Hướng dẫn Xây dựng Quy hoạch quảng cáo
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Nhằm tạo sự thống nhất cho công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo trong
tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Đề cương chi tiết Đề án quy
hoạch quảng cáo và một số mẫu quy hoạch quảng cáo để các Phòng Văn hóa và
Thông tin các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, căn cứ vào tình hình thực tế tại
địa phương áp dụng một cách hợp lý, có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nếu
có khó khăn vướng mắc đề nghị liên hệ với Phòng Nghiệp vụ văn hóa để được
hướng dẫn.
ĐỀ CƯƠNG
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG QUY HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI
(Gồm các loại phương tiện: Bảng quảng cáo tấm lớn, tấm nhỏ, băng rôn, màn hình
điện tử, màn hình LCD, biển hiệu)
- Tên gọi: Đề án Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn …….. đối với
phương tiện quảng cáo ....(cụ thể do địa phương chọn trong các phương tiện quảng
cáo nêu ở trên để xây dựng quy hoạch)
- Đơn vị chủ quản: Uỷ ban nhân dân …………
- Đơn vị thực hiện: Phòng Văn hóa và Thông tin…..
PHẦN I:
TÌNH HÌNH CHUNG
I. Khái quát vị trí địa lý, lịch sử văn hóa xã hội, đặc điểm tình hình kinh tế địa
phương (khái quát những nội dung có liên quan hoặc ảnh hưởng tới hoạt động
quảng cáo tại địa phương)
1. Vị trí địa lý, lịch sử văn hóa xã hội:
2. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của địa phương:
II. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch quảng cáo
1. Thực trạng hoạt động quảng cáo tại địa phương
1.1. Thực trạng hoạt động tuyên truyền cổ động nhiệm vụ chính trị và quảng cáo
không sinh lời:
1.2. Thực trạng hoạt động quảng cáo thương mại:
2. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch quảng cáo
2.1. Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo, từng
bước đưa hoạt động quảng cáo đi vào nề nếp.
2.2. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; của tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động quảng cáo, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
2.3. Đảm bảo yếu tố cảnh quan, kiến trúc và văn minh đô thị, trật tự an toàn xã hội.
2.4. Những đặc thù riêng của địa phương: (căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa
phương đang phát triển mạnh hay mới phát triển về hoạt động quảng cáo để đưa ra
một số các nội dung vì sao phải tiến hành xây dựng quy hoạch quảng cáo).
III. Những căn cứ pháp lý
1. Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL - UBTVQH10 ngày 16 tháng 11 năm 2001
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
2. Nghị định số 24/2003/NĐ - CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;
3. Nghị định số 186/2004/NĐ - CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy
định về quản lý và bảo vệ cơ cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
4. Nghị định số 16/2005/NĐ - CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về
quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình;
5. Nghị định số 08/2005/NĐ - CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về
quy hoạch xây dựng;
6. Nghị định số 11/2006/NĐ - CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về
việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công
cộng;
7. Thông tư số 43/2003/TT - BVHTT ngày 16 tháng 7 năm 2003 của Bộ Văn hóa -
Thông tin ( nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 24/2003/NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
Quảng cáo;
8. Thông tư số 05/2008/TT – BNV ngày 07 tháng 8 năm 2008 của Bộ Nội vụ
hướng dẫn về biển tên cơ quan hành chính nhà nước.
9. Hướng dẫn số 1423/HD - BVHTT ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Bộ Văn hóa
- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn công tác quy
hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
10. Văn bản của địa phương ban hành có liên quan:
(Ví dụ: Căn cứ Công văn hoặc Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về
việc xây dựng Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh, thành phố; Căn cứ
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố).
IV. Giải thích từ ngữ
Trong Đề án Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời, các từ ngữ dưới đây được hiểu như
sau:
1. Bảng quảng cáo: là phương tiện để thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên nhiều
chất liệu và kích thước khác nhau. Bảng quảng cáo bao gồm: Bảng, biển, panô,
hộp đèn.
2. Bảng quảng cáo tấm lớn: là bảng quảng cáo có diện tích một mặt từ 40m
2
trở
lên có thể hiện các sản phẩm quảng cáo
3. Bảng quảng cáo tấm nhỏ: là bảng quảng cáo có diện tích một mặt từ 40m
2
trở
xuống có thể hiện các sản phẩm quảng cáo
4. Đường quốc lộ: là các trục chính của mạng lưới đường bộ, có tác dụng đặc biệt
quan trọng phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước
hoặc khu vực.
5. Đường tỉnh lộ: là các đường trục trong địa bàn 1 tỉnh hoặc 2 tỉnh gồm đường
nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc với
2
trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường nối quốc lộ với trung tâm hành chính
của huyện.
6. Đường huyện lộ: là các đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung
tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận;
đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm cụm xã.
7. Đường đô thị: là các đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành,
nội thị.
8. Đường cao tốc: là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải
phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không
cắt cùng mức với đường khác.
9. Hành lang an toàn đường bộ: là phần đất dọc hai bên đường bộ nhằm bảo đảm
an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
10. Băng rôn dọc: Bao gồm phướn, cờ đuôi nheo.
V. Nguyên tắc xây dựng quy hoạch quảng cáo
Đề án Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời được xây dựng trên cơ sở những nguyên
tắc sau:
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo, các quy định của pháp luật
về xây dựng, giao thông và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Phù hợp với quy hoạch tổng thể đô thị của địa phương; vị trí quy hoạch phải
đảm bảo được mỹ quan đô thị, an toàn giao thông.
3. Đảm bảo sự thống nhất giữa các Sở, ngành có liên quan để phối hợp quản lý và
là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện việc cấp phép và xử lý vi phạm trong
hoạt động quảng cáo.
4. Đảm bảo tính công khai, minh bạch và tính khả thi khi ban hành; tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động quảng cáo phát triển.
5. Tại các điểm tiếp giáp giữa các tỉnh, thành phố: các bảng quảng cáo được thiết
kế kỹ lưỡng, bảo đảm tính thẩm mỹ, sử dụng chất liệu bền vững. Kiểu dáng, kích
thước thống nhất giữa các địa phương.
6. Những đặc thù riêng của địa phương.
PHẦN II
QUY HOẠCH
A- QUY HOẠCH TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ
VÀ QUẢNG CÁO KHÔNG CÓ MỤC ĐÍCH SINH LỜI
I. Xác định vị trí ưu tiên dành cho hoạt động tuyên truyền cổ động nhiệm vụ
chính trị và quảng cáo không có mục đích sinh lời
Căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ tuyên truyền hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn,
các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương; các chương trình
tuyên truyền cho chính sách xã hội để lựa chọn vị trí ưu tiên, bao gồm một số vị trí
sau:
- Khu Trung tâm hành chính tỉnh, huyện, xã.
- Khu Quảng trường;
- Các điểm nút giao thông quan trọng;
- Khu trung tâm văn hoá;
- Trung tâm thương mại, công viên, khu vui chơi giải trí;
3
- Tại các điểm tiếp giáp giữa các tỉnh, thành phố;
- Cửa khẩu biên giới quốc gia.
II. Quy định cho các phương tiện quảng cáo
1. Dựa trên những phương tiện quảng cáo quy định tại Điểm B Phần II Văn bản
hướng dẫn, địa phương có thể lựa chọn các hình thức phù hợp để quy định những
cụm cổ động tuyên truyền, tuyến phố dành cho hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ
chính trị.
2. Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn ở địa phương để quy định vị trí, khu vực, loại hình
có kết hợp quảng cáo thương mại và hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị
(hình thức thể hiện trên các phương tiện lựa chọn theo quy định tại Điểm B Phần
II Văn bản hướng dẫn).
B- QUY HOẠCH QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
I. Đường cao tốc, quốc lộ
1. Bảng quảng cáo tấm lớn:
- Vị trí: Từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng quảng cáo, tối thiểu là
25 m.
- Diện tích: Từ 120m
2
đến 200 m
2
một mặt.
- Chiều cao: Tối đa 15m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng quảng cáo.
- Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt bảng.
- Khoảng cách giữa các bảng quảng cáo từ 200 m đến 250 m theo chiều dọc tuyến
đường. Tại các đường cong, khoảng cách giữa 2 bảng quảng cáo từ 150 m đến 200
m.
Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của tuyến đường thì
khoảng cách giữa các bảng quảng cáo có thể điều chỉnh nhưng không được vượt
quá giới hạn ± 50m so với khoảng cách nêu trên
2. Bảng quảng cáo tấm nhỏ:
Đối với mỗi tuyến đường phải áp dụng một loaị bảng quảng cáo với diện tích,
chiều cao, kiểu dáng, khoảng cách thống nhất và lựa chọn trong khoảng giới hạn
sau:
2.1. Đối với đường cao tốc và quốc lộ có dải phân cách có mặt cắt ngang từ 10 m
trở lên:
- Vị trí: Đặt trong dải phân cách.
- Diện tích: Tối đa 15 m
2
/mặt bảng.
- Chiều cao: Tối đa 6m tính từ mặt đường đến đỉnh của bảng. Chiều ngang của
bảng phải nhỏ hơn dải phân cách.
- Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt.
- Khoảng cách: Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề là 100m.
(Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của dải phân cách thì
khoảng cách giữa các bảng quảng cáo có thể điều chỉnh nhưng không được vượt
quá giới hạn ± 20m so với khoảng cách nêu trên)
2.2. Đối với đường cao tốc và quốc lộ có dải phân cách có mặt cắt ngang từ 2 m
đến dưới 10 m:
- Vị trí: Đặt trong dải phân cách.
- Diện tích: Tối đa là 10 m
2
/mặt bảng.
4
- Chiều cao: Tối đa 5m tính từ mặt dải phân cách đến đỉnh của bảng. Chiều ngang
của bảng phải nhỏ hơn dải phân cách.
- Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt.
- Khoảng cách: Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề là 60m.
(Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của dải phân cách thì
khoảng cách giữa các bảng quảng cáo có thể điều chỉnh nhưng không được vượt
quá giới hạn ± 10m so với khoảng cách nêu trên)
2.3. Tại các cột đèn chiếu sáng trên cầu, dải phân cách và lề đường:
- Vị trí: Tại các cột đèn chiếu sáng.
- Diện tích: Chiều cao tối đa 1,2 m, chiều rộng tối đa 0,6 m, dày tối đa 0,2 m.
- Chiều cao: Tối đa 6 m tính từ mặt đường đến đỉnh của bảng.
- Khoảng cách: Tuỳ theo tình hình thực tiễn của địa phương và vị trí quy hoạch có
thể quy định cách một cột đèn hoặc cách hai cột đèn chiếu sáng đặt 01 bảng.
II. Đường tỉnh lộ
1. Bảng quảng cáo tấm lớn:
- Vị trí: Từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng quảng cáo, tối thiểu là
20 m.
- Diện tích: Từ 90m
2
đến 120 m
2
một mặt.
- Chiều cao: Tối đa 13 m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng.
- Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt bảng.
- Khoảng cách: Khoảng cách giữa các bảng quảng cáo từ 150 m đến 200 m theo
chiều dọc tuyến đường. Tại các đường cong, khoảng cách giữa 2 bảng quảng cáo
từ 75 m đến 100 m.
(Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của tuyến đường thì
khoảng cách giữa các bảng quảng cáo có thể điều chỉnh nhưng không được vượt
quá giới hạn ± 25m so với khoảng cách nêu trên)
2. Bảng quảng cáo tấm nhỏ:
Căn cứ vào diện tích, kiểu dáng, kích thước, chiều cao, khoảng cách tại Điểm 2
Mục I Phần B của Văn bản hướng dẫn này để quy định cụ thể cho từng vị trí.
III. Đường huyện lộ
1. Bảng quảng cáo tấm lớn:
- Vị trí: Từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng quảng cáo, tối thiểu là
15 m.
- Diện tích: Từ 40m
2
đến 100 m
2
một mặt.
- Chiều cao: Tối đa 08 m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng
- Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt bảng.
- Khoảng cách: Khoảng cách giữa các bảng quảng cáo từ 100 m đến 150 m theo
chiều dọc tuyến đường. Tại các đường cong, khoảng cách giữa 2 bảng quảng cáo
từ 75 m đến 100 m.
(Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của tuyến đường thì
khoảng cách giữa các bảng quảng cáo có thể điều chỉnh nhưng không được vượt
quá giới hạn ± 20m so với khoảng cách nêu trên)
2. Quảng cáo tấm nhỏ:
Căn cứ vào diện tích, kiểu dáng, kích thước, chiều cao, khoảng cách tại Điểm 2
5