Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hãy là người tiêu dùng thông thái để bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.19 KB, 2 trang )

Hãy là người tiêu dùng thông thái để bảo vệ môi trường
Trương Văn Đạt – Phó Vụ trưởng
Phạm Ngọc Bách
Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ TN&MT
Hiện nước ta có khoảng trên 200 Khu kinh tế (KKT), Khu công nghiệp (KCN), Khu chế
xuất (KCX) và hàng trăm khu, cụm, điểm công nghiệp; Hàng nghìn làng nghề truyền thống; Hàng
chục nghìn doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ phục vụ nhu cầu thị trường trong
nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức, áp lực vô cùng lớn đối với công tác BVMT.
Theo kết quả công bố thanh tra, kiểm tra của Bộ TN&MT, hiện có đến 40% KCN, KCX trên
cả nước vi phạm pháp luật BVMT. Bình quân mỗi ngày, KCN, KCX, khu, cụm, điểm công nghiệp,
làng nghề thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí, chất thải độc hại khác, hàng chục vạn
m3 nước thải. Hầu hết là chất thải nguy hại (hàm lượng và tính hóa lý cao), ảnh hưởng trực tiếp,
gián tiếp đến môi trường, không khí, sức khỏe lâu dài của con người. 100% môi trường làng nghề
truyền thống của nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng; chưa được đầu tư hệ thống xử lý môi
trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh chưa quan tâm đến việc BVMT, ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống cộng đồng dân cư.
Theo tính toán, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh lãi được 10 đồng nhưng không quan tâm
vấn đề BVMT thì sau đó chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường phải tiêu tốn gấp 10 lần hiệu quả
kinh tế thu được. Trên thực tế, pháp luật BVMT nước ta đã cơ bản đầy đủ và có điều khoản truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật BVMT. Nhưng phần lớn các
doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm túc BVMT, cụ thể như: Quá lạm dụng và tiêu tốn tài nguyên
thiên nhiên; Xả rác thải, khí thải, nước thải ra chưa qua xử lý môi trường tự nhiên với khối lượng
lớn; Không thực hiện trách nhiệm khắc phục ô nhiễm môi trường; Không đầu tư hệ thống xử lý
môi trường hoặc đầu tư nhưng không sử dụng; Chưa có những mặt hàng dịch vụ thân thiện môi
trường, vì môi trường và người tiêu dùng (NTD). Phải chăng doanh nghiệp đã thu lợi lớn do trốn
tránh chi phí xử lý, khắc phục môi trường và qua mặt NTD.
Thực tế, pháp luật là công cụ cần thiết nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Điển hình như
thanh tra là hoạt động thường xuyên, là công cụ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên,
số lượng thanh tra ít; Năng lực cán bộ thanh tra còn hạn chế; Phương tiện hỗ trợ hoạt động thanh
tra (chủ yếu qua cảm nhận thực tế hoặc dụng cụ thô sơ); Trong khi mức độ, quy mô, hình thức,
cách thức vi phạm pháp luật môi trường của doanh nghiệp ngày càng tinh vi, hiện đại, có chủ ý, do


đó thanh tra hiện nay không thể là công cụ ngăn chặn hiệu quả việc vi phạm pháp luật BVMT tại
các doanh nghiệp. Người ta đã từng đánh giá, doanh nghiệp như một pháo đài xâm phạm, nghĩa là
bên trong cứ sản xuất, xả rác thải, khí thải ra ngoài tự nhiên gây ô nhiễm môi trường, trong khi các
cơ quan pháp luật của nhà nước khó có biện pháp kiểm tra giám sát chặt chẽ.
Đặc biệt, hiện nay cũng không ít doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhưng lại biết nắm
bắt nhu cầu NTD để sản xuất ra các mặt hàng có tính chất thân thiện môi trường; Gắn yếu tố
BVMT vào chính các sản phẩm để thu hút NTD; Tham gia tài trợ các sự kiện cộng đồng về BVMT
để thu hút sự chú ý NTD.
Như vậy, công cụ BVMT tính hiệu quả nhất chính là NTD. Nêu NTD chấp nhận tiêu dùng
những mặt hàng, sản phẩm của doanh nghiệp vi phạm pháp luật BVMT tức là nối dài cánh tay vi
phạm, thậm chí NTD đã vi phạm lương tâm đạo đức. NTD cần phải mạnh mẽ tẩy chay những sản
phẩm hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường; Chọn lựa kỹ càng các sản phẩm sạch,
thân thiện với môi trường. Các quốc gia trên thế giới đã chứng minh, NTD là công cụ cuối cùng
quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thành công nếu sản phẩm hàng hóa tốt,
rẻ, có thương hiệu, được tiêu dùng nhiều. Thất bại khi bị NTD quay lưng từ chối...
Ví dụ như túi ni lông là mặt hàng rất khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường. Phong trào
không dùng túi nilông phát triển rộng khắp thời gian qua ở nhiều địa phương của nước ta, đã thu
được kết quả bước đầu. Các siêu thị, cửa hàng giảm dần sử dụng túi ni lông, nhiều bà nội trợ quyết
tâm không sử dụng ni lông. Kết quả lĩnh vực sản xuất bao bì phụ kiện đã sụt giảm mạnh sản lượng
và doanh thu. Nếu nhà nước chỉ đạo quyết liệt bằng các văn bản luật, tuyên truyền mạnh mẽ hơn
và NTD quyết tâm hơn nữa thì loại bỏ túi nilông trong các hoạt động hiện nay sẽ thành công.
Đây là công cụ mà thế giới đã thực hiện rất hiệu quả. Ngay từ khi còn nhỏ, các quốc gia tiên
tiến đã giáo dục học sinh phải có ý thức BVMT thông qua việc loại bỏ, từ chối sử dụng hàng hóa
của doanh nghiệp vi phạm pháp luật BVMT; Hướng NTD không nên sử dụng hàng hóa có nguồn
gốc từ tài nguyên thiên nhiên. Thậm chí, phải dấy lên làn sóng dư luận xã hội về một sản phẩm
hàng hóa, về một nhà máy, doanh nghiệp vi phạm pháp luật BVMT bằng nhiều động thái. Theo đó,
rất nhiều Tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã bị phá sản do gây ô nhiễm môi trường bởi vì nhà nước
phạt nặng, tịch thu giấy phép kinh doanh, dư luận lên tiêng và NTD loại bỏ. Bên cạnh đó, Chính
phủ ủng hộ, bảo lãnh cho các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng công nghệ hoặc sản
phẩm thân thiện môi trường, vì môi trường. Hiệu ứng xã hội và văn hóa tiêu dùng luôn được đề

cao.
Đôi với nước ta, do chủ quan và khách quan nên chưa có nhiều doanh nghiệp vì môi trường
trong khi lợi nhuận là trên hết. Không ít nhà sản xuất sau khi có được một số mặt hàng bán chạy,
được NTD trong nước tín nhiệm đã vội vàng qua mặt để sản xuất những mặt hàng nhiều, nhanh,
ẩu, xấu, hoàn toàn không rẻ mà lại gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe NTD.
Bên cạnh đó, báo chí là công cụ truyền thông hiệu quả, phát hiện, phản ánh những tổ chức,
doanh nghiệp có những hành vi vi phạm pháp luật BVMT.
Ngoài ra, công cụ quan trọng nữa chính là cơ quan quản lý nhà nước. Cơ quan quản lý nhà
nước phải luôn chủ đạo và "quyết tâm" không cấp phép hoạt động cho khu công nghiệp, dự án,
nhà máy không đầu tư hệ thống xử lý môi trường hoặc rút giấy phép hoạt động khi có hành vi vi
phạm. Có trách nhiệm công bố công khai doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa khi vi phạm pháp luật
BVMT để NTD biết, từ chối, tẩy chay hoặc cải tổ việc BVMT. Bảo lãnh, đầu tư và ủng hộ doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh về môi trường. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, sự lựa chọn và
thói quen văn hóa tiêu dùng phải thận trọng để bảo vệ sức khỏe, môi trường cho chính mình, cho
gia đình và quốc gia. Quan trọng nhất hãy luôn là NTD thông thái để góp phần BVMT.
TCMT 08/2012

×