Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo 1 số vấn đề về an toàn thực phẩm trong hoạt động xuất khẩu ,ặt hàng rau quả của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.66 KB, 23 trang )

BÁO CÁO
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM
MỤC LỤC
1
Lời nói đầu
Kiểm soát chất lượng, tính an toàn của thực phẩm nhập khẩu, trong đó có
rau quả nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước là đặc biệt quan trọng.
Song song với đó, hiện nay việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong xuất khẩu mặt
hàng rau quả cũng hết sức cần thiết, do đó là điều kiện sống còn cho sự tăng trưởng
bền vững của xuất khẩu rau quả Việt Nam; cải thiện thu nhập của người sản xuất
và góp phần bảo vệ môi trường . Việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với mặt hàng
xuất khẩu rau quả không thể chỉ thực hiện ở phần ngọn tức là công tác quản lý xuất
khẩu, mà cần xuất phát từ phần gốc, tức là hoạt động sản xuất của từ từng doanh
nghiệp đến các hộ sản xuất rau quả phục vụ xuất khẩu…
Trong khuôn khổ bài viết về: “Một số vấn đề về an toàn thực phẩm trong hoạt
động xuất khẩu mặt hàng rau quả”, người viết tập trung vào các vấn đề sau đây
- Điểm lại những nét chính trong xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt
Nam trong những năm gần đây
- Tính cần thiết của việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong xuất khẩu mặt
hàng rau quả của Việt Nam
- Những khó khăn và hướng giải quyết trong công tác giám sát an toàn thực
phẩm trong quản lý xuất khẩu mặt rau quả của Việt Nam
1. Một vài nét về tình hình xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam trong
những năm gần đây
1.1. Tình hình xuất khẩu
Hiện Việt Nam đứng thứ 5 châu Á về sản lượng rau quả, trái cây. Đến nay, sản
phẩm rau quả, trái cây của Việt Nam đã có mặt tại trên 50 quốc gia trên thế giới.
2
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2003 đến nay,
kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã gia tăng đáng kể, từ khoảng 151 triệu


USD vào năm 2003 lên trên 622 triệu USD vào năm 2011. Bốn tháng đầu năm 2012,
kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại đã đạt trên 204 triệu USD, chiếm khoảng 0,5%
tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của cả nước.
Tuy nhiên, lượng rau quả được xuất khẩu sang các thị trường khó tính và chấp
nhận giá cao như Nhật Bản, EU còn hạn chế; thay vào đó phần lớn rau quả xuất khẩu
sang các thị trường không có hàng rào kỹ thuật cao đều chỉ có mức giá thấp hơn so với
rau quả từ các thị trường khác như Thái Lan, Mehico…
Biểu đồ: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam
giai đoạn 2000-2012
Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau quả không đều qua các năm. Sau
khi giảm trong hai năm 2002 và 2003, từ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng
nhưng không ổn định. Nếu như năm 2005, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 31,3% sov ới
năm 2004 thì đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng chỉ còn là 10,2%. Hoặc nếu như năm
2010 chỉ tăng rất khiêm tốn là 5,1% so với năm 2009 thì đến năm 2011, kim ngạch xuất
khẩu rau quả đã tăng mạnh tới 35,3% so với năm 2010.
3
Bảng: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt
Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Năm
KNXKRQ
(triệu USD)
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
Tổng
KNXK
(triệu USD) Tỷ trọng (%)
2000 213,1

2001 330,3 55,0 15.029,0 2,2
2002 200,0 -39,4 16.706,1 1,2
2003 151,5 -24,3 20.149,3 0,8
2004 179,0 18,2 26.485,0 0,7
2005 235,0 31,3 32.447,1 0,7
2006 259,0 10,2 39.826,2 0,7
2007 305,6 18,0 48.561,4 0,6
2008 396,0 29,6 62.906,0 0,6
2009 438,0 10,6 56.600,0 0,8
2010 460,2 5,1 72.236,6 0,6
2011 622,5 35,3 96.905,6 0,6
4 tháng 2012 204,9 37.760,4 0,5
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan
1.2. Những thuận lợi, khó khăn
1.2.1. Thuận lợi
- Việt Nam có nhiều mặt hàng rau quả nhiệt đới đặc trưng, có hương vị ngon
vượt trội so với rau quả từ các thị trường khác, ví dụ như chuối, thanh long,
chôm chôm…
- Các mặt hàng rau quả đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng
nhiều nơi trên thế giới. Do đặc tính khí hậu nhiệt đới, thổ nhưỡng tốt nên các
mặt hàng rau quả của Việt Nam đa dạng, cho thu hoạch mùa nào thức đấy,
đáp ứng nhu cầu quanh năm của người tiêu dùng trên thế giới.
4
- Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới trong xu hướng gia tăng
1
. Xu thế ăn
kiêng hoặc tăng lượng rau trong khẩu phần ăn nhằm kéo dài tuổi thọ, hạn chế
các bệnh do ăn nhiều đạm đã dẫn đến việc nhập khẩu các loại rau tăng tại
nhiều thị trường. Ví dụ, tại thị trường Nhật Bản, ngay cả những loại rau trước
đây ít được nhập khẩu như: rau diếp, tỏi tây, hành tăm, salát, củ cải và một số

loại cây có rễ củ dài dùng làm rau cũng đang có xu hướng gia tăng. Tại một
số quốc gia khác như Pakistan, Đức, Mỹ… nền nông nghiệp đang bị ảnh
hưởng xấu bởi khí hậu nóng lên nên nhu cầu nhập khẩu nông sản cũng sẽ
tăng mạnh trong năm tới.
1.2.2. Khó khăn
- Do chưa có được nguồn hàng cung cấp thường xuyên, chất lượng sản phẩm
thấp và không đồng đều, nhiều lô hàng chưa đáp ứng nhu cầu an toàn vệ sinh
thực phẩm. Thêm vào đó, giá thành sản xuất của rau quả an toàn khá cao, nên
người trồng gặp khó khăn về đầu ra và làm ảnh hưởng đến mở rộng quy mô
sản xuất.
- Áp lực cạnh tranh từ hàng rau quả của các nước khác ngày càng lớn, do các
nước này đã đi trước và thành công trong việc thúc đẩy sản xuất rau quả hữu
cơ, rau quả an toàn.
- Các sản phẩm rau quả của Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường khó
tính như các nước EU phải sản xuất theo tiêu chuẩn chung của thế giới:
GAP/EurepGap, HACCP... Tuy nhiên, việc triển khai mô hình theo những
tiêu chuẩn này gặp nhiều khó khăn do hạn chế về vốn và nhận thức của
người sản xuất.
1 Đình Tú – Thạch Bình. Năm 2012: Xuất khẩu rau quả nhiều cơ hội bứt phá. Báo kinh tế nông thôn.
Tháng 12/2011
5
- Chi phí vận chuyển đường biển, đường hàng không đối với rau quả VN vẫn
còn cao hơn so với các nước như Thái Lan, Trung Quốc. Hiện cước phí hàng
không từ TP.HCM đi Mỹ đối với mặt hàng trái cây bình quân khoảng 3-4
USD/kg. Trong khi đó ở Thái Lan, do Chính phủ có chương trình hỗ trợ cước
phí cho DN xuất khẩu nên cước vận chuyển đường hàng không của họ đi Mỹ
chỉ khoảng 0,5-1 USD/kg.
- Do năng suất thấp, các sản xuất qui mô nhỏ, không tập trung nên khả năng
đáp ứng các đơn hàng lớn và ổn định là rất khó. Khi có đơn hàng hàng lớn,
các doanh nghiệp thường bị động trong việc thu gom rau quả. Hiện nay chỉ

có một số ít doanh nghiệp lớn và các siêu thị có biện pháp bảo quản rau quả
ở nhiệt độ lạnh. Hầu hết các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã không có đủ vốn
để đầu tư hệ thống hệ thống bảo quản sau thu hoạch. Khi có đầu mối xuất
khẩu họ thường phải qua một công ty trung gian làm công việc vận chuyển,
thủ tục hải quan, thủ tục xuất khẩu. Do rau quả phải gom từ nhiều nguồn,
thời gian thu hái khác nhau, kích cỡ cũng không đồng nên thường không đáp
ứng hoàn toàn các yêu cầu mà các đối tác nhập khẩu đưa ra.
2. Tính cấp thiết của việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong xuất khẩu mặt
hàng rau quả của Việt Nam
2.1. Tính cấp thiết của việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong xuất khẩu
mặt hàng rau quả
Vấn đề an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu đang ngày được coi trọng tại
nhiều nước trên thế giới, từ các nước phát triển cho đến các nước đang phát triển như
Trung Quốc.
Đối với các thị trường phát triển và khó tính, với các qui định rất chặt chẽ về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hàng rào kỹ thuật được dựng lên với các tiêu chuẩn
ngày càng khắt khe về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, trong đó có rau
6
quả. Ví dụ, Nhật Bản
2
chỉ cho phép nhập vào nước này những loại thực phẩm đảm bảo
các qui định về VSATTP. Những loại thực phẩm không được phép nhập vào Nhật Bản
bao gồm: thực phẩm chứa các thành phần độc tố hoặc có hại, hoặc bị nghi vấn có chứa
độc tố; thực phẩm bị thối rữa hoặc hư hỏng; thực phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn
và đặc điểm kỹ thuật trong quá trình chế biến, công thức hoặc nguyên liệu chế biến;
thực phẩm sử dụng chất phụ gia quá mức cho phép; thực phẩm không kèm theo các
chứng từ chứng minh. Một số mặt hàng thực phẩm còn phải đáp ứng đầy đủ các quy
định kiểm tra nghiêm ngặt khác mới được nhập vào Nhật Bản như: không chứa các côn
trùng gây bệnh hoặc có hại tới sức khỏe con người có trong thịt và cá tươi, các sản
phẩm thịt chế biến như hamberger, xúc xích…, trái cây, rau quả hoặc ngũ cốc. Khi tiêu

thụ rau tươi phải dán nhãn quốc gia xuất khẩu theo yêu cầu của Luật về tiêu chuẩn và
dán nhãn hàng ông lâm sản.. (Luật JAS)
Nhật Bản rất thận trọng đối với các loại côn trùng trên rau như: ruồi hại hoa quả,
bọ cánh cứng trên lá, nấm mốc, khi phát hiện thấy những vùng nào, những quốc gia nào
có biểu hiện các loại sâu bọ trên thì mọi loại rau tươi và đông lạnh ở đó sẽ không được
xuất khẩu vào Nhật Bản. Ngoài ra, hàng hóa sẽ không được phép nhập khẩu vào thị
trường Nhật Bản nếu không có Giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm của Chính phủ
nước xuất khẩu cấp. Khi kiểm tra tại cảng nhập khẩu nếu phát hiện có dấu hiệu lây
nhiễm hay ký sinh trùng trên sản phẩm thì hàng hóa sẽ bị gởi trả lại người xuất khẩu
hoặc bị hủy bỏ tùy theo kết quả kiểm tra. Ngoài ra, rau quả ở dạng củ khi nhập khẩu
vào Nhật Bản không được lẫn đất. Có những loại rau không đuợc nhập khẩu dưới dạng
2 Theo theo dõi của tác giả về tình hình tiêu thụ hàng năm của Nhật Bản, mỗi năm nước này tiêu thụ
khoảng 16-17 triệu tấn rau các loại. Xu hướng trên bắt nguồn từ nhu cầu tăng lượng rau trong khẩu
phần ăn của người Nhật Bản và đặc biệt phù hợp với đặc điểm dân số già, do người già có xu hướng
giảm lượng đạm và tăng chất xơ trong các bữa ăn để tránh các chứng bệnh liên quan đến tai biến.
7

×