Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

website

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.79 KB, 6 trang )

Học trực tuyến tại Http://www.Videobook.vn


Học trực tuyến tại Http://www.Videobook.vn

CHƯƠNG 2: WEBSITE
 Một số thuật ngữ cơ bản
 Xây dựng website theo 7P
 Các cách xây dựng một website
 Thực hành tự tạo website/blog

1. Một số thuật ngữ cơ bản
 Tên miền
 URL
 Hit
 Pageview
 Visit và Unique Visitor
 Traffic
 Website tĩnh
 Website động

Tên miền: tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (Word by Word) từ
tiếng anh (Domain Name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng
Internet, nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet.
VD: www.dantri.com ; www.vietnamet.vn
Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm (.) ví dụ
home.vnn.vn là tên miền máy chủ Web của VDC. Thành phần thứ nhất "home" là tên của máy chủ,
thành phần thứ hai "vnn" thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần
cuối cùng "vn" là tên miền mức cao nhất (top level domain name).
Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain "TLD") bao gồm các mã quốc gia của các nước tham
gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh


quốc là UK v.v... và các lĩnh vực dùng chung (World Wide Generic Domains).
a/ Dùng chung
1- COM : Thương mại (COMmercial)
2- NET : Mạng lưới (NETwork)
3- ORG : Các tổ chức (ORGnizations)
4- INFO: Thông tin (INFOmation)
5- EDU : Giáo dục (EDUcation)
6- MOBI: Điện thoại di động
b/ Dùng ở Mỹ
6- MIL : Quân sự (Military)
7- GOV : Nhà nước (Government)
Tên miền mức hai (Second Level): Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ
chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng
thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như 7 lĩnh
vực dùng chung nêu trên.
Ví dụ tại Việt Nam, VNNIC định nghĩa các tên miền cấp 2: com.vn, net.vn, org.vn...
URL: viết tắt của Uniform Resource Locator, được dùng để tham chiếu tới tài nguyên trên
Internet. URL mang lại khả năng siêu liên kết cho các trang mạng. Các tài nguyên khác nhau được
tham chiếu tới bằng địa chỉ, chính là URL. Một URL gồm có nhiều phần được liệt kê dưới đây:
URL scheme thường là Tên giao thức (ví dụ: http, ftp) nhưng cũng có thể là một cái tên khác (ví du:
news, mailto). Muốn hiểu rõ về URL scheme xin xem URI scheme
Tên miền (ví dụ: vidu.com)
Chỉ định thêm cổng (có thể không cần)
Học trực tuyến tại Http://www.Videobook.vn


Học trực tuyến tại Http://www.Videobook.vn

Đường dẫn tuyệt đối trên máy phục vụ của tài nguyên (ví dụ: thumuc/trang)
Các truy vấn (có thể không cần)

Chỉ định mục con (có thể không cần)

Cụ thể hơn:
:80/thumuc/trang?…
\__/ \______________/\_/\___________/ \____________/ \_____/
|
URL
vi.wikipedia.org---->máy phục vụ(máy chủ)
80---------------------->cổng
/thumuc/trang-------->đường dẫn
?timkiem=cauhoi----->truy vẫn
#dautien----------------->mục con

Hiện nay trên thế giới mỗi ngày có rất nhiều tên miền (domain) mới xuất hiện.

Để có thể tìm đến một đường dẫn internet để chỉ mục nội dung cần thiết phục vụ cho người sử dụng
internet, chúng ta có thể sử dụng các công cụ trên mạng internet. Hiện nay các công cụ tìm kiếm trên
mạng Internet ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Hoặc chúng ta có thể sử dụng việc tìm
kiếm đến URL thích hợp thông qua danh bạ các website tại Việt Nam.
- Hit: Số hit của một website thường là 1 con số lớn. Mỗi tập tin được gửi đến trình duyệt bởi 1 máy
chủ web được tính là 1 hit.
Cụ thể hơn, ta sẽ thử tính số hit nếu click vào 1 trang web có 20 ảnh ở phần nền (anhnen.gif, anh-
tren-cung.gif, anh-chuyển-sắc.gif...) được tải về thì đó là 20 hit đầu tiên. Kế đến, trang web còn chứa
10 hình dã ngoại (saigon.jpg, cantho.gif...) thì ta thu về được thêm 10 hit. Kết thúc phần hình ảnh, ta
còn phải tính đến các tập tin CSS, Javascript, Flash (swf hay flv), HTML.. mỗi tập tin tương ứng 1 hit.
Do đó, mỗi khi 1 trang web được tải, hệ thống có thể đếm được hơn 50 hit tùy thuộc các thành
phần nội dung có trên trang web.
- Pageview: đây là thuật ngữ chỉ sự tính toán số lần 1 trang được xem. Khi 1 khách truy cập xem
trang chủ của website, đó được tính là 1pageview. Cùng người khách ấy xem tiếp trang Liên hệ, đó
cũng là 1pageview. Mỗi khi xem 1 trang (1 pageview), khách truy cập sẽ tạo ra nhiều hit.

Muốn tính trung bình mỗi khách truy cập website đã tạo ra bao nhiêu pageview, ta lấy tổng
số pageviewchia cho tổng số khách truy cập (visitor).
- Visit và Unique Visitor: Đây là 2 con số quan trọng khi thống kê lượng truy cập website. Website
có mức độ phổ biến là website có nhiều lượt truy cập (visit) và khách truy cập (unique visitor). Mỗi
khách truy cập (unique visitor) tạo ra nhiều lượt truy cập (visit), impression, pageview vàhit.
Website sẽ nhận diện khách truy cập qua địa chỉ IP hoặc cookie trong khoảng thời gian thường là
24 giờ. Trong khoảng 24 giờ đó, nếu cùng 1 khách truy cập quay trở lại trang web thì bộ đếm
(statistics) sẽ ghi nhận thành lượt truy cập (visit).
Một lưu ý là trong 1 mạng nội bộ (LAN), nhiều máy có cùng địa chỉ IP cùng duyệt 1 web thì chỉ được
tính là 1 khách truy cập (unique visitor) và nhiều lượt truy cập (visit).
- Traffic: Lưu lượng giao tiếp với website của bạn, hay hiểu cách khác chính là các thông số được
lượng hóa (đo đạc) lượng người truy cập (visitors, unique visitors) vào website bạn, số lượng page
views, số Kiloby tải về với mỗi yêu cầu (request), time on site, các thông số này càng lớn đồng nghĩa
với traffic cao và website của bạn sẽ được đánh giá cao hơn các website khác.
Học trực tuyến tại Http://www.Videobook.vn


Học trực tuyến tại Http://www.Videobook.vn

- Web tĩnh:
Website tĩnh là website có nội dung cố định, không chỉnh sửa nội dung. Khi chủ Website muốn cập
nhật thông tin của mình, họ phải tự biên soạn mới lại thông tin, làm mất thời gian và công sức. Mặc
khác, web tĩnh có một giao diện được thiết kế tự do hơn. Vì vậy, nhiều khi một website tĩnh có cách
trình bày đẹp mắt và cuốn hút hơn. Đối với những website chỉ nhằm đăng tải một số ít thông tin và
chúng không có nhiều thay đổi theo thời gian thì việc dùng hình thức website tĩnh là phù hợp hơn cả.
Ngoài ra, website tĩnh còn có một lợi thế vô song: website tĩnh thân thiện với các cơ chế tìm kiếm
(search engine) hơn nhiều so với website động.

- Web động:
Website động là một website tĩnh được kết hợp với một gói phần mềm ứng dụng dành cho web. Nó

cho phép người chủ Website có thể cập nhật thông tin của mình một cách nhanh chóng, mọi lúc, mọi
nơi mà không cần phải liên hệ với các lập trình viên để biên soạn lại các thông tin của mình. Ngày
nay, Website động thường được các nhà doanh nghiệp chọn lựa, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

2. Xây dựng website theo 7P
Marketing trong thế kỷ 21 không còn bó hẹp trong công thức 4P truyền thống nữa mà đã và
đang mở rộng ra thêm 3P thành Công thức 7P. Những nỗ lực Marketing sẽ được tiếp thêm
nhiều năng lực và đánh bại các đối thủ cạnh tranh với công thức mới này. Một khi bạn đã xây
dựng xong chiến lược Marketing, công thức 7P nên được sử dụng để liên tục đánh giá và tái đánh
giá các hoạt động kinh doanh của bạn. 7P đó là Product (Sản phẩm), Price (Giá), Promotion (Chiêu
thị), Place (Phân phối), Packaging (Đóng gói), Positioning (Định vị) và People (Con người).
Trong bối cảnh các sản phẩm, thị trường, khách hàng và nhu cầu thay đổi nhanh chóng, bạn sẽ phải
không ngừng quan tâm tới 7 chữ P này để chắc chắn rằng bạn vẫn đi đúng con đường và đạt được
những kết quả tốt nhất có thể cho doanh nghiệp trên thị trường.
P1) Product – Sản phẩm
Để bắt đầu, bạn hãy tạo dựng thói quen nhìn vào các sản phẩm của bạn như thể bạn là một nhà tư
vấn Marketing bên ngoài được công ty thuê để giúp đỡ quyết định xem nên hay không nên đưa nó ra
thị trường vào thời điểm này. Có nhiều câu hỏi quan trọng cần đặt ra, chẳng hạn như: Sản phẩm hay
dịch vụ hiện tại có tương thích và phù hợp với thị trường và với các khách hàng ngày nay?
Những thói quen đánh giá sản phẩm hay dịch vụ một cách chân thực và tự hỏi: Đó có phải là những
sản phẩm hay dịch vụ thích hợp với các khách hàng của mình?” là rất quan trọng.
Hãy so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có vượt trội ở một vài
phương diện nào đó? Nếu có, đó là cái gì? Còn nếu không, bạn có thể xây dựng cho sản phẩm hay
dịch vụ những vượt trội như thế? Bạn có nên đưa ra sản phẩm hay dịch vụ này trong thị trường hiện
tại?

P2) Prices – Giá
Chữ P thứ hai đó là Price – Giá. Hãy phát triển thói quen thường xuyên xem xét và xem xét lại các
mức giá của các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cung cấp để đảm bảo rằng nó luôn phù hợp với thực
tế của thị trường hiện tại. Đôi lúc bạn có thể cần giảm giá các sản phẩm, dịch vụ.

Nhiều doanh nghiệp thấy rằng lợi nhuận của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó không có sự tương
đồng với các công sức và nguồn lực bỏ ra để sản xuất chúng. Bằng việc nâng giá, các doanh nghiệp
có thể đánh mất một số lượng khách hàng, nhưng tỷ lệ % khách hàng còn lại có thể sẽ phát sinh lợi
nhuận trên từng giao dịch bán hàng. Điều này có thích hợp với bạn?
Đôi lúc bạn cần thay đổi các điều khoản và điều kiện bán hàng. Đôi lúc bằng việc kéo giãn mức giá
của bạn trong một vài tháng hay một vài năm, bạn có thể bán được nhiều hàng hơn. Đôi lúc bạn có
Học trực tuyến tại Http://www.Videobook.vn


Học trực tuyến tại Http://www.Videobook.vn

thể phối kết hợp sản phẩm và dịch vụ cùng với nhau để có các chào hàng hay các xúc tiến đặc biệt.
Đôi lúc bạn có thể đưa vào một hai khuyến mãi nhỏ nào đó mà ít tốn kém chi phí song khiến mức giá
của bạn hấp dẫn hơn đối với các khách hàng.
Trong kinh doanh, đúng như bản chất của nó, bất cứ khi nào bạn thấy được một sự kháng cự hay
thất vọng đối với bất cứ phần nào của các hoạt đông bán hàng hay Marketing, hãy sẵn sàng xem xét
lại bộ phận đó. Hãy sẵn sàng với khả năng rằng cấu trúc giá cả hiện tại của bạn có thể chưa thích
hợp với thị trường trong cùng thời điểm. Hãy sẵn sàng với nhu cầu đánh giá lại các mức giá nhằm
duy trì tính cạnh tranh, sống sót và tăng trưởng trong một thị trường thay đổi nhanh chóng.

P3) Promotion – Chiêu thị
Thói quen thứ ba trong Marketing và bán hàng đó là suy nghĩ về việc quảng bá sản phẩm. Quảng bá
sản phẩm bao gồm tất cả các cách thức bạn có thể nói với khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ của
bạn và làm thế nào bạn có thể Marketing và bán chúng.
Những thay đổi nhỏ trong cách thức bạn quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ có thể dẫn tới những
thay đổi lớn trong kết quả kinh doanh. Thậm chí cả những thay đổi nhỏ trong quảng cáo cũng có thể
dẫn ngay tới doanh số bán hàng cao hơn. Các copywriter giàu kinh nghiệm có thể gia tăng tỷ lệ phản
hồi của các quảng cáo lên tới 500% bằng đôi chút chỉnh sửa tiêu đề trên quảng cáo.
Các doanh nghiệp lớn và nhỏ không ngừng nghỉ thử nghiệm các cách thức khác nhau để quảng cáo
và bán sản phẩm hay dịch vụ của họ. Và đây là quy tắc: Sớm hay muộn, bất cứ phương pháp

Marketing hay bán hàng nào bạn đang sử dụng ngày nay sẽ ngừng hiệu quả. Đôi lúc nó không còn
hiệu quả vì một vài lý do bạn biết và đôi lúc vì một vài lý do bạn không biết. Trong mọi trường hợp,
các phương pháp Marketing và bán hàng của bạn cuối cùng sẽ không còn hiệu quả nữa, và bạn sẽ
phải tạo dựng những chiến lược, chào mời và phương pháp Marketing, bán hàng và quảng cáo mới.

P4) Place – Phân phối
Chữ P thứ tư trong Công thức Marketing 7P đó là cách thức phân phối/kênh phân phối sản phẩm hay
dịch vụ. Hãy phát triển thói quen xem xét và suy nghĩ kỹ lưỡng về kênh phân phối, nơi các khách
hàng gặp gỡ nhân viên bán hàng. Đôi lúc sự thay đổi trong kênh phân phối sẽ dẫn tới kết quả tăng
trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ.
Bạn có thể bán sản phẩm của mình tại nhiều kênh phân phối khác nhau. Một vài công ty sử dụng
cách thức bán hàng trực tiếp, cử các nhân viên bán hàng ra ngoài để tiếp xúc cá nhân và nói chuyện
trực tiếp với các khách hàng. Một vài công ty sử dụng Marketing từ xa. Một vài công ty bán hàng qua
catalogue hay thư đặt hàng. Một vài công ty bán hàng tại các hội trợ hay địa điểm bán lẻ. Một vài
công ty bán hàng trong mối liên minh với các sản phẩm hay dịch vụ tương tự. Một vài công ty sử
dụng các đại diện bán hàng hay các nhà phân phối đại lý. Và nhiều công ty kết hợp sử dụng một vài
trong số các cách thức bán hàng trên.
Trong mỗi trường hợp, bạn phải có được lựa chọn thích hợp về cách thức phân phối thích hợp nhất
cho các khách hàng để nhận những thông tin mua sắm thiết yếu về sản phẩm hay dịch vụ cần thiết
cho những quyết định mua sắm. Kênh phân phối của bạn là gì? Bạn cần thay đổi những gì? Nơi nào
khác bạn có thể giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ của mình?

P5) Packaging – Đóng gói
Chữ P thứ năm trong Công thức Marketing 7P đó là Packaging – Đóng gói. Hãy phát triển thói quen
đứng đằng sau và nhìn vào từng yếu tố hình ảnh trong bao bì đóng gói sản phẩm hay dịch vụ của
bạn thông qua con mắt của những khách hàng tiềm năng quan trọng. Bạn cần nhớ rằng mọi người
định hình nên ấn tượng đầu tiên của họ về bạn trong vòng 30 giây đầu tiên khi nhìn thấy bạn hay
Học trực tuyến tại Http://www.Videobook.vn



Học trực tuyến tại Http://www.Videobook.vn

thấy một vài yếu tố nào đó của doanh nghiệp. Những cải thiện nhỏ trong đóng gói hay bao bì bên
ngoài sản phẩm hay dịch vụ có thể dẫn tới những phản ứng hoàn toàn khác biệt từ các khách hàng.
Đối với đóng gói và bao bì sản phẩm hay dịch vụ, bạn nên suy nghĩ tới tất cả các yếu tố mà các
khách hàng nhìn thấy đầu tiên trong các giao tiếp với công ty bạn theo tất cả các cách thức khác
nhau thông qua quy trình mua sắm.
Đóng gói liên quan tới hình thức bên ngoài của sản phẩm hay dịch vụ của bạn Ngoài ra, đóng gói liên
quan tới các nhân viên của bạn và cách thức họ ăn mặc. Nó cũng liên quan tới văn phòng làm việc
của bạn, tới phòng đợi của doanh nghiệp bạn, tới các tài liệu Marketing và tới từng giao tiếp hình ảnh
về công ty bạn. Tất cả mọi thứ cần được đưa vào. Tất cả mọi thứ sẽ có tác động tích cực hay tiêu
cực. Và tất cả mọi thứ tác động tới sự tin tưởng của các khách hàng trong giao dịch với bạn.
Khi IBM bắt đầu kinh doanh dưới sự dẫn dắt của Thomas J. Watson, ông đã thấy rằng 99% hình ảnh
về công ty mà một khách hàng thấy được là thông qua các nhân viên bán hàng của IBM. Do IBM bán
những sản phẩm công nghệ cao, Watson biết các khách hàng sẽ phải có một độ tin cậy lớn khi tiếp
xúc với các nhân viên bán hàng. Vì thế, ông xây dựng các chính sách ăn mặc và giao tiếp mà sau
này trở thành các quy định không thể thay đổi tại IBM.
Kết quả là từng nhân viên bán hàng được yêu cầu phải trông như những chuyên gia ở mọi khía
cạnh. Từng yếu tố trong quần áo của họ (bao gồm bộ vest đen, cà vạt đen, áo sơ mi trắng, tóc chải
ngay ngắn, giầy đánh bóng, móng tay sạch sẽ) và nhiều đặc điểm khác đã tạo dựng một hình ảnh về
tính chuyên nghiệp và có năng lực. Một trong những lời tán thưởng cao nhất mà một người có thể
nhận được đó là: “Bạn trông như ai đó ở IBM”.

P6) Positioning – Định vị
Chữ P tiếp theo đó Positioning – Định vị. Bạn nên phát triển thói quen suy nghĩ về cách thức bạn
được định vị trong trái tim và tâm trí các khách hàng của bạn. Mọi người suy nghĩ và nói về bạn như
thế nào khi bạn không có mặt? Mọi người suy nghĩ và nói về công ty bạn như thế nào? Sự định vị
nào bạn có trong thị trường của bạn, về các từ ngữ cụ thể mọi người sử dụng khi họ miêu tả về bạn
và về những chào hàng của bạn tới họ?
Hai tác giả Al Reis và Jack Trout trong cuốn sách nổi tiếng của mình là Positioning – Định vị đã chỉ ra

rằng những suy nghĩ và nhìn nhận của các khách hàng về bạn là nhân tố quyết định thành công trong
một thị trường cạnh tranh.
Học thuyết Đặc tính nói rằng hầu hết các khách hàng nhìn nhận về bạn theo một cách thức đơn lẻ
khác nhau, tích cực hay tiêu cực. Đôi lúc đó là “dịch vụ”. Đôi lúc đó là “xuất sắc”. Đôi lúc đó là “máy
móc chất lượng” như đối với Mercedes Benz. Đôi lúc đó là “động cơ lái tột bực” như đối với BMW.
Trong mọi trường hợp, mức độ những đặc tính này được in đậm và sâu trong tâm trí các khách hàng
sẽ quyết định khả năng họ mua sắm sản phẩm hay dịch vụ của bạn, đồng thời quyết định họ sẽ mua
bao nhiêu.
Hãy phát triển thói quen suy nghĩ về cách thức bạn có thể cải thiện mức độ định vụ của mình. Hãy
bắt đầu bằng việc xác định vị thế mà bạn thích có. Nếu bạn có thể tạo dựng được ấn tượng thích hợp
trong trái tim và tâm trí các khách hàng, nó sẽ là gì? Bạn sẽ cần phải làm những gì trong từng giao
tiếp với các khách hàng để các khách hàng suy nghĩ và nói về bạn đúng với cách thức bạn muốn?
Những thay đổi nào bạn sẽ cần tới trong lối giao tiếp với khách hàng ngày nay để được nhìn nhận là
sự lựa chọn mua sắm tốt nhất?

P7) People – Con người
Chữ P cuối cùng đó là People – Con người. Bạn hãy phát triển thói quen suy nghĩ về những con
người bên trong và bên ngoài của bạn vốn chịu trách nhiệm cho từng yếu tố trong các chiến lược và

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×