Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án: mua sắm đấu thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.6 KB, 33 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
GIAI ĐOẠN 2 (2010 – 2015)
KHOẢN TÍN DỤNG CR. 4698-VN
SỔ TAY
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ
ÁN
CHƯƠNG IV
MUA SẮM ĐẤU THẦU
Tháng 8 năm 2010
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU...............................................................................................4
1.1 Những vấn đề chung quan trọng ......................................................................................4
II CHUẨN BỊ VÀ CẬP NHẬT KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU.......................9
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ TỤC ĐẤU THẦU ĐƯỢC ÁP
DỤNG.............................................................................................................10
3. 1 Chung............................................................................................................................11
Hiệp định Tài trợ đã xác định các phương pháp mua sắm cụ thể sau được sử dụng cho dự
án. Đối với công trình và hàng hóa: ICB, NCB, Chào hàng cạnh tranh, Chỉ định thầu, Sự
tham gia của Cộng đồng. Đối với các dịch vụ tư vấn: QCBS, QBS, LCS, CQS, tư vấn cá
nhân, tuyển chọn từ một nguồn duy nhất (SSS). Việc sử dụng các phương pháp khác ngoài
những phương pháp đã nêu trong Hiệp định Tài trợ sẽ phải được WB đồng ý trước. Một
phương pháp mua sắm cụ thể cho một hợp đồng cụ thể phải được nêu rõ trong Kế hoạch
đấu thầu. Các thủ tục chi tiết của các phương pháp mua sắm nêu trên được đề cập trong
Hướng dẫn Mua sắm và Hướng dẫn Tư vấn của WB và hướng dẫn cụ thể trong các Sổ tay
Mua sắm và Tư vấn của WB. Hướng dẫn thực hành sau đây được chuẩn bị nhằm mục đích
để các Ban QLDA của dự án Giảm nghèo CTMNPB GĐ2 tham khảo. Trong trường hợp
có sự không phù hợp hoặc mâu thuẫn, những quy định nêu trong Hướng dẫn Mua sắm và
Hướng dẫn Tư vấn của WB sẽ được áp dụng.......................................................................11


3.2. Hướng dẫn từng bước thực hiện các phương pháp mua sắm hàng hóa và công trình..11
3.3 Hướng dẫn các bước triển khai các Phương pháp Tuyển chọn tư vấn...........................18
IV. QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG.........................................................................25
4.1. Giám sát của Ban QLDA:.............................................................................................25
4.2 Các sửa đổi.....................................................................................................................26
4.3 Việc thực hiện không đáp ứng yêu cầu.........................................................................26
V. LƯU GIỮ HỒ SƠ, XÉT DUYỆT CỦA CHÍNH PHỦ VÀ WB...........26
5.1 Lưu giữ hồ sơ.................................................................................................................26
5.2 Xét duyệt của WB..........................................................................................................26
5.3 Xét duyệt của Chính phủ...............................................................................................28
VI. NGĂN CHẶN VÀ CHỐNG LẠI GIAN LẬN VÀ THAM NHŨNG
TRONG MUA SẮM......................................................................................28
VII. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP........................................................29

2
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Dự án GNMNPB -2 Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2
NSPTX Ngân sách Phát triển xã
Ban ĐPDATW Ban Điều phối Dự án Trung ương
Ban QLDA Ban Quản lý Dự án
Ban PTX Ban Phát triển xã
ICB Đấu thầu cạnh tranh quốc tế
NCB Đấu thầu cạnh tranh trong nước
SH Chào hàng cạnh tranh
QCBS Tuyển chọn trên cơ sở Chất lượng và Chi phí
QBS Tuyển chọn trên cơ sở Chất lượng
LCS Tuyển chọn tư vấn có chi phí thấp nhất
CQS Tuyển chọn dựa trên năng lực
SSS Tuyển chọn từ một nguồn duy nhất
TOR Điều khoản tham chiếu

UBND Uỷ ban Nhân dân
KBNN Kho bạc Nhà nước
Phòng TC- KH Phòng Tài chính – Kế hoạch
Sở KH&ĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHNo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
WB Ngân hàng Thế giới
3
I. GIỚI THIỆU
Chương này nhằm hướng dẫn các Ban QLDA biết phải tiến hành đấu thầu
mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ sử dụng vốn IDA tài trợ cho dự án Giảm
nghèo CTMNPB GĐ2 như thế nào. Hiệp định Tài trợ cho dự án Giảm nghèo
CTMNPB GĐ2 đã quy định việc đấu thầu mua sắm sử dụng vốn IDA sẽ phải được
thực hiện theo các hướng dẫn của WB “Hướng dẫn: Mua sắm đấu thầu bằng vốn vay
IBRD và vốn tín dụng IDA” tháng 5/2004, sửa đổi tháng 10/2006 (sau đây gọi tắt là
Hướng dẫn mua sắm); và “Hướng dẫn: Tuyển chọn và Thuê tư vấn do Bên vay của
Ngân hàng Thế giới thực hiện” tháng 5/2004, sửa đổi tháng 10/2006 (sau đây gọi tắt là
Hướng dẫn Tư vấn). Bất kỳ chính sách, thủ tục đấu thầu và hướng dẫn thực hành nào
mô tả trong chương này chỉ để các Ban QLDA tham khảo chứ không nhất thiết phải
thực hiện đầy đủ. Trong trường hợp có xung đột hoặc mâu thuẫn, những quy định nêu
trong Hướng dẫn Mua sắm và Hướng dẫn Tư vấn sẽ được áp dụng.
1.1 Những vấn đề chung quan trọng
1.1.1 Việc áp dụng Hướng dẫn Mua sắm và Hướng dẫn Tư vấn của WB
Các thủ tục nêu trong Hướng dẫn Mua sắm và Hướng dẫn Tư vấn áp dụng cho tất cả
các hợp đồng hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn được tài trợ một phần hoặc toàn bộ
bằng vốn IDA của dự án Giảm nghèo CTMNPB GĐ2. Nói cách khác, đối với các
hợp đồng do WB tài trợ, các Ban QLDA phải sử dụng các thủ tục đấu thầu thích hợp
theo quy định của Hướng dẫn Mua sắm và Hướng dẫn Tư vấn của WB, chứ không
phải quy định nêu trong Luật Đấu thầu của Chính phủ. Đối với việc mua sắm đấu
thầu các hàng hóa và công trình không sử dụng vốn IDA, các Ban QLDA áp dụng các

thủ tục khác. Ví dụ, nếu Ban QLDA muốn sử dụng vốn đối ứng của chính phủ cho
một hợp đồng nào đó, việc mua sắm đấu thầu của hợp đồng đó theo Luật Đấu thầu và
các nghị định kèm theo.
1.1.2 Những nguyên tắc chính của quá trình đấu thầu mua sắm
Các quá trình đấu thầu mua sắm do các Ban QLDA tiến hành phải đáp ứng các
nguyên tắc chính sau (i) tính kinh tế và hiệu quả; (ii) cơ hội bình đẳng cho tất cả các
nhà thầu/tư vấn hợp lệ để cạnh tranh; (iii) khuyến khích sự phát triển của các ngành
công nghiệp xây lắp và chế tạo nội địa và tư vấn trong nước; (iv) tính minh bạch và
(v) lựa chọn các tư vấn và dịch vụ chất lượng cao.
a. Tính hợp lệ
Theo quy định chung, để thúc đẩy tính cạnh tranh WB cho phép các đơn vị và cá
nhân từ mọi quốc gia được chào hàng hóa, công trình và dịch vụ cho các dự án WB
tài trợ. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ mà một tổ chức hay cá nhân bị coi
là không hợp lệ để tham gia đấu thầu các hoạt động do WB tài trợ. Trên thực tế, các
Ban QLDA cần lưu ý một số trường hợp cụ thể một tổ chức bị coi là không hợp lệ
tham gia đấu thầu của dự án như sau:
4
(i) Các công ty, tư vấn của một nước hoặc hàng hóa sản xuất tại một nước
mà luật hoặc quy định chính thức của nước vay cấm các quan hệ thương mại với
nước đó hoặc theo một đạo luật tuân theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc được thông qua tại Chương VII của Hiến chương Liên Hợp Quốc, nước vay
cấm nhận bất kỳ mặt hàng nào từ nước đó, hoặc cấm bất kỳ khoản thanh toán nào cho
người nào hoặc tổ chức nào tại nước đó.
(ii) Một công ty có mâu thuẫn về lợi ích (xem chi tiết trong đoạn 2.4).
(iii) Các doanh nghiệp nhà nước tại Việt nam chỉ có thể được dự thầu nếu
xác minh được rằng (i) độc lập về pháp lý và tài chính, (ii) hoạt động theo luật
thương mại, và (iii) không phải là đơn vị phụ thuộc của Chủ đầu tư/Người mua
hàng/Khách hàng. Ngoài một số yêu cầu nêu trên, các doanh nghiệp nhà nước đã cổ
phần hóa trong đó Nhà nước giữ ít hơn 50% cổ phiếu sẽ đủ tư cách hợp lệ để tham
gia, với điều kiện là chủ đầu tư hoặc bên mời thầu không sở hữu những cổ phiếu đó

(hoặc đại diện cổ phiếu của Chính phủ ) tại doanh nghiệp và thành viên ban điều hành
và ban quản lý là độc lập với bên mời thầu và chủ đầu tư. Các tổ chức và doanh
nghiệp quân đội và công an do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thành lập, nhận báo
cáo trực tiếp hoặc gián tiếp, sở hữu toàn bộ hoặc một phần, đều không được tham gia
đấu thầu.
(iv) nếu các dịch vụ do các trường đại học và trung tâm nghiên cứu của nhà
nước tại Việt Nam là duy nhất và đặc biệt, và sự tham gia của các đơn vị này có ý
nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện dự án, WB có thể đồng ý thuê những tổ chức
này trong từng trường hợp cụ thể. Tương tự, các giáo sư đại học hoặc các nhà khoa
học của các viện nghiên cứu có thể được phép ký hợp đồng cá nhân trong dự án sử
dụng vốn tài trợ của WB.
(v) Các công chức và cán bộ nhà nước chỉ có thể được thuê trong các hợp
đồng tư vấn, hoặc với tư cách cá nhân hoặc với tư cách thành viên trong một nhóm
thuộc 1 công ty tư vấn, nếu họ (i) đang nghỉ không lương; (ii) không được thuê bởi
chính cơ quan họ đã làm việc ngay trước khi nghỉ; và (iii) việc tham gia của họ không
gây ra sự mâu thuẫn về lợi ích.
(vi) Một công ty bị WB tuyên bố không đủ tư cách hợp lệ nếu tham gia vào
gian lận và tham nhũng trong đấu thầu dự án do WB tài trợ. Danh sách đầy đủ các
công ty trong danh sách đen này có thể xem từ trang điện tử www.worldbank.org.
Để biết thêm chi tiết, các Ban QLDA cần tham khảo đoạn 1.6 của Hướng dẫn Mua
sắm và đoạn 1.11 của Hướng dẫn Tư vấn.
b. Mâu thuẫn lợi ích
Chính sách của WB yêu cầu chuyên gia tư vấn phải thực hiện việc tư vấn có tính chất
chuyên môn, khách quan, và trung lập và luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên
trên hết, không xét đến công việc có thể được giao trong tương lai, và mâu thuẫn với
các công việc khác hoặc với lợi ích riêng của công ty tư vấn. Tư vấn sẽ không được
5
thuê để thực hiện bất kỳ công việc nào có thể dẫn đến mâu thuẫn với nghĩa vụ trước
đây hoặc hiện nay của chuyên gia tư vấn đối với khách hàng khác, hoặc công việc có
thể đặt họ vào tình thế không thể thực hiện công việc mang lại lợi ích cao nhất cho

Bên vay. Không xét đến giới hạn của tính tổng quát của chính sách nói trên, tư vấn
cũng sẽ không được thuê trong những tình huống được nêu dưới đây:
(i) Mâu thuẫn giữa các hoạt động tư vấn và mua sắm hàng hóa, công trình
hoặc dịch vụ tư vấn (những dịch vụ tư vấn khác): Một công ty đã được Bên vay thuê
cung cấp hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ (không phải dịch vụ tư vấn nêu trong
Hướng dẫn này) cho một dự án, và mỗi chi nhánh của công ty sẽ bị coi là không đủ
tư cách để cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan đến hàng hóa, công trình và dịch vụ đó.
Ngược lại, một công ty được thuê cung cấp dịch vụ tư vấn chuẩn bị hoặc thực hiện
dự án, và mỗi chi nhánh của công ty đó, sẽ bị coi là không đủ tư cách để sau đó cung
cấp hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ (những dịch vụ tư vấn khác) là kết quả hoặc
trực tiếp có liên quan đến dịch vụ tư vấn của công ty đã cung cấp cho quá trình chuẩn
bị hoặc thực hiện.
(ii) Mâu thuẫn giữa các công việc tư vấn: Không tư vấn nào (bao gồm cả
nhân viên và tư vấn phụ của họ) hay bất kỳ chi nhánh nào của tư vấn đó được thuê để
thực hiện một công việc tư vấn mà về tính chất, công việc đó có thể gây mâu thuẫn
với công việc khác của nhà tư vấn. Ví dụ, tư vấn được thuê chuẩn bị thiết kế kỹ thuật
cho một dự án hạ tầng sẽ không được thuê cho việc đánh giá độc lập về môi trường
cho cùng dự án đó, và tư vấn hỗ trợ một khách hàng để tư nhân hóa tài sản công sẽ
không được mua hoặc tư vấn cho người mua những tài sản đó. Tương tự như vậy, tư
vấn được thuê để chuẩn bị Điều khoản tham chiếu (TOR) cho một công việc nào sẽ
không được thuê thực hiện công việc được đề cập đó.
(iii) Mối quan hệ với nhân viên của Bên vay: Các tư vấn (bao gồm nhân
viên và tư vấn phụ của họ) có quan hệ kinh doanh hoặc gia đình với một thành viên
của đội ngũ cán bộ Bên vay (hoặc nhân viên của cơ quan thực hiện dự án hoặc của
bên hưởng lợi của khoản vay) trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bất kỳ phần nào
của: (i) việc chuẩn bị TOR của hợp đồng, (ii) quá trình tuyển chọn tư vấn cho hợp
đồng đó, hoặc (iii) giám sát hợp đồng đó, có thể không được trao hợp đồng trừ khi
mâu thuẫn bắt nguồn từ mối quan hệ này đã được giải quyết theo cách được WB
chấp thuận trong suốt quá trình tuyển chọn và thực hiện hợp đồng.
c. Ký hợp đồng trước và Tài trợ hồi tố

Trong dự án Giảm nghèo CTMNPB GĐ2, Chính phủ dự kiến tiến hành mua sắm đấu
thầu một số hàng hóa và hợp đồng tư vấn trước khi Hiệp định Tài trợ có hiệu lực.
Quy trình này được gọi là ký hợp đồng trước và các hợp đồng này sẽ phải được
thống nhất với WB trong Kế hoạch Đấu thầu. Trong những trường hợp đó, các thủ
tục đấu thầu, bao gồm cả quảng cáo, sẽ phải tuân thủ theo Kế hoạch Đấu thầu đã
thống nhất và Hướng dẫn Mua sắm/Tư vấn, và WB sẽ xét duyệt quy trình mà Bên
vay sử dụng. Nếu hợp đồng được ký kết, việc hoàn vốn từ WB cho bất kỳ khoản nào
6
mà Chính phủ đã thực hiện theo hợp đồng, trước ngày ký khoản vay được gọi là tài
trợ hồi tố và chỉ được phép trong khuôn khổ các giới hạn được nêu trong Hiệp định
Tài trợ.
d. Mua sắm sai quy định
WB sẽ không tài trợ cho các chi tiêu cho hàng hóa và công trình mua sắm không theo
đúng các thủ tục đã thỏa thuận trong Hiệp định Tài trợ và như được trình bày kỹ hơn
trong Kế hoạch đấu thầu. Trong những trường hợp như vậy, WB sẽ tuyên bố mua
sắm sai quy định, và chính sách của WB là hủy bỏ phần vốn vay đã phân bổ cho
những hàng hóa và công trình đã mua sắm sai quy định. Hơn nữa, WB có thể thực
hiện các biện pháp chấn chỉnh khác theo Hiệp định Tài trợ. Ngay cả khi hợp đồng
được trao sau khi có thư “không phản đối” của WB, WB vẫn có thể tuyên bố mua
sắm sai quy định nếu WB kết luận rằng ý kiến “không phản đối” được đưa ra dựa
trên những thông tin không đầy đủ, không chính xác, hoặc sai lạc do bên vay cung
cấp, hoặc các điều khoản và điều kiện của hợp đồng đã bị sửa đổi mà không có sự
phê duyệt của WB.
e. Gian lận và Tham nhũng
Chính sách của WB yêu cầu Bên vay (bao gồm cả những người thụ hưởng khoản vay
của WB), cũng như người tham gia đấu thầu, nhà cung ứng, và các nhà thầu và nhà
thầu phụ trong khuôn khổ các hợp đồng do WB tài trợ phải tôn trọng những tiêu
chuẩn đạo đức cao nhất trong quá trình mua sắm và thực hiện các hợp đồng đó. Theo
chính sách này, WB:
(a) định nghĩa những thuật ngữ dưới đây, cho mục đích của điều khoản

này, như sau:
(i) “hành động tham nhũng” là chào mời, cho, nhận hoặc xin, trực tiếp
hoặc gián tiếp, bất cứ một thứ gì có giá trị làm ảnh hưởng không
đúng tới hành động của một bên khác;
(ii) “hành động gian lận” là bất cứ hành động hay bỏ sót nào, bao gồm cả
trình bày sai sự thật hoặc bỏ sót một cách cố tình hay không nghĩ
đến hậu quả, hoặc hành động lừa dối một bên để đạt được lợi ích tài
chính hay lợi ích khác hay để tránh một nghĩa vụ;
(iii) “hành động câu kết, thông đồng” là một mưu đồ hoặc sắp xếp giữa
hai hoặc nhiều bên để đạt được một mục đích không đúng bao gồm
cả việc gây ảnh hưởng không đúng đến hành động của một bên khác;
(iv) “hành động ép buộc” là làm hại hoặc đe dọa làm hại trực tiếp hoặc
gián tiếp đến một bên hay tài sản của bên đó để gây ảnh hưởng sai
đến hành động của bên đó;
(v) “hành động ngăn cản” là
(aa) cố tình phá hủy, làm giả, thay đổi hoặc che giấu vật chứng liên
quan đến điều tra hoặc cung cấp thông tin sai cho người điều
7
tra nhằm ngăn cản đánh kể việc điều tra của WB về các cáo
buộc tham nhũng, gian lận, ép buộc hay thông đồng; và/hoặc
đe dọa, quấy nhiễu bất cứ bên này nhằm ngăn cản việc cung
cấp thông tin liên quan đến điều tra hay tiến trình điều tra,
hoặc
(bb) hành động cố ý cản trở đáng kể quyền thanh tra và kiểm toán
của WB theo đoạn (e) dưới đây.
(b) sẽ bác bỏ đề nghị trao hợp đồng nếu WB xác định được rằng người dự
thầu được kiến nghị để trao hợp đồng có hành đồng, trực tiếp hoặc thông qua một
người thay mặt, tham nhũng, gian lận, thông đồng, hoặc ép buộc hay ngăn cản trong
khi cạnh tranh giành hợp đồng đó;
(c) sẽ hủy bỏ phần vốn vay đã phân bổ cho một hợp đồng nếu xác định

được rằng đại diện của Bên vay hoặc người hưởng lợi từ vốn vay có hành động tham
nhũng, gian lận, thông đồng, hoặc ép buộc trong quá trình mua sắm hoặc thực hiện
hợp đồng mà Bên vay không có hành động kịp thời và phù hợp để chấn chỉnh tình
hình thỏa mãn được yêu cầu của WB;
(d) sẽ trừng phạt công ty hoặc cá nhân, bao gồm cả việc tuyên bố là không
đủ tư cách hợp lệ để được trao hợp đồng do WB tài trợ vĩnh viễn hoặc trong một thời
gian nhất định nếu vào bất kỳ lúc nào WB xác định được rằng công ty đó có những
hành động, trực tiếp hoặc thông qua một người thay mặt, tham nhũng, gian lận, thông
đồng, hoặc bắt ép, trong khi cạnh tranh để giành hợp đồng, hoặc khi thực hiện một
hợp đồng do WB tài trợ; và
(e) có quyền yêu cầu đưa vào hồ sơ mời thầu và hợp đồng do WB tài trợ
một điều khoản buộc những người dự thầu, các nhà cung ứng và nhà thầu xây dựng
cho phép WB thanh tra các tài khoản và hồ sơ và các tài liệu khác liên quan đến hồ sơ
dự thầu và thực hiện hợp đồng của họ và có quyền đưa kiểm toán viên do WB bổ
nhiệm tiến hành kiểm toán các tài khoản và hồ sơ đó.
f. Kế hoạch mua sắm
Kế hoạch đấu thầu của dự án cho 18 tháng đầu tiên đã được chuẩn bị và thống nhất
với WB trong quá trình đàm phán dự án. Các cơ quan thực hiện phải thực hiện kế
hoạch này theo đúng phê duyệt. Trong trường hợp cần điều chỉnh, bất kỳ điều chỉnh
nào cũng phải được thông tin đến WB và xin ý kiến không phản đối. Các cơ quan
thực hiện phải cập nhật kế hoạch đấu thầu hàng năm hoặc khi cần thiết trong suốt
thời gian thực hiện dự án. Kế hoạch đấu thầu cập nhật phải trình WB xin ý kiến
không phản đối.
g. Sử dụng các Tài liệu đấu thầu mẫu của WB
Tất cả các hồ sơ mời thầu (cho gói thầu ICB/NCB), yêu cầu chào giá (chào hàng cạnh
tranh), yêu cầu nộp đề xuất (đấu thầu dịch vụ tư vấn), các báo cáo đánh giá và các tài
liệu đấu thầu có liên quan khác được sử dụng trong dự án đều phải được chuẩn bị
8
theo tài liệu mẫu do WB ban hành. Các đơn vị thực hiện phải sử dụng các tài liệu
chuẩn/mẫu này với những thay đổi tối thiểu, được WB chấp thuận, khi cần thiết để

giải quyết những điều kiện cụ thể liên quan đến dự án. Những thay đổi này chỉ có thể
được đưa vào bảng dữ liệu mời thầu hoặc dữ liệu hợp đồng, hoặc trong điều kiện
riêng của hợp đồng, và không được đưa bất cứ thay đổi nào về từ ngữ chuẩn của các
hồ sơ chuẩn/mẫu. Nếu không được WB đồng ý trước thì sẽ không được sử dụng các
tài liệu khác.
II CHUẨN BỊ VÀ CẬP NHẬT KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
Kế hoạch Đấu thầu cho 18 tháng đầu tiên của dự án đã được chuẩn bị và
thống nhất với WB trong giai đoạn đàm phán dự án. Các cơ quan thực hiện phải thực
hiện Kế hoạch đấu thầu theo đúng phê duyệt. Các cơ quan thực hiện phải cập nhật
Kế hoạch đấu thầu hàng năm hoặc khi cần thiết trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Kế hoạch đấu thầu cập nhật phải trình WB không phản đối. Để thống nhất, tất cả các
kế hoạch đấu thầu cập nhật phải sử dụng cùng biểu mẫu của Kế hoạch đấu thầu 18
tháng đầu tiên. Kế hoạch Đấu thầu cập nhật phải trình WB không phản đối chậm nhất
vào tháng 12 của năm trước.
Mỗi cơ quan thực hiện có trách nhiệm chuẩn bị và cập nhật kế hoạch đấu thầu
các tiểu dự án của mình. Đối với từng tỉnh dự án, Ban QLDA tỉnh chịu trách nhiệm
xem xét và tổng hợp tất cả các kế hoạch đấu thầu của các ban quản lý cấp dưới thành
Kế hoạch đấu thầu chung của tất cả các tiểu dự án trong tỉnh. Ban Điều phối DATW
có trách nhiệm điều phối, hướng dẫn và hỗ trợ các Ban QLDA lập và cập nhật các kế
hoạch đấu thầu này. Đồng thời, Ban Điều phối DATW cũng có trách nhiệm xây dựng
và cập nhật kế hoạch đấu thầu cho các hoạt động do CPO quản lý. Các Kế hoạch đấu
thầu chung của từng tỉnh và kế hoạch đấu thầu của CPO cho năm sau phải được trình
WB xem xét và không phản đối chậm nhất vào tháng 12 của năm trước. Căn cứ kế
hoạch đấu thầu được WB không phản đối, Ban QLDA tỉnh trình UBND tỉnh phê
duyệt kế hoạch đấu thầu làm cơ sở thực hiện. Không được phép tiến hành bất kỳ hoạt
động mua sắm nào trước khi Kế hoạch đấu thầu được WB và người có thẩm quyền
quyết định dự án phê duyệt. Khuyến nghị các tỉnh nên thực hiện công tác chuẩn bị
đầu tư trước khi xây dựng kế hoạch đấu thầu hàng năm.
Trong trường hợp cần có những điều chỉnh đáng kể, những điều chỉnh này
phải được thông báo cho WB và xin ý kiến không phản đối, ví dụ thay đổi tên gói

thầu hoặc thay đổi hình thức đấu thầu.
Để chuẩn bị và cập nhật Kế hoạch đấu thầu, các Ban QLDA cần xem xét những yếu
tố sau:
(a) Xác định hợp đồng: hàng hóa, công trình và dịch vụ tư vấn cần được đưa
vào các hợp đồng với quy mô phù hợp tùy theo đặc điểm và độ phức tạp nhằm tối đa hóa
tính kinh tế, hiệu quả và sự minh bạch của quá trình mua sắm. Các hợp đồng không
được phép chia nhỏ để sử dụng các phương pháp đấu thầu ít cạnh tranh hơn;
9
(b) Lựa chọn phương pháp đấu thầu: Luôn luôn ưu tiên lựa chọn các
phương pháp đấu thầu có tính cạnh tranh cao hơn. Khi lựa chọn phương pháp đấu
thầu phù hợp, các Ban QLDA cần lưu ý các ngưỡng giá trị của các phương pháp đấu
thầu sau được áp dụng cho dự án:
1. Công trình xây lắp: ICB: những công trình có giá trị từ 3 triệu USD trở
lên. NCB: từ dưới 3 triệu USD; Chào hàng cạnh tranh (SH): từ
100.000USD trở xuống; Chỉ định thầu: chỉ trong những trường hợp
ngoại lệ; Sự tham gia của Cộng đồng: cho những công trình cần nhiều
lao động thuộc Hợp phần 2 của dự án;
2. Hàng hóa: ICB: những hợp đồng có từ giá trị 300.000USD trở lên.
NCB: hợp đồng có giá trị từ dưới 300.000USD; Chào hàng cạnh tranh:
từ 50.000USD trở xuống; Chỉ định thầu: Chỉ trong những trường hợp
ngoại lệ;
3. Dịch vụ tư vấn: QCBS luôn luôn là phương pháp chính. Nếu QCBS
không phù hợp, có thể áp dụng các phương pháp khác, bao gồm QBS,
LCS, CQS, tư vấn cá nhân, phụ thuộc vào đặc điểm và độ phức tạp của
công việc. Tuyển chọn từ một nguồn duy nhất (SSS): chỉ được sử dụng
trong những trường hợp ngoại lệ.
(c) Tiến độ mua sắm: Đấu thầu của từng hợp đồng cần được lập tiến độ
một cách phù hợp nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện chung toàn dự án. Để làm được
việc này, cần lưu ý một số yếu tố khác nhau như: tính sẵn sàng để thực hiện công tác
mua sắm, đặc điểm kỹ thuật, điều kiện thời tiết, những yêu cầu hành chính, v.v.

(d) Thủ tục xét duyệt của WB: WB sẽ xem xét các quyết định đấu thầu của
Bên vay thông qua 2 cách: xét duyệt trước và xét duyệt sau. Đối với từng hợp đồng,
các Ban QLDA phải quyết định xem hợp đồng đó thuộc diện WB xét duyệt trước hay
xét duyệt sau. Các ngưỡng WB xét duyệt trước được nêu trong Mục 5.2.1 của
chương này.
Lưu ý quan trọng đối với các Ban QLDA: Trước khi tiến hành mua sắm
một hợp đồng nào, các Ban QLDA phải chắc chắn rằng hợp đồng đó đã có
trong Kế hoạch đấu thầu đã thống nhất. Ký kết hợp đồng trước khi Kế hoạch
đấu thầu được phê duyệt sẽ bị WB từ chối tài trợ.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ TỤC ĐẤU THẦU ĐƯỢC ÁP DỤNG
10
3. 1 Chung
Hiệp định Tài trợ đã xác định các phương pháp mua sắm cụ thể sau được sử dụng
cho dự án. Đối với công trình và hàng hóa: ICB, NCB, Chào hàng cạnh tranh, Chỉ
định thầu, Sự tham gia của Cộng đồng. Đối với các dịch vụ tư vấn: QCBS, QBS,
LCS, CQS, tư vấn cá nhân, tuyển chọn từ một nguồn duy nhất (SSS). Việc sử dụng
các phương pháp khác ngoài những phương pháp đã nêu trong Hiệp định Tài trợ sẽ
phải được WB đồng ý trước. Một phương pháp mua sắm cụ thể cho một hợp đồng cụ
thể phải được nêu rõ trong Kế hoạch đấu thầu. Các thủ tục chi tiết của các phương
pháp mua sắm nêu trên được đề cập trong Hướng dẫn Mua sắm và Hướng dẫn Tư
vấn của WB và hướng dẫn cụ thể trong các Sổ tay Mua sắm và Tư vấn của WB.
Hướng dẫn thực hành sau đây được chuẩn bị nhằm mục đích để các Ban QLDA của
dự án Giảm nghèo CTMNPB GĐ2 tham khảo. Trong trường hợp có sự không phù
hợp hoặc mâu thuẫn, những quy định nêu trong Hướng dẫn Mua sắm và Hướng dẫn
Tư vấn của WB sẽ được áp dụng.
3.2. Hướng dẫn từng bước thực hiện các phương pháp mua sắm hàng hóa và
công trình
3.2.1 Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB): Xem Mục II của Hướng dẫn mua sắm
của WB.
3.2.2 Đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB):

Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu phải được chuẩn bị theo Hồ sơ mời thầu mẫu (cho hàng hóa
và công trình) do Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội ban hành. Trong khi
chuẩn bị các hồ sơ mời thầu, các Ban QLDA không được thay đổi những mục từ ngữ
chuẩn (Chỉ dẫn cho nhà thầu, Mẫu biểu và Điều kiện của hợp đồng). Những thay đổi
và điều chỉnh cần thiết phải được đưa vào các mục Dữ liệu mời thầu, Dữ liệu hợp
đồng hoặc Các điều kiện riêng của hợp đồng, các Đặc điểm kỹ thuật, Bảng kê Khối
lượng hoặc Tiến độ yêu cầu. Trong trường hợp các hợp đồng xét duyệt trước, ngay
khi hồ sơ mời thầu được chuẩn bị xong, Ban QLDA phải trình cho WB xét duyệt
trước và không phản đối trước khi phát hành cho các nhà thầu. Hồ sơ mời thầu được
chuẩn bị bằng tiếng Việt và đồng tiền sử dụng là đồng Việt Nam.
Bước 2: Quảng cáo và Phát hành hồ sơ mời thầu
Các Ban QLDA phải quảng cáo mời thầu trên ít nhất 1 số báo phát hành toàn
quốc. Cụ thể, các loại báo sau được chấp thuận để đăng quảng cáo mời thầu: Nhân
Dân, Lao Động, VietnamNews. Việc quảng cáo trên các báo khác phải được WB
chấp thuận trước. Ngoài ra, các Ban QLDA được khuyến khích đăng quảng cáo trên
Báo Đấu thầu của Bộ KH&ĐT (tuy nhiên, chỉ đăng quảng cáo trên báo này là không
phù hợp). Nội dung của quảng cáo (thư mời thầu) phải theo mẫu Thư mời thầu của
WB. Hồ sơ mời thầu phải có sẵn để các nhà thầu mua từ ngày quảng cáo cho đến khi
hết hạn nộp hồ sơ dự thầu. Mức phí bán hồ sơ mời thầu chỉ nên nhỏ, để đủ trang trải
11
chi phí in ấn và chi phí gửi hồ sơ. Không được phép hạn chế việc phát hành hồ sơ
mời thầu.
Bước 3: Chuẩn bị, Nộp, Nhận và Mở các hồ sơ dự thầu
Các nhà thầu phải có ít nhất 30 ngày (tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu
hoặc ngày đăng quảng cáo mời thầu, tùy thuộc ngày nào muộn hơn, đến khi hết hạn
nộp hồ sơ dự thầu) để chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Trong thời gian này, nếu nhà thầu có
câu hỏi hoặc đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu nào, họ có thể gửi văn bản đến Ban
QLDA để có được câu trả lời hoặc giải thích thêm. Ban QLDA phải nhanh chóng trả
lời/giải thích các câu hỏi này và gửi câu trả lời/lời giải thích cho tất cả các nhà thầu

đã mua hồ sơ mời thầu. Nếu cần thiết phải có những điều chỉnh, Ban QLDA phải
phát hành một phụ lục của hồ sơ mời thầu (yêu cầu cần ý kiến không phản đối của
WB nếu là hợp đồng xét duyệt trước). Nếu cần thiết, Ban QLDA có thể gia hạn thời
gian nộp hồ sơ dự thầu để các nhà thàu có đủ thời gian cần thiết để xem xét những
thay đổi và chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho phù hợp.
Các nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu trong phong bì niêm phong trước thời
điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu. Nếu họ muốn điều chỉnh hoặc rút lại hồ sơ dự thầu,
thì việc điều chỉnh hoặc rút hồ sơ này phải trình trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.
Tất cả những nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đều được
chấp thuận và nhận. Những hồ sơ dự thầu nộp muộn sẽ bị từ chối và trả lại nguyên
vẹn cho nhà thầu.
Việc mở các hồ sơ dự thầu phải được tiến hành ngay sau khi hết hạn nhận hồ sơ
dự thầu và tại địa điểm nêu trong thư mời thầu. Ban QLDA phải mở các hồ sơ dự thầu
một cách công khai, các nhà thầu hoặc đại diện của họ được phép tham dự. Ban QLDA
phải đọc to tên nhà thầu, tổng giá trị dự thầu, đề nghị giảm giá hoặc bất kỳ điều chỉnh
nào khác. Ngoài việc đọc những thông tin trên, trong khi mở thầu, Ban QLDA không
được đề cập đến bất kỳ ý kiến hoặc quyết định nào khác liên quan đến đánh giá các hồ
sơ dự thầu. Ban QLDA phải nhanh chóng chuẩn bị Biên bản mở thầu với chữ ký của
tất cả những người tham dự và gửi biên bản này cho tất cả nhà thầu đã nộp hồ sơ dự
thầu và gửi cho WB (nếu hợp đồng WB xét duyệt trước).
Bước 4: Đánh giá Hồ sơ dự thầu
Ngay sau khi các hồ sơ dự thầu được mở, Ban QLDA cần tiến hành đánh giá
các hồ sơ. Ban QLDA phải giữ bí mật tất cả những thông tin liên quan đến quá trình
xét thầu. Ban QLDA không được gặp hoặc liên hệ trực tiếp với các nhà thầu hoặc
một bên không liên quan trong quá trình xét thầu. Trong trường hợp cần nhà thầu làm
rõ thêm hồ sơ của họ để xem xét, Ban QLDA phải gửi đề nghị bằng văn bản đến nhà
thầu và nhà thầu cũng trả lời bằng văn bản.
Việc đánh giá các hồ sơ dự thầu phải được tiến hành chặt chẽ theo đúng các
thủ tục và tiêu chí đã nêu trong hồ sơ mời thầu. Cụ thể, các hồ sơ dự thầu phải được
đánh giá như sau:

12
(a) Kiểm tra sơ bộ : Kiểm tra sơ bộ bao gồm những kiểm tra sau:
i. Kiểm tra: Ban QLDA cần kiểm tra xem hồ sơ dự thầu có
được ký đúng yêu cầu không; tuân thủ thời hạn hiệu lực của
hồ sơ theo yêu cầu không. Trong trường hợp liên danh, Ban
QLDA cần kiểm tra thỏa thuận liên danh có được nộp không
và nội dung của thỏa thuận liên danh có đáp ứng các yêu cầu
của hồ sơ mời thầu không.
ii. Bảo lãnh dự thầu: Ban QLDA cần kiểm tra xem bảo lãnh dự
thầu được nộp có phải do một ngân hàng uy tín phát hành và
thỏa mãn những yêu cầu về giá trị bảo lãnh, thời hạn và nội
dung theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
iii. Tính hợp lệ: Ban QLDA cần kiểm tra xem nhà thầu có đáp
ứng các yêu cầu về tính hợp lệ như nêu trong hồ sơ mời thầu
không. Đặc biệt trong trường hợp nhà thầu là một doanh
nghiệp nhà nước, Ban QLDA cần kiểm tra chi tiết xem nhà
thầu có đáp ứng các yêu cầu cụ thể nêu trong đoạn 2.3(c) ở
trên hay không. Để xem xét tổng thể, Ban QLDA cần thu
thập và xem xét các tài liệu sau để chứng minh tính hợp lệ
của doanh nghiệp nhà nước: Giấy phép kinh doanh; Quyết
định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách cổ
đông, v.v
iv. Tính đầy đủ của hồ sơ dự thầu: Ban QLDA cần kiểm tra
xem hồ sơ dự thầu có bao gồm đầy đủ các tài liệu cần thiết
và chào giá cho những hạng mục/số lượng yêu cầu hay
không. Thiếu sót nhỏ của một số hạng mục không quan
trọng trong Bảng kê khối lượng hoặc Tiến độ yêu cầu hoặc
một số tài liệu năng lực không dẫn đến việc loại hồ sơ dự
thầu.
v. Tính đáp ứng cơ bản: Ban QLDA đánh giá xem hồ sơ dự

thầu có đáp ứng cơ bản những yêu cầu kỹ thuật và thương
mại nêu trong hồ sơ mời thầu hay không. Hiếm khi hồ sơ dự
thầu hoàn hảo ở tất cả các mặt. Nếu hồ sơ dự thầu có sai
lệch, Ban QLDA cần đánh giá xem sự sai lệch đó là đáng kể
hay không đáng kể. Những sai lệch đáng kể không đáp ứng
những yêu cầu kỹ thuật quan trọng, từ chối thực hiện những
nghĩa vụ pháp lý quan trọng của hợp đồng, tham gia vào hơn
1 hồ sơ dự thầu, v.v thì hồ sơ đó sẽ bị loại. Các hồ sơ dự
thầu có những sai lệch nhỏ có thể được coi là đáp ứng cơ
bản nhưng để đảm bảo tính công bằng, các sai lệch này sẽ
13

×