Tải bản đầy đủ (.ppt) (375 trang)

Luật đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.01 KB, 375 trang )

1
Người trình bày
TS Trần Văn Nam
LUẬT ĐẤT ĐAI
2
NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương 1: Những vấn đề chung về luật đất
đai và chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Chương 2: Chế độ quản lý nhà nước đối với
đất đai
Chương 3: Quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất
Chương 4: Giải quyết tranh chấp đất đai
3
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI

I. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI
ĐẤT ĐAI

II. KHÁI NIỆM ĐẤT ĐAI VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI

III. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI
IV. NGUỒN CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

V. QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
4
I. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI

CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU ĐẤT ĐAI


- Sở hữu tư nhân đối với đất đai
- Sở hữu tập thể
- Sở hữu nhà nước đối với đất đai
5
Quan hệ sở hữu đất đai thời
nguyên thủy
Ở thời kỳ công xã nguyên thuỷ, con người
tập hợp thành bầy đàn và sống bằng săn
bắn, hái lượm, chủ yếu là di canh, di cư, đi
từ nơi này đến nơi khác gặp nơi nào có điều
kiện khí hậu, đất đai thuận lợi thì họ dừng lại
để tiến hành các hoạt động sống. Trong điều
kiện đó, sở hữu đối với đất đai chỉ đơn giản
là sự chiếm hữu đất
6
Sự xuất hiện Quan hệ sở hữu tư
nhân đối với đất đai
Khi bắt đầu xuất hiện tư hữu
về sản phẩm lao động và tư
liệu sản xuất, trong có đất đai.
Từ đó hình thành hình thức sở
hữu tư nhân đối với đất đai.
7
Quá trình hình thành sở hữu nhà nước
đối với đất đai

Nhà nước xuất hiện kéo theo sự hình thành
sở hữu của Nhà nước đối với đất đai để
phục vụ mục đích kinh tế, chính trị, xã hội.


Nhà nước dùng pháp luật để điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội trong đó có các quan hệ
đất đai.
Thông qua pháp luật Nhà nước thiết lập và
bảo vệ quyền lợi của mình trên những vùng
đất mà Nhà nước chiếm giữ.
8
CÁC MÔ HÌNH SỞ HỮU ĐẤT ĐAI
+ MÔ HÌNH 1:
- Coi đất đai là một loại tài sản thông thường
- Thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đối với đất đai.
- Xem xét đến những điểm đặc thù của đất đai.
+ MÔ HÌNH 2:
- Chỉ thừa nhận hình thức sở hữu nhà nước đối với
đất đai là duy nhất
+ MÔ HÌNH 3: Chỉ thừa nhận sở hữu toàn dân
9
Cơ sở xác lập chế độ sở hữu
toàn dân đối với đất đai

Cơ sở lí luận

Cơ sở thực tiễn
10
Cơ sở lí luận
- Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lênin thì Quốc
hữu hoá đất đai là một việc làm mang tính tất yếu
khách quan và cần thiết vì:
+ Việc tích tụ, tập trung đất đai là cơ sở hình thành
nền sản xuất lớn trong quốc gia

+ Đất đai không do bất cứ ai tạo ra mà là vật tặng của
thiên nhiên ban tặng cho con người.
+ Nguyên nhân chính của chế độ người bóc lột người
là sự tồn tại chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất, trong đó đất đai ( địa tô và quyền tư hữu)
11
Cơ sở thực tiễn
- Truyền thống đất công, Nn nắm quyền sở
hữu tối cao đối với toàn bộ vốn đất đai.
- Người dân mặc nhiên coi đất đai là của
vua, của Nhà nước và Nhà nước đương
nhiên tham gia vào việc điều hành các
hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động
khai thác và kiểm soát đất đai nói riêng.
12
Quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam
1. Thời kỳ phong kiến
2. Giai đoạn pháp thuộc
3. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975
4. Từ sau 1975 đến đầu những năm 1980
5. Từ 1980 đến nay
13
Quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam
Thời kỳ phong kiến
1. Quyền sở hữu tối cao của Nhà nước đối với đất đai (
đây là quyền lực đặc trưng của NN phương đông,
manh nha hình thành TK XI- nhà Lý đỉnh điểm và
hoàn toàn là TK XV- nhà Lê và nhà Hồ- luật Hồng
Đức)
2. Dân chúng mặc nhiên coi đất đai là của vua, của Nhà

nước với quan niệm “đất vua, chùa làng”
3. Nhà nước đương nhiên tham gia vào việc điều hành
các hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động khai
thác và kiểm soát đất đai nói riêng.
14
Quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam
Thời kỳ phong kiến
Cùng với quá trình phát triển của lực lượng
sản xuất, sở hữu tư nhân đối với đất đai
trong thời phong kiến ở Việt Nam cũng phát
triển theo, sở hữu công của làng xã bị thu
hẹp, quyền sở hữu tối cao của nhà nước dần
dần chỉ còn mang nhiều tính hình thức
15
Quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam
Giai đoạn pháp thuộc
- Về cơ bản vẫn phát triển quan hệ sở hữu tư nhân
đối với đất đai.
- Thực dân pháp thực hiện các chính sách đất đai
khác nhau ở các vùng miền
-Ở miền Bắc và Trung: cơ bản không thay đổi so với
thời phong kiến, đất công vẫn được duy trì và hình
thức sở hữu nhỏ đối với ruộng đất vẫn chiếm đa số.
-Ở miền Nam và một số khu vực đồn điền: cho phép
tích tụ đất theo hình thức sở hữu quy mô lớn → đặt
nền móng cho sự hình thành tư bản ruộng đất và sự
phát triển của nền sản xuất hàng hóa ở nước ta.
16
Quan hệ sở hữu đất đai
giai đoạn 1945 - 1975 ở Miền Nam

- Chính sách của chế độ Việt Nam Cộng
hòa là “cải cách điền địa” theo dụ số 57,
ngày 22/10/1955. Chính sách “cải cách điền
địa” được thực hiện từ năm 1954 đến cuối
những năm 1960
- “Luật người cày có ruộng” được thực hiện
từ những năm 1970 đến 1975 theo lệnh số
003/70 của Nguyễn văn Thiệu ( miền nam
không quá 15ha, miền trung không quá
05ha, phần dôi ra nhà nước mua lại dùng
chia cho tá điền nhằm tranh thủ chính trị )
17
Quan hệ sở hữu đất đai
giai đoạn 1945 - 1975 ở Miền Bắc
- Sau năm 1945, NN láy 740.000ha đất của thực dân Pháp,
việt gian, địa chủ…lấy chia cho 1.300.000 nông dân).
- Đến năm 1949 thực hiện sắc lệnh giảm tô của CT Hồ Chí
Minh
- Sau năm 1954, chính quyền cách mạng thực hiện các chính
sách cải cách ruộng đất, nhằm thực hiện khẩu hiệu người cày
có ruộng theo “luật cải cách ruộng đất’ ban hành tháng
12/1953 ( chia được 810.000ha cho 2.104.103hooj gia đình,
chiếm 72,87%/ hộ ở nông thôn)
- Từ năm 1958, với phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, phần
lớn người dân đã đưa đất của mình vào hợp tác xã và chuyển
đổi sở hữu tư nhân đối với ruộng đất thành sở hữu tập thể.
- Đến năm 1975, hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập
thể đã gần như chiếm ưu thế tuyệt đối ở Miền Bắc.
18
Quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam

sau 1975 đến 1980

Sau khi đất nước thống nhất, Ở Miền Nam thực hiện
cải tạo công thương nghiệp, quốc hữuhóa đất đai của
tư sản mại bản và tư sản dân tộc, vận động nông dân
đưa đất đai vào hợp tác xã và tập đoàn sản xuất.

Đến cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 thì
hình thức sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể đối
với đất đai gần như chiếm ưu thế tuyệt đối ở Việt
Nam. Đây là điều kiện quan trọng để xác lập hình
thức sở hữu toàn dân đối với đất đai.
19
Quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam
từ 1980 đến nay
- Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở
Việt Nam được xác lập theo Hiến pháp
năm 1980 và được duy trì theo hiến
pháp 1992
- Trước HP 1980, nước ta còn nhiều
hình thức sở hữu, từ HP 1980 chỉ còn
tồn tại một hình thức sở hữu duy nhất
là sở hữu toàn dân ( đ 17- HP 1992 và
đ 200 BLDS năm 2005)
20
CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN
ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI
* Khái niệm:
- Sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm dùng
để chỉ một hình thức sở hữu đối với đất đai mà trong

đó toàn dân là chủ thể
- Toàn thể nhân dân không thể đứng ra thực hiện
những quyền và nghĩa vụ cụ thể thuộc chủ sở hữu
như quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà phải
thông qua một chủ thể đại diện cho mình, chủ thể đó
chỉ có thể là Nhà nước bởi vì Nhà nước ta là Nhà
nước của dân, do dân và vì dân, lợi ích của Nhà
nước về cơ bản là thống nhất với lợi ích của đa số
tầng lớp nhân dân lao động
21
CÁC QUAN ĐIỂM VỂ SỞ HỮU TOÀN
DÂN VÀ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
QUAN ĐIỂM 1: Không nên đồng nhất sở hữu
toàn dân với sở hữu nhà nước vì nhà nước
đại diện cho toàn dân chứ không phải nhà
nước với nhân dân là một.
QUAN ĐIỂM 2: Sở hữu toàn dân về đất đai có
thể hiểu đồng nhất với khái niệm sở hữu nhà
nước về đất đai vì bản chất của nhà nước ta
là nhà nước "của dân, do dân và vì dân"
22
Lý do không nên đồng nhất sở hữu nhà nước
về đất đai và sở hữu toàn dân về đất đai
• Thứ nhất, về mặt pháp lý chỉ tồn tại khái niệm sở
hữu toàn dân về đất đai chứ chưa có ghi nhận sở
hữu nhà nước về đất đai.
• Thứ hai, khi nói về chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai là đề cập một hệ thống quy chế chung trong quan
hệ đất đai mà toàn dân là chủ thể nhưng "toàn dân"
không thể tự đứng ra để thực hiện những "quyền" sở

hữu cụ thể (chiếm hữu-sử dụng-định đoạt) mà phải
cử người thay mặt mình; nhân danh mình để làm việc
đó, trong trường hợp này, nhà nước là người đủ tư
cách nhất.
23
QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI
ĐẤT ĐAI

CHỦ THỂ: Nhà nước là chủ thể đại diện của
quyền sở hữu đất đai

KHÁCH THỂ: toàn bộ vốn đất nằm trong
lãnh thổ quốc gia bao gồm đất liền, hải đảo,
lãnh hải

NỘI DUNG: quyền chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt đối với đất đai
24
II. KHÁI NIỆM ĐẤT ĐAI VÀ LUẬT ĐẤT
ĐAI
1. Khái niệm đất đai: Đất đai là toàn bộ bề mặt
trái đất mà trên đó con người và động vật
sinh sống.
25
Lời nói đầu của Luật đất đai 2003
Đất đai là một tài sản vô cùng quí giá bao gồm toàn
bộ phần đất nổi mà trên đó con người cũng như động
vật sinh sống, phần đất có mặt nước nội địa, mặt
nước ven biển để nuôi trồng thuỷ sản thuộc lãnh thổ
Việt Nam. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là

thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn để phân bố các khu dân cư, để xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc
phòng; và là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ
quốc gia.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×