Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Điều khoản tham chiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.33 KB, 5 trang )

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Vị trí: Tư vấn về tính hài hòa và tuân thủ của HTKT trong lĩnh vực Y tế
Đơn vị:
Tổ chức:
Nơi làm việc: Hanoi
Thời gian: Hai tháng (50%) (Tháng 9-10/ 2009), có thể gia hạn
Thù lao:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thông tin chung
Nhiều năm trước khi ký kết Văn bản thỏa thuận chung SOI , Bộ Y tế và các ĐTPT hoạt động
trong lĩnh vực Y tế đã nhận thấy rằng tính hiệu quả trong viện trợ cho lĩnh vực này sẽ góp phần
không nhỏ vào tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển Y tế quốc gia. Sự cần thiết phải nâng cao
hiệu quả viện trợ cho Y tế là rất rõ ràng và cả hai phía đã nhất trí cùng thực hiện một số cam
kết trên cơ sở giám sát theo dõi để hài hoà tốt hơn các nguồn lực tài chính và hợp tác kỹ thuật
nhằm tăng cường tuân thủ các kế hoạch và chiến lược của chính phủ cũng như phát huy sử
dụng các hệ thống của quốc gia hiệu quả hơn. Các nguyên tắc hành động trong Tuyên bố Hà
Nội (HCS) và Chương trình hành động Accra (AAA) là nền tảng vững chắc cho nỗ lực này, với
mục tiêu tối đa hóa tác động của hỗ trợ phát triển đối với sức khỏe của người dân Việt Nam.
Với mục tiêu này, việc nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất
lượng cho người nghèo và cận nghèo là ưu tiên chung.
Mười cột mốc chính là phần cốt lõi của Văn bản thỏa thuận chung và sẽ được cập nhật hàng
năm, và cột mốc số 2 chính là luận cứ của việc thực hiện nghiên cứu này.
Từ năm 2007, Bộ Y tế và các ĐTPT đã cùng thực hiện Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế
(JAHR). Hoạt động này tỏ ra là một phương pháp ưu việt nhằm nghiên cứu đánh giá về ngành
Y đồng thời đưa ra một khung logic chung cho việc lập kế hoạch của cả hai phía. Báo cáo
JAHR năm 2007, 2008 và 2009 đều đã được hoàn thành, còn báo cáo JAHR năm 2010 đang
trong giai đoạn hoàn thiện.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý các quy định của hệ thống y tế và thực hiện
vai trò lãnh đạo trong việc điều phối viện trợ Y tế các cấp. Vì vậy Bộ Y tế và các ĐTPT cùng
tham gia vào diễn đàn mở và lồng ghép về phát triển ngành Y tế thông qua Nhóm Đối tác Y tế
(HPG) và các nhóm đối tác liên quan khác, theo Điều khoản tham chiếu trong Văn bản thỏa


thuận chung.
Nhận thấy rằng phát triển năng lực là đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao tính chủ quyền
của Bộ Y tế, cũng như hỗ trợ kỹ thuật là cách hữu hiệu để thúc đẩy việc này, các ĐTPT và Bộ Y
tế sẽ cùng làm việc để đảm bảo rằng các hỗ trợ kỹ thuật là dựa trên nhu cầu, được điều phối có
hiệu quả và được thực hiện theo phương thức hữu hiệu nhất có thể (Cột mốc số 2 của Văn bản
thỏa thuận chung).
1. Mục tiêu
Nghiên cứu này có hai mục tiêu chính và phục vụ cho việc xác định vai trò của nhà tư vấn:
(i) Đánh giá mức độ hài hòa và tuân thủ của hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) trong lĩnh vực Y tế
thông qua một nghiên cứu toàn diện và đầy đủ.
(ii) Kiến nghị các phương án khả thi và linh hoạt cho giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn nhằm khắc phục những khó khăn phát sinh và đề xuất phương pháp giám sát liên tục
tính hài hòa và tuân thủ của HTKT trong phát triển ngành Y tế.
2. Phạm vi công việc
2.1. Dịch vụ tư vấn
Đánh giá này sẽ là một phần của nỗ lực chung giữa các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc
tế, dưới sự lãnh đạo của Bộ Y tế (Vụ HTQT và các Vụ cục khác tham gia vào quá trình lập kế
hoạch và quản lý nguồn vốn ODA) và các ĐTPT hoạt động trong lĩnh vực Y tế. Bản đánh giá sẽ
được thực hiện dưới sự hợp tác chặt chẽ với đội ngũ các chuyên gia tư vấn trong nước được
kí hợp đồng riêng với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA. Trong giai đoạn
đầu của công việc tại Việt Nam, các chuyên gia tư vấn sẽ tự phân việc và phân các đóng góp
cho báo cáo chính và các văn bản khác. Nhiệm vụ này đã diễn ra vào khoảng thời gian từ ngày
1/10 đến 30/11/2009. Nhóm tư vấn được lựa chọn sẽ đưa ra phương pháp đánh giá, công cụ
đánh giá và cách thức tiếp cận của bản đánh giá, đồng thời lọc ra các thông tin liên quan đến
vấn đề cần nghiên cứu từ tài liệu sẵn có để đảm bảo có được bức tranh tổng thể về lịch sử vấn
đề và để tránh trùng lặp trong việc thu thập thông tin và dữ liệu.
2.2. Nhiệm vụ và trách nhiệm của chuyên gia tư vấn
Chuyên gia tư vấn sẽ thực hiện một đánh giá toàn diện về chiến lược và chính sách, các
chương trình và dự án cùng vai trò của các bên liên quan nhằm đánh giá mức độ hài hòa và
tuân thủ của hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) trong lĩnh vực Y tế. Nghiên cứu này có mục tiêu hỗ trợ cho

tiến trình hợp tác lâu dài được Bộ Y tế và các ĐTPT cùng nhất trí trong Văn bản thỏa thuận
chung. Hướng đến mục tiêu này, bản đánh giá nên tập trung vào phương pháp suy đoán và
đảm bảo rằng việc này có thể được Bộ Y tế và các ĐTPT thực hiện lại thường xuyên trong quá
trình soạn thảo báo cáo JAHR mà không cần thêm bất cứ hỗ trợ tư vấn nào. Vai trò hỗ trợ của
hệ thống Hợp tác phát triển cũng cần phải đưa vào nghiên cứu để xem xét nhu cầu và mong
muốn của cả hai bên trong bối cảnh trong nước và quốc tế.
Phương pháp sử dụng và nhiệm vụ cụ thể của chuyên gia tư vấn
• Mô tả tất cả các dạng khác nhau của HTKT trong lĩnh vực Y tế, gồm các dạng truyền
thống của (i) HTKT cho phát triển năng lực như HTKT song phương và đa phương,
HTKT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ; (ii) HTKT cho cố vấn chính sách; và (iii) HTKT
cho việc chuẩn bị hoặc tạo thuận lợi cho việc xác định hoặc xây dựng các dự
án/chương trình ODA, và bao gồm cả HTKT mà Việt Nam đặt hàng bằng quỹ tài trợ. Hỗ
trợ cho cơ sở hạ tầng hoặc thiết bị ((iv) HTKT để thực hiện) nằm ngoài phạm vi của
nghiên cứu này.
• Đánh giá các yếu tố đầu vào cần thiết cho hợp tác kỹ thuật (HTKT) với mục đích nâng
cao khả năng quản lý, lập kế hoạch, năng lực kỹ thuật và lâm sàng cho nguồn nhân lực
Y tế và cơ cấu quản lý tổng thể của Bộ Y tế cấp TƯ và cấp tỉnh.
• Đánh giá tính hợp lý của nguồn cung từ phía ĐTPT với nhu cầu từ phía VN về HTKT và
tác dụng của HTKT đối với VN.
• Đánh giá mức độ phối hợp về HTKT giữa bên chính phủ và bên ĐTPT xem có tập trung
và liên kết tốt với một tập hợp các kết quả và chỉ số phù hợp với kế hoạch chiến lược
cấp quốc gia và cấp tỉnh cũng như các thỏa thuận giữa Bộ Y tế, Bộ KHĐT và các ĐTPT
hay không.
• Đề xuất các chỉ số đánh giá hoạt động chính và công cụ chung nhằm đánh giá và giám
sát tính hài hòa và tuân thủ của HTKT trong lĩnh vực Y tế Việt Nam.
• Xác định các nguồn lực về Nhân sự và Tài chính cần thiết cho việc tiếp tục các cơ chế
giám sát tính hài hòa và tuân thủ của HTKT trong lĩnh vực Y tế Việt Nam.
Phương pháp được chuyên gia tư vấn sử dụng
• Phỏng vấn các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Y tế (công cộng) của cả bên chính phủ
và bên ĐTPT về tính hài hòa và tuân thủ của HTKT từ phía ĐTPT.

• Tổ chức ít nhất một hội thảo với tất cả các bên liên quan và ĐTPT nhằm thu nhận phản
hồi về các kết quả sơ bộ và khuyến nghị.
• Đảm bảo rằng tất cả các báo cáo và nghiên cứu liên quan về tính hài hòa và tuân thủ
của HTKT trong lĩnh vực Y tế đều được bao gồm trong một bản điều tra nghiên cứu.
2.3 Đánh giá các yếu tố giúp đạt được tính hài hòa và tuân thủ của HTKT trong lĩnh vực Y tế
• Có nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến tính hiệu quả, công bằng và bền vững của
dịch vụ Y tế ở 3 cấp nhà nước trong hệ thống Y tế VN (cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp
huyện và xã). Những vấn đề này đồng nhất tại những điểm quan trọng với những yếu tố
đầu vào và hoạt động của Bộ Y tế, cấu trúc phân cấp của bộ Y tế và ĐTPT. Chuyên gia
tư vấn cần xác định được các nút thắt cổ chai và những rủi ro liên quan đến tính hài hòa
và tuân thủ của HTKT, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những ùn tắc
này cũng như giảm thiểu rủi ro. Ít nhất nghiên cứu cần chỉ ra và tập trung vào các vấn
đề trên nhưng không bị giới hạn bởi:
- Tính chủ quyền
- Hỗ trợ KT/Hợp tác KT tích hợp song song với Hỗ trợ KT/Hợp tác KT dự
phòng thông qua Ban QLDA
- Chương trình nghị sự về tính hài hòa
- Khuôn khổ đối thoại và điều phối dưới sự lãnh đạo của Chính phủ
- Tuân thủ các chiến lược phát triển cấp quốc gia
- Các phương thức truyền tải và viện trợ mới (ví dụ như dự án, chương trình,
PBA, hỗ trợ ngân sách/hỗ trợ cho ngành)
- Hợp tác ủy quyền, thực thi và quan hệ đối tác thầm lặng
- Lập kế hoạch và ngân sách hiệu quả dưới sự điều phối và giám sát của các
đơn vị chủ chốt như Bộ tài chính, Bộ KHĐT và Quốc hội.
- Các hoạt động chuẩn bị và khởi động
- Vai trò, chức năng, tính khả thi và tính hiệu quả chi phí của HTKT.
- Vai trò, chức năng, tính khả thi và tính hiệu quả chi phí của phương pháp tiếp
cận ngành gắn với hài hòa và liên kết của HTKT trong lĩnh vực Y tế.
2.4. Chế độ làm việc:
Chuyên gia tư vấn sẽ hợp tác chặt chẽ với 3 chuyên gia tư vấn trong nước khác do Bộ Y

tế/vụ HTQT đề xuất và JICA tài trợ kinh phí. Trong giai đoạn đầu của công tác tư vấn,
chuyên gia tư vấn quốc tế với vai trò là trưởng nhóm sẽ xây dựng một kế hoạch hoạt động
và giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
3. Các tài liệu cần xem xét trong bản đánh giá
Cho đến thời điểm hiện tại (có thể bổ dung nếu cần thiết)
• Báo cáo Giám sát độc lập về Cam kết Hà Nội 2008, tập trung vào HIV (cơ quan thực hiện
nghiên cứu này, cơ quan quản lý chính sách Oxford)
• Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020 cùng với quyết định số 153/2006/QĐ-TTg
• Kế hoạch tổng thể của Bộ Y tế về mạng lưới bệnh viện đến năm 2010
• Nghị định 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức
(ODA)
• Hỗ trợ phân cấp quản lý tài chính, Dự án VIE-TA-7051, Bộ Tài chính (1/12/2006-
24/12/2007)
• Nghiên cứu thực hành các nhà tài trợ - Viện trợ không hoàn lại và Chi phí giao dịch, lắng
nghe tiếng nói của Bên nhận viện trợ, JICA và CIEM, tháng 3 năm 2003.
• Tính khả thi của phương pháp tiếp cận chương trình trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam -
Tháng 5 năm 2006
• Báo cáo giữa kỳ về tiến độ thực hiện Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện
trợ, năm 2008, Bộ KH & ĐT.
• Nghiên cứu về hài hoà thủ tục giữa Thụy Điển và Hà Lan và Bộ Y tế, năm 1992.
• "Hiệp ước" giữa các ĐTPT và Bộ Y tế Ethiopia (Vấn đề này có một khuôn khổ giám sát rất
chi tiết để đánh giá mức độ hài hoà và liên kết của các đối tác y tế)
• "Văn bản hướng dẫn", cũng từ Ethiopia, về việc làm thế nào để duy trì tính hài hòa và tuân
thủ của HTKT trong ngành Y tế.
• Các tài liệu khác liên quan đến hài hòa và tuân thủ.
4. Trình độ và kinh nghiệm:
• Thạc sỹ Y tế công cộng, nghiên cứu phát triển, quan hệ quốc tế, quản trị kinh doanh hoặc các
ngành liên quan;
• Ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Hiệu quả viện trợ đặc biệt là ở cấp quốc gia;

• Ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc với các cơ quan chính phủ, đặc biệt là Bộ Y tế tại những
nước đang phát triển;
• Có kiến thức và kinh nghiệm làm việc với nhà tài trợ hoặc cộng đồng các tổ chức Phi chính
phủ tại Việt Nam;
• Khả năng giao tiếp và kỹ năng phối hợp tốt;
• Thông thạo nói và viết tiếng Anh.
5. Đầu ra mong muốn:
• Bản thảo cuối cùng trình lên Chính phủ vào lúc kết thúc nhiệm vụ của nhà tư vấn tại Việt
Nam là bản thảo đã có được sự phê duyệt của Bộ Y tế, JICA và GTZ, sau đó đã được
phổ biến trong phạm vi HPG để lấy ý kiến rộng hơn và đã được nhất trí trước khi công
bố rộng rãi.
• Danh sách chi tiết tất cả các cá nhân và tổ chức đã liên hệ hoặc phỏng vấn.
• Bản thảo ma trận đầy đủ với các công cụ đã sử dụng cũng như bản in và bản mềm của
các công cụ này.
• Danh sách các tài liệu, nghiên cứu, pháp luật và nghị định, bao gồm cả khảo sát nghiên
cứu.
• Bản trình bày hoàn thiện có nội dung về tóm lược bản đánh giá.
• Theo kết luận và kiến nghị của dự thảo, một hội thảo sẽ được tổ chức để trình bày và
thảo luận về bản đánh giá. Nhà tư vấn sẽ chuẩn bị bài phát biểu này và các tài liệu liên
quan cho việc thảo luận.
• Dự thảo báo cáo về tính hài hòa và tuân thủ của HTKT với ý kiến đóng góp và phản hồi
từ phía các ĐTPT đã tham gia trong nghiên cứu.
• Các phụ lục về kế hoạch đi lại, các nơi đã đến và những người đã làm việc cùng.
• Biên bản các cuộc họp trù bị và các cuộc họp chính thức với Bộ y tế, JICA và GTZ.
• Bản báo cáo cuối cùng nêu được chi tiết về vấn đề hài hòa và tuân thủ của HTKT trong
hệ thống Y tế ở 3 cấp nhà nước của Việt Nam (cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện),
các mối nối với các đầu vào và hoạt động của Bộ Y tế, cấu trúc phân cấp của nó và các
lợi thế và bất lợi của ĐTPT trong việc phối hợp và liên kết HTKT với các biện pháp khắc
phục những khó khăn này.
6. Thời gian làm việc

Hạn chót cho yêu cầu tìm hiểu thêm về ĐKTC của vị trí tư vấn và các tài liệu liên quan:
07.09.2009
Hạn chót nhận hồ sơ đăng ký: 27.08.2009
Ngôn ngữ: Tiếng Anh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×