Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Hợp đồng cung ứng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.55 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
———————————
HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG
- Căn cứ Bộ Luật Lao động Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 23 tháng 6
năm 1994 và sửa đổi, bổ sung ngày 02/4/2002;
- Căn cứ Nghị định số 85/1998/NĐ-CP ngày 20-10-1998 của Chính phủ về tuyển chọn, sử
dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại
Việt Nam;
- Căn cứ Thông tư số 09/1999/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 3 năm 1999 của Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 85/1998/NĐ-
CP ngày 20-10-1998 của Chính phủ về tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt
Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số 75/2001/NĐ-CP ngày 19/10/2001 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số Điều của Nghị định số 46/1999/NĐ-CP ngày 01/7/1999 và Nghị định số
85/1998/NĐ-CP ngày 20/10/1998 của Chính phủ;
- Căn cứ Quyết định số 1973/QĐ-BNG ngày 29/12/1998 của Bộ Ngoại giao về việc uỷ
quyền cho Trung tâm Phục vụ Đối ngoại Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ của Tổ chức cung
ứng lao động theo Nghị định số 85/1998/NĐ-CP ngày 20/10/1998 của Chính phủ về việc
tuyển chọn, đào tạo, cung ứng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ
chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở đóng trên địa bàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên từ
Quảng Trị đến Ninh Thuận;
- Căn cứ nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam của …………………………;
Chúng tôi, một bên là (Tổ chức Cung ứng lao động)
TRUNG TÂM PHỤC VỤ ĐỐI NGOẠI ĐÀ NẴNG (SCEDFA)
Đại diện bởi: Chức vụ:
Địa chỉ: 472 Hoàng Diệu, Hải Châu, Đà Nẵng
Điện thoại: (84-511) 3552343/3552345 Fax: (84-511) 3552346
E-mail: và
Tài khoản số: 104214353646021 tại Ngân hàng Kỹ Thương – Chi nhánh Đà Nẵng
Và một bên là (Tổ chức nước ngoài)


..........................................................................................................
Đại diện bởi: Ông/bà................................Chức vụ:...............................................
Đại diện cho: ..........................................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................
Điện thoại: ............................................ Fax:.....................................................
E-mail: ..........................................................................................................
Tài khoản số: ............................................ tại Ngân hàng:.....................................
Sau khi trao đổi thống nhất, hai bên giao kết hợp đồng cung ứng lao động theo các điều
khoản dưới đây:
Điều 1:
Căn cứ nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài,
SCEDFA có trách nhiệm cung ứng người lao động theo số lượng và yêu cầu như sau:
(đính kèm danh sách người lao động cụ thể)
Điều 2: Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức nước ngoài
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ
Luật Lao động và các thoả thuận cụ thể với SCEDFA như sau:
1. Tiền lương (tiền công) của từng người lao động
1.1.Tiền lương cơ bản hàng tháng của người lao động được đính kèm bảng Phụ lục sau.
1.2.Tiền lương cơ bản hàng tháng của người lao động được tổ chức, cá nhân nước ngoài thanh
toán bằng tiền Việt Nam theo tỷ giá Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào thời điểm thanh
toán.
2. Hàng tháng, tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm thanh toán tiền lương cho
người lao động và khấu trừ các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của Bộ Luật
Lao động trước khi thực hiện việc trả lương
3. An toàn lao động và vệ sinh lao động
3.1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động cho
người lao động theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động, ngoài ra hàng năm tổ chức, cá
nhân nước ngoài cung cấp trang bị bảo hộ lao động và phụ cấp trang phục tương đương 1
tháng lương cho người lao động.
3.2. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được tổ

chức, cá nhân nước ngoài giải quyết theo quy định tại Điều 107 Bộ Luật Lao động hoặc tổ
chức, cá nhân nước ngoài có thể mua bảo hiểm thân thể, tai nạn cho người lao động tại
công ty Bảo hiểm.
4. Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, các quyền lợi và nghĩa vụ
khác:
4.1.Tổ chức, cá nhân nước ngoài thanh toán BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người
lao động theo quy định hiện hành của Luật Bảo hiểm Việt Nam.
4.2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng (Điều
33 Bộ Luật Lao động), điểu chuyển tạm thời người lao động (Điều 34), tạm hoãn hợp đồng
(Điều 35), chấm dứt Hợp đồng (Điều 36) hoặc áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với người
lao động (Điều 85).
4.3. Khi có thay đổi đáng kể về công việc ghi trong Hợp đồng lao động, phải có sự thoả
thuận giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài và người lao động, đồng thời thông báo cho
SCEDFA được biết.
4.4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho người lao
động để người lao động hoàn thành công việc của mình.
4.5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cân nhắc việc tăng lương hàng năm cho người lao
động trên cơ sở trượt giá và kết quả làm việc của người lao động.
5. Tổ chức, cá nhân đào tạo người lao động để đáp ứng nhu cầu công việc. Khi cần cử
người lao động đi công tác, học tập ở nước ngoài, Tổ chức, cá nhân nước ngoài phải gửi
văn bản thông báo cho SCEDFA để giải quyết các thủ tục hành chính và nhân sự cho
người lao động (Điều 9 Quy định đối với người lao động Việt Nam làm việc cho tổ
chức, cá nhân nước ngoài được ban hành kèm theo Quyết định số 1504 QĐ/BNG ngày
27/9/1999 của Bộ Ngoại giao). Trong văn bản thông báo phải nêu rõ quốc gia mà nhân
viên Việt Nam sẽ đến, thời gian công tác, học tập, mục đích chuyến đi và các chi phí
liên quan đến chuyến đi;
6. Trợ cấp thôi việc, mất việc:
Áp dụng Khoản 1 Điều 17, Điều 41 và Điều 42 của Bộ Luật Lao động.
Điều 3: Trách nhiệm và quyền lợi của người lao động
Người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm

thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
1. Người lao động có trách nhiệm hoàn thành những công việc đã được cam kết trong
bảng mô tả công việc, chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, nội quy
của cơ quan và các quy định ghi trong hợp đồng lao động.
2. Người lao động có quyền đề xuất, khiếu nại, thay đổi, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng
lao động theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.
3. Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi:
3.1.Người lao động làm việc không quá 8 giờ trong 1 ngày và 44 giờ trong 1 tuần.
3.2. Áp dụng Điều 61, 69 Bộ Luật Lao động cho trường hợp người lao động làm thêm
giờ.
4. Nghỉ ngày lễ, nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương:
4.1.Nghỉ ngày lễ: Áp dụng Điều 73 Bộ Luật Lao động
4.2. Nghỉ phép năm: Người lao động được nghỉ 15 ngày phép mỗi năm hưởng
nguyên lương. Số ngày hàng năm được tăng thêm theo quy định tại Điều 75 Bộ Luật Lao
động. Trường hợp người lao động thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm
hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được tổ chức nước ngoài thanh toán lương
cho những ngày chưa nghỉ theo chế độ làm thêm giờ.
4.3. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương: Áp dụng Điều 78, 79 Bộ Luật Lao
động.
5. Nghỉ thai sản (áp dụng đối với lao động nữ):
Áp dụng Khoản 3 Điều 111, Điều 114, Điều 144 Bộ Luật Lao động.
6. Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác:
6.1.Người lao động được hưởng các quyền lợi về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo
quy định hiện hành.
6.2.Người lao động có trách nhiệm thanh toán BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo quy
định hiện hành của Luật Bảo hiểm Việt Nam.
6.3. Người lao động được xét thưởng hàng năm tương đương 1 tháng lương (lương
tháng thứ 13) dựa vào đánh giá kết quả công việc của người lao động và của cả đơn vị so
với kế hoạch đã thống nhất trước.
6.4. Người lao động đi công tác ngoài phạm vi vùng công tác được chỉ định được tổ

chức, cá nhân nước ngoài thanh toán tiền tàu xe, cước phí hành lý, tiền ăn ở khách sạn và
công tác phí theo chính sách nội bộ về việc đi công tác.
6.5. Người lao động được hưởng các chế độ của Tổ chức cung ứng lao động theo quy
định cũng như phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của Tổ chức cung ứng
lao động.
6.6. Người lao động được quyền tham gia sinh hoạt tại Công đoàn Trung tâm Phục vụ
Đối ngoại Đà Nẵng ngoài giờ làm việc và ngoài phạm vi quản lý của tổ chức, cá nhân nước
ngoài. Quyền tham gia sinh hoạt Công đoàn của người lao động được tổ chức, cá nhân
nước ngoài công nhận và khuyến khích.
6.7. Định kỳ hàng năm trong quá trình công tác, người lao động có trách nhiệm báo cáo
SCEDFA về những thay đổi trong vị trí công tác, địa điểm công tác, mức lương, quá trình
công tác, đào tạo ở trong và ngoài nước, hoặc những khó khăn, vướng mắc trong quá trình
thực hiện Hợp đồng lao động đã cam kết.
Điều 4: Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức cung ứng lao động
1. Thời gian đáp ứng yêu cầu về lao động là 13 ngày kể từ ngày SCEDFA nhận được văn
bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nước ngoài, trong văn bản cần nêu rõ vị trí công việc, số
lượng cần tuyển, mức lương và các chế độ. Sau thời gian trên nếu SCEDFA chưa đáp ứng
được yêu cầu thì tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể tự tuyển chọn người lao động và thông
báo cho SCEDFA hoàn tất các thủ tục cần thiết.
2. SCEDFA có trách nhiệm phổ biến hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết cho người lao
động dự tuyển được biết.
3. SCEDFA có trách nhiệm hướng dẫn người lao động thực hiện nghiêm túc các điều
khoản ghi trong hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết.
4. SCEDFA có trách nhiệm giải quyết hồ sơ, thủ tục và chế độ khi người lao động ốm đau,
thai sản, thôi việc, chuyển cơ quan khác hoặc nghỉ hưu (nếu có).
5. SCEDFA có quyền đề xuất tổ chức, cá nhân nước ngoài các hình thức xử lý kỷ luật đối
với trường hợp người lao động vi phạm các quy định của Bộ Luật Lao động, Nghị định số
85/1998/NĐ-CP của Chính phủ, 10 Điều quy định của Bộ Ngoại giao và các văn bản pháp
quy có liên quan khác sau khi đã tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan.
6. Định kỳ hàng năm, SCEDFA tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn ngày nhằm nâng

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, cũng như tổ chức các buổi họp
mặt phổ biến chủ trương, chính sách, đường lối mới của Đảng và Nhà nước đến với người
lao động.
Điều 5: Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt
Nam và người lao động Việt Nam, bản hợp đồng lao động được in bằng hai thứ tiếng Việt,
Anh do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phát hành theo Quyết định số 207/LĐTB-XH
ngày 2/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Các điều khoản ghi
trong hợp đồng lao động không được trái với hợp đồng Ccung ứng lao động đã ký kết và
trái với pháp luật Việt Nam.
2. Thời hạn, hiệu lực và loại hình hợp đồng lao động được áp dụng theo quy định tại Điều
27 Bộ Luật Lao động.
3. Chậm nhất 05 ngày (năm ngày) kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, tổ chức, cá nhân
nước ngoài phải gửi bản sao có chứng thực hợp đồng lao động của người lao động đến
SCEDFA để làm cơ sở giải quyết các thủ tục hành chính và nhân sự cho người lao động,
đồng thời để tổng hợp báo cáo cho các cơ quan hữu quan.
Điều 6: Điều khoản chung
1. Nếu có những vấn đề nảy sinh hoặc tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng cung
ứng lao động thì hai bên cùng bàn bạc, thống nhất giải quyết theo đúng chức năng và quyền
hạn của mỗi bên trên tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi.
2. Khi một trong hai bên có yêu cầu sửa đổi bổ sung hợp đồng cung ứng lao động thì phải
báo trước cho bên kia biết ít nhất 15 ngày. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu
cầu tuyển dụng lao động mới thì phải nghiêm túc thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều
10 và Điều 13 Nghị định số 85/1998/NĐ-CP.
3. Nếu bất kỳ một trong hai bên không thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng này,
đặc biệt là khoản 2 nêu trên, Điều 16 Nghị định số 85/1998/NĐ-CP của Chính phủ sẽ được
áp dụng.
Điều 7:
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày .................... đến ngày .........................
30 ngày trước khi hợp đồng này hết thời hạn, nếu một trong hai bên không thông

báo chấm dứt hợp đồng thì hợp đồng mặc nhiên có hiệu lực theo thời hạn được phép hoạt
động của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Khi chấm dứt hợp đồng, hai bên phải
giải quyết mọi vướng mắc, tồn tại trong vòng 30 ngày.
Hợp đồng cung ứng lao động này được lập thành 04 bản (02 bản tiếng Anh và 02
bản tiếng Việt)có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ 01 bản bằng tiếng Anh và 01 bản
bằng tiếng Việt để theo dõi thực hiện.
ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI
ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC CUNG ỨNG LAO ĐỘNG

×