Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc về công nghệ xanh 2012 Cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.91 KB, 3 trang )

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc về công nghệ xanh 2012: Cơ hội tốt để doanh
nghiệp hai nước trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đầu tư
Ngày 7/5/2012, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chào mừng Hội nghị Bộ trưởng Môi trường
Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ 9, Tổng cục Môi trường phối hợp với Trung tâm Hợp tác và Xúc
tiến đầu tư môi trường Việt - Hàn, Viện Công nghệ và Kỹ thuật môi trường Hàn Quốc tổ chức
"Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc về công nghệ xanh 2012".
Tham dự Diễn đàn có Bộ trưởng Bộ TN&MT Việt Nam Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ
Môi trường Hàn Quốc Yoo Young Sook và sự tham gia của gần 30 doanh nghiệp Hàn Quốc và 50
doanh nghiệp Việt Nam, hơn 50 đại biểu đại diện các Bộ/ngành, địa phương, các trường đại học,
viện nghiên cứu của Việt Nam.
Tại Diễn đàn, TS. Đặng Văn Lợi, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi
trường cho biết, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm phát triển công nghệ môi
trường như đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi
trường gồm: Nghị định 04/2009/NDD-CP của Chính phủ về việc ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ
môi trường; Quyết định 1030/QĐ-TTg phê duyẹt "Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường
Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025"...
Tuy nhiên, về công nghệ xử lý chất thải của Việt Nam vẫn còn hạn chế, thủ công và hiệu quả
thấp. Tình trạng sản xuất thiết bị, công nghệ còn ở tình trạng đơn chiếc, chưa hình thành ngành
công nghiệp môi trường ở Việt Nam. Do đó, Diễn đàn là cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam -
Hàn Quốc tiếp cận và chia sẻ thông tin về nhu cầu và tình hình thực hiện các hoạt động đầu tư
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng môi trường đô thị và các khu
công nghiệp. Tại Diễn đàn, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã giới thiệu một số công nghệ xử lý
nước thải, chất thải đang được sử dụng rất hiệu quả tại Hàn Quốc cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc Yoo Young Sook hy vọng
những kinh nghiệm, bài học của Hàn Quốc sẽ có ích cho sự phát triển kinh tế xanh của Việt Nam.
Tạp chí Môi trường đã ghi nhận những ý kiến trao đổi tại Diễn đàn của một số tổ chức,
doanh nghiệp Hàn Quốc về sự hợp tác với Việt Nam trong thời gian qua cũng như trong tương lai.
Ông lung Gun Young -Giám đốc Trung tâm Hợp tác và Xúc tiến đầu tư môi trường Việt -
Hàn KEITI)
Là cơ quan do Bộ Môi trường Hàn Quốc tài trợ và giao cho Viện Công nghệ và Môi trường
Hàn Quốc tổ chức hoạt động và quản lý. Trung tâm chúng tôi có các chức năng và nhiệm vụ: Xúc


tiến và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực môi trường giữa Việt Nam và Hàn Quốc
(quản lý các nguồn vốn hỗ trợ hợp tác và xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ); Hỗ trợ các
doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam;
Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường công nghệ phục vụ công tác xúc tiến và phát triển hợp tác, đầu
tư và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường và tăng trưởng xanh.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế với tốc độ nhanh chóng, đi kèm
với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Do vậy, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp Hàn Quốc
hoạt động trong lĩnh vực công nghệ môi trường mong muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Để
tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước, KEITI đã phối hợp với Bộ Xây dựng Việt Nam tổ chức
thành công Hội thảo về cơ hội và nhu cầu hợp tác, đầu tư, phát triển lĩnh vực cấp thoát nước và
môi trường Hà Nội. Ngoài ra, KEITI đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các cơ quan, tổ chức
môi trường của Việt Nam như Tổng cục Môi trường (VEA), Công ty Môi trường đô thị Hà Nội
(URENCO), Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam (VEIA), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi
trường Việt Nam (VACNE)... Bên cạnh đó, Viện Công nghệ và Môi trường Hàn Quốc đã và đang
tổ chức nhiều chương trình tham quan học tập ngắn hạn cho các viên chức, công chức trong ngành
môi trường của Việt Nam, nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực môi trường giữa hai nước. Tôi
tin tưởng rằng, trong thời gian tới, không chỉ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường
mà các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác của hai nước sẽ gặt hái được những thành
công hơn nữa.
Ông Hwang Byung Hyun - Phó trưởng Văn phòng đại diện EXIMBANK Hàn Quốc tại Việt
Nam
Có thể nói, thời gian qua, EXIMBANK Hàn Quốc đã có nhiều chương trình cho vay vốn ưu
đãi đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam, khởi đầu là việc thành lập Quỹ Hợp tác
Phát triển kinh tế (EDCF) vào năm 1987. EDCF là quỹ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của
Chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển thông qua
việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế, đồng thời thúc
đẩy hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tính đến tháng 12/2011, EXIMBANK Hàn Quốc đã phê duyệt 40 dự án tại Việt Nam, với
tổng số vốn là 1.639,9 tỷ Won, trong đó các dự án về lĩnh vực môi trường và năng lượng chiếm
27%. về lãi suất, doanh nghiệp vay vốn sẽ được linh hoạt từ 0,01 đến 2,5%, có bảo lãnh của Chính

phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước. Thời gian trả nợ đến 40 năm, EXIMBANK Hàn Quốc (EDCF) sẽ
áp dụng giảm mức lãi suất cơ bản từ 0,05 - 0,5% so với mức thông thường tập trung vào các dự án
liên quan đến tăng trưởng xanh, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý rác thải, năng lượng tái tạo, dự án
về sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng...
Đối với các dự án tăng trưởng xanh, Quỹ hỗ trợ đến 30% tổng vốn dự án (trong phạm vi tối
đa là 2 tỷ Won) trong 11-15 năm, đặc biệt đối với các quốc gia như Việt Nam có nhu cầu và tiềm
năng về phát triển năng lượng tái tạo có thể hưởng mức lãi suất giảm hơn nữa. Đặc biệt, vào tháng
3/2012, EXIMBANK Hàn Quốc đã ký cho Việt Nam vay vốn với lãi suất ưu đãi cho 2 Dự án xây
dựng các trạm phát điện sử dụng năng lượng mặt trời với công suất 1.015 kWp để cung cấp điện
cho 1.514 hộ dân ở 55 làng, xã thuộc 4 huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch và Minh Hóa
(Quảng Bình) và Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải và thoát nước TP. Long Xuyên (An
Giang). Tổng số vốn vay của 2 Dự án là 58 triệu USD, với lãi suất vay 1%, sẽ được quản lý thông
qua EDCF, các dự án này sẽ được thực hiện bởi các doanh nghiệp Hàn Quốc. Nhìn chung, các
khoản hỗ trợ ODA do EXIMBANK Hàn Quốc quản lý đang phát huy hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho
công cuộc phát triển bền vững của Việt Nam.
Ông Kim Sun Min - Giám đốc cao cấp Công ty Halla Energy & Environmen
Từ năm 1962, công nghệ của Công ty Halla Energy & Environment đã phát triển và được
biết đến trong suốt 40 năm qua. Đây là công nghệ phân hủy rác thải dễ cháy ở nhiệt độ cao trong
mồi trường ít ôxy và thu hồi năng lượng để tiếp tục sử dụng. Rác sau khi được dỡ bỏ, phân loại và
ép chặt thì sẽ được nhiệt phân ở nhiệt độ cao (khoảng 500 - 1.000°C), trong môi trường không có
hoặc thiếu ôxy và trải qua 3 giai đoạn phân hủy. Công nghệ này được xem như một giải pháp hiệu
quả để giảm lượng rác ở các bãi chôn lấp và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tôi được biết, hiện
nay, rác thải ở Việt Nam vẫn còn là rác hỗn hợp, ít được phân loại tại nguồn. Với công nghệ này,
Việt Nam có đủ điều kiện tiên quyết để áp dụng và vận hành có hiệu quả công nghệ này. Chúng tôi
rất sẵn sàng họp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để chuyển giao công nghệ.
P. LINH - P. ĐÌNH
TCMT 05/2012

×