Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Lãi suất và ảnh hưởng của chính sách hạ lãi suất đến các doanh nghiệp Việt Nam năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.09 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN: TIỀN TỆ NGÂN HÀNG
Đề tài: “Lãi suất và ảnh hưởng của chính sách hạ lãi suất đến các
doanh nghiệp Việt Nam năm 2012”
Giáo viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Hiền
Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
LỜI NÓI ĐẦU
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi vô cùng chặt chẽ trong nền kinh
tế. Mỗi mức lãi suất được công bố sẽ ảnh hưởng đến những quyết định của cá nhân cũng
như doanh nghiệp; quyết định đầu tư hay tiết kiệm. Mỗi quyết định đó đều có những tác
động nhất định tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà
nước đã khá linh hoạt trong việc sử dụng công cụ lãi suất nhằm tác động tích cực đến nền
kinh tế trong quá trình chuyển đổi.
Trong năm 2012 vừa qua, lãi suất đã liên tục được Ngân hàng nhà nước điều chỉnh
giảm. Vấn đề được quan tâm nhất trong thời gian này không chỉ là ảnh hưởng của nó tới
cá nhân mà còn tới các tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Hiện nay, tác động và ảnh hưởng của lãi suất đến sự phát triển kinh tế ngày càng trở
nên quan trọng hơn trong bối cảnh đất nước đang tham gia ngày càng sâu rộng vào liên
kết khu vực và hội nhập quốc tế. Với đề tài “Lãi suất và ảnh hưởng của chính sách hạ
lãi suất đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2012” nhóm
chúng em mong muốn có thể nghiên cứu sâu hơn về lãi suất và chiều hướng diễn biến
của nó.
Nội dung đề tài gồm ba phần:
Chương I: Các thông tư, nghị định quy định về việc hạ lãi suất từ đầu năm 2012 đến nay.
Chương II: Ảnh hưởng của hạ lãi suất tới tình hình sản xuất, kinh doanh.
1) Thông tin về tình hình tiếp cận vốn của các doanh nghiệp năm 2012


2) Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2012
3) Ảnh hưởng cụ thể của việc hạ lãi suất đối với một số doanh nghiệp cụ thể
Chương III: Nguyên nhân việc hạ lãi suất huy động không có nhiều ý nghĩa với các
doanh nghiệp.
Do còn nhiều hạn chế về hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tiễn, đề tài của chúng
em không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Chúng em kính mong cô giúp đỡ, góp ý để đề
tài của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
2
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
I. Các thông tư, nghị định quy định về việc hạ lãi suất từ đầu năm 2012 đến nay.
1) Quyết định giảm lãi suất I (13/3/2012)
Từ ngày 13/3, lãi suất điều hành và lãi suất tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài chính thức giảm 1%. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng với
tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên từ 14%/năm giảm xuống 13%/năm. Lãi suất áp dụng
với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 6%/năm xuống còn 5%/năm.
Với quỹ tín dụng ngân dân, cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn
1 tháng trở lên giảm từ 14,5%/năm xuống 13,5%/năm. Cùng với đó, NHNN cũng có
quyết định giảm lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 14%/năm. Lãi suất cho vay qua
đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 16%/năm xuống 15%. Lãi suất tái chiết
khấu từ 13%/năm xuống 12%/năm.
Trước khi NHNN có quyết định giảm trần lãi suất huy động, nhiều ngân hàng đã
công bố biểu lãi suất huy động mới. Trong thời gian qua, lãi suất liên ngân hàng cũng có
dấu hiệu giảm, lãi suất qua đêm cho vay liên ngân hàng chỉ ở mức thấp chứng tỏ thanh
khoản của các ngân hàng được cải thiện rõ rệt.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã chậm lại từ tháng 8/2011 và
tiếp tục duy trì xu hướng này trong những tháng đầu năm 2012. Đây là tín hiệu cho thấy
việc hạ lãi suất lúc này là không sớm và hoàn toàn hợp lý.
2) Quyết định giảm lãi suất II (10/4/2012)
Chiều ngày 10/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban
hành Thông tư số 08/2012/TT-NHNN (Thông tư 08) sửa đổi, bổ sung một số điều của

Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi
bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
Cụ thể, NHNN quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có
kỳ hạn dưới 1 tháng là 4%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1
3
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
tháng trở lên là 12%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa
đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 12,5%/năm.
Cùng với quyết định trên, Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh giảm các mức lãi
suất điều hành của NHNN. Thống đốc NHNN quy định các mức lãi suất của NHNN như
sau: Lãi suất tái cấp vốn là 13%/năm; Lãi suất tái chiết khấu là 11%/năm; Lãi suất cho
vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn
trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 14%/năm.
Việc hạ lãi suất đã được dự báo trước và chính Ngân hàng Nhà nước sau khi hạ lãi suất
vầ 13% cũng cho biết mỗi quý sẽ hạ lãi suất 1%. Tuy nhiên, động thái hạ lãi suất này
được xem là diễn ra nhanh hơn dự kiến.
3) Quyết định giảm lãi suất III (28/5/2012)
Theo Quyết định số 1081/QĐ-NHNN ngày 25/5/2012 về việc điều chỉnh giảm các
mức lãi suất điều hành của NHNN, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm xuống
12%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm
xuống 13%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm xuống 10%/năm.
Theo thông tư số 17/2012/TT-NHNN, lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND đối với
tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 4%/năm xuống còn 3%/năm,
đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 12%/năm xuống còn 11%/năm; riêng
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1
tháng trở lên giảm từ 12,5%/năm xuống còn 11,5%/năm.
Theo mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND sau khi điều chỉnh giảm như nêu trên
và Thông tư số 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối
đa bằng VND của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế, thì lãi suất cho vay
ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất
4
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa được điều chỉnh giảm với mức tương
ứng là 1%/năm (giảm từ 15%/năm xuống còn 14%/năm).
4) Quyết định giảm lãi suất IV (11/6/2012)
Ngày 08/6/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành
Quyết định số 1196/QĐ-NHNN về mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi
suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt
vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng. Cụ thể, Thống đốc NHNN
quy định các mức lãi suất của NHNN như sau: Lãi suất tái cấp vốn là 11%/năm; Lãi suất
tái chiết khấu là 9%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân
hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các
ngân hàng là 12%/năm.
Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 20/2012/TT-NHNN, theo đó, lãi
suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 13%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
ấn định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 14%/năm. NHNN cũng quy định
lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là
2%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là
9%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi
kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9,5%/năm. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng
trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
5) Quyết định giảm lãi suất V (1/7/2012)
Chiều ngày 29/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết
định số 1289/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay
qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong
thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng.Theo đó, các lãi suất điều hành trên
đồng loạt giảm thêm 1% kể từ lần điều chỉnh 11/6. Sau lần điều chỉnh này, lãi suất tái cấp
vốn giữ ở mức 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 8%/năm; lãi suất cho vay qua đêm

5
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán
bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 11%/năm.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2012 và thay thế Quyết định số
1196/QĐ-NHNN ngày 08/6/2012 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất
cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn
trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng.
Như vậy, đây là lần thứ 5 kể từ đầu năm nay, NHNN điều chỉnh giảm các mức lãi
suất chủ chốt. Trong lần điều chỉnh gần đây nhất, ngày 11/6, NHNN cũng đã giảm 1%
các lãi suất điều hành.
NHNN cho biết: Việc lãi suất điều hành tiếp tục giảm trong thời gian gần đây là dựa trên
xu hướng giảm của lạm phát và điều kiện cung - cầu vốn trên thị trường.
II. Ảnh hưởng của hạ lãi suất tới tình hình sản xuất, kinh doanh.
1) Thông tin về tình hình tiếp cận vốn của các doanh nghiệp năm 2012
Việc hạ lãi suất cho vay của các ngân hàng trong thời điểm này được xem là
động thái tích cực để giúp đỡ doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tuy nhiên,
theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn, lãi suất vẫn còn ở mức cao. Trước tác
động của tình hình kinh tế khó khăn thì doanh nghiệp có được vay vốn cũng khó lòng mà
trả được nợ ngân hàng. Do đó, từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp lớn phải đứng ra để
vay vốn giúp cho các doanh nghiệp khác. Nguyên nhân là bản thân các doanh nghiệp này
không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng do tài sản thế chấp không đảm bảo. Dự án có khả
thi đến mấy mà tài sản thế chấp không đảm bảo thì ngân hàng rất khó chấp nhận. Đấy
6
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
mới chỉ được vay ở mức lãi suất niêm yết thông thường chứ lãi suất ưu đãi thì có lẽ
không tiếp cận nổi. Doanh nghiệp nhỏ và vừa quá khó để vay vốn.
Thêm một cái khó của doanh nghiệp trong hành trình gian nan tìm nguồn vốn vay
từ ngân hàng, đó là thời điểm này ngân hàng vẫn chú trọng phần lớn đến nguồn vốn cho
vay ngắn hạn. Các ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp cũng chủ yếu tập trung ở hạn mức ngắn.

Trong khi cái doanh nghiệp cần là nguồn vốn trung và dài hạn. Điều này ở một khía cạnh
nào đó cho thấy nhu cầu của doanh nghiệp và khả năng ứng vốn của ngân hàng vẫn chưa
thực sự gặp nhau. Bởi vậy, nghịch lý “vốn có, khó vay” cũng là điều dễ hiểu. Tổng hợp
báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ về thực hiện nghị quyết 11 cũng cho
thấy, rất ít doanh nghiệp có thể vay vốn từ ngân hàng. Như, tại Quảng Bình, chỉ có
khoảng 30% các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn từ ngân hàng thương mại. Lãi
suất thỏa thuận lên đến 20% là phổ biến. Lãi suất vay dài hạn lên đến 25%.Theo số liệu
thống kê của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh, đến hết tháng 4, dư nợ cho
vay ngắn hạn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đạt 23.100 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
44,4%; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 28.900 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,6%.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97% tổng số doanh nghiệp, trong đó chỉ có khoảng
30% doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Hai lý do chính là: Về
phía doanh nghiệp: khả năng tài chính kzm, kinh doanh vượt nhiều lần năng lực tài chính
của chính mình; một số doanh nghiệp có số nợ gần bằng tổng giá trị tài sản; có doanh
nghiệp lớn hơn cả trăm lần vốn chủ sở hữu. Về phía ngân hàng: một số tổ chức tín dụng
cho rằng mức độ tin cậy của doanh nghiệp là hấp nên hạn chế bằng việc vay vốn cần tài
sản thế chấp và các điều kiện khác nhau
2) Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2012
Các chỉ số của các thành phần kinh tế quý I – 2012
Tổng sản phẩm trong nước quý I/2012
Theo giá thực tế Theo giá so sánh năm 1994
Tổng số Cơ cấu Tổng số SS với cùng
7
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
(tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) kỳ 2011
TỔNG SỐ 545767 100,00 113835 104,00
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 84602 15,50 13081 102,84
Nông nghiệp 61169 11,21 9657 102,37
Lâm nghiệp 3836 0,70 598 104,97
Thủy sản 19598 3,59 2826 104,05

Công nghiệp và xây dựng 235010 43,06 48718 102,94
Công nghiệp 214333 39,27 42400 104,03
Xây dựng 20677 3,79 6318 96,15
Dịch vụ 226155 41,44 52036 105,31
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Chỉ số sản xuất công nghiệp Đơn vị tính: %
Tháng 4 năm
2012 so với
tháng 3 năm
2012
Tháng 4 năm
2012 so với
tháng 4 năm
2011
4 tháng năm
2012 so với
cùng kỳ năm
2011
TOÀN NGÀNH CÔNG NGHIỆP 101,5 107,5 104,3
Công nghiệp khai thác mỏ 97,7 101,7 102,6
Công nghiệp chế biến 103,7 109,3 103,8
Sản xuất phân phối, điện, ga, nước 97,6 114,3 114,0
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hàng hóa xuất khẩu Đơn vị tính: Triệu USD
Tháng 4 năm
2012
4 tháng đầu
năm 2012
4 tháng đầu năm
2012 so với cùng

kỳ 2011(%)
TỔNG GIÁ TRỊ 8600 33406 122,11
Khu vực kinh tế trong nước 3315 12576 104,3
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài
5285 20650 136,4
8
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
Dầu thô 685 2350 96,9
Hàng hóa khác 4600 18290 144,0
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hàng hóa nhập khẩu Đơn vị: Triệu USD
Tháng 4 năm
2012
4 tháng đầu
năm 2012
4 tháng đầu năm
2012 so với cùng
kỳ 2011(%)
TỔNG GIÁ TRỊ 9000 33582 104,4
Khu vực kinh tế trong nước 4350 16136 88,1
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài
4650 17446 125,9
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo số liệu được công bố của tổng cục thống kê về tình hình kinh tế xã hội quý I
năm 2012, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước
tính tăng 4,00% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 2,84%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
2,94%, đóng góp 1,27 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,31%, đóng góp 2,40 điểm

phần trăm.
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/3/2012 ước tính đạt 136,9 nghìn
tỷ đồng, bằng 18,5% dự toán năm, trong đó thu nội địa 89,5 nghìn tỷ đồng, bằng 18,1%;
thu từ dầu thô 19,5 nghìn tỷ đồng, bằng 22,4%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất
nhập khẩu 27,1 nghìn tỷ đồng, bằng 17,6%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh
nghiệp Nhà nước bằng 22% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(không kể dầu thô) bằng 16,3%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước
9
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
bằng 17,8%; thuế thu nhập cá nhân bằng 17,2%; thuế bảo vệ môi trường bằng 18,4%; thu
phí, lệ phí bằng 12,7%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/3/2012 ước tính đạt 164,9 nghìn
tỷ đồng, bằng 18,3% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 31,4 nghìn tỷ đồng, bằng
17,4% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 30,7 nghìn tỷ đồng, bằng 17,6%); chi phát triển
sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể 111,4
nghìn tỷ đồng, bằng 18,5%; chi trả nợ và viện trợ 22,1 nghìn tỷ đồng, bằng 22,1%.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế Việt Nam quý
I/2012: “Tình hình kinh tế 3 tháng đầu năm 2012 có những chuyển biến tích cực. Các
ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều có bước phát triển. Thu ngân sách nhà nước
đạt kết quả tốt bảo đảm cân đối các nhu cầu chi một cách chủ động”.
Tuy nhiên với tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, mặc dù theo chính sách của
chính phủ, trong quý 1 lãi suất huy động của ngân hàng đã giảm xuống còn 12% nhưng
các doanh nghiệp vẫn “đồng loạt” xin giải thể.
Chỉ trong quý I, tại TP.HCM có tới 931 doanh nghiệp đã khóa mã số thuế để giải
thể (theo tổng hợp của cơ quan thuế TP.HCM). Số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải
thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư là 526 đơn vị, tăng 23,8% so với cùng kì năm ngoái. Trong
khi đó số doanh nghiệp gửi thông báo ngừng hoạt động đến Cục thuế TP.HCM còn lớn
hơn nhiều lần, lên đến 5.012 doanh nghiệp. Cụ thể: 1.725 đơn vị chờ làm thủ tục giải thể,
phá sản; 1.198 doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất tích; 1.136 đơn vị tạm ngừng hoạt động có

thời hạn… Con số đăng ký tạm ngừng hoạt động với Sở kế hoạch và Đầu tư tăng gấp 4,6
lần năm ngoái.
Báo cáo lên chính phủ vào ngày 25/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết số doanh
nghiệp thành lập mới giảm 8% về lượng và 12% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm
ngoái. Đã có trên 2,2 nghìn doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và trên 9,7 nghìn doanh
nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế. Số
10
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng khoảng 6% so với
cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể tăng 57%.
(Theo thời báo kinh tế Việt Nam vneconomy)
3) Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số
doanh nghiệp cụ thể
Như đã phân tích ở phần trên, mặc dù đã có chính sách hạ lãi suất cho vay nhưng các
doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Để làm rõ
hơn tác động của chính sách lãi suất này , nhóm nghiên cứu sẽ phân tích các chỉ tiêu tài
chính(Chi phí lãi vay,Nợ phải trả,Hệ số nợ/tổng vốn ,Hệ số thanh toán nhanh( tài sản lưu
động/ nợ ngắn hạn) thông qua các báo cáo tài chính của nhóm các doanh nghiệp sau
trong thời điểm quí 3+4 năm 2011(khi chưa áp dụng chính sách lãi suất) với thời điểm
quí 1+2 năm 2012 ( sau khi đã áp dụng chính sách lãi suất):
3.1) Các doanh nghiệp nghiên cứu
• CÔNG TY CỔ PHẦN ALPHANAM - ALP
• CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG SỐ 1 - ONE
• CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HAPACO - HAP
• CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG HÀ - HHG
• CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO KẾT CẤU THÉP VNECO.SSM
• CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯƠNG DƯƠNG – CDC
3.2) Các chỉ tiêu nghiên cứu
• Chi phí lãi vay,
11

Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
• Nợ phải trả,
• Hệ số nợ/tổng vốn ,
• Hệ số thanh toán nhanh( tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn)
3.3) Phân tích cụ thể
12
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
a. Chi phí lãi vay( đơn vị: tr VND):
Bảng 1: Chi phí lãi vay
So với thời điểm trước khi có chính sách lãi suất, thì chi phí lãi vay của
nhóm các doanh nghiệp trên hầu như không có biến động nhiều. Điều này
cho thấy, nguồn vốn vay chưa có sự biến chuyển rõ rệt. Các doanh nghiệp
trên nói riêng và đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung vẫn chưa tiếp
cận được nguồn vốn cho vay.
13
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
b. Nợ phải trả( đơn vị: tr VND)
Doanh nghiệp
Nợ Phải Trả
Q2 2012 Q1 2012 Q4 2011 Q3 2011
CÔNG TY CỔ PHẦN
ALPHANAM - ALP
1,923,738 596,383 611,514
1,057,06
6
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN
THÔNG SỐ 1 - ONE
102,835 77,073 70,463 120,202
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN HAPACO - HAP

159,958 159,372 154,196 163,126
CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG
HÀ - HHG
169,990 161,780 158,389 145,049
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO
KẾT CẤU THÉP VNECO.SSM -
SSM
42,963 64,693 71,762 65,745
CÔNG TY CỔ PHẦN
CHƯƠNG DƯƠNG - CDC
487,620 451,841 451,639 438,924
Bảng 2: Nợ phải trả
Nợ phải trả có xu hướng giảm qua hai thời kì trước chính sách lãi suất và sau
chính sách lãi suất. Điều này một phần cho thấy các doanh nghiệp không
tiếp cận được vốn vay đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Đối với các doanh
nghiệp vừa, cần có các chế độ bảo lãnh và đảm bảo các điều kiện chặt chẽ
mới tiếp cận được vốn vay.
14
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
c. Hệ số nợ/tổng vốn ( đơn vị %):
Doanh Nghiệp
Nợ / Tổng Vốn
Q2 2012 Q2 2012
CÔNG TY CỔ PHẦN ALPHANAM
- ALP
45% 38%
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN
THÔNG SỐ 1 - ONE
59% 53%
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN

HAPACO - HAP
23% 22%
CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG HÀ -
HHG
56% 54%
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO
KẾT CẤU THÉP VNECO.SSM -
SSM
46% 47%
CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯƠNG
DƯƠNG - CDC
65% 63%
Bảng 3: Hệ số Nợ/Tổng vốn
So sánh giữa quí 2/2012 và năm 2011, hệ số nợ/tổng vốn của nhóm doanh nghiệp
trên biến động từ 1-6%. Hệ số này không có sự biến động nhiều chứng tỏ chưa có
sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu vốn của nhóm doanh nghiệp này. Hay nói cách
khác là chưa có sự xuất hiện của các khoản vay nợ trung và dài hạn rất cần thiết
cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ cầu vốn của doanh nghiệp.
15
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
d. Hệ số thanh toán nhanh: ( đơn vị %)
Doanh nghiệp
Chỉ Số Thanh Toán Nhanh
Q2 2012 năm 2011 năm 2010
CÔNG TY CỔ PHẦN
ALPHANAM - ALP
91% 104% 129%
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN
THÔNG SỐ 1 - ONE
94% 121% 128%

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
HAPACO - HAP
181% 178% 238%
CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG HÀ
- HHG
48% 47% 579%
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO
KẾT CẤU THÉP VNECO.SSM -
SSM
102% 132% 159%
CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯƠNG
DƯƠNG - CDC
102% 132% 159%
Bảng 4: Hệ số thanh toán nhanh
Chỉ tiêu hệ số thanh toán thanh thể hiện khả năng huy động tài sản lưu động để
thanh toán các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. So sánh với giai đoạn 2011 và
2010, hệ số này giảm mạnh ở nhóm các doanh nghiệp trên thể hiện các doanh
nghiệp đang mất dần khả năng thanh khoản do đó khó có thể được ngân hàng cho
vay vốn. Mặt khác, hệ số trên được đo đạc bằng tỉ số giữa khoản mục tài sản lưu
động và nợ ngắn hạn. Tỉ số này giảm mạnh, một phần lớn là do khoản mục nợ
ngắn hạn tăng lên. Do không tiếp cận được nguồn vốn trung và dài hạn nên để
phục vụ cho sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trên bắt buộc phải phụ thuộc
vào nguồn vốn ngắn hạn.
e. Vòng quay hang tồn kho (đơn vị %)
16
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
Doanh Nghiệp
Vòng quay Hàng tồn kho
Q2 2012 năm 2011 năm 2010
CÔNG TY CỔ PHẦN

ALPHANAM - ALP
377% 400% 484%
CÔNG TY CỔ PHẦN
TRUYỀN THÔNG SỐ 1 -
ONE
437% 1125% 1578%
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN HAPACO - HAP
339% 439% 477%
CÔNG TY CỔ PHẦN
HOÀNG HÀ - HHG
2190% 2140% 1852%
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ
TẠO KẾT CẤU THÉP
VNECO.SSM - SSM
228% 386% 371%
CÔNG TY CỔ PHẦN
CHƯƠNG DƯƠNG - CDC
56% 69% 142%
Bảng 5: Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số vòng quay hàng tốn kho này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho
hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy
doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong
doanh nghiệp. chỉ số này nhìn chung có xu hường giảm xuống, thể hiện các
doanh nghiệp đang mắc vấn đề chính trong đầu ra chứ ko phải vấn đề vốn
vay=> hạ lãi suất ko ảnh hưởng tích cực nhiều đến các doanh nghiệp này
3.4) Kết luận:
Tóm lại, lãi suất cho vay vốn quá cao là một trong những khó khăn của doanh
nghiệp trong thời gian qua. Tuy nhiên thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính
trên báo cáo tài chính của nhóm doanh nghiệp trên và so sánh với thời điểm trước

khi ban hành chính sách lãi suất, chúng tối rút ra kết luận rằng chính sách lãi suất
trong năm 2012 chưa có tác động cụ thể và hiệu quả trong thời điểm nghiên cứu.
Khó khắn tồn tại của doanh nghiệp vừa và nhỏ là tiếp cận nguồn vốn trung và dài
hạn vẫn chưa được khắc phục.
17
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
III. Nguyên nhân việc hạ lãi suất huy động không có nhiều ý nghĩa với các doanh
nghiệp:
1) Nguyên nhân thứ nhất: Lãi suất huy động và cho vay thực tế trong giai đoạn
trước là quá cao:
Thực tế, trong năm 2011, mặc dù quy định trần lãi suất huy động là 14% một năm
trong khi đó, các ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn nên đã không ít ngân
hàng lách luật. Chi phí vốn vay thực tế lên đến 15-16%, đấy lãi suất cho vay của
ngân hàng đối với doanh nghiệp lên đến 18-20%
Vào những tháng đấu năm 2012, đã có rất nhiều đợt giảm lãi suất huy động. Trong
đó, vào thời diểm hiện tại, lãi suất huy động giảm xuống chỉ còn 1%. Tuy nhiên
với việc hạ lãi suất huy động mỗi đợt là 1%, có thể kzo theo lãi suất cho vay giảm
tương ứng 1%. Nhưng có một điểm đáng lưu ý chính là các giai đoạn trước đây,
mức lãi suất cho vay hầu hết ở mức 18-20% với nguyên nhân đã nếu trên. Như vậy
việc giảm 1% cũng không thể khiến cho lãi suất hạ xuống mức kỳ vọng của doanh
nghiệp.
2) Nguyên nhân thứ hai: Ngân hàng hạn chế tăng trưởng tín dụng
K—m theo việc hạ lãi suất là những điều kiện cho vay khá chặt chẽ. Điều này cũng
có thể dễ dàng lý giải nếu đứng trên quan điểm của ngân hàng. Đứng trước tình
hình kinh tế khó khăn, tình trạng nợ xấu gia tăng; do đó mặc dù các ngân hàng gia
tăng việc huy động vốn nhưng tăng trưởng tín dụng lại ở mức thấp. Cụ thể lý do ở
đây chính là bởi lo ngại về các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt.
Trước một môi trường bộ lộ nhiều rui ro, các tổ chức tín dụng phải tăng cường khả
năng chống đỡ. Việc tỷ lệ an toàn vốn (CAR)cải thiện trong những tháng đầu năm
2012 là nhờ việc tín dụng bị hạn chế. Theo số liệu của ˜y ban Giám sát Tài chính

quốc gia, CAR của hệ thống đạt mức 11.62%; cao hơn đáng kể so với mức 9% đặt
ra trong thông tư 13. Song, một số quan ngại được đặt ra ở tỷ lệ này nếu xu hướng
vận động những năm trước tiếp tục thể hiện.
Đó là quy mô tăng trưởng tổng tài sản của các tổ chức tín dụng liên tục được đẩy
cao những năm gần đây, trong khi tốc độ gia tăng vốn tự có khó có thể bắt nhịp.
Nếu những năm 2005 – 2010, thị trường chúng khoán đã tạo cơ hội đ™ các ngân
hàng tăng vốn , thặng dư lớn, hoạt động có lợi nhuận cao. Trong khi đó hiện nay,
các kế hoạch tăng vốn theo hướng huy động thêm gần như “đóng băng”, trong khi
đó tỷ lệ nợ xấu gia tăng mạnh, lợi nhuận giảm sút kìm hãm quy mô vốn tự có.
18
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
Thứ hai, tỷ lệ CAR của hệ thống hiện còn có những khác biệt nhất định so với các
chuẩn mực trong Hiệp ước tiêu chuẩn Basel II. Cụ thể là cách tính CAR chỉ mới
xác định được rủi ro tính dụng mà chưa tính đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt
động. Thế nên, cuối năm 2011, đã có tổ chức chuyên môn đánh giá lại thực tế CAR
của hệ thống và hạ xuống thấp hơn cả mức 9% trong tiêu chuẩn thông tư 13. Theo
Basel III, để tính đến cả những rủi ro đó thì CAR cần đạt đến 13%.
Trên thực tế, theo số liệu của nhân hàng nhà nước thì tăng trưởng tín dụng tín đến
19/10 mới chỉ tăng 2,8% so với đầu năm. Mối quan ngại về nợ xấu của ngân hàng
chính là một trong những lý do quan trọng. Đây cũng chính là lý do khiến doanh
nghiệp khó tiếp cận tín dụng ngân hàng, mặc dù lãi suất huy động được giảm nhiều
lần từ đầu năm tới nay.
Theo báo cáo ngày 5/6 của Ngân hàng Nhà nước, có 7 nguyên nhân khiến ngân
hàng khó cho vay vốn với doanh nghiệp:
Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp đều đang trong tình trạng có nợ quá hạn hoặc
nợ xấu cao tại ngân hàng.
Thứ hai, các DN chưa có phương án kinh doanh hiệu quả.
Thứ ba, các chỉ số an toàn trong hoạt động DN bị suy giảm đáng kể.
Thứ tư, NHNN chưa có hướng dẫn và quy định cụ thể về cho vay mới trả nợ cũ
nên các ngân hàng không thể thực hiện.

Thứ năm, ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh tính minh bạch và
lành mạnh của DN bởi đến hết tháng 5, DN chưa kiểm toán, báo cáo tài chính chưa
rõ ràng.
Thứ sáu, thực tế món vay dư nợ cũ được các ngân hàng thẩm định cho vay dựa trên
tài sản đảm bảo là bất động sản nhưng hiện tại giá trị này bị giảm nên hạn mức tín
dụng bị giảm theo so với món vay trước.
Thứ bảy, khó khăn chung của các DN là hàng tồn kho nhiều, tìm đầu ra cho sản
phẩm khó khăn, thời gian làm thủ tục thế chấp mất nhiều thời gian…
3) Nguyên nhân thứ ba: Bản thân doanh nghiệp không dám vay vốn
19
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
Niềm tin của doanh nghiệp vào triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam khá thấp
đã khiến họ không dám đầu tư và không dám vay tiền kinh doanh mới. Trong điều
kiện bình thường của nền kinh tế, vòng quay tiền trung bình vào khoảng 2,5
lần/năm, nay giảm xuống chỉ còn 1 lần/năm, thậm chí chỉ xấp xỉ 0,9 lần. Điều đó
cho thấy, nền kinh tế đang rơi vào tình trạng đình trệ trong sản xuất, kinh doanh
Trước tình hình đó, doanh nghiệp không dám mở rộng quy mô, thậm chí thu hẹp
lại, còn người tiêu dùng cũng tằn tiện trong chi tiêu. Lúc này, hàng tồn kho vấn đề
đau đầu của các DN cũng không có những giải pháp hữu hiệu, trong khi kích cầu
tiêu dùng cũng không. DN nhỏ và vừa sẽ phải sớm rút lui khỏi thị trường vì chưa
kịp mở rộng đã bị thuế phí cao và đặc biệt là lãi vay cao đ— bẹp.
Ngoài ra, đó là bất ổn về môi trường kinh doanh, sự suy giảm về cầu tiêu dùng trên
thị trường, giá và nguyên vật liệu tăng. Ngoài ra, là lo ngại về sự biến động trong
chính sách quản lý cũng như sự khó khăn trong việc huy động vốn. Đây chính là
những vấn đề khiến DN không dám mở rộng sản xuất kinh doanh.
Rõ ràng, ngân hàng thì đặt ra rào cản cho doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp thì
co cụm thu hẹp sản xuất kinh doanh, đó là lí do vì sao mà ngân hàng và doanh
nghiệp thời điểm này khó tìm được tiếng nói chung.
20
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1

KẾT LUẬN
Thông qua phân tích ảnh hưởng của chính sách lãi suất 2012 đến tình hình sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đã rút ra được nguyên
nhân cho vấn đề: “ Tại sao chính sách lãi suất 2012 chưa có tác động hiệu quả
đến nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngắn hạn”. Từ chính những nguyên
nhân đó kết hợp với các kiến thức đã được học chúng em xin đưa ra giải pháp
tương ứng với các nguyên nhân đã nghiên cứu ở trên như sau:
- Về phía NHNN, cần có sự giám sát và điều tra kĩ tình hình hoạt động kinh
doanh của nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ để ban hành chính sách lãi
suất phù hợp hơn nữa, chú trọng ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ do nhóm doanh nghiệp này chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra, NHNN có thể
khuyến khích các NHTW cho vay đối với các doanh nghiệp này.
- Về phía các doanh nghiệp, cần nghiên cứu đưa ra phương án kinh doanh phù
hợp, có tính hiệu quả cao, tập trung vào nhưng ưu thế của doanh nghiệp
mình để tiến hành xây dựng phương án đầu tư hiệu quả.
- Các gói kích cầu nên được ban hành nhiều hơn để giải quyết đầu ra cho sản
phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trên đây là những giải pháp do nhóm nghiên cứu đưa ra dựa trên kiến thức cơ
bản đã được học cộng với phân tích của các cá nhân. Kết luận lại, chính sách lãi
suất 2012 tuy chưa có hiệu quả trong ngắn hạn nhưng đây là một động thái tích
cực, thể hiện sự khuyến khích của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong tương lai, theo
xu hướng này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sẽ bớt đi phần nào khó khăn
trong việc tiếp cận nguồn vốn.
21
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguồn báo cáo tài chính các doanh nghiệp được lựa chọn: www.cophieu68.com
- Số liệu Tổng cục thống kê: />tabid=621&ItemID=12410
/>- Báo cáo thường kỳ VNR số 14,15,16.

Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report Jsc. – VNR) là một
công ty tiên phong trong lĩnh vực báo cáo đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, sản
phẩm và dịch vụ.
- Thời báo kinh tế Việt Nam: />tran-lai-suat-cho-vay-ngan-han-bang-vnd.htm
DANH SÁCH NHÓM 1
22
Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 1
Họ và tên Mã sinh viên Nội dung phụ trách
Đỗ Khánh Quỳnh 1001030453 Phần 1
Trần Thu Hằng 1001011316 Phần 2
Nguyễn Thúy Ngân 1001030253 Phần 2
Ngô Sỹ Đức 1001010157 Phần 2
Nguyễn Mai Liên 1001010489 Phần 3
Phạm Cẩm Linh-NT 1001030205 Phần 3
23

×