Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.17 KB, 50 trang )

[Type text]
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
KHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGUYỄN HỒNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
THỊ TRẤN PHÚ THÁI

Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Hải Dương, tháng 04 năm 2014
[Type text]
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
KHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
THỊ TRẤN PHÚ THÁI
Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hồng Sơn
Lớp: 07TCNH. MSSV: 1102869
Giáo Viên Hướng Dẫn: NGUYỄN THỊ HOA
Hải Dương, tháng 04 năm 2014
[Type text]
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
Người hướng dẫn: GV. NGUYỄN THỊ HOA










Người chấm, nhận xét 1:









Người chấm, nhận xét 2:









Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa kinh tế- Tài chính Ngân hang ngày……tháng……năm………
[Type text]
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
[Type text]
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.
[Type text]
DANH MỤC VIẾT TẮT
QTD Quỹ tín dụng.
DSCV Doanh số cho vay.
DSTN Doanh số thu nợ.
DN Dư nợ.
DNCV Dư nợ cho vay.
NQH Nợ quá hạn.
NHTM Ngân hàng thương mại
KDDV – SH Kinh doanh dịch vụ - sinh hoạt.
TNV Tổng nguồn vốn.
VHĐ Vốn huy động.
VHĐCKH Vốn huy động có kỳ hạn.
VHĐKKH Vốn huy động không kỳ hạn.
TDNH Tín dụng ngắn hạn.
TD Tín dụng.
NHTM Ngân hàng thương mại
Đvt Đơn vị tính
NH Ngắn hạn
DH Dài hạn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường đầy tính năng động
với khí thế cạnh tranh giữa các ngân hàng, các doanh nghiệp, các công ty…. thật
quyết liệt, cùng với sự ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào kinh

doanh và sản xuất làm nền kinh tế chúng ta không ngừng tăng trưởng. Bên cạnh
đó, một vấn đề bức xúc mà chúng ra quan tâm là vốn, trong khi đó trong dân
chúng còn dự trữ một lượng vốn nhàn rỗi rất lớn, một số người có vốn trong tay
nhưng không biết làm gì, một số khác họ không có vốn nhưng có cái đầu và
quyết chí kinh doanh họ dốc hết tâm trí vào để tính toán làm ăn rất cần vốn, một
nhóm khác nữa là họ đã kinh doanh và trong quá trình đó có khi họ dư vốn tạm
thời, có khi họ thiếu vốn do đó phải làm thế nào để đưa lượng vốn đó vào dòng
chảy nhằm tăng sức bật. Vì vậy, sự xuất hiện của hệ thống NHTM và các QTD
đã giải quyết những khó khăn trên, trong đó có Quỹ Tín Dụng Nhân Dân TT Phú
Thái ( Quỹ Tín Dụng TT Phú Thái) đã áp dụng chính sách của nhà nước nhằm
thực thi chính sách về tiền tệ, tín dụng đẩy mạnh việc sử dụng vốn một cách có
hiệu quả nhất.
Tại QTD TT Phú Thái hoạt động tín dụng chiếm gần 100% kết quả kinh
doanh và đóng vai trò then chốt, mà trong đó hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm
tỷ trọng cao trên 85%. Song song với những thành tựu đạt được thì QTD vẫn còn
tồn tại những bất cập cần đổi mới. Do đó muốn nâng cao hơn nữa vị thế của
mình trên thị trường thì Quỹ Tín Dụng TT Phú Thái phải bắt đầu bằng việc cải
tiến tín dụng nâng cao hoạt động.
Nước ta có truyền thống về nông nghiệp, ngày nay nông nghiệp cũng đóng
vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Tỉnh Hải Dương là một tỉnh có sản lượng
lúa lớn ở đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước nhưng đời sống của người
nông dân còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn do đó phần lớn họ không có đủ
vốn để đưa những máy móc, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất được nên lao động rất
vất vả. Đây là một vấn đề cần quan tâm, một nhu cầu bức xúc mang tính thời sự.
Phần lớn bà con nông dân đang thiếu vốn để sản xuất, chi phí sản xuất thì cao mà
chu kỳ thu hoạch lại chậm nên phải đi vay vốn để bù đắp nhu cầu vốn thiếu hụt
phục vụ cho sản xuất kinh doanh, và thông thường lãi suất cho vay bên ngoài rất
cao do vậy người dân vay vốn từ Quỹ tín dụng sẽ có lợi hơn nhiều, giảm được
chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Mặt khác do trình độ dân trí của người dân chưa cao và các ngân hàng

thương mại lớn không mặn mà với các món vay nhỏ nên việc giao dịch với các
ngân hàng lớn gặp nhiều khó khăn.Vì vậy các tổ chức tín dụng đặc biệt là Quỹ
tín dụng nhân dân là sự lựa chọn của họ bởi thủ tục đơn giản và sẵn sàng đáp ứng
các món vay nhỏ.
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
Bên cạnh công tác tín dụng ngắn hạn, để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của
người dân đầu tư cho sản xuất kinh doanh, Quỹ tín dụng cần phải đẩy mạnh công
tác huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn cho hoạt động tín dụng. Điều này đòi
hỏi Quỹ tín dụng cần phải có chính sách huy động vốn phù hợp với khả năng
phát triển của nền kinh tế, tập quán tiêu dùng và tiết kiệm của người dân. Do vậy
huy động vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả phải đi đôi với nhau, bổ sung
cho nhau.
Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng ngắn hạn và huy động vốn nên
tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín
dụng nhân dân thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương.”
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
Hệ thốnghóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả tín dụng tại quỹ tín dụng
nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của quỹ tín dụng nhân dân
TT Phú Thái nói riêng
Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của QTDND cơ sở TT Phú
Thái huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương
Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú Thái
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả tín dụng của QTDND TT Phú Thái

Phạm vi nghiên cứu: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại
QTDND TT Phú Thái huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2012
1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Sử dụng các cơ sở lý luận kết hợp với thục tiền để phân tích, tổng hợp hoạt động
tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú Thái và xử lý hệ phống thông tin, số liệu thu thập
được trong quá trình thực tập và nghiên cứu
1.5 Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồn 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề luận chung về hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn
tại Qũy tín dụng nhân dân TT Phú Thái
Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Qũy tín dụng nhân dân
TT Phú Thái
Chương 3: Một số giải pháp nâng nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại
Quỹ tín dụng nhân dân TT Phú Thái
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ
TRẤN PHÚ THÁI
.
1.1 Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngắn hạn của NHTM
Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh
tế - xã hội. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau:
- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện với hình thái tiền tệ
hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định.
- Định nghĩa 2: Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng
vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.

- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái
chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa
thanh toán lại trong tương lai của bên kia là người đi vay (thụ trái – người đi
vay).
Như vậy “tín dụng” có thể được diễn bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng nội
dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất: đều phản ánh một bên là
người cho vay, còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc
bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện đại.
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngắn hạn của NHTM.
Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng.
1.2. Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn.
-Vốn vay ngắn hạn luân chuyển cùng chu kỳ sản xuất kinh doanh của
khách hàng.
-Tín dụng ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời vốn lưu động
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cho vay và thu nợ
luôn diễn ra lúc bắt đầu và kết thúc của chu kì sản xuất kinh doanh. Ngân hàng
thường cho vay khi khách hàng phát sinh nhu cầu vốn đề mua vật tư, nguyên vật
liệu, hoặc trang trải các chi phí sản xuất và khi hàng hóa được tiêu thu, khách
hàng có thu nhập, cũng là lúc ngân hàng thu hồi nợ. Xuất phát từ đặc điểm này,
các ngân hàng thường quy địnhn thời hạn cho vay trên cơ sở chu kì sản cuất của
người vay. Do vậy, thời gian thu hồi vốn trong cho vay ngắn hạn nhanh.
-Rủi ro của khoản tín dụng ngắn hạn thấp hơn khoản tín dụng trung và dài hạn do
thời hạn thu hồi vốn nhanh, cũng vì vậy mà mức lãi xuất tín dụng ngắn hạn thấp
hơn mức lãi xuất tín dụng trung và dài hạn.
-Hình thức cấp tín dụng phong phú: Ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng các
loại hình thức cấp tín dụng ngắn hạn như: Cho vay mua hàng dự trữ, cho vay vốn
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
lưu động, cho vay kinh doanh bán lẻ, cho vay trên tài sản… Điều này vừa để đáp

ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng phân tán rủi do.
-Tín dụng ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. Do nguồn
tiền huy động được chủ yếu là nguồn ngắn hạn và sự phù hợp và thời hạn giữa
nguồn tiền và cho vay, nên ngân hàng chủ yếu cung cấp các khoản tín dụng ngắn
hạn.Trên thục tế thì tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn tuyệt đối,
khoảng 70% tổng dư nợ tín dụng đem lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng
thương mại.
1.2.1. Chức năng của tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có hai chức năng sau:
Thứ nhất: chức năng phân phối lại tài nguyên.
Thứ hai: chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất.
- Chức năng phân phối tài nguyên:
Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông
qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở
chỗ:
Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín
dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.
- Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất:
Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói
riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung được thực hiện một cách bình
thường và liên tục. Do đó, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu
thông hàng hoá.
1.2.2. Vai trò của tín dụng.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau đây:
- Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục
đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn nền kinh tế,
tạo điều kiện cho quá trình được sản xuất liên tục, tín dụng còn là cầu nối giữa
tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện
đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.

-Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Hoạt động ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ
sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực
hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh
doanh hiệu quả.
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
- Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và
ngành mũi nhọn.
Trong giai đoạn tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất
khẩu….nhà nước đã tập trung tín dụng để tài trợ để phát triển các ngành đó, tạo
cơ sở lôi cuốn các ngành khác.
- Thứ tư: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Trong điều kiện kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những phương
tiện kinh tế nối liền các nền kinh tế các nước với nhau.
1.3. Phân loại tín dụng ngắn hạn.
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú.
Trong quản lý tín dụng, các nhà kinh tế dựa vào các tiêu thức nhất định để phân
loại.
1.3.1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, được xác
định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng,
loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong các Ngân hàng thương mại và QTD. Tín
dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu
động và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho
vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây
dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để
cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
2.2.3.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng:
Theo tiêu thức này tín dụng chia làm hai loại:
Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu
động như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên liệu cho sản xuất.
Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng cung cấp để hình thành vốn cố định.
Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. Tín
dụng vốn cố định thường được cấp phát phục vụ việc đầu tư mua sắm tài sản cố
định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và
công trình mới.
2.2.3.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng:
Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm hai loại:
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp cho
các nhà doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất và kinh doanh.
Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng.
1.4. Những vấn đề cơ bản về QTD:
1.4.1. Khái niệm quỹ tín dụng.
Quỹ Tín dụng nhân dân là tổ chức hoạt động theo mô hình hợp tác
xã trong lĩnh vực cho vay vốn ở địa bàn các xã ( phường). Đây là kênh huy động
vốn hiệu quả của Nhà nước đặc biệt là tại các vùng nông thôn nơi người dân
chưa có thói quen giao dịch với ngân hang.
1.4.2 Các điều kiện vay vốn tại QTD:
Hoạt động tín dụng của Qũy tín dụng tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hộp đồng tín
dụng.

- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trên
hợp đồng tín dụng.
1.4.2. Điều kiện vay vốn:
Qũy tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều
kiện sau:
 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp
với quy định của pháp luật.
Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ,
Ngân Hàng Nhà Nước Việt nam, và hướng dẫn của Qũy tín dụng.
1.4.3. Đối tượng cho vay ngắn hạn:
Qũy tín dụng thường cho vay ngắn hạn các đối tượng như: giá trị vật tư,
hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự
án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển.
QTD không cho vay các đối tượng sau:
- Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác.
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
- Số tiền vay để trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.
1.4.4. Phương thức cho vay:
- Cho vay từng lần:
Với phương thức cho vay này, mỗi lần vay vốn khách hàng phải lập hồ sơ
vay vốn cho từng lần vay, đến khi thu hoạch và bán sản phẩm thì trả hết nợ, khi
có nhu cầu vay vốn thì làm thủ tục vay từ đầu.
Phương thức cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo

từng thương vụ hay vay theo thời vụ. Mỗi lần vay thì khách hàng và quỹ tín dụng
phải ký kết lại hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Khi khách hàng vay vốn, thông qua các phương án sản xuất kinh doanh
trong năm và các điều kiện vay vốn khác của Qũy tín dụng và khách hàng sẽ thoả
thuận một mức dư nợ cao nhất trong năm đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả các
phương án xin vay, mức dư nợ này được gọi là hạn mức tín dụng và khi đó người
vay chỉ lập một bộ hồ sơ xin vay và được sử dụng cho nhiều lần xin vay.
Hạn mức tín dụng được xem như là một cam kết của Qũy tín dụng về mức
dư nợ khách hàng sử dụng và khách hàng được quyết định về thời điểm nhận
tiền, thời điểm trả nợ trong phạm vi hạn mức và thời gian hiệu lực của hạn mức.
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất có quan
hệ thường xuyên và mang tính truyền thống.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:
Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng Qũy tín dụng sẽ
cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình
thiếu vốn để từ chối cho vay. Vì Qũy tín dụng phải bớt các món vay của khách
hàng khác để giữ cam kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức
phí cho việc duy trì hạn mức dự phòng. Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín
dụng với số thực vay.
- Cho vay theo dự án:
Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, Qũy tín dụng phải thẩm định
dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn Qũy tín dụng vận
dụng bổ sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
các dự án phục vụ đời sống. Với phương thức này, khách hàng phải lập dự án cụ
thể trước khi vay vốn Qũy tín dụng.
- Cho vay trả góp:
Khi vay vốn thì Qũy tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú

Thái
vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong
thời hạn cho vay.
1.4.5. Mức cho vay:
Khi xác định mức cho vay đối với một khách hàng. Qũy tín dụng căn cứ
vào:
- Khả năng nguồn vốn của Qũy tín dụng.
- Khả năng quản lí của Qũy tín dụng.
- Nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.
- Riêng đối với trường hợp cho vay khách hàng dưới hình thức cầm cố sổ
tiền gửi do chính Qũy tín dụng Mỹ Hòa phát hành thì mức cho vay tối đa cộng
tiền lãi phải trả khi đến hạn trả nợ không vượt quá số dư còn lại của sổ tiền gửi
tại thời điểm quyết định cho vay.
1.4.6. Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu
nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
1.4.7. Lãi suất cho vay:
Lãi suất cho vay do Qũy tín dụng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở mức
lãi suất do Hội đồng quản trị Qũy tín dụng quy định phù hợp với qui định của
Ngân hàng nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.
Lãi suất cho vay thực hiện theo nguyên tắc phải bảo đảm bù đắp lãi suất huy
động cộng với chi phí hoạt động của Qũy tín dụng, nộp thuế theo qui định, bù
đắp được rủi ro và có tích lũy.
Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Qũy tín dụng ấn
định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt
quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp
đồng tín dụng.
1.4.8. Quy trình cho vay của quỹ tín dụng:


[Type text]
(1)
(2)
(5)
(4)
Kho quỹ
Giám đốc
Khách hàng
Trưởng phòng TD
(6)
Cán bộ tín dụng Phòng kế toán
(3)
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
Sơ đồ 1.4.8: Quy trình cho vay trực tiếp.
Giải thích sơ đồ quy trình cho vay:
(1) Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay
vốn, có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm
định các điều kiện vay vốn theo quy định.
(2) Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp
lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành
xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp
kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến và báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu
có) và trình giám đốc quyết định.
(3) Giám đốc Qũy tín dụng nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm
định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.
-Nếu cho vay thì quỹ tín dụng nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín
dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản)
-Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.
(4,5,6) Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế

toán thực hiện nghiệp vụ hoạch toán kế toán, thanh toán. Chuyển thủ quỹ để giải
ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn và hoạt động TD:
1.5.1.Khái niệm hiệu quả tín dụng.
-Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, tín dụng là
một nghiệp vụ mang lại phần lớn doanh lợi cho ngân hàng nhưng cũng là nơi
tiềm ẩn nhiều rủi ro có khả năng xảy ra với tỷ lệ cao.
-Hiệu quả hoạt động tín dụng được thể hiện bởi chất lượng, quy mô và khả năng
cạnh tranh trong hoạt đông tín dụng. Vậy, hiệu quả tín dụng được hiểu là sự đáp
ứng nhu cầu của khách phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự
tồn tại của ngân hàng.
Hiệu quả tín dụng được hình thành và đảm bảo từ hai phía là ngân hàng
và khách hàng, bởi vậy hiệu quả tín dụng của ngân hàng không những phụ
thuộc vào bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động kinh
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
doanh của khách hàng, ngoài ra tổ chức tín dụng còn chịu ảnh hưởng của môi
trường kinh tế xã hội.
Đối với tín dụng ngắn hạn, kì hạn chỉ không quá 12 tháng nên phải
phù hợp với mục đích sử dụng, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu
tư phát triển của khách hàng.Ngoài ra hiệu quả tín dụng ngắn hạn thể hiện ở
phạm vi, mức độ , giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng, thực lực của
ngân hàng.
Như vậy, để một khoản vay có hiệu quả thì cần phải đặt ra những tiêu
chí để giám sát, lấy đó làm nền tảng để đánh giá cho các khoản vay sau này.
Mỗi khoản vay có hiệu quả dẫn tới tổng hoà các khoản cho vay có hiệu quả và
từ đó hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ có hiệu quả. Hiếm khi tất cả các
khoản cho vay ra có thể thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn quy định, sẽ có một
tỷ các khoản cho vay không tuân theo quy luật thông thường đó, nhưng tỷ lệ là

bao nhiêu để không ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương
mại, tỷ lệ đó không xác định rõ trong từng thời điểm cũng như không có một
quy chuẩn nào để quy định tỷ lệ đó. Nhưng qua mỗi năm, ngân hàng tổng kết
được một tỷ lệ các khoản vay không thu hồi đúng hạn, từ đó làm căn cứ để so
sánh với số liệu của năm trước, so sánh với số liệu của toàn ngành. Nếu tỷ lệ
các khoản vay chưa thu hồi năm nay thấp hơn năm trước chứng tỏ hoạt động
tín dụng năm nay có nhiều biến chuyển mang tính tích cực. Mặt khác, tỷ lệ này
nếu được so sánh với số liệu của toàn ngành mà cao hơn cho thấy chất lượng
của các khoản cho vay của ngân hàng còn thấp hơn so với mặt bằng chung của
toàn ngành ngân hàng, ngân hàng dựa vào đó làm cơ sở để phân tích, đánh giá
cho những chính sách tín dụng sau này của ngân hàng.
1.5.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn.
- Vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
Vốn huy động
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn = x 100%
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của quỹ tín dụng, cho biết vốn
huy động đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn huy động của đơn
vị.
- Vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động:
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái

Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn =
Vốn huy động có kỳ hạn
X 100%
Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu
trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ này cao sẽ cho biết tính ổn định của nguồn

vốn huy động.
- Vốn huy động không kỳ hạn trên vốn huy động:

Vốn huy động không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn =

Vốn huy động không kì hạn
x100%
Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu
trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ này cao sẽ cho biết tính ổn định của nguồn
vốn huy động.
- Dư nợ trên vốn huy động:
Dư nợ
Dư nợ trên vốn huy động = x 100%
Vốn huy động
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay. Tỷ
lệ này càng cao thì vốn huy động tham gia càng nhiều vào dư nợ cho vay.
- Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn (%):
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng
nguồn vốn sử dụng của QTD.
Tổng dư nợ
Dư nợ trên tổng nguồn vốn = x100
Tổng nguồn vốn
- Hệ số thu nợ (%):
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của QTD. Nó
phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, QTD sẽ thu
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt.

Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = x 100
Doanh số cho vay
- Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ (%):
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của QTD. Những
QTD có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của QTD này cao.
Nợ quá hạn
Tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ = x 100
Dư nợ
- Chỉ tiêu vòng vay vốn tín dụng (Vòng):
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của QTD, phản ánh
số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín
dụng càng cao thì đồng vốn của QTD quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt
hiệu quả cao.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN PHÚ THÁI
2.1.Khái quát về quỹ tín dụng nhân dân TT Phú Thái.
2.1.1.Sự hình thành và phát triển của Quỹ tín dụng TT Phú
Thái.
Quỹ tín dụng nhân dân TT Phú Thái được chính thức và đi vào hoạt động từ

ngày 25/06/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu đồng. Quỹ tín dụng
nhân dân TT Phú Thái lúc đó chỉ có 30 thành viên góp vốn, trải qua quá trình
hoạt động hơn 10 năm, đến nay vốn điều lệ của đơn vị tăng lên gần 10 tỷ đồng,
mức dư nợ trung bình trên 100 tỷ đồng và trở thành 1 trong 100 quỹ tín dụng lớn
và có quy mô nhất trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trong cả nước.
Quá trình thành lập và tổ chức hoạt động cũng như duy trì được hoạt động
của một quỹ tín dụng nhân dân trong thời điểm vừa qua cũng như hiện tại là rất
khó khăn vì phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh của các ngân hàng trong nền kinh
tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên với việc xác định cho mình một hướng đi riêng,
một chiến lược phù hợp trong quá trình đầu vốn, đồng thời luôn quản lý tốt và
luôn cử cán bộ tín dụng bám sát các địa bàn và hỗ trợ vốn kịp thời cho bà con
nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tình trạng bà con phải
vay nặng lãi, ngoài ra với phương châm hai cùng “cùng đến cùng phát triển”.
Quỹ tín dụng TT Phú Thái còn trực tiếp tham vấn cho bà con những mô hình và
giải pháp sử dụng và cũng như đầu tư đồng vốn sau cho có hiệu quả. Bên cạnh
đó Quỹ tín dụng TT Phú Thái luôn được sự ủng hộ của chính quyền các cấp đặc
biệt là sự giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ngân hàng nhà nước
chi nhánh tỉnh Hải Dương. Phòng quản lí tổ chức tín dụng hợp tác chi nhánh Hải
Dương và Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh Hải Dương.
Đồng thời với sự đoàn kết và quyết tâm cao của tập thể cán bộ công nhân
viên trong đơn vị mà ở đó nỗi bật nhất là vai trò lãnh đạo, tính tiên phong, quyết
đoán và gương mẫu của Ban lãnh đạo, và đặc biệt là nữ giám đốc Nguyễn Thị
Mây là những cơ sở quan trọng góp phần cho sự thành công và phát triển ổn định
của đơn vị trong thời gian qua.
Sau hơn 10 năm hoạt động, quỹ tín dụng TT Phú Thái luôn phát triển số lượng
các thành viên, ổn định đội ngủ cán bộ làm việc. Tính đến ngày 31/12/2010 tổng
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
số thành viên của quỹ tín dụng TT Phú Thái 60 thành viên, tổng cán bộ làm việc

tại quỹ là 52 người, trong đó Hội đồng quản trị là 10 người, phòng kế toán 8
người, phòng tín dụng 31 người, bộ phận kho quỹ, kiểm ngân có 3 người.
Về trình độ cán bộ, các cán bộ làm việc tại quỹ tín dụng TT Phú Thái đều hội
đủ các qui định của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong đó đại học
36 người ( tỷ lệ 65.5 %), cao đẳng 12 người ( tỷ lệ 26,5%) trung cấp 4 người (tỷ
lệ 8%).
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của quỹ tín dụng nhân dân TT Phú Thái
Sơ đồ 2.1.2: Bộ máy tổ chức tại QTD TT Phú Thái.
-Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân
• Hội đồng quản trị:
+ Tổ chức thực hiện các nghị quyết Đại hội thành viên;
+ Quyết định những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng (trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên)
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, phó Giám đốc, Kế toán trưởng, quyết
định số lượng lao động, cơ cấu tổ chức và các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của Quỹ tín dụng
[Type text]
Hội đồng
quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Trưởng phòng
Tín dụng
Cán bộ
tín dụng
Kiểm
ngân
Thủ quỹ
Kế toán
trưởng
Kế toán

Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
+ Chuẩn bị chương trình nghị sự của Đại hội thành viên và triệu tập Đại hội
thành viên.
+ Xây dựng phương án trình Đại hội thành viên về mức thù lao cho thành
viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, mức lương của Giám đốc và các nhân
viên làm việc tại Quỹ tín dụng.
+ Xét kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên xin ra khỏi Quỹ tín
dụng (trừ trường hợp khai trừ thành viên) và báo cáo để Đại hội thành viên thông
qua.
+ Quyết định việc tăng, giảm vốn điều lệ trong mức được Ngân hàng Nhà nước
cho phép và tổng hợp báo cáo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phốvà
báo cáo trước Đại hội thành viên gần nhất.
+ Xử lý các khoản cho vay không có khả năng thu hồi và những tổn thất
khác theo quy định của Nhà nước;
+ Trình Đại hội thành viên báo cáo về tình hình hoạt động và kết quả hoạt
động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ (nếu
có); phương hướng kế hoạch hoạt động năm tới;
+ Kiến nghị sửa đổi Điều lệ;
• Ban kiểm soát:
+ Kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng hoạt động theo pháp luật;
+ Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Quỹ tín dụng, Nghị quyết Đại
hội thành viên, Nghị quyết Hội đồng quản trị;
+ Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phổi thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử
dụng các Quỹ của Quỹ tín dụng, sử dụng tài sản và các khoản hỗ trợ của Nhà
nước;
+ Tiếp nhận và Giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của
Quỹ tín dụng thuộc thẩm quyền của mình;
+ Trưởng Ban kiểm soát hoặc đại diện Ban kiểm soát được tham dự các
cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không biểu quyết;

+ Yêu cầu những Người có liên quan trong Quỹ tín dụng cung cấp tài liệu,
sổ sách chứng từ và những thông tin cần thiết khác để phục vụ cho công tác kiểm
tra,
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;
+ Được sử dụng bộ máy kiểm tra, Kiểm toán nội bộ của Quỹ tín dụng nhân
dân để thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát;
+ Chuẩn bị chương trình và triệu tập Đại hội thành viên bất thường khi có
một trong các trường hợp sau:
 Khi Hội đồng quản trị không sửa chữa hoặc sửa chữa không có kết quả
những vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ và Nghị quyết của Đại hội
thành viên mà Ban kiểm soát đã yêu cầu
 Khi Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường theo
yêu cầu của thành viên
+ Thông báo cho Hội đồng quản trị, báo cáo trước Đại hội thành viên và
Ngân hàng Nhà nước về kết quả kiểm soát; kiến nghị với Hội đồng quản trị,
Giám đốc khắc phục những yếu kém, những vi phạm trong hoạt động của Quỹ
tín dụng.
• Ban Giám đốc:
+Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Quỹ tín dụng theo đúng
pháp luật, Điều lệ và Nghị quyết Đại hội thành viên, nghị quyết Hội đồng quản
trị;
+Lựa chọn, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh phó
Giám đốc , Kế toán trưởng;
+Tuyển dụng, kỷ luật, cho thôi việc các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng;
+Ký các báo cáo, văn bản, họp đồng, chứng từ; trình Hội đồng quản trị các
báo cáo về tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng;
+Giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị được tham dự các

cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;
+ Chuẩn bị báo cáo hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi
nhuận, phương án xử lý lỗ (nếu có) và xây dựng phương hướng hoạt động của
năm tới để Hội đồng quản trị xem xét và trình Đại hội thành viên;
+ Được từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị,
các thành viên Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái Điều lệ và nghị
quyết Đại hội thành viên đồng thời báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước để có
biện pháp xử lý.
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
-Phó giám đốc thục hiện nhiệm vụ theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc
• Bộ phận kế toán
+Tổ chức ghi chép, phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh về hoạt động nguồn vốn, sử dụng vốn.Tổng hợp số
liệu để hình thành các chỉ tiêu thông tin kinh tế phục vụ chỉ đạo, điều hành hoạt
động của quỹ tín dụng,trên cơ sở đó bảo vệ an toàn vốn,tài sản của Quỹ tín dụng
cũng như của thành viên và của khách hàng gửi tiền tại Quỹ tín dụng cả về số
lượng và chất lượng.
+Phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toán và
theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính
xác, kịp thời phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động của Quỹ tín dụng.
+Giám sát quá trình sử dụng tài sản (vốn) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
các loại tài sản thông qua kiểm soát trước các nghiệp vụ bên Nợ và bên Có qua
đó góp phần củng cố, tăng cường chế độ hạch toán kế toán
• Bộ phận tín dụng
+Thu thập thông tin và và phân tích đánh giá về thành viên xin vay,kiểm tra
tính hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu do thành viên cung cấp,phân tích tính khả
thi, khả năng trả nợ của dự án,phương án vay vốn đối với khoản vay trung
hạn.Trường hợp khoản vay có bảo đảm bằng tài sản phải yêu cầu khách hàng

thực hiện đúng thủ tục theo quy định.
+Đề xuất cho vay hay không cho vay
+Kiểm tra ,kiểm soát quá trình sử dụng vốn của khách hàng đến khi thu hồi
dứt điểm khoản vay.
+Đô đốc thành viên vay vốn đến trụ sở của Quỹ tín dụng để trả nợ
+Hàng tháng xây dựng kế hoạch kiểm tra các món vay,5 ngày cuối của các
tháng báo cáo Giám đốc kết quả kiểm tra trong tháng và kế hoạch kiểm tra tháng
sau.Các trường hợp kiểm tra khi phát hiện có sai phạm hoặc cần thiết phải kiểm
tra tháng đột xuất thì phải báo cáo ngay với giám đốc.
• Thủ quỹ
+Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối các loại tài sản bảo quản
trong kho tiền.
[Type text]
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTDND TT Phú
Thái
+Khi thu, chi phải kiểm đếm chính xác trước sự chứng kiến của người nộp
hoặc lĩnh tiền và nhắc nhở người lĩnh,nộp tiền mặt hay nhận tài sản kiểm đếm
lại trước khi rời khỏi quầy giao dịch.
+Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ và thực hiện thu chi tiền
mặt,tài sản giấy tờ có giá trị đúng lệnh của người có thẩm quyền,đúng chứng từ
kế toán.
+Mở các sổ quỹ, sổ chi tiết theo dõi từng loại tiền, tài sản, thẻ kho,các sổ
sách cần thiết khác, ghi chép và bảo quản các sổ sách, giấy tờ đầy đủ, rõ
ràng,chính xác
+Tổ chức sắp xếp tiền,tài sản trong kho tiền và nơi giao dịch gọn gàng
khoa học theo đúng quy định,áp dụng các biện pháp chống ẩm mốc, mối
xông,chuột cắn, bảo đảm vệ sinh kho tiền và quầy giao dịch.
+Quản lý và giữ chìa khoá 1 ổ khoá thuộc cánh cửa của cửa kho bảo quản
tài sản được giao.
+Từ chối xuất nhập thu chi bất kỳ tài sản nào nếu không có lệnh, chứng từ

kế toán họp pháp.
+Không cho nhập vào kho tiền những tài sản, giấy tờ không được quy định
bảo quản trong kho tiền
+Không cho những người không có trách nhiệm, không được lệnh vào
nơi giao dịch và kho tiền do mình quản lý.
2.1.3 Đặc điểm tài chính.
Đơn vị: triệu đồng
Tổng nguồn vốn 15.137,5
Vốn tự có 1.363,1
Vốn huy động 11.333
Bảng 2.1.3: Cơ cấu nguồn vốn của quỹ tín dụng TT Phú Thái năm 2013
Trong vốn tự có cuối năm 2013 có:
• Vốn điều lệ: 1.001,8 triệu đồng tăng 209 triệu đồng, tăng khoảng 25,7% so
với năm 2012
• Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 250 triệu đồng
• Các quỹ: 98,6 triệu đồng, tăng 30,9% so với năm 2012
• Ngoài ra đến cuối năm 2013:
[Type text]

×