Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến nông thôn ở Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.72 KB, 19 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với nước ta mà còn
đối với các nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á. Nền kinh tế càng phát
triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa
góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, nâng cao đời sống
nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát
sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: vấn đề việc làm cho nông dân bị mất
đất, phương pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãn
dân… Nếu không có một chiến lược và giải pháp cụ thể, chung ta sẽ gặp
nhiều vướng mắc và lúng túng trong quá trình giải quyết, đôi khi làm nảy sinh
những vấn đề ngày càng phức tạp.
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra khá nhanh.
Vì vậy, việc đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa, từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách cơ bản là việc làm
cần thiết. Đó là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu hoạch định chính sách
phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, vấn đề đô thị hóa theo quan điểm của
triết học là công việc vô cùng thiết thực và cần thiết, có ý nghĩa to lớn đối với
mỗi nhà nghiên cứu hoạch định phát triển kinh tế trong thời đại hiện nay.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó nên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
” ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến nông thôn ở Việt Nam” .
Đây là một đề tài rất rộng mang tính khái quát cao, mặc dù rất cố gắng,
song bài viết của tôi sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về nội dung
cũng như hình thức. Kính mong các thầy cô xem xét và góp ý để bài viết của
tôi được hoàn thiện hơn.
1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA
1 . Đô thị và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc
dân
1.1. Khái niệm về đô thị hóa theo quan điểm quản lý


Đô thị là một khu dân cư tập trung có đủ hai điều kiện:
- Về phân cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thành lập.
- Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
o Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ.
o Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi
nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; kết cấu hạ tầng
phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu
chuẩn; quy mô dân số ít nhất là 4.000 người và mật độ dân số tối thiểu
phải đạt 2.000 người/km2.
1.2. Khi nghiên cứu đô thị cần chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, chức năng của đô thị.
* Vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước:
- Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc vào cấp
quản lý của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như: đô thị - trung
tâm quốc gia; đô thị – trung tâm cấp vùng; đô thị trung tâm cấp tỉnh; đô
thị trung tâm cấp huyện và đô thị trung tâm cấp tiểu vùng.
- Ngoài ra, theo tính chất, một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặc
trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị
* Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của đô thị bao gồm:
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn,
- Thu nhập bình quân đầu người/năm,
- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm,
- Cân đối thu, chi ngân sách…
Thứ hai, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động:
2
Tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động.
Thứ ba, kết cấu hạ tầng đô thị.
Kết cấu hạ tầng đô thị gồm hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình thương

nghiệp, dịch vụ công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục…)
và hạ tầng kĩ thuật (giao thông, thông tin – liên lạc, cấp thoát nước, vệ sinh
môi trường). Mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 70% trở lên so với
quy định của quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
Thứ tư, quy mô dân số đô thị.
Quy mô dân số đô thị bao gồm số dân thường trú và số dân tạm trú trên 6
tháng tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn.

Thứ năm, mật độ dân số.
Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị
được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị.
Mật độ dân số được xác định theo công thức sau:
D = N/S
Trong đó: D: Mật độ dân số (người/km2)
N: dân số đô thị (người)
S: diện tích đất đô thị (km2)
1.3. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
- Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia là
sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ
thuật và văn hóa.
- Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội của cả nước.
- Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước.
2. Đô thị hóa và sự hình thành các đô thị mới ở Việt Nam
2.1 . Đô thị hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa
a. Khái niệm về đô thị hóa
- Trên quan điểm một vùng, đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát
triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
- Trên quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hóa là một quá trình biến đổi về
phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư

3
những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô
thị hiện có theo chiều sâu.
- Đô thị hóa là quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô
thị của các nhóm dân cư.
- Đô thị hóa nông thôn là xu hướng bền vững có tính quy luật; là quá trình
phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn.
- Đô thị hóa ngoại vi là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành
phố do kết quả phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng…
- Đô thị hóa giả tạo là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô
thị và do dân cư từ các vùng khác đến
Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất
trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình
thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có
theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa khoa học kỹ thuật và tăng quy mô dân
số.

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa
- Điều kiện tự nhiên: những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có nhiều khoáng
sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư mạnh
hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn. Ngược lại
những vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn.
- Điều kiện xã hội: mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị
tương ứng và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó.
Kinh tế thị trường đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và là tiền đề cho đô thị hóa.
- Văn hóa dân tộc: mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình và nền
văn hóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…
nói chung và các hình thái đô thị nói riêng.

- Trình độ phát triển kinh tế: phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết định
trong quá trình đô thị hóa. Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài
chính. Để xây dựng, nâng cấp hay cải tạo đô thị đòi hỏi phải có nguồn tài
chính lớn.
- Tình hình chính trị: ở Việt Nam từ sau 1975, tốc độ đô thị hóa ngày càng
cao, các đô thị mới mọc lên nhanh chóng… Đặc biệt trong thời kì đổi mới,
với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển
kinh tế vượt bậc.
4
2.2 . Hình thái biểu hiện của đô thị hóa
- Mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu
đô thị mới, các quận, phường mới.
- Hiện đại hóa và nâng cao trình độ các đô thị hiện có.

2.3.Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam
- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong các đô
thị lớn: sự hình thành trung tâm có tính chất chuyên ngành trong các đô
thị lớn là xu thế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đô thị, là biểu
hiện của tính chuyên môn hóa cao trong sản xuất.
- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các vùng
ngoại ô: sự hình thành các trung tâm của mỗi vùng có tính khách quan
đáp ứng những nhu cầu của sản xuất và đời sống ngày càng tăng lên của
chính vùng đó. Đó là biểu hiện của tính tập trung hóa trong sản xuất.
- Mở rộng các đô thị hiện có: góp phần tạo sự ổn định tương đối và giải
quyết các vấn đề quá tải do đô thị hiện có.
- Chuyển một số vùng nông thôn thành đô thị: đây là một xu hướng hiện
đại được thực hiện trong điều kiện có sự đầu tư lớn của Nhà nước. Vấn
đề cơ bản là tạo nguồn tài chính để cải tạo đất, xây dựng kết cấu hạ tầng
hiện đại.


3. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến nông thôn

3.1. Biến động về dân số
Nét nổi bật trong quá trình ĐTH ở Hà Nội là quá trình tập trung dân cư
đô thị. Năm 2007, quy mô dân số của Hà Nội là 3.398, 9 nghìn người, tăng
1, 12 lần so với năm 2001, trong đó, dân số thành thị gia tăng nhanh (xấp xỉ
1, 3 lần so với năm 2001), nhưng dân số nông thôn lại có xu hướng giảm.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là sự gia tăng cơ học từ nông thôn
ra thành thị. Trung bình mỗi ngày có hàng nghìn người từ các địa phương về
Hà Nội để tìm kiếm việc làm, sinh sống và thụ hưởng các dịch vụ đô thị.
Quy mô dân số mở rộng đã làm cho mật độ dân số tăng nhanh và mất cân
đối. Năm 2007, mật độ dân số toàn thành phố là 3.490 người /km2, trong đó
mật độ cao nhất là ở các quận nội thành.
5
3.2 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến lao động, việc làm
- Nhiều địa phương, tùy theo tình hình thực tế đã có cách làm hay để
tạo việc làm cho lao động nông thôn bị mất đất. Điển hình như ở Đ à
Nẵng, người dân sau khi được nhận tiền đền bù đã được hướng dẫn
trồng hoa và trồng rau, đem lại thu nhập cao hơn trồng lúa. Hay như ở
Bình Dương, phương án cấp đất dịch vụ đã thu được kết quả khả
quan. Bình Dương đã tổ chức quy hoạch ngay đất tái định cư nằm
trong khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ tạo điều kiện cho dân
làm dịch vụ. Mỗi lao động tái định cư đủ 18 tuổi trở lên sẽ được giao
300m2 đất với giá ưu đãi để ở và làm dịch vụ. Người dân đã cơ bản
ổn định cuộc sống nhờ chuyển sang buôn bán, làm dịch vụ nhà trọ
cho công nhân trong các khu công nghiệp.
- .
- Tại tỉnh Hải Dương, dù quá trình đô thị hóa chưa diễn ra mạnh mẽ,
nhưng cũng đang chịu sức ép về việc giải quyết lao động dôi dư do đất

canh tác bị thu hẹp. Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Sở Lao động
Thương bin và Xã hội tỉnh cho hay, 4 khu công nghiệp đóng trên địa bàn
đã lấy mất hơn 1.000ha đất nông nghiệp, đi kèm theo đó là 8.500 nông
dân không có việc làm. Để giải quyết vấn đề này, Sở chủ động liên hệ
với các trung tâm dạy nghề miễn phí cho con em nông dân, đồng thời
đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
3.3. Ả nh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển hạ tầng kỹ thuật
a) Tác động tích cực
- Quá trình đô thị hoá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và hệ
thống kinh tế vùng nông thôn ngoại thành
+ Thús đẩy đầu tu xây dựng các tuyến đường từ liên thôn, liên xã, liên
Huyện và Tỉnh. Nên thuận lợi cho phát triển snả xuất và lưu thông hàng
hoá.
+ Phát triển nhanh mạng lưới điện .
+ Cung cấp nguồn nước sách.
b) Những vấn đề đặt ra
6
- Tuy cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng nông thôn đã được đầu tư
nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Với đầu tư cho công trình hạn tầng của nông thôn hầu hết là từ ngân sách,
việc huy động vốn của các thành phần kinh tế còn bị hạn chế.
- Việc quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở các xã, các làng nghề truyền
thống chưa được chú trọng đúng mức.
- Hệ thống hạ tầng kinh tế đô thị còn lạc hậu
3.4. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến môi trường sinh thái vùng nông
thôn
a) Ô nhiễm nước
- Quá trình đô thị hóa cùng với việc hình thành nhiều khu công nghiệp dẫn
đến lượng nước thải từ các khu công nghiệp này tăng lên.
- Ngoài ra dân số tăng dẫn đến nguồn nước thải sinh hoạt cũng tăng, hầu hết

được thải xuống sông , hồ.
- Do tình trạng khai thác nước ngầm một cách bừa bãi và nước bẩn ngấm
xuống mạch nước ngầm dẫn đến làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
ngầm.
b) Ô nhiễm không khí: Đô thị hoá ô nhiễm không khí do
- Khí thải từ các khu công nghiệp, các nhà máy.
- Tại các khu vực đông dân, lượng khí thải từ xe cộ cũng rất nhiều.
c) Rác thải: Tăng nhanh cúng quá trình đô thị hoá
II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI NÔNG THÔN HIỆN NAY
1. Các quan điểm định hướng
7

×