Tải bản đầy đủ (.ppt) (64 trang)

Giới thiệu về luật hoạt động chữ thập đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.43 KB, 64 trang )


HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
GIỚI THIỆU VỀ
LUẬT HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP
ĐỎ
(Người trình bày: Đoàn Văn Thái, Phó chủ tịch - Tổng thư ký
Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
Nội dung báo cáo gồm 3 phần chính:
1. Sự cần thiết ban hành Luật và những quan
điểm xây dựng Luật.
2. Nội dung Luật hoạt động Chữ thập đỏ.
3. Tuyên truyền và thực hiện Luật.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
Phần I
Phần I
Sự cần thiết ban hành Luật
Sự cần thiết ban hành Luật
hoạt động Chữ thập đỏ và những
hoạt động Chữ thập đỏ và những
quan điểm xây dựng Luật
quan điểm xây dựng Luật

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
I. Sự cần thiết ban hành Luật
I. Sự cần thiết ban hành Luật
1. Luật hoạt động Chữ thập đỏ ra đời góp phần thể
chế hóa đường lối của Đảng về công tác nhân đạo
và về Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.



HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
2. Luật hoạt động Chữ thập đỏ ra đời góp phần điều
chỉnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đảm bảo các
hoạt động này được thực hiện dân chủ, công bằng,
bớt chồng chéo, bớt trùng lặp.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
3. Việc ban hành Luật hoạt động Chữ thập đỏ góp
phần thực thi các cam kết quốc tế mà Việt Nam
tham gia; đáp ứng yêu cầu mở rộng quan hệ hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo của Nhà nước
ta.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
Tóm lại: Việc ban hành Luật là cần thiết, nhằm:
-
Thể chế hóa đường lối của Đảng về công tác nhân đạo
và phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
trong hoạt động nhân đạo;
-
Chấn chỉnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đảm bảo
các hoạt động này bớt chồng chéo, trùng lặp, công bằng
và hiệu quả;
-
Khẳng định cam kết của Việt Nam thực thi các Công
ước mà Việt Nam tham gia, thúc đẩy tiến trình mở rộng
quan hệ, hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực
nhân đạo.


HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
II. Những quan điểm xây dựng Luật
II. Những quan điểm xây dựng Luật
1. Phải quán triệt và cụ thể hóa các quan điểm của
Đảng về công tác nhân đạo và phát huy vai trò nòng
cốt của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong các hoạt
động nhân đạo.
2. Phải quán triệt tinh thần đổi mới và cải cách
quản lý nhà nước, không hành chính hoá các hoạt
động mang tính chất xã hội, không hành chính hoá
các tổ chức xã hội tự nguyện.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
3. Tạo cơ sở pháp lý phù hợp cho các hoạt
động Chữ thập đỏ, khuyến khích sự tham gia
rộng rãi của tổ chức, cá nhân trong hoạt động
nhân đạo, từ thiện.
4. Phải phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế của
Việt Nam, góp phần thực thi các cam kết
quốc tế mà Việt Nam tham gia (các Công ước Giơ-ne-
vơ 1949, các Nghị định thư bổ sung năm 1977 và các điều ước quốc tế
khác).

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
5. Phải đảm bảo vai trò quản lý xã hội bằng
pháp luật của Nhà nước, minh bạch trong hoạt
động huy động, tiếp nhận, phân bổ, sử dụng tiền,
tài sản, chống lạm dụng, lợi dụng, vụ lợi dưới mọi
hình thức.
6. Phải có tính khả thi, kế thừa và phát triển

những quy định thể hiện trong các văn bản pháp
luật hiện hành, phù hợp và thống nhất với các luật
khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
Phần II
Phần II
Những nội dung cơ bản của luật
Những nội dung cơ bản của luật
Luật gồm 8 chương, 34 điều.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
Chương I.
Chương I.
Những quy định chung
Những quy định chung
Gồm 6 điều, từ điều 1 đến điều 6 quy định:
1. Phạm vi điều chỉnh (khoản 1, Điều 1): hoạt động
Chữ thập đỏ; biểu tượng trong hoạt động Chữ thập đỏ;
vận động, tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn lực cho hoạt
động chữ thập đỏ; hợp tác quốc tế về hoạt động Chữ thập
đỏ; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; trách nhiệm cơ quan nhà
nước, tổ chức, cá nhân trong hoạt động Chữ thập đỏ (tên của
8 chương).

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
2. Đối tượng áp dụng, khoản 2 Điều 1 chỉ rõ: Luật này áp
dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân
nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động Chữ thập đỏ
tại Việt Nam.

3. Hoạt động Chữ thập đỏ, Điều 2 Luật quy định: Hoạt động
Chữ thập đỏ là hoạt động nhân đạo dựa vào cộng đồng do Hội
Chữ thập đỏ thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân
thực hiện về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc
sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ
phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất
lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm hoạ; tuyên truyền các giá trị
nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
4. Nguyên tắc hoạt động Chữ thập đỏ, Điều 3
của Luật xác định 5 nguyên tắc, gồm: Tự nguyện,
không vụ lợi; Công khai minh bạch, đúng mục
đích, đối tượng, kịp thời và hiệu quả; Không phân
biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của
dân tộc; Sử dụng biểu tượng Chữ thập đỏ; Tuân
thủ quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước
quốc tế về hoạt động nhân đạo.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
5. Chính sách của nhà nước với hoạt động Chữ
thập đỏ, Điều 4 của Luật quy định: Nhà nước có
chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
Chữ thập đỏ, đồng thời có chính sách bồi thường
theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá
nhân bị thiệt hại về tài sản khi tham gia hoạt động
chữ thập đỏ; cá nhân bị tổn hại về sức khoẻ, tính
mạng thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy
định của pháp luật.


HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
6. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức thành viên, tổ chức khác và cá nhân trong
hoạt động Chữ thập đỏ, Điều 5 của Luật nêu rõ:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên,
tổ chức khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các
thành viên thuộc tổ chức mình và nhân dân tham gia
hoạt động chữ thập đỏ; giám sát việc thực hiện pháp
luật về hoạt động Chữ thập đỏ.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ngoài
việc thực hiện quy định nêu trên (tại khoản 1),
có trách nhiệm phối hợp với Hội Chữ thập đỏ
tổ chức lực lượng thanh niên, thiếu niên
hoạt động Chữ thập đỏ.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
7. Các hành vi bị nghiêm cấm, Điều 6 của Luật quy định
7 hành vi bị nghiêm cấm, gồm:
- Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
Chữ thập đỏ;
- Sử dụng, cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không
đảm bảo chất lượng, gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng
con người trong hoạt động Chữ thập đỏ;
- Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái
phép tiền, hiện vật do tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp
cho hoạt động Chữ thập đỏ;


HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
- Lợi dụng hoạt động Chữ thập đỏ nhằm mục
đích xâm hại an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội;
- Lợi dụng hoạt động chữ thập đỏ để vụ lợi;
- Yêu cầu người được cứu trợ, trợ giúp trả chi
phí cho việc tiếp nhận, vận chuyển, phân phối
tiền, hiện vật trong hoạt động Chữ thập đỏ và
sử dụng Biểu tượng Chữ thập đỏ trái pháp luật.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
Chương II.
Chương II.
Về hoạt động Chữ thập đỏ
Về hoạt động Chữ thập đỏ
Gồm 7 điều, từ Điều 7 đến Điều 13
Gồm: khái niệm, nội dung, phương thức hoạt động, các bước tiến
hành hoạt động Chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân
đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo,
hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân
nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm hoạ; tuyên truyền các
giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
Một số điểm chú ý ở các điều cụ thể:
1. Tại khoản 2 điều 7, Luật quy định nội dung trợ giúp
nhân đạo bao gồm:
- Trợ giúp tiền, phương tiện, công sức;
- Trợ giúp kinh phí học nghề, tạo việc làm, kinh phí

khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
- Nguyên tắc cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp
nhân đạo: ưu tiên những nơi, những đối tượng
khó khăn nhất; các đối tượng nhận tiền, hiện
vật cứu trợ được bình xét công khai, dân chủ
bởi cộng đồng, có xác nhận của uỷ ban nhân
dân cấp xã hoặc cơ sở bảo trợ xã hội.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
2. Đối với hoạt động Chữ thập đỏ về chăm
sóc sức khoẻ (Điều 8), bên cạnh việc tuyên
truyền, phổ biến kiến thức, tổ chức huấn luyện kỹ
năng chăm sóc sức khoẻ, tham gia phòng chống
dịch, bệnh, Hội Chữ thập đỏ còn tổ chức các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, khám chữa
bệnh lưu động theo quy định của pháp luật.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
3. Đối với hoạt động Chữ thập đỏ về sơ cấp
cứu ban đầu (Điều 9), Luật cũng quy định
trách nhiệm của Hội Chữ thập đỏ trong việc tổ
chức sơ cấp cứu tại chỗ, kịp thời đưa nạn nhân
tới cơ sở y tế và báo tin cho gia đình hoặc cơ
quan; tổ chức lực lượng, huấn luyện kỹ năng
sơ cấp cứu và tổ chức các trạm, điểm sơ cấp
cứu tại những nơi thường xảy ra tai nạn.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

4. Hoạt động Chữ thập đỏ về hiến máu nhân đạo
(Điều 10), bên cạnh việc tuyên truyền, vận động, tổ chức
lực lượng hiến máu, Luật quy định Hội Chữ thập đỏ còn
có nhiệm vụ tiếp nhận máu, sản phẩm máu, phối hợp với
ngành y tế trong xét nghiệm và bảo quản máu cũng như
sản phẩm máu. Riêng về hiến mô, bộ phận cơ thể người
và hiến xác, Luật xác định nhiệm vụ của Hội Chữ thập
đỏ chủ yếu ở khâu tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích
nhân đạo của việc hiến tặng, còn việc tổ chức tiếp nhận
hiến tặng thế nào đã được quy định trong Luật về hiến
mô, hiến tạng.

×