Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾCHỦ ĐỀ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU CÓ HIỆU LỰC VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.26 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
*****

CHỦ ĐỀ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA
VIỆT NAM KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU
CÓ HIỆU LỰC VÀ GIẢI PHÁP


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
I.

KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU................2
1.

Khái niệm Hiệp định thương mại thự do Việt Nam - EU......................................2

2.

Bối cảnh đàm phán, thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU........2

3.

Quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU........................3


4.

Nội dung chính của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.........................4

II.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI EVFTA CÓ HIỆU LỰC......5
1.
Những cơ hội của Việt Nam khi tham gia Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
– EU.5
2.
Những thách thức gặp phải khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam – EU................................................................................................................7

III.

GIẢI PHÁP.............................................................................................................. 10

KẾT LUẬN....................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 13
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 14


MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối Đổi mới toàn diện nền
kinh tế, đã có những bước tiến và sự phát triển đáng kinh ngạc. Với việc mở roojgn tự do
kinh doanh, thúc đẩy kinh tế quốc tế và mậu dịch thương mại với các quốc gia khác trên
thế giới, nước ta đã trở thành một quốc gia đang phát triển, được coi là một trong những
quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất trong nhóm nước này.
Có được sự thành cơng ấy, là sự đóng góp của nhiều yếu tố: FDI, chính sách nhà

nước, doanh nghiệp, MNCs... Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện quốc tế, thì vai trị của
các Hiệp định thương mại tự do đối với sự phát triển kinh tế của nước ta là không thể phủ
nhận. Các hiệp định thương mại tự do không chỉ đem đến cơ hội phát triển kinh tế, mà
còn mở rộng giao lưu toàn cầu của kinh tế Việt Nam, khẳng định vị trí của Việt Nam trên
thị trường kinh tế quốc tế và giúp nền kinh tế quốc tế có điều kiện phát triển mạnh mẽ
hơn.
Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết được rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do, có
cả các Hiệp định song phương và đa phương. Trong đó, một trong những Hiệp định
thương mại tự do được coi là có quy mơ lớn nhất, có thể kể đến Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam – Liên minh châu Âu EU. Đây là một trong những Hiệp định thương mại vô
cùng quan trọng, dự đốn có tác động lớn đến kinh tế quốc tế của Việt Nam. Vì thế, bài
tiểu luận này sẽ tập trung vào phân tích cơ hội, thách thức của Việt Nam khi Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực, từ đó đưa ra các
giải pháp giải quyết những thách thức mà chúng ta gặp phải trên góc độ kinh tế chính trị
quốc tế.

1


I.

KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ
DO VIỆT NAM - EU

1. Khái niệm Hiệp định thương mại thự do Việt Nam - EU
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, thường được gọi tắt là
EVFTA. Đây là một Hiệp định thương mại tự do có phạm vi cam kết rất rộng và mức độ
cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay, bên cạnh Hiệp định Đối tác Toàn diện
và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP. Đây là thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam
và 27 nước thành viên của Liên minh châu Âu EU.

Hiệp định này được các bên bắt đầu đi vào đàm phán từ tháng 10 năm 2010. Sau
nhiều lần đàm phán và xây dựng hiệp định, EVFTA chính thức được Chính phủ các bên
thơng qua và có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

2. Bối cảnh đàm phán, thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
EVFTA là Hiệp định được khởi động đàm phán và chính thức có hiệu lực trong bối
cảnh quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU đang có sự phát
triển tốt đẹp, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại song phương.
Xuất khẩu
Năm

Nhập khẩu

Xuất nhập khẩu

Trị giá
(tỷ USD)

Tăng (%)

Trị giá
(tỷ USD)

Tăng (%)

Trị giá
(tỷ USD)

Tăng (%)


2015

30.9

10,77

10.43

17,16

41.37

12.31

2016

34.07

9.92

11.06

6.03

45.07

8.93

2017


38.34

12.75

13.89

13.95

55.77

10.59

2018

41.89

9.42

13.89

13.95

55,77

10.59

2019

41.55


- 0.18

14.91

7.3

56.45

1.21

Hình 1. Thống kê kim ngạch xuất – nhập khẩu Việt Nam – EU
(Theo Tổng cục Hải quan)

2


Hiện nay, EU đang là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong thương mại
với Việt Nam. Kim ngạch xuất – nhập khẩu hai chiều năm 2019, ước tính lên tới 56,45 tỷ
USD, trong đó xuất khẩu chiếm tới 41,5 tỷ USD, tức chiếm tới 73,5% tổng kim ngạch.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu được đưa vào thực hiện sẽ là
Hiệp định giúp câng cao chất lượng, cân bằng và lợi ích song phương giữa Việt Nam –
EU.

3. Quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
Đây là Hiệp định thương mại tự do có thời gian đàm phán khá lâu, kéo dài tới gần 10
năm. Hiệp định này chính thức được hai bên xác nhận đồng ý đàm phán vào tháng
10/2010. Nhưng cho tới tháng 6/2012, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam và Cao ủy
Thương mại EU mới chính thức tuyên bố khởi động vấn đề đàm phán các điều khoản cho
Hiệp định này.
Trải qua gần 3 năm đàm phán các điều khoản trong Hiệp định, đến tháng 12/2015, hai

bên xác nhận kết thúc q trình đàm phán và bắt đầu rà sốt các thủ tục pháp lý liên quan
để chuẩn bị ký kết Hiệp định.
Tháng 9/2017, do các vấn đề phát sinh về việc phê chuẩn Hiệp định của các quốc gia
thành viên EU, EU đã chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng 2 nội dung thành một bản
Hiệp định riêng: nội dung về bảo hộ đầu tư và nội dung về cơ chế giải quyết tranh chấp
giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Theo đó, EVFTA sẽ bị tách thành 2 bộ phận bao gồm:
-

Hiệp định thương mại tự do(EVFTA) : toàn bộ nội dung của EVFTA đã đàm phán,
riêng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA): gồm nội dung bảo hộ đàu tư và giải quyết các
tranh chấp đầu tư. Hiệp định này sẽ cần đến sự phê chuẩn của nghị viên các nước
thành viên, bên cạnh Nghị viện châu Âu.

Tới tháng 6/2018, cả Việt Nam và EU đều thống nhất thông qua vấn đề tác Hiệp định
đã đàm phán thành hai phần như trên và chính thức kết thúc tồn bộ q trình rà soát
pháp lý của EVFTA, cũng như thống nhất được nội dung của EVIPA. Trong bài tiểu luận
này, đối tượng đề cập đến là toàn bộ thỏa thuận trong EVFTA ban đầu, cũng tức là cả hai
Hiệp định EVFTA và EVIPA sau này.
Thơng qua thời gian kiểm duyệt và rà sốt pháp lý kéo dài một năm, đến tháng
6/2019, Việt Nam và EU chính thức ký kết hai Hiệp định EVFTA và EVIPA. Ngày
30/3/2020, Hội đồng châu Âu thông qua hai Hiệp định trên, Quốc hội Việt Nam cũng phê
chuẩn hai Hiệp định này vào ngày 8/6/2020.
3


Sau khi được quốc hội cả hai bên phê chuẩn, Hiệp định này chính thức có hiệu lực
vào ngày 1/8/2020. Tính đến nay, Hiệp định này đã đi vào hoạt động được gần 8 tháng.

4. Nội dung chính của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU là một Hiệp định nhắm đến cân bằng lợi
ích song phương. Hiệp định này bao gồm 17 chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản
khác.
Các nội dung chính có trong Hiệp định EVFTA bao gồm: Thương mại hàng hóa (gồm
các quy định về cam kết mở cửa thị trường song phương bằng hệ thống thuế quan, hải
quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại...); Thương mại dịch vụ và đầu tư (gồm các cam
kết tạo dựng môi trường đầu tư mở rộng, và các ngành dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo
hiểm, dịch vụ viễn thông, dịch vụ phân phối...); Mua sắm chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm
mọi vấn đề liên quan đến quyền phát minh, bản quyền, quyền sáng chế...); Các quy định
đối với doanh nghiệp Nhà nước; Thương mại điện tử, Minh bạch hóa và nội dung về
thương mại và phát triển bền vững. Ngồi ra, cịn có một số quy định khác như chính
sách cạnh tranh, trợ cấp...
Về Hiệp định EVIPA, nội dung chính là sự cam kết song phương về vấn đề đầu tư của
các nhà đầu tư. Hai bên sẽ cho phéo chuyển vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngồi,
cam kết khơng trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư... Về vấn đè tranh chấp
phát sinh, sẽ do hai bên tự thỏa thuận xử lý, trước khi không thể xử lý và dùng đến các
quy định cụ thể được nêu lên trong Hiệp định.

4


II.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM
KHI EVFTA CÓ HIỆU LỰC

1. Những cơ hội của Việt Nam khi tham gia Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam – EU.
Việc Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU, cũng giống
như việc tham giá các Hiệp định thương mại tự do FTA khác, đem lại rất nhiều cơ hội

thuận lợi cho Việt Nam. Một số tác động tích cực chủ yếu của Hiệp định này đến Việt
Nam là:
Thứ nhất, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU tạo điều kiện phát triển thương
mại song phương,nâng cao xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo một số kết quả tính tốn, việc tham gia Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Liên minh châu Âu với các cam kết cắt giảm thuế quan, phi thuế quan, chiến tranh
thương mại, sự thay đổi chính sách các nước... thì nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước
cơ hội tăng trưởng rất lớn. Tính tốn chỉ ra, Hiệp định này có thể là GDP Việt Nam tăng
thêm từ 2,18 đến 3,25% cho giai đạon 5 năm đầu thực hiện, và từ 4,56 – 5,30% cho giai
đoạn 5 năm tiếp theo và lên tới 7,07 – 7,72% cho giai đạon 5 năm sau đó nữa (Theo tính
tốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Chỉ tính riêng về mặt xuất khẩu, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ giúp
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng khoảng 42,7% vào năm 2025 và
44,37% so với khi chưa có Hiệp định. Ngồi ra, một số ngành đặc trưng có thể đạt được
kết quả phát triển cao hơn so với trung bình:
- Ngành nơng – lâm – thủy hải sản: các mặt hàng thuộc ngành này sẽ có thị trường xuất
khẩu lớn hơn và dự kiến tăng cao vào năm 2025: gạo (65%), thịt lợn (4%), đường (8%),
thịt gia súc gia cầm (4%), đồ uống và thuốc lá (5%)...
- Ngành chế biến chế tạo: các mặt hàng như dệt may, da giầy cũng sẽ có bước phát triển
khi dự kiến vào năm 2025 dệt may sẽ tăng 67% so với khi khơng có EVFTA VÀ 35%
đối với mặt hàng da giầy.
Thứ hai, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ giúp đảm bảo an ninh kinh tế
của Việt Nam.
Nhìn trên tổng thể, chúng ta sẽ thấy EVFTA có thế giúp chúng ta đa dạng hóa thị
trường thương mại quốc tế. Đây là Hiệp định giúp chúng ta kết nối với thị trường rộng
lớn với tiềm năng hàng đầu thế giới về cả tài chính, thị trường, khoa học – cơng nghệ với
5


27 quốc gia thành viên. Việc mở rộng thị trường thương mại quốc tế sang một thị trường
rộng lớn và tiềm năng như vậy, nhìn chung có thể làm giảm sự phụ thuộc vào một nền

kinh tế nhất định nào đó. Từ đó, vơ hình chung, EVFTA có thể giúp đảm bảo an ninh
kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế của Việt Nam.
Thứ ba, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có thể tạo điều kiện cho kinh tế
phục hồi sau khủng hoảng do đại dịch.
Từ cuối năm 2019, sự bùng lên của đại dịch Covid – 19 trên tồn cầu đã tác động
khơng nhỏ đến kinh tế Việt Nam, nhất là đến thương mại quốc tế. Việc kinh tế quốc tế,
thị trường thương mại quốc tế ngưng trệ, xuất – nhập khẩu đình đốn ảnh hưởng trực tiếp
tới không chỉ kim ngạch xuất khẩu, mà cịn cả nền kinh tế nói chung.
Sự sụt giảm kinh tế ấy cần có những cú hích để thúc đẩy sự tăng trưởng trở lại và
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU đóng vai trị như vậy trong kinh tế Việt
Nam. EVFTA được đưa vào thực hiện sẽ giúp bù đắp những tổn thất và suy giảm kinh tế
trong thời gian dịch bệnh. Ngoài ra, các chuyên gia khẳng định EVFTA còn tạo nên bước
đà tăng trưởng hậu dịch bệnh.
Thứ tư, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ tác động trực tiếp tới việc làm,
thu nhập và an sinh xã hội của người dân Việt Nam.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ giúp mở rộng thị trường xuất khẩu lao
động, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. Tất cả những tác
động này vơ hình chung sẽ làm tăng việc làm và thu nhập cho người dân. Theo Bộ Kế
hoạch và đầu tư tính tốn, EVFTA trung bình sẽ giúp tăng từ 146.000 việc làm/năm cho
người dân Việt Nam. Các ngành có khả năng tăng thêm việc làm vào năm 2025 nhiều
nhất là: Dệt may tăng 2,3% (so với năm 2018), da giày tăng khoảng 4,3%, vận tải hàng
không tăng khoảng 1,5%, vận tải đường thủy tăng khoảng 0.9%....
Không chỉ tăng việc làm, việc tham giá EVFTA sẽ giúp tăng tiền lương của người lao
động thông qua việc làm tăng hiệu quả hoạt động của thị trường và việc các FDI tham gia
vào nền kinh tế nhiều hơn.
Thứ năm, EVFTA có thể làm tăng lượng FDI đầu tư vào Việt Nam từ EU, tăng thêm
các MNCs Châu Âu ở nước ta.
Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp FDI chủ yếu là từ các quốc gia châu Á như
Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... Việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ mở cửa cho các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư FDI từ châu Âu có điều kiện đẩy mạnh đầu tư vào Việt

Nam. Điều này sẽ giúp chúng ta có thêm nguồn đầu tư FDI lớn, mặt khác giúp chúng ta
6


hạn chế được việc phụ thuộc vào nguồn FDI từ một vài quốc gia nhất định, giúp đa dạng
hóa thị trường đầu tư ở Việt Nam.
Thứ sáu, nhìn chung, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU còn giúp làm tăng
vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế
nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ
thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dịng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam. Như vậy, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được
xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn.
Điều này sẽ tạo điều kiện rất lớn cho Việt Nam khi EU đang là một trong hai thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Điều này cũng giúp cho nhiều sản phẩm của
Việt Nam chiếm được vị thế quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thương
mại toàn cầu. Tất cả những điều này vơ hình chung sẽ làm tăng vị thế của Việt Nam trên
thị trường thương mại quốc tế và giao dịch kinh tế tồn cầu.
Có thể thấy, việc Việt Nam tham gia và Hiệp định Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - EU bắt đầu có hiệu lực và đi vào hoạt động sẽ đem lại tác động lớn cho nền kinh
tế nước ta. Đây là những cơ hội tuyệt vời cho chúng ta để phát triển kinh tế và thương
mại quốc tế mạnh mẽ trong tương lai.

2. Những thách thức gặp phải khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại
tự do Việt Nam – EU.
Bên cạnh những cơ hội lớn mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU mang lại
cho Việt Nam, cũng tồn tại khơng ít thách thức khi Hiệp định này chính thức có hiệu lực.
Một số thách thức lớn nhất là:
Một là, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ đem lại sức ép cạnh tranh

trong một số ngành kinh tế.
Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, một số ngành kinh tế của Việt Nam sẽ gặp khó
khăn cạnh tranh với các điều khoản của Hiệp định. Một số ngành sẽ gặp khso khăn lớn
nhất là ngành dược phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng – bảo hiểm và ngành logistic. Cụ
thể:
Với ngành dược phẩm, các quy định sẽ tác động đáng kể tới các doanh nghiệp dược
Việt Nam là (1) dược phẩm từ EU sẽ vào Việt Nam thuận lợi, dễ dàng và trực tiếp hơn,
(2) bảo hộ sở hữu trí tuệ với dược phẩm sẽ được nâng cao, (3) cạnh tranh trong các gói
thầu cung cấp thuốc cho hệ thống bệnh viện. Những điều này sẽ gây khó khăn cạnh tranh
7


khơng nhỏ về giá, trình độ, cơng nghệ sản xuất dược với các công ty về dược của Việt
Nam.
Với ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Đây có thể nói là mảng dịch vụ
phát triển rất mạnh ở các quốc gia EU, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể
so với các doanh nghiệp châu Âu về lĩnh vực này. Hơn nữa, với EVFTA, việc các doanh
nghiệp nước ngồi trong lĩnh vực này có thể đầu tư tại Việt Nam càng tạo sức ép lớn hơn
khi có sự cạnh tranh mạnh mẽ.
Với ngành logistics: đây là một ngành dù có mặt đã khá lâu ở Việt Nam, song các vấn
đề về hệ thống ngành, kỹ năng quản lý và phát triển ngành logistic ở Việt Nam còn tương
đối kém, nhất là so với các quốc gia có nền logistic phát triển như các nước châu Âu. Vì
thế việc EVFTA đi vào hoạt động sẽ tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh
nghiệp non trẻ Việt Nam trong lĩnh vực này.
Nhìn chung, Hiệp định EVFTA đi vào hoạt động sẽ dẫn đến những cạnh tranh từ
doanh nghiệp Châu Âu, nhất là với các ngành mà ở châu Âu phát triển mạnh còn nền
tảng ở nước ta thì lại cịn tương đối yếu. Đây sẽ là thách thức rất lớn cho Việt Nam, đặc
biệt là các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng sẽ là cơ hội học hỏi lớn về quản lý, cơng
nghệ, kinh nghiệm... nói chung.
Thứ hai, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ gây khó khăn với các điều

khoản về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Từ trước đến nay, EU ln được coi là một thị trường khó tính khi thu nhập bình quân
của họ là khoảng 36.000$/năm, cao gấp 3 lần bình quân đầu người của Trung Quốc. Với
một thị trường khó tính như thế, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.
Hơn nữa, để các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế quan thì nguyên liệu phải đáp ứng
được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (tức là sản phẩm phải có ngun liệu,
thành phần hoặc quy trình sản xuất có nguồn gốc từ các nước EU). Điều này sẽ gây khó
khăn lớn cho hàng hóa Việt Nam, bởi nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu hiện nay chủ
yếu được nhập từ Trung Quốc và các quốc gia ASEAN, hơn nữa, nguyên liệu nhập từ EU
sẽ khiến hàng hóa bị tăng giá, khó cạnh tranh giá cả với các doanh nghiệp khác của EU ở
thị trường nội địa.
Thứ ba, EVFTA còn nâng cao những quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ
sinh và nhãn dán.

8


Đây có thể coi là khó khăn lớn, bởi nhìn chung thì hiện nay, hiểu biết của các doanh
nghiệp Việt Nam về EVFTA cịn chưa cao và khả năng thích ứng, thay đổi cũng khá hạn
chế. Các doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trong việc cải thiện điều kiện lao động có tới
40%, khó đầu tư vào cơng nghệ mới chiếm tới 55%, khó đáp ứng yêu cầu nội địa hóa
chiếm tới 59% (theo Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam VCCI). Vì thế việc
đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, nãnh dán, an toàn vệ sinh thực phẩm một cách nhanh
chóng là điều khá khó khăn.
Thứ tư, các quy định khác trong thủ tục đầu tư, kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật, sở
hữu trí tuệ được quy định trong EVFTA cũng gây khó khăn lớn cho hàng hóa của Việt
Nam khi đưa sang thị trường EU.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đang chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tức
là chú trọng vào năng suất, doanh thu, số lượng sản phẩm hơn là chú trọng theo chiều sâu

vào chất lượng và công nghệ chế tạo sản phẩm. Vì thế với các quy định khắt khe trên,
hàng hóa Việt Nam gặp những khó khăn rất lớn trong việc nhập khẩu vào thị trường EU.
Bên cạnh đó, hàng hóa Việt Nam cũng khơng có nhiều thương hiệu nổi tiếng có khả năng
hấp dẫn, thu hút khách hàng và cũng chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của
các thị trường quốc tế. Việc thiếu thông tin
Thứ năm, là những nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại từ các doanh
nghiệp nội địa EU.
Nguyên nhân của vấn đề này là khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU đi
vào hoạt động, thì hàng rào thuế quan cản trở doanh nghiệp từ Việt Nam khơng cịn là
cơng cụ hữu hiệu để bảo vệ thị trường nội địa nữa. Khi đó, các doanh nghiệp ở thị trường
châu Âu sẽ có xu hướng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khác như chống bán
phá giám chống trợ cấp hay tự vệ để đảm bảo quyền lợi của họ ở thị trường nội địa vào
bảo vệ sản xuất nội địa.
Trên đây là những thách thức, khó khăn mà Việt Nam có thể gặp phải sau khi Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam - EU chính thức có hiệu lực. Những thách thức này
khơng chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, mà còn tác động trực tiếp tới nền kinh tế nói
chung. Vì thế, nâng cao thế mạnh, khắc phục những thách thức là việc mà chúng ta cần
bắt tay vào thực hiện càng sớm càng tốt, nhất là khi Hiệp định này mới chỉ đang thực
hiện ở giai đoạn đầu. Sau đây là một số biện pháp để hạn chế những thách thức từ
EVFTA đến kinh tế Việt Nam.

9


III. GIẢI PHÁP
Như đã phân tích, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU bắt đầu có hiệu lwucj
là lúc mà chúng ta sẽ gặp nhiều cơ hội lớn, cũng như nhiều thách thức lớn trong phát triển
kinh tế và thương mại quốc tế. Để tận dụng được những cơ hội ấy và hạn chế thách thức,
bài tiểu luận xin kiến nghị một số biện pháp cơ bản như sau:
Thứ nhất, để thích ứng và nâng cao hiệu quả thực thi EVFTA thì cần có vai trị rất lớn

cảu Đảng và Chính phủ. Nhà nước cần có các chương trình hành động quốc gia, cụ thể
hóa bằng những kế hoạch cấp Chính phủ và bộ, ngành, địa phương cũng như là các cộng
đồng doanh nghiệp. Theo đó, Nhà nước cần chú ý rà soát các yêu cầu trong EVFTA cũng
như các vấn đề về mặt thể chế cần được xử lý như luật pháp, bộ máy quản lý. Đồng thời
cũng phải thnafh lập và vận hành các thể chế kinh tế cần thiết cho việc đảm bảo thực thi
các nghĩa vụ và tận dụng hiệu quả các quyền theo cam kết của EVFTA.
Đối với các địa phương, cần tích cực hơn trong nắm bắt thơng tin để phổ biến cho các
doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của họ. Đồng thời, Nhà nước phải trong
trạng thái sẵn sàng làm sợi dây kết nối giữa các chuỗi giá trị ở các địa phương cũng như
trên quy mô toàn quốc.
Thứ hai, tác cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Với các thủ tục về xuất xứ
nguyên liệu nghiêm ngặt của EU, thì rõ ràng các mặt hàng như giày da, may mặc đối với
nước ta là khơng hề có lợi thế. Vì thế, chuyển phương hướng xuất khẩu sang các mặt
hàng không yêu cầu xuất xứ nguyên liệu rõ ràng như nông sản chế biến, sản phẩm chăn
nuôi chế biến, rõ ràng sẽ là hướng đi mới có cơ hội xuất khẩu lớn hơn. Khai thác tối đa
tiềm lực của thị trường xuất khẩu bằng cơ cấu mặt hàng mới sẽ là một trong những biện
pháp quan trọng hàng đầu để chống lại vấn đề này.
Thứ ba, nâng cao các yếu tố nguồn lực của nền kinh tế. Nhìn chung, rõ ràng kinh tế
Việt Nam có sự phát triển kém hơn hẳn về kỹ thuật – khoa học, cơng nghệ, năn lực quản
lý... Vì thế, nhanh chóng nâng cao chất lượng các nguồn lực này sẽ là biện pháp lâu dài
và bền vững nhất cho nền kinh tế và giúp khai thác nguồn lợi từ EVFTA tối đa trong dài
hạn. Việc EVFTA có hiệu lực cũng sẽ đóng góp khơng nhỏ trong việc học tập, chuyển
giao quy trình kỹ thuật, cơng nghệ, quản lý và nâng cao nguồn lực...
Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các
lĩnh vực cạnh tranh cao, cần chủ động nhận diện và chuẩn bị năng lực, kịch bản cụ thể để
khai thác tối đa cơ hội và vượt qua thách thức. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm
bắt thị trường, thơng tin đầu tư, tài chính, nhân sự, kỹ thuật một cách chủ quan nhất có
thể. Các doanh nghiệp cần đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm
10



củng cố tính cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và thị trường EU. Đương nhiên, các vấn
đề về vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn quản lý, trách nhiệm xã hội, minh bạch thông tin về
lao động và môi trường sản xuất và quy tắc xuất xứ cũng cần được chú trọng đáp ứng tốt
nhất có thể.
Thứ năm, đẩy mạnh chuyển hướng đầu tư. Đây có thể coi là biện pháp trong dài hạn
đối với nước ta trong bối cảnh khơng chỉ EVFTA mà cịn các Hiệp định thương mại tự do
khác đã bước vào giai đoạn thực hiện. Khi các Hiệp định thương mại tự do thực hiện,
cùng với xuất – nhập khẩu là việc thu hút FDI và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc
chuyển hướng đầu tư và thu hút đầu tư vào các ngành trọng điểm xuất khẩu sẽ vừa giúp
chúng ta có được quy trình cơng nghệ để đáp ứng quy tắc xuất xứ, vừa giúp nâng cao khả
năng cạnh tranh các lĩnh vực này trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đây là vấn đề cũng
đem lại những khó khăn trong quản lý vốn, phân chia lợi nhuận... nên khó để có thể thực
hiện nhanh chóng.
Đây là những biện pháp cơ bản để giải quyết các thách thức mà Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam - EU gây ra với chúng ta. Để khai thác tối đa lợi ích của các Hiệp
định thương mại tự do, khơng chỉ EVFTA nói riêng, là vấn đề cần đến sự góp sức của cả
nhà nước và các doanh nghiệp. EVFTA sẽ mở ra triển vọng phát triển mới cho nền kinh
tế nếu chúng ta khai thác một cách hiệu quả và chính xác.

11


KẾT LUẬN
Như vậy, qua bài tiểu luận, chúng ta đã tìm hiểu những thơng tin về Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam – EU, cũng như các thách thức và cơ hội mà Hiệp định
thương mại tự do này sẽ đem đến cho Việt Nam trong tương lai, sau khi Hiệp định này
chính thức có hiệu lực.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU mang lại nhiều cơ hội lớn trong hội nhập
kinh tế quốc tế, phát triển thương mại quốc tế, mở rộng thị trường quốc tế là điều khơng

thể phủ nhận. Dù bên cạnh đó, với vai trị là một Hiệp định song phương tồn diện, thì nó
cũng đem lại khơng ít khó khăn và thách thức cho chúng ta trong quá trình hội nhập sâu,
rộng nền kinh tế quốc tế.
Có thể thấy rằng, trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế và xu hướng đầu tư quốc tế phát
triển mạnh mẽ, thì vai trị của các Hiệp định thương mại tự do nói chung, và Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - EU EVFTA nói riêng lại càng trở nên quan trọng. Vì thế,
chúng ta phải học cách chấp nhận những thách thức, khó khăn mà các Hiệp định này
mang lại, từ đó khai thác tối đa những cơ hội phát triển nền kinh tế nói chung cũng như
thương mại quốc tế nói riêng. Đây là vai trị, trách nhiệm khơng chỉ của Nhà nước, doanh
nghiệp mà còn của mỗi cá nhân, mỗi hạt nhân của nền kinh tế. Vì thế, đây sẽ là nhiệm vụ,
mục tiêu của cả Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Cuối cùng, bài tiểu luận được viết dựa trên quan điểm riêng của tác giả sau khi tham
khảo thông tin từ một số tài liệu tham khảo liên quan. Các biện pháp được đưa ra chỉ
mang tính cá nhân, chưa có sự phân tích và hồn thiện rõ ràng. Vì thế, bài tiểu luận cịn
khá nhiều thiếu sót và tính cá nhân hóa cao, mong có thể nhận được những lời nhận xét
để bổ sung, sửa đổi.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục Hải quan, “Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – EU giai đoạn 2015 – 2019”,
2019.
2. Bộ Công thương Việt Nam, “Những điều cần biết về Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam – EU”, 5/2020.
3. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, trang chủ, trực
thuộc Bộ Công Thương Việt Nam, truy cập vào ngày 24/5/2021.
4. Trung tâm WTO và hội nhập, trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, trang chủ, truy cập vào ngày 24/5/2021.

5. Bài báo “What’s to gain from EU – Vietnam Trade Agreement”, 7/2019.
6. The Post “European Union – Vietnam Free Trade Agreement”, The Netherlands and
you, 2019.
7. The Post “EU – Vietnam FTA Agreement”, European Commission, 2019.
8. The Post “Summary of Vietnam – EU Free Trade Agreement EVFTA”, International
Economic Intergration, 1/2016.
9. The Post “EU – Vietnam Trade and Investment Agreements”, International Economic
Intergration, 6/2017.

13


PHỤ LỤC
Kết quả kiểm tra độ trùng lặp của bài tại Kiemtratailieu.vn

14



×