Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Học tập kinh nghiệm và rèn những thói quen tốt dẫn đến thành công.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.64 KB, 20 trang )

1. Thói quen tốt bắt
nguồn từ sự tu dưỡng
bản thân
Mỗi người đều có những thói quen
khác nhau do bản thân tự bồi đắp qua
thời gian, từ đó trở thành một cá thể
khác biệt so với những người khác.
1

2
Bạn cần phải tự xét lại xem tất cả các thói quen
của mình liệu có phải có lợi hay không. Nếu đó
là thói quen tốt thì tiếp tục duy trì. Nếu phát hiện
đó là thói quen không tốt thì nhất định phải thay
đổi nó, bởi vì:

Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận.

Phương pháp thay đổi một thói quen xấu như
sau:

1. Lựa chọn thời gian phù hợp

Đây là một việc không nên trì hoãn. Muốn thay
đổi một thói quen mà kéo dài thời gian thì sẽ
càng sợ bị thất bại. Để việc thay đổi thói quen
đạt được hiệu quả, không nên lựa chọn thời điểm
nhà có bạn bè, người thân đến chơi, cũng không


nên chọn thời điểm có quá nhiều công việc có
thời hạn hoàn thành đang chờ giải quyết. Không
nên chọn thời điểm trước dịp cuối năm vì cuối
năm còn phải chuẩn bị ăn Tết và giải quyết các
công việc còn tồn đọng nên không tránh khỏi sự
bận rộn, căng thẳng. Kiểu áp lực này chỉ làm cho
những thói quen xấu trở nên sâu sắc hơn mà thôi.
3

2. Vận dụng sức mạnh của ý nguyện chứ
không phải sức mạnh của ý chí

Thói quen sở dĩ được hình thành là do tiềm thức
liên hệ một kiểu hành vi với sự vui vẻ, sự an ủi
hay thỏa mãn. Tiềm thức không thuộc phạm trù
tư duy lý tính mà là trung tâm của hoạt động
tình cảm. “Thói quen này sẽ hủy hoại cuộc đời
anh” - lý trí nói như vậy, tiềm thức lại không để
ý đến điều đó, tiềm thức sợ phải vứt bỏ một thói
quen khiến nó có được sự an ủi.

Sử dụng lý trí để để chống lại tiềm thức thì khó
có thể giành được thắng lợi. Bởi vậy, khi phải bỏ
đi những thói quen xấu, sức mạnh của ý chí
không có hiệu quả bằng sức mạnh của ý nguyện.

3. Bồi dưỡng một thói quen tốt khác sẽ dễ
dàng hơn loại bỏ thói quen xấu

Có 2 thói quen tốt đặc biệt có tác dụng trong việc

giúp loại bỏ thói quen xấu:

Một là áp dụng chế độ ăn uống có dinh dưỡng và
điều độ. Thông thường tình cảm không ổn định
càng khiến con người ỷ lại vào sự an ủi mà thói
quen xấu mang lại. Vì vậy, phòng tránh tình
4
trạng lượng đường trong máu lúc tăng, lúc giảm
do thói quen ăn uống không tốt tạo ra cũng có
tác dụng ổn định tình cảm.

Hai là thường xuyên vận động với một mức độ
thích hợp. Việc này không chỉ giúp tăng cường
sức khỏe mà còn kích thích quá trình sản sinh ra
chất mooc-phin não - một loại vật chất hóa học
kiểu mooc-phin tự nhiên trong não.

4. Thực hiện từng phần

Một khi đã quyết định thay đổi thói quen thì bạn
phải đặt ra mục tiêu. Phải thực tế, biết tận dụng
sức hấp dẫn của mục tiêu. Nếu mục tiêu quá lớn
thì phải chia nhỏ ra thành từng phần để dễ thực
hiện.

5.Không được nhụt chí

Thành công xứng đáng được khen thưởng nhưng
thất bại cũng không cần phải bị trừng phạt.
Trong thời gian thay đổi thói quen, nếu xảy ra sai

sót thì cũng không nên tự trách mình hay từ bỏ.
Một lần mắc lỗi không thể coi là “chứng nào tật
ấy”.

5
Bill Gates chỉ ra rằng: Con người thường cho
rằng nguyện vọng mãnh liệt thay đổi thói quen
xấu nếu không thực hiện được thì sẽ trở thành
một sức mạnh mang tính hủy hoại. Nhưng trên
thực tế chỉ cần di chuyển sự chú ý dù chỉ là vài
phút thì nguyện vọng đó có thể sẽ biến mất và
sức mạnh tự kiềm chế cũng vì thế mà tăng lên.

Việc tránh để lặp lại thói quen cũ còn khó hơn
nhiều so với việc từ bỏ nó lúc ban đầu. Tuy
nhiên, nếu duy trì được hình tượng mới thì sẽ
tránh được việc lặp lại thói quen cũ.
6
2.Rèn luyện những
thói quen đưa đến
thành công.
Một trong những yếu tố mạnh mẽ nhất
quyết định thành công hay thất bại của
chúng ta trong cuộc sống chính là thói
quen. Nếu muốn trở nên giàu có và
hạnh phúc, bạn phải lập trình tâm trí
với những thói quen của người giàu có
và thành đạt.
• 14 hành động ngăn cản phụ nữ
thành công trong sự nghiệp

7

“Tôi là người bạn đồng hành trong suốt cuộc
đời bạn.
Tôi có thể là trợ tá đắc lực, nhưng cũng có thể là
gánh nặng to lớn. Tôi sẽ đẩy bạn tiến lên, hoặc
dìm bạn xuống tận cùng thất bại. Tôi hoàn toàn
làm theo mệnh lệnh của bạn.
Hãy đón nhận tôi, rèn luyện tôi, cứng rắn với tôi
và tôi sẽ khiến cả thế giới phải phục tùng dưới
8
chân bạn. Dễ dãi với tôi thì tôi sẽ phá hoại cuộc
đời bạn.
Tôi là ai?
Tôi là Thói Quen của bạn”.
(Khuyết danh)
Nếu bạn bị phá sản, đó là do thói quen tiêu xài
của bạn. Nếu bạn thường thấy mình bất hạnh, đó
là kết quả của thói quen nhìn nhận cuộc sống và
cách bạn tự đối thoại với bản thân. Nếu bạn chỉ
đạt được những thành quả nhỏ bé trong đời thì
nguyên nhân nằm ở những thói quen hạn chế của
bạn.
Nếu muốn thay đổi bất kỳ khía cạnh nào trong
cuộc sống, bạn hải thay đổi những thói quen
đang tạo ra kết quả cụ thể đó. Dù bạn đặt ra
nhiều mục tiêu và mang trong lòng niềm tin
mạnh mẽ đến mấy nhưng lại không thay đổi
hành vi quen thuộc hàng ngày, thì cuộc đời bạn
sẽ chẳng bao giờ được cải thiện. Nếu muốn trở

nên giàu có và hạnh phúc, bạn phải lập trình tâm
trí với những thói quen của người giàu có và
thành đạt.
Những thói quen dẫn đến thành công
9
Người thành công có những thói quen rất khác
với người thường thường bậc trung. Người giàu
có thói quen khác hẳn người lúc nào cũng cháy
túi.
Ví dụ, người giàu có và thành đạt không có thói
quen xem ti-vi lúc vừa về đến nhà. Trong khi
người nghèo và người bình thường có khuynh
hướng xem đây là thói quen khó bỏ.
Nghiên cứu cho thấy trung bình một người bỏ ra
3 giờ đồng hồ mỗi ngày để xem ti-vi (hơn 1.000
giờ một năm). Tính ra họ mất 65.700 giờ suốt cả
cuộc đời, tương đương 11 năm.
Nhờ bỏ qua thói quen này mà người thành công
có thêm 11 năm để nuôi dạy con cái, giao tiếp
với bạn đời, rèn giũa kỹ năng chuyên môn, tổ
chức sắp xếp cuộc sống, suy ngẫm và học hỏi,
theo đuổi ước mơ và giúp đỡ những ai kém may
mắn hơn mình. Chỉ một thói quen xấu đơn giản
thôi lại có thể khiến bạn trả giá đắt đến thế!
Dưới đây là danh sách liệt kê một vài thói quen
khác nhau giữa người thành công và người bình
thường:
10
11
Hãy bắt đầu dành thời gian nhìn lại chính mình:

thói quen chi tiêu, thói quen sống, thói quen
trong các mối quan hệ và trong công việc của
bạn. Hãy đánh giá xem liệu thói quen đó có giúp
bạn đạt được mục tiêu đề ra hay đang hạn chế
bạn.
Sau đó hãy viết ra những thói quen “không hữu
ích” mà bạn muốn thay đổi, cùng thói quen mới
mà bạn muốn xây dựng.
Luyện tập cách nghĩ mới hoặc hành vi mới này
mỗi ngày cho đến khi nó trở thành một thói
quen.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy chỉ một thay đổi đơn
giản trong thói quen lại có thể tạo nên khác biệt
lớn trong chất lượng cuộc sống của bạn, chỉ sau
vài tuần.

12
11 lời khuyên dành cho
thế hệ trẻ của Bill
Gates
Hẳn chúng ta chưa thể quên lần đến
thăm Việt Nam đầu tháng 04 - 2006 của
Bill Gates và cuộc trò chuyện của ông
chủ Microsoft với sinh viên công nghệ
thông tin Đại học Bách khoa Hà Nội đã
để lại trong lòng nhiều bạn trẻ ấn tượng
vô cùng sâu sắc.
Cuốn sách “11 lời khuyên dành cho thế
hệ trẻ của Bill Gate” là những kinh
nghiệm thành công và trí tuệ mà Bill

Gates đã tổng kết được trong cuộc đời
ông từ khi còn nhỏ cho tới khi trưởng
thành. Những lời khuyên chỉ ra cho lớp
thanh thiếu niên biết làm người như thế
nào; biết đối mặt với cuộc sống ra sao,
biết hướng đến con đường thành công
như thế nào. Bởi vậy, chúng ta cần thấy
rằng chỉ có tự giác đi khai thác, nắm bắt
13
những nguyên tắc này mới có thể hiểu
được những điểm tương thông giữa
những người bình thường và những
người vĩ đại, mới có thể tìm ra con
đường đáng tin cậy nhất để đi từ cái bình
thường đến cái vĩ đại, từ đó vượt qua các
khó khăn trở ngại để dần dần từng bước
tiếp cận thành công, hoàn thành sự
nghiệp lớn.
1* Hãy cho mình một ước mơ.
•Luôn luôn có hoài bão, ước mơ.
•Khả năng mơ ước
•Ước mơ tỷ lệ thuận với sự thành công
•Yếu tố cần thiết để thực hiện nhũng ước mơ (4)
1.Loại bỏ những lo lắng sợ sệt
2.Khẳng định mình
3.Dự kiến thành công
4.Hãy tìm người tin và ủng hộ bạn (không giao
lưu với những người tiêu cực, không ủng hộ bạn)
•Lập tức hành động thực hiện ước mơ
•Mở rộng cánh cửa thứ hai (ước mơ đầu thất bại,

lập tức thực hiện ước mơ thứ hai – không bi
quan!)
14
2* Tìm chính xác mục tiêu, rồi tiến lên phía
trước.
•Chúng ta hãy thành lập công ty máy tính thôi
•Thành tựu bắt nguồn từ mục tiêu
•….
•Nắm chắc một mục tiêu đến cùng
•Không ngừng theo đuổi mục tiêu mới
3* Lựa chọn một thái độ tâm lý tích cực
•Bình tĩnh đối mặt với thất bại
•Thái độ tâm lý quyết định phương thức sống
•…
•Khẳng định bản thân
•Đừng chỉ nhìn vào 10% phần trăm khuyết điểm
•Có thể nuôi dưỡng tâm thái một cách vững chắc
4* Nắm chắc cá tính bản thân
•Cá tính của “cái đầu lớn”
•Cá tính và theo đuổi mù quáng
•Tuyệt đối không phụ họa theo người khác
•Bạn là ai
•Giữ những đặc sắc của riêng mình
•Cá tính của thành công
•Bạn có thể có một cá tính tốt
15
5* Hãy tăng thêm một chút mạo hiểm
•Nuôi dưỡng tinh thần mạo hiểm
•…
•Không mạo hiểm thì làm sao sáng tạo ra của cải

•Cần mạo hiểm, không cần liều lĩnh
•Mạo hiểm cần có dũng khí
6* Học cách sáng tạo
•Học cách sáng tạo
•Bí mật thành công của Microsoft
•Sáng tạo là một kỳ tích đẹp
•Gợi ý từ việc bán mèo
•Từ chối sự bắt chước
•Phá vỡ thành kiến
•Đổi một cách suy nghĩ khác
•Kích thích năng lực sáng tạo
(Thomas Edison : “Nếu là những thứ không kiếm
được tiền thì tôi sẽ không phát minh”)
•Nhất định phải sáng tạo
7* Chủ động đi gõ cửa cơ hội
•Giỏi nắm bắt các cơ hội quanh mình
•…
16
•“Không có cơ hội” là giải thích của kẻ yếu kém
•Cơ hội sẽ chỉ đến với ai đã chuẩn bị sẵn sàng
•Kẻ ngu chờ đợi cơ hội, người thông minh sáng
tạo cơ hội
•Biến cơ hội thành thành công
8* Đừng coi học hành là một chuyện
•Sáng lập cơ cấu học tập của Bill Gates
•Thế giới này thay đổi rất nhanh chóng
•Bạn phải học tập suốt đời
•Học thế nào? Phương pháp học tập, nâng cao
năng lực bản thân
•Hình thành thói quen, duy trì học tập hàng ngày

9* Quản lý tốt quỹ thời gian của chính mình
•Người đi trước thời gian
•…
•Cẩn thận với “tên trộm thời gian”
•Tận dụng thời gian vụn vặt, phương pháp tiết
kiệm thời gian.
10* Duy trì tinh lực dồi dào
•Một Bill Gates ngủ rất ít
•Sức khỏe là “phần cứng”
17
•Duy trì bộ não ở trạng thái tốt nhất
•Phòng trừ mệt mỏi
•Nhiệt tình là động lực của thành công
•Tập trung tinh thần vào một tiêu điểm
•Biết quý trọng sức lực của mình
11* Không buông xuôi khi chưa đạt được mục
đích
•Kiên trì sẽ đạt được mục đích
•Giữa thành công và thất bại chỉ là một khoảng
cách rất nhỏ
•Kết quả của quá trình kiên trì lao động
•Dùng sự kiên nhẫn đẩy lùi khó khăn
•Không được từ bỏ quá dễ dàng
•Từ bỏ những theo đuổi không cần.
Đi lên từ bàn tay trắng năm 20 tuổi, 31
tuổi, Bill Gates đã trở thành tỉ phú trẻ nhất
trong lịch sử, 37 tuổi đã thành người giàu nhất
nước Mỹ. Có người nghi ngờ sự thành công của
Bill Gates, cũng có người gọi thành công đó là
một thần thoại, nhưng có một điểm không thể

nghi ngờ, đó là nhà tỉ phú không dựa vào vận
may để đạt được thành công, tập đoàn
Microsoft của ông cũng không phải được xây
dựng trên cơ sở của sự ngẫu nhiên.
18
Đằng sau những tài sản của ông chính là những
bài học kinh nghiệm giúp ông đứng dậy sau
những lần vấp ngã, những nguyên tắc quý hơn
cả vàng. Với Bill Gates, cuộc sống không phải
lúc nào cũng công bằng và bạn phải thích nghi
với điều đó.
Một nguyên tắc nữa: Thành công không tự tìm
đến với bạn, đừng hy vọng không làm mà được
hưởng. Và nữa, phải rút ra bài học kinh
nghiệm từ những sai lầm, phải tự tay mình làm
mọi việc
Trở thành người giàu nhất thế giới ở tuổi 39
nhưng BillGates cũng là một người bình
thường như chúng ta. Điểm khác biệt lớn nhất
của ông là ông biết làm thế nào, biết tận dụng
ưu thế của bản thân để nắm bắt lấy những cơ
hội và ông đã thành công, có được tất cả những
gì mà ông khát vọng như tiền tài, danh vọng,
địa vị
Nắm bắt những nguyên tắc của Bill Gates có
thể giúp những người trẻ tuổi tìm ra con đường
đáng tin cậy nhất để đi từ cái bình thường đến
cái vĩ đại, vượt qua mọi khó khăn thử thách để
19
dần từng bước tiếp cận thành công, hoàn thành

sự nghiệp lớn.
20

×