sửa đổi các điều

khoản của pháp luật cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong từng giai đoạn
cụ thể.
Bên cạnh những mặt đã đạt đợc, qua quá trình kiểm tra giám đốc án và
xét xử phúc thẩm của TAND tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện có những thiếu
sót của việc ADPL trong quá trình giải quyết, nên dẫn đến một số vụ án bị sửa,
hủy; một số ít vụ án còn bị dây da kéo dài, làm ảnh hởng đến quyền lợi các đ-
ơng sự. Trong hoạt động xét xử, TAND tỉnh Thái Nguyên cũng đã bộc lộ một
số tồn tại, nh xét xử oan sai, án tồn đọng còn nhiều, còn có vụ án vi phạm thời
hạn tố tụng. Đặc biệt, một số vụ án do ADPL không chuẩn xác, nên còn bị sửa,
hủy nhiều lần, kéo dài nhiều năm, gây ảnh hởng đến đời sống, quyền lợi và lợi
ích hợp pháp của công dân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhân
dân khiếu kiện vợt cấp lên đến các cơ quan Trung ơng. Tồn tại trên là những lực
cản cho quá trình xây dựng nhà nớc pháp quyền.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: "áp dụng pháp luật trong giải
quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên"
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nớc và pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án nói chung và ADPL
trong giải quyết án HN và GĐ nói riêng đã đợc giới khoa học pháp lý và nhất
là những ngời trực tiếp làm công tác xét xử của ngành Tòa án quan tâm nghiên
cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến một số khía cạnh
về những vấn đề liên quan đến đề tài nh: TS Đặng Quang Phơng (1999),
"Thực trạng của các bản án hiện nay và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
các bản án", Tạp chí TAND số: 7, 8; Th.s Nguyễn Văn Cừ (2000), Quyền sở
hữu của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí Luật học
số: 4; Trần Thị Quốc Khánh (2004), Từ hòa giải trong truyền thống dân tộc
đến hòa giải ở sơ sở ngày nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11; Bùi Văn
Thuấn (2002), Phụ nữ và pháp luật, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với
tài sản riêng và chung, Nhà xuất bản Phụ nữ; Trơng Kim Oanh (1996), "Hòa
giải trong tố tụng dân sự", Luận văn thạc sỹ Luật học; Th.s Nguyễn Phơng Lan

(2005) "Một số ý kiến về vợ chồng nhận nuôi con nuôi", Tạp chí Luật học số 2;
Th.s Nguyễn Hồng Hải (2003), "Bàn về chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam hiện nay"; Khoa Nhà nớc và Pháp luật-
Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2004), "Lý luận chung về nhà nớc và pháp luật",
Hà Nội
Qua nghiên cứu những công trình nêu trên cho thấy, các tác giả chỉ đề
cập mặt này hay mặt khác của việc ADPL trong quá trình giải quyết án HN và
GĐ, mà cha có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ việc ADPL
trong giải quyết án HN và GĐ nói chung, cũng nh ở Thái Nguyên nói riêng.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tợng nghiên cứu:
Là việc ADPL trong hoạt động giải quyết án HN và GĐ của TAND ở tỉnh
Thái Nguyên.
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn xem xét nghiên cứu tình hình ADPL để
giải quyết án HN và GĐ của các TAND ở tỉnh Thái Nguyên, trong khoảng
thời gian từ năm 2000 đến năm 2004.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích luận văn:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về ADPL trong giải quyết án HN và GĐ.
+ Đánh giá thực tiễn của việc ADPL trong giải quyết án HN và GĐ ở
tỉnh Thái Nguyên.
+ Đề ra những giải pháp đảm bảo việc ADPL trong giải quyết án HN và
GĐ của TAND ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
* Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện đợc mục đích trên luận văn có
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Xây dựng khái niệm, ADPL trong giải quyết án HN và GĐ và phân
tích các đặc điểm, nội dung, cũng nh nêu lên các giai đoạn của việc ADPL
trong hoạt động giải quyết án HN và GĐ.
+ Đánh giá kết quả đạt đợc, những u điểm, hạn chế của hoạt động
ADPL trong giải quyết án HN và GĐ của TAND ở tỉnh Thái Nguyên và rút ra

các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của hạn chế.
+ Nêu lên các quan điểm, yêu cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể nh:
Tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án; hoàn thiện các
QPPL nhằm đảm bảo ADPL trong giải quyết án HN và GĐ; kiện toàn tổ chức,
nâng cao năng lực của Thẩm phán, cán bộ Tòa án và HTND nhằm đảm bảo
việc ADPL trong giải quyết án HN và GĐ của TAND ở tỉnh Thái Nguyên.
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn đợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
t tởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nớc và
pháp luật, trong đó có vấn đề ADPL giải quyết án HN và GĐ.
* Phơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phơng pháp nghiên cứu của triết học Mác - Lênin về
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phơng pháp lịch sử và lôgíc; phơng pháp
kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phơng pháp phân tích tổng hợp thống kê, so
sánh, điều tra, khảo sát.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động ADPL
trong giải quyết án HN và GĐ, làm rõ những đặc thù của loại án này ở tỉnh
Thái Nguyên.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập trong hoạt động
ADPL giải quyết án HN và GĐ ở tỉnh Thái Nguyên và đề ra các giải pháp có tính
khả thi nhằm đảm bảo ADPL trong hoạt động giải quyết án HN và GĐ tỉnh Thái
Nguyên có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách t pháp.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về hoạt động ADPL trong
giải quyết án HN và GĐ của TAND ở tỉnh Thái Nguyên. Góp phần nghiên cứu
những vấn đề lý luận về ADPL trong giải quyết án HN và GĐ, làm phong phú
thêm những vấn đề lý luận trong lĩnh vực này.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và

cơ sở thực tiễn cho những ngời trực tiếp làm công tác ADPL trong giải quyết
án HN và GĐ, nhằm thực hiện nghiêm chỉnh luật HN và GĐ.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu giảng dạy, học tập trong các trờng Đại học chuyên luật và không chuyên
luật, hệ thống các trờng chính trị của Đảng, cho những ngời đang trực tiếp làm
công tác giải quyết án HN và GĐ tại TAND nói chung và TAND tỉnh Thái
Nguyên nói riêng.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chơng, 6 tiết.
Chơng 1
cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong giải quyết
án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân
1.1. khái niệm đặc điểm áp dụng pháp luật trong giải
quyết án hôn nhân và gia đình
1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách
quan của cơ quan quản lý nhà nớc bằng pháp luật ở nớc ta hiện nay. Pháp luật
đợc ban hành nhiều nhng ít đi vào cuộc sống thì điều đó chứng tỏ công tác
quản lý nhà nớc kém hiệu quả. Do đó, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp
luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Vậy thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt
động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, tạo
ra cơ sở pháp lý cho hành động thực tế của các chủ thể pháp luật. Các QPPL
rất phong phú cho nên hình thức thực hiện chúng cũng khác nhau. Căn cứ vào
tính chất của hoạt động, thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định
những hình thức thực hiện pháp luật sau:
- Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật tự kiềm chế, không tiến hành những hoạt động hay hành vi mà
pháp luật ngăn cấm.

- Thi hành pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể tích cực thực hiện nghĩa vụ của mình theo pháp luật quy định.
- Sử dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể tích cực chủ động thực hiện các quyền chủ thể của mình theo pháp
luật quy định.
- áp dụng pháp luật (hiểu một cách khái quát) là một hình thức thực
hiện pháp luật, trong đó nhà nớc dựa vào pháp luật để trao quyền cho các cơ
quan nhà nớc, các tổ chức xã hội, các cá nhân để căn cứ vào các quy định
pháp luật ban hành các quyết định cá biệt làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.
Quan niệm ADPL nh vừa nêu trên đợc thể hiện rất rõ trong đời sống xã
hội: Chẳng hạn để ADPL hình sự nhằm buộc kẻ phạm tội phải chịu trách
nhiệm pháp luật hình sự thì nhà nớc đã trao quyền cho Toà án và Toà án căn cứ
vào các quy định cụ thể của pháp luật hình sự để xét xử ra một bản án (văn
bản ADPL hình sự) buộc kẻ phạm tội phải chịu một hình phạt nhất định. Hoặc
để bảo vệ an toàn giao thông, Nhà nớc bằng pháp luật đã quy định cho các
chiến sỹ cảnh sát giao thông có quyền áp dụng các quy phạm pháp luật giao
thông ra các quyết định xử phạt hành chính đối với các chủ thể có hành vi vi
phạm pháp luật giao thông nh vợt đèn đỏ, đi vào đờng ngợc chiều Ngoài ra,
trong một số trờng hợp, Nhà nớc cũng cho phép một số tổ chức xã hội đợc
ADPL, nh pháp luật về Hội cho phép một số tổ chức xã hội đợc ADPL ra các
quyết định tuyển nhân viên vào làm việc trong tổ chức của mình.
Trong các hình thức thực hiện pháp luật, thì ADPL là một hình thức
thực hiện pháp luật đặc biệt, vì pháp luật ở đây đợc thực hiện bởi các chủ thể
nắm quyền lực Nhà nớc. Nếu tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng
pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể tự thực hiện
thì ADPL là hình thức luôn có sự tham gia của Nhà nớc. ADPL là hình thức rất
quan trọng của thực hiện pháp luật. Trong đó pháp luật tác động vào cuộc sống,
vào các quan hệ xã hội để đạt đợc hiệu quả cao nhất, các quy định của nó đều đợc
thực hiện triệt để, bởi vì ADPL luôn có sự can thiệp của nhà nớc.

Trong thực tế, nếu chỉ thông qua các hình thức thực hiện pháp luật nh:
Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật, thì pháp luật có
lúc không đợc thực hiện triệt để vì các chủ thể không tự giác thực hiện, bởi
các hình thức này chỉ do các chủ thể pháp luật tự giác thực hiện mà không có
sự bắt buộc thực hiện của Nhà nớc.
Nghiên cứu ADPL cho thấy có các đặc điểm sau:
Một là, ADPL chỉ do những cơ quan nhà nớc có thẩm quyền tiến hành.
Pháp luật quy định cho mỗi loại cơ quan nhà nớc đợc quyền áp dụng một số
loại văn bản pháp luật nhất định trong những trờng hợp nhất định. Chẳng hạn,
chỉ có các cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Toà án mới đợc ADPL hình sự
để điều tra, truy tố và xét xử kẻ phạm tội. Còn UBND các cấp không đợc
ADPL hình sự.
Hai là, ADPL là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nớc, thể hiện:
Cơ quan ADPL áp dụng theo ý chí đơn phơng mà không phụ thuộc vào ý chí
của bên bị áp dụng. Việc thực hiện các quy định trong văn bản ADPL đợc đảm
bảo thực hiện bằng cỡng chế nhà nớc.
Ba là, ADPL là một hoạt động đợc tiến hành theo một thủ tục tố tụng
rất chặt chẽ. Chẳng hạn, muốn ADPL hình sự phải thực hiện đúng theo các
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự.
Bốn là, ADPL là một hoạt động sáng tạo. Nghĩa là, khuôn khổ của pháp
luật cho phép ngời ADPL phải vận dụng tri thức khoa học của mình để ADPL
sáng tạo mà không rập khuôn, máy móc.
áp dụng pháp luật thờng đợc thực hiện trong các trờng hợp sau:
- Thứ nhất, khi cần áp dụng các biện pháp cỡng chế bằng một chế tài
thích hợp đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, khi
cần cỡng chế một hình phạt tù đối với kẻ thực hiện hành vi phạm tội thì các cơ
quan bảo vệ pháp luật nh Công an, Viện kiểm sát, Tòa án đã dựa trên cơ sở
pháp luật hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, ra bản án, ấn định trách
nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội và buộc họ phải chấp hành hình phạt đã
nêu trong bản án đó.

- Thứ hai, khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc
nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nớc.
Chẳng hạn, Điều 55 của Hiến pháp năm 1992 quy định: "Lao động là quyền
và nghĩa vụ của công dân", nhng quyền và nghĩa vụ đó chỉ phát sinh khi có
quyết định của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân đợc nhà
nớc trao quyền tuyển dụng công dân đó vào làm việc.
- Thứ ba, khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý
giữa các bên tham gia QHPL mà các bên không tự giải quyết đợc. Chẳng hạn,
khi phát sinh tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng
dân sự mà hai bên không bàn bạc giải quyết đợc nên phải nhờ đến Tòa án và
Tòa án căn cứ vào các quy định của pháp luật ra một bản án xác định các
quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
- Thứ t, trong một số quan hệ pháp luật mà Nhà nớc thấy cần thiết phải
tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó
hoặc Nhà nớc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự kiện
thực tế. Ví dụ: Việc xác nhận di chúc, chứng thực thế chấp, chứng nhận đăng
ký kết hôn
Từ sự phân tích trên, có thể đa ra một khái niệm: ADPL là một hoạt
động mang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nớc, trong đó nhà nớc thông qua
các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, các cá nhân đợc Nhà
nớc trao quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để đề ra một văn bản
ADPL làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật.
1.1.2. Khái niệm áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân
và gia đình
Trớc khi nguyên cứu khái niệm ADPL trong giải quyết HN và GĐ, ta
cần làm rõ khái niệm HN và GĐ.
1.1.2.1. Khái niệm hôn nhân và gia đình
*
Khái niệm hôn nhân: Trớc hết hôn nhân là hiện tợng xã hội, là sự
liên kết giữa ngời đàn ông và ngời đàn bà. Trong xã hội có giai cấp, hôn

nhân mang tính giai cấp. Dới chế độ XHCN, hôn nhân là sự liên kết giữa
ngời đàn ông và ngời đàn bà đợc pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình
và chung sống với nhau suốt đời. Sự liên kết đó phát sinh, hình thành do
việc kết hôn và đợc biểu hiện ở một quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân,
đó là quan hệ vợ chồng. Quan hệ này là quan hệ giới tính, thực chất và ý
nghĩa của nó biểu hiện trong việc sinh đẻ, nuôi nấng, giáo dục con cái, đáp
ứng cho nhau những nhu cầu tinh thần và vật chất trong đời sống hàng
ngày. Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, giai cấp thống trị bằng
pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân cho phù hợp với ý chí, nguyện vọng
của mình, phù hợp với lợi ích giai cấp mình, xã hội nào thì có hình thái
hôn nhân đó và tơng ứng với chế độ hôn nhân nhất định. Chẳng hạn, xã
hội phong kiến có hình thức hôn nhân phong kiến, mang bản chất của hôn
nhân phong kiến. Trong xã hội t bản có hình thức hôn nhân t sản mang
bản chất của xã hội t sản. Xã hội XHCN có hình thức của hôn nhân xã hội
chủ nghĩa.
ở nớc ta hiện nay, hôn nhân theo Luật HN và GĐ Việt Nam là sự liên
kết giữa một ngời đàn ông và một ngời đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn tự
nguyện, bình đẳng theo quy định của pháp luật để chung sống với nhau suốt
đời, xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hoà thuận và bền vững. Khoản 6,
Điều 8 Luật HN và GĐ năm 2000 giải thích: "Hôn nhân là quan hệ giữa ngời
vợ và chồng sau khi đã kết hôn".
* Khái niệm gia đình: Rộng hơn khái niệm hôn nhân, hôn nhân là
mối quan hệ giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, là tiền đề xây dựng gia
đình. Xã hội loài ngời đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau, gia
đình là sản phẩm của xã hội, đã phát sinh và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội. Do vậy, gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, là tế bào
của xã hội. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau mang tính chất
và kết cấu của gia đình cũng khác nhau. Gia đình XHCN là hình thái cao
nhất trong lịch sử, chế độ XHCN quyết định sự xuất hiện và phát triển của
gia đình XHCN. Quan hệ bình đẳng về mọi mặt giữa vợ chồng trong gia

đình XHCN phản ánh mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ trong gia
đình cũng nh ngoài xã hội.
ở Việt Nam Khoản 10, Điều 8 Luật HN và GĐ năm 2000 quy định:
"Gia đình là tập hợp những ngời gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc do quan hệ nuôi dỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ
với nhau" [36, tr.13].
Nh vậy, gia đình có thể gồm vợ chồng, con cái, anh chị em, cha mẹ, ông
bà cùng chung sống với nhau, có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi d-
ỡng. Trong quá trình chung sống phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
HN và GĐ là những hiện tợng xã hội mà luôn luôn đợc các nhà triết học, xã hội
học, sử học, luật học nghiên cứu. Hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình
là tế bào của xã hội, mà trong đó kết hợp chặt chẽ, hài hòa lợi ích của mỗi công
dân, nhà nớc và xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh một cách khoa
học rằng, HN và GĐ là phạm trù phát triển theo lịch sử, rằng giữa chế độ kinh
tế - xã hội và tổ chức gia đình có mối liên quan trực tiếp và chặt chẽ. Trong tác
phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ t hữu và Nhà nớc" (1884), Ph.
Ăngghen đã nhấn mạnh rằng: Chế độ gia đình trong xã hội phụ thuộc vào
quan hệ sở hữu thống trị trong xã hội đó và bớc chuyển từ hình thái gia đình
này lên hình thái gia đình khác cao hơn suy cho cùng đợc quyết định bởi
những điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Bằng tác phẩm đó, Ph.Ăngghen
đã làm thay đổi quan điểm trớc đây về hình thái HN và GĐ trong lịch sử.
Tại các Điều 9, 10, 11, chơng X, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
quy định việc kết hôn, để đợc công nhận hôn nhân hợp pháp; việc đăng ký kết
hôn phải tuân theo các quy định của pháp luật và việc ly hôn cũng nh giải
quyết các quan hệ liên quan đến hôn nhân cũng đợc tiến hành theo trình tự pháp
luật nhất định, các bớc phải đợc tuân thủ theo Bộ luật Tố tụng dân sự khi giải
quyết một vấn đề cụ thể thì đợc áp dụng theo Luật Hôn nhân và gia đình.
1.1.2.2. áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình -
Khái niệm và đặc điểm
* Về khái niệm ADPL trong giải quyết án HN và GĐ:

Trong tổ chức bộ máy Nhà nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử. Hiến pháp năm 1946,
Hiến pháp đầu tiên của Nhà nớc Việt Nam độc lập, mặc dù không quy định
rõ Tòa án là cơ quan xét xử, nhng trên tinh thần của Hiến pháp chúng ta
cũng có thể hiểu Tòa án là cơ quan xét xử. Các bản Hiến pháp 1959, 1980
và 1992 đã quy định rõ về chức năng xét xử của Tòa án, Điều 127, Hiến
pháp 1992 đã quy định: "Tòa án NDTC, các TAND địa phơng, các Tòa án
quân sự và các Tòa án khác do luật định là cơ quan xét xử của nớc
CHXHCNVN" [29, tr.171]. Trên cơ sở Hiến pháp, Điều 1, Luật Tổ chức
TAND quy định về chức năng xét xử của Tòa án: "Tòa án xét xử những vụ
án về hình sự, dân sự, HN và GĐ, lao động, kinh tế, hành chính và giải
quyết những việc khác theo quy định của pháp luật" [29, tr.7].
Trong quá trình xét xử tòa án phải ADPL để giải quyết các vụ án. Đối
với các vụ án HN và GĐ, Tòa án phải ADPL để giải quyết kể từ khâu phân
loại đơn, thụ lý đơn, điều tra, thu thập chứng cứ, xác minh, định giá tài sản
cho đến khi đa vụ án ra xét xử và tùy từng vụ án cụ thể mà phân loại giải
quyết khác nhau nh: Quyết định di lý, vụ án tạm đình chỉ, đình chỉ, công nhận
hòa giải thành, công nhận thuận tình ly hôn hoặc quyết định đa vụ án ra xét
xử.
Hoạt động giải quyết án HN và GĐ cụ thể đợc giao cho một Thẩm phán
chịu trách nhiệm từ khi nhận đơn thụ lý. Trình tự các bớc giải quyết án HN và
GĐ trớc đây phải tuân theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm
1986, nay đợc áp dụng theo Bộ luật Tố tụng dân sự nớc CHXHCNVN năm
2004. Theo quy định khi đơng sự gửi đơn đề nghị giải quyết vụ án HN và GĐ
đến TAND cấp có thẩm quyền giải quyết, sau khi nhận đơn Tòa án tiến hành
phân loại và thụ lý giải quyết theo trình tự tố tụng, nh điều tra thu thập chứng
cứ vụ án, lựa chọn QPPL, ra các quyết định hoặc ra bản án buộc các đơng sự
thi hành bằng nhiều hình thức nh, tự nguyện thi hành hoặc có sự cỡng chế thi
hành của cơ quan thi hành án dân sự.
Ngoài cơ quan Tòa án ADPL, giải quyết án HN và GĐ còn có sự tham

gia của Viện Kiểm sát nhân dân (cùng cấp) trong giai đoạn điều tra. Kiểm
soát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự, nh tham gia định
giá tài sản, yêu cầu điều tra bổ sung tham gia phiên tòa xét xử và đợc phát
biểu về việc giải quyết vụ án, thực hiện quyền công tố tại phiên tòa. Tuy
nhiên, TAND là cơ quan có trách nhiệm chủ yếu trong việc giải quyết vụ án
HN và GĐ. Nếu Viện kiểm sát từ chối không tham gia giai đoạn điều tra và
xét xử, thì vụ án vẫn đợc Toà án tiến hành giải quyết theo quy định của pháp
luật. Hầu hết trong các giai đoạn ADPL, hoạt động giải quyết án HN và GĐ
do Tòa án trực tiếp giải quyết mà không phụ thuộc vào các chủ thể khác.
* Đặc điểm của áp dụng pháp luật trong giải quyết án HN và GĐ
của TAND:
áp dụng pháp luật của trong giải quyết án HN và GĐ có những đặc
điểm nh sau:
- áp dụng pháp luật trong giải quyết án HN và GĐ chỉ do các cơ quan
nhà nớc có thẩm quyền tiến hành, đó là hệ thống TAND. Toà án là cơ quan có
thẩm quyền duy nhất có quyền ADPL để giải quyết án HN và GĐ. Toà án là
cơ quan duy nhất có thẩm quyền ADPL để giải quyết các vụ án HN và GĐ.
- áp dụng pháp luật trong giải quyết án HN và GĐ đợc tiến hành theo
một thủ tục chặt chẽ do pháp luật tố tụng dân sự và các QPPL của Luật Hôn
nhân và gia đình quy định. Khi tiến hành giải quyết một vụ án HN và GĐ, các
trình tự xây dựng hồ sơ từ khâu thụ lý, điều tra, thu thập chứng cứ đến khi ra
quyết định hoặc vụ án đa ra xét đều phải tuân theo các bớc nh đã quy định
trong Luật Tố tụng dân sự nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên đ-
ơng sự.
- áp dụng pháp luật trong giải quyết án HN và GĐ là một hoạt động
mang tính quyền lực của nhà nớc, Tòa án đợc nhà nớc trao quyền để lựa chọn
các QPPL và ADPL trong giải quyết án HN và GĐ.
- áp dụng pháp luật trong giải quyết án HN và GĐ là một hoạt động
mang tính khoa học và sáng tạo do Thẩm phán và Hội đồng xét xử thực hiện.
Chỉ có Thẩm phán, Hội đồng xét xử trực tiếp giải quyết vụ án HN và GĐ mới

đợc áp dụng các QPPL, sao cho phù hợp và khoa học để giải quyết án HN và
GĐ. Trong khuôn khổ của pháp luật cho phép, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân
ADPL sáng tạo, nghĩa là dựa vào trí tuệ và niềm tin nội tâm của mình để ADPL.
- áp dụng pháp luật trong giải quyết án HN và GĐ diễn ra trên phạm vi
rộng với nhiều vụ án đa dạng, phức tạp. Tuy cùng một loại án về HN và GĐ
nhng tính chất từng vụ án cũng khác nhau, trong các vụ án các đơng sự có
thiện chí cùng nhau hớng đến giải quyết vụ việc đơn giản có thể thực hiện việc
giải quyết vụ án trong một thời gian ngắn, nhng nếu có sự tranh chấp thì vụ
việc phải tuân thủ theo các bớc của Luật Tố tụng dân sự.
Dựa trên cơ sở khái niệm ADPL và từ sự phân tích về ADPL trong giải
quyết án HN và GĐ nêu trên, chúng ta có thể rút ra khái niệm: ADPL trong
giải quyết án HN và GĐ là một hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực
nhà nớc mà trong đó nhà nớc thông qua các Thẩm phán, hoặc Hội đồng xét
xử căn cứ vào các quy định của pháp luật hôn nhân, gia đình và các quy định
khác của pháp luật để ra một quyết định cá biệt, hoặc một bản án làm phát
sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật về HN và GĐ.
1.2. các giai đoạn và nội dung áp dụng pháp luật trong
giải quyết án hôn nhân và gia đình
1.2.1. Các giai đoạn áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn
nhân và gia đình
áp dụng pháp luật giải quyết án HN và GĐ nói riêng của TAND, là sự
biểu hiện cụ thể của ADPL nói chung. Do tính đa dạng của tranh chấp về HN
và GĐ nh một bên kiên quyết xin ly hôn, một bên kiên quyết xin đoàn tụ,
tranh chấp con hoặc tranh chấp về tài sản trong hôn nhân cùng những quy
định về thủ tục tố tụng khi giải quyết các vụ án do pháp luật quy định, nên
ADPL trong việc giải quyết án HN và GĐ có bốn giai đoạn sau:
Một là, phân tích những tình tiết khách quan của vụ án HN và GĐ làm
rõ các đăng trng pháp pháp lý của vụ án:
Đây là hoạt động đầu tiên trong các giai đoạn ADPL, giải quyết án HN
và GĐ. Trong hoạt động này, Tòa án phải xác định loại việc, thẩm quyền thuộc

Tòa án cấp nào giải quyết, hoặc thông báo cho các đơng sự quyền đợc lựa chọn
Tòa án. Do vậy, khi thụ lý vụ án cần thu thập các thông tin liên quan đến vụ án
nh đơn phải có xác nhận của chính quyền địa phơng nơi c trú, sao nộp đăng ký
kết hôn, xác định nơi có hộ khẩu c trú hoặc nơi c trú cuối cùng của đơng sự,
nguyện vọng của các đơng sự lựa chọn Toà án nào giải quyết và các giấy tờ
khác có liên quan để xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Để phân tích các tình tiết khách quan của vụ án HN và GĐ thì phải
tiến hành điều tra xác minh, làm rõ nội dung vụ án. Tuy nhiên, có những tr-
ờng hợp không nhất thiết phải tiến hành điều tra, mà xuất phát từ nguyên
tắc quyền tự định đoạt và nghĩa vụ chứng minh của các bên đơng sự tự xuất
trình chứng cứ, các đơng sự tự thỏa thuận đợc các tranh chấp trong quan hệ
HN và GĐ, thì vụ án cũng không phải tiến hành tất cả các hoạt động điều
tra, đây cũng là đặc điểm riêng của vụ án HN và GĐ. Ví dụ: Khi thụ lý giải
quyết một vụ kiện xin ly hôn, Tòa án yêu cầu nguyên đơn và bị đơn cung cấp
các loại giấy tờ có liên quan đến quan hệ hôn nhân, các đơng sự tự viết vào bản
tự khai. Trong quá trình giải quyết vụ án các đơng sự tự thỏa thuận, định đoạt đ-
ợc các mối quan hệ trong hôn nhân thì Tòa án ra quyết định công nhận việc thỏa
thuận của họ.
Trên cơ sở kết quả điều tra xác minh vụ án chủ thể ADPL phân tích
những tình tiết khách quan của vụ án HN và GĐ, làm rõ các đặc trng pháp lý
của vụ án để tiến hành các bớc tiếp theo giải quyết vụ án đó.
Hai là, lựa chọn các QPPL về HN và GĐ, về dân sự, về tố tụng dân sự
tơng ứng để giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình.
Nói chung việc lựa chọn QPPL để ADPL đợc tiến hành theo ý chí đơn ph-
ơng của Toà án có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp
dụng, điều này đợc thể hiện rất rõ đối với việc ADPL trong giải quyết án hình sự
và giải quyết vi phạm hành chính, nhng đối với việc giải quyết án HN và GĐ về
cơ bản cũng nh vậy, song có một số trờng hợp có thể trong khi giải quyết vụ án
các đơng sự có thể thực hiện quyền của mình theo pháp luật quy định sẽ thay đổi
quan điểm, nên dẫn đến vụ án không phải tiếp tục điều tra, xét xử mà có thể ra

một trong các quyết định theo hớng khác phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể bị
ADPL, nhng lựa chọn các QPPL vẫn là do cơ quan toà án.
Ba là, làm sáng tỏ t tởng và nội dung của QPPL hôn nhân gia đình và
các QPPL khác khi đa ra áp dụng đối với vụ án HN và GĐ.
Đây là quá trình vận dụng tổng hợp các tri thức chính trị, kinh tế, xã hội,
đặc biệt là các tri thức pháp lý. Để làm sáng tỏ t tởng nội dung các quy phạm liên
quan đến lĩnh vực HN và GĐ. Giai đoạn này của quá trình ADPL nhằm nhận
thức đúng đắn nội dung, t tởng của QPPL đa ra áp dụng, để giải quyết án HN và
GĐ. Việc ADPL phải thông qua ngời có thẩm quyền khi ADPL.
Bốn là, ra quyết định áp dụng pháp luật hoặc ra một bản án để giải
quyết vụ án HN và GĐ.
Đây là giai đoạn thể hiện kết quả của ba giai đoạn trên, ở giai đoạn này
Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hoặc bản án để quy định trách nhiệm,
quyền lợi và nghĩa vụ của các đơng sự đang có tranh chấp trong quan hệ hôn
nhân. Văn bản ADPL này thể hiện rất rõ năng lực, trình độ của Thẩm phán và
Hội đồng xét xử khi ADPL. Bởi vì, trong giai đoạn này các phán quyết cuối
cùng mang tính pháp lý, phán quyết này chính là việc vận dụng các quy định
pháp luật về lĩnh vực HN và GĐ để giải quyết án HN và GĐ.
Quyết định ADPL phải phù hợp với QPPL đa ra áp dụng chứ không thể
xuất phát từ ý chí chủ quan hoặc tình cảm cá nhân của ngời có thẩm quyền,
nội dung quyết định bản án phải rõ ràng, chính xác.
1.2.2. Nội dung hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết án
hôn nhân và gia đình
Hoạt động ADPL trong giải quyết án HN và GĐ cũng rất đa dạng và
phong phú, nhng quy về những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạt động ADPL trong thụ lý, điều tra, đình chỉ và tạm đình chỉ
vụ án:
Thụ lý vụ án:
Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định có quyền
khởi kiện về việc HN và GĐ, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Điều

27, 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những loại việc mà Tòa án thụ lý
giải quyết vụ án khi có đơn khởi kiện thuộc lĩnh vực HN và GĐ gồm:
- Ly hôn, tranh chấp về con nuôi, chia tài sản khi ly hôn.
- Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
- Tranh chấp về thay đổi ngời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ.
- Tranh chấp về cấp dỡng.
- Yêu cầu hủy việc kết hôn trái phép.
- Yêu cầu công nhân thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
- Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi ngời trực tiếp nuôi con
sau khi ly hôn.
- Yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con cha thành niên hoặc
quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
- Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
- Các tranh chấp khác và những yêu cầu khác về HN và GĐ mà pháp
luật có quy định.
Trong thực tế các loại việc tranh chấp về HN và GĐ khi các đơng sự gửi
đơn đến Tòa án viết rất đơn giản ít các thông tin để xem xét, thuộc loại tranh
chấp nào, thuộc thẩm quyền Tòa án nào giải quyết.
- Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, những chứng cứ kèm theo, nếu
xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì thông báo cho ngời
khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
- Tòa án dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo và giao cho
ngời khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận đợc giấy báo của Tòa án về việc tiền tạm ứng án phí, ngời khởi kiện
phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Tòa án thụ lý vụ án khi ngời khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai tạm thu
tiền án phí. Nếu trờng hợp đợc miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí
thì Tòa án phải thụ lý khi nhận đợc đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm

theo, nếu có.
Khác với pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự tại Điều 37 quy
định: "Nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án báo ngay cho
nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí, trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp
đơn Tòa án thụ lý vụ án kể từ ngày nguyên đơn nộp tiền", nhng đối với Bộ
luật Tố tụng dân sự tại Điều 167 quy định: "Tòa án phải nhận đơn khởi kiện
do đơng sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bu điện và phải ghi vào sổ
nhận đơn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đợc đơn khởi
kiện Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu thuộc thẩm quyền của mình.
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho
ngời khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
- Trả lại đơn cho ngời khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án.
Việc trả lại đơn thì đợc phân ra trong các trờng hợp:
- Ngời khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có năng lực
hành vi tố tụng dân sự.
- Sự việc đã đợc giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của chính quyền nhà nớc có
thẩm quyền trừ trờng hợp Tòa án bác đơn xin ly hôn, bác đơn xin thay đổi
nuôi con thay đổi mức cấp dỡng
- Cha có đủ điều kiện khởi kiện.
- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Nh vậy, khi thụ lý đơn để giải quyết vụ án, Tòa án trớc khi thụ lý cần
phải xem xét nhiều vấn đề liên quan nh các chứng từ liên quan đến vụ kiện,
thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, thẩm quyền của Tòa án cấp nào đ ợc
giải quyết, ngời khởi kiện có quyền khởi kiện hay không, có đủ năng lực
dân sự không đồng thời Tòa án phải thụ lý theo đúng thời hạn của Bộ luật
Tố tụng dân sự quy định.
Điều tra vụ án:

Đối với vụ án HN và GĐ, quá trình điều tra vụ án thuộc trách nhiệm
của Tòa án, Chánh án phân công cho một Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ
án, điều tra thu thập chứng cứ, đây là giai đoạn rất quan trọng, khó khăn
nhất trong quá trình giải quyết vụ án. Thu thập đợc chứng cứ đầy đủ, khách
quan thì Tòa án mới có thể phán quyết chính xác và đúng pháp luật. Do đó,
đòi hỏi Thẩm phán phải thận trọng khi thu thập chứng cứ nh các bớc chủ
yếu sau:
- Thẩm phán tiến hành lấy lời khai đơng sự theo Điều 86 Bộ luật Tố
tụng dân sự, chỉ tiến hành lấy lời khai của đơng sự khi đơng sự cha có bản
khai hoặc nội dung bản khai cha đầy đủ, rõ ràng, đơng sự phải tự viết bản khai
và ký tên của mình. Trong trờng hợp đơng sự không thể tự viết đợc thì Thẩm
phán lấy lời khai của đơng sự. Việc lấy lời khai của đơng sự chỉ tập trung vào
những nội dung đơng sự cha khai.
Việc lấy lời khai của đơng sự cũng có thể đợc thực hiện tại trụ sở Tòa
án, trong những trờng hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đơng sự ngoài trụ
sở Tòa án. Sau khi ghi xong, biên bản ghi lời khai phải đợc ngời khai tự đọc
lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đơng sự có quyền sửa đổi, bổ
sung vào biên bản ghi lời khai, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận và có dấu của
Tòa án, nếu nhiều bản thì phải có dấu giáp lai. Trờng hợp biên bản ghi lời khai
ở ngoài trụ sở Tòa án phải có ngời làm chứng hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân
dân, công an xã, phờng, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản. Ngoài
việc lấy lời khai của đơng sự, khi xét thấy cần thiết Thẩm phán tiến hành lấy
lời khai, nếu ngời làm chứng cha đủ 18 tuổi hoặc năng lực hành vi dân sự của
họ bị hạn chế thì phải đợc tiến hành lấy lời khai với sự có mặt ngời đại diện
hoặc ngời đang quản lý trông nom.
Đối với vụ án ly hôn, khi có tranh chấp về con, nếu con từ 9 tuổi trở lên,
khi giải quyết cần phải xem xét nguyện vọng của con.
Từ kết quả lấy lời khai nếu thấy có mâu thuẫn thì tiến hành cho đối chất
giữa các đơng sự với nhau nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mâu thuẫn, việc
đối chất phải đợc ghi lại thành biên bản có chữ ký của những ngời tham gia

đối chất.
- Tiến hành điều tra xác minh, trong những trờng hợp và xét thấy cần thiết
Tòa án tiến hành đến tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, cơ quan công tác hoặc nơi c
trú của đơng sự để xác minh nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án.
Cùng với việc lấy lời khai nh trên thì cũng tiến hành thu thập các tài
liệu khác nh:
- Đăng ký kết hôn.
- Bản sao giấy khai sinh các con.
- Các giấy tờ có ý nghĩa chứng minh về tài sản.
- Các giấy vay nợ, giấy cho vay.
- Các giấy tờ về nhà đất và các giấy tờ khác có liên quan đến vụ án.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể mà Toà án quyết định trng
cầu giám định theo sự đề nghị của các bên đơng sự hoặc theo đề nghị của một
bên đơng sự. Nếu trong trờng hợp xét thấy kết luận giám định cha đầy đủ, rõ
ràng thì Tòa án ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
- Định giá tài sản: Tài sản của các bên đơng sự có tranh chấp về giá,
Tòa án quyết định thành lập hội đồng định giá và tùy thuộc vào loại tài sản cần
định giá mà tiến hành mời các thành viên hội đồng định giá cho phù hợp.
Ví dụ: Định giá về nhà đất, ngoài thành phần đại diện cơ quan tài
chính thì phải có cơ quan địa chính, cơ quan xây dựng và có đại diện Uỷ
ban nhân dân cấp phờng, xã, tổ dân phố nơi có tài sản định giá chứng kiến
việc định giá. Hoặc nếu định giá tài sản là ô tô thì phải có thành viên của Sở
giao thông cùng tiến hành định giá, đồng thời phải có mặt các bên đơng sự
trong buổi định giá.
- Đối với những chứng cứ thu thập ở nơi xa, Tòa án có thể ra quyết định
ủy thác để Tòa án nơi khác hoặc cơ quan có thẩm quyền lấy lời khai của đơng
sự, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc có các biện pháp khác để thu thập
chứng cứ. Trong những trờng hợp cần thiết pháp luật quy định cho áp dụng
các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ, tránh gây thiệt hại không
thể khắc phục đợc hoặc đảm bảo việc thi hành án. Các biện pháp khẩn cấp tạm

thời nh:
- Giao ngời cha thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi d-
ỡng, chăm sóc, giáo dục.
- Buộc thực hiện trớc một phần cấp dỡng.
- Kê biên tài sản đang tranh chấp.
- Cấm chuyển dịch về quyền về tài sản đang tranh chấp.
- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
- Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nớc
ở nơi gửi.
- Phong tỏa tài sản của ngời có nghĩa vụ.
Quá trình điều tra cần tuân thủ nghiêm ngặt, chính xác các quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự thì mới đảm bảo tính khách quan, làm rõ bản chất
sự thật khách quan của vụ việc.
Đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án.
- Trong trờng hợp đình chỉ vụ án áp dụng Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân
sự trong các trờng hợp sau:
+ Nguyên đơn hoặc bị đơn chết, quyền và nghĩa vụ của họ không ai
thừa kế.
+ Ngời khởi kiện rút đơn khởi kiện và đợc Tòa án chấp nhận hoặc ngời
khởi kiện không có quyền khởi kiện.
+ Các đơng sự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết tiếp vụ án.
+ Nguyên đơn triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vẫn vắng mặt.
+ Các trờng hợp khác do pháp luật quy định.
Nếu vụ án thuộc một trong các trờng hợp nêu trên, Toà án tiến hành
phân tích, đánh giá, làm rõ các tình tiết trong vụ án, đồng thời đối chiếu với
pháp luật hiện hành, lựa chọn QPPL để áp dụng ra quyết định đình chỉ đối với
vụ án đó.
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ, nếu đình chỉ theo các trờng hợp nh
nêu trên, tiền tạm ứng án phí đơng sự đã nộp đợc sung và công quỹ nhà nớc.
Nếu trả lại đơn theo Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự tiền tạm ứng án phí đợc

trả lại cho ngời đã nộp.
- Trờng hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án áp dụng Đ189 Bộ luật Tố
tụng dân sự trong các trờng hợp sau:
+ Một bên đơng sự mất năng lực hành vi dân sự mà cha xác định ngời
đại diện theo pháp luật.
+ Nguyên đơn đề nghị tạm đình chỉ có lý do chính đáng.
+ Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc chờ kết quả
ủy thác điều tra, chờ kết quả giám định.
+ Các trờng hợp khác mà pháp luật có quy định.
Sau đó phân tích đánh giá, làm rõ các tình tiết trong vụ án, đối chiếu với
pháp luật hiện hành, lựa chọn QPPL để áp dụng ra quyết định tạm đình chỉ đối
với vụ án đó.
Hậu quả của việc tạm đình chỉ, tiền tạm ứng án phí, lệ phí của đơng sự
đợc gửi vào kho bạc nhà nớc và đợc xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.
Quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo
trình tự phúc thẩm.
Thứ hai, hoạt động ADPL trong trờng hợp hòa giải thành.
Trong trờng hợp hòa giải thành, sau khi tiến hành thụ lý vụ án HN và
GĐ, Tòa án tiến hành điều tra vụ án cũng tuân theo các bớc nh trờng hợp vụ
án đình chỉ và tạm đình chỉ, nhng việc thu thập các tài liệu chứng từ có liên
quan đến vụ án phải tùy thuộc vào tính chất của từng vụ việc đang giải quyết,
những vụ án đơn giản thì nội dung điều tra dễ dàng hơn những vụ phức tạp,
khi đã điều tra đầy đủ làm rõ các tình tiết khách quan trong vụ án, thì Tòa án
mới tiến hành hòa giải.
Việc hòa giải phải tuân quy định tại Điều 180, 181, 185, 186 Bộ luật Tố
tụng dân sự. Tòa án triệu tập các bên đơng sự đến hòa giải, giúp các bên đi đến
thỏa thuận với nhau về các vấn đề đang tranh chấp. Trớc khi tiến hành hòa giải,
Thẩm phán phải nắm vững các tình tiết nội dung của vụ án, cần chủ động
chuẩn bị nội dung hòa giải. Đồng thời phải thông báo cho các đơng sự có liên
quan, ngời đại diện của đơng sự biết về địa điểm, thời gian, nội dung các vấn

đề cần hòa giải. Thành phần hòa giải cũng đợc pháp luật quy định gồm: Thẩm
phán chủ trì phiên hòa giải, th ký ghi nội dung biên bản hòa giải. Trong vụ án
có nhiều đơng sự, mà có đơng sự vắng mặt trong phiên hòa giải, nhng các đ-
ơng sự khác đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải không ảnh hởng đến
quyền lợi, nghĩa vụ của đơng sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải
giữa các đơng sự có mặt, nếu các đơng sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có
mặt tất cả các đơng sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải.
Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các đơng sự biết các quy định
của pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền
lợi và nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý nếu vụ án phải xét xử, để
họ tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Sau đó phân tích đánh giá, làm rõ các tình tiết trong vụ án, đồng
thời nắm đợc tâm t nguyện vọng của các bên đơng sự rồi tiến hành hòa giải.
ở đây việc hòa giải đòi hỏi Thẩm phán phải nắm vững kiến thức pháp luật,
có sự hiểu biết sâu rộng và có kinh nghiệm, cần phải kiên trì phân tích,
động viên các bên hớng đến giải quyết những tranh chấp thì việc hòa giải
mới đạt đợc kết quả. Khi các bên đơng sự đã thỏa thuận đợc với nhau về các
vấn đề tranh chấp, nội dung hòa giải phải đợc ghi lại thành biên bản và có
chữ ký của các bên đơng sự, của th ký và chủ tọa phiên hòa giải theo quy
định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự, hết 7 ngày kể từ ngày lập biên
bản hòa giải thành không có đơng sự nào thay đổi ý kiến thì Tòa án đối
chiếu với pháp luật hiện hành lựa chọn QPPL áp dụng Điều 187 Bộ luật Tố
tụng dân sự để ra quyết định công nhận việc hòa giải thành.
Hiệu lực của quyết định công nhận hòa giải thành có hiệu lực pháp
luật ngay sau khi ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm, nhng có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn
cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật,
trái đạo đức xã hội.
Thứ ba, hoạt động ADPL trong trờng hợp thuận tình ly hôn.
Trong trờng hợp thuận tình ly hôn, khi tiến hành thụ lý vụ án HN và

GĐ, tiến hành điều tra vụ án cũng phải tuân thủ các bớc nh trên, nhng trong
trờng hợp này, vụ án ly hôn nên cần phải điều tra thêm về con cái nh độ tuổi
các con, nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn, về tài sản, nợ chung, nợ
riêng cũng phải đợc điều tra đầy đủ, rõ ràng. Trong trờng hợp này, vợ chồng
cùng yêu cầu xin ly hôn mà việc hòa giải không thành, các đơng sự thực sự
thấy tình cảm vợ chồng không còn, không có khả năng đoàn tụ, họ tự
nguyện ly hôn và thỏa thuận đợc với nhau các mối quan hệ trong hôn nhân,
nh thỏa thuận về chia tài sản, nợ chung, việc trông nom, nuôi dỡng, chăm
sóc, giáo dục con, thì Tòa án lập biên bản ghi nhận lại nội dung của sự thỏa
thuận đó, đồng thời đối chiếu với pháp luật hiện hành để lựa chọn QPPL và
ADPL để ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn của các bên đ ơng
sự.
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay sau
khi ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhng
có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ rằng sự thỏa
thuận đó là nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Thứ t, hoạt động ADPL trong trờng hợp đa vụ án ra xét xử bằng một bản
án:
Điều 28 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, quy định thẩm quyền của
TAND các cấp nh sau:
- Phiên tòa sơ thẩm của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là TAND cấp huyện).
- Phiên tòa sơ thẩm của TAND cấp tỉnh.
- Phiên tòa phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm cha
có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng cáo kháng nghị theo quy
định của pháp luật.
- Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã
có hiệu lực thi hành của TAND cấp huyện bị kháng nghị theo quy định của
pháp luật.
- Giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật về phân cấp, phân từng loại vụ
việc cho các cấp Tòa án giải quyết. Trong việc giải quyết các vụ án HN và
GĐ, TAND cấp huyện đợc giải quyết theo trình tự sơ thẩm và TAND cấp tỉnh
có thẩm quyền giải quyết các vụ án HN và GĐ theo trình tự từ sơ thẩm, phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật.
Thông thờng những vụ án phải đa ra xét xử thì tính chất của vụ việc
cũng phức tạp hơn, mặt khác các đơng sự cũng không có thiện trí hớng đến
giải quyết các tranh chấp bằng con đờng thơng lợng, hòa giải. Sau khi Tòa án
tiến hành thụ lý vụ án HN và GĐ, điều tra, xác minh, thu thập các tài liệu
chứng từ có liên quan đến vụ án, yêu cầu các bên chứng minh những vấn đề
liên quan đến tranh chấp tuân theo các bớc nh đã nêu ở trên. Khi đã điều tra
đầy đủ, làm rõ các tình tiết khách quan vụ án, nếu vụ án có tài sản phải định
giá tài sản. Sau đó tiến hành hòa giải, phân tích để các đơng sự tự thỏa thuận
với nhau, nhng việc hòa giải không đi đến kết quả. Sau khi phân tích, đánh giá
các tình tiết của nội dung vụ án, đồng thời đối chiếu với pháp luật hiện hành
để lựa chọn QPPL để áp dụng quyết định đa vụ án ra xét xử.
Trong trờng hợp này, từ khi thụ lý đến khi đa vụ án ra xét xử đây là quá
trình chuẩn bị xét xử, ADPL để tiến hành xét xử vụ án HN và và GĐ phải tuân
theo bớc sau đây:
- Thủ tục bắt đầu phiên tòa gồm có:
+ Khai mạc phiên tòa.

×