Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Mô hình quản lý lưu vực sông Vàm Cỏ Đông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.95 KB, 3 trang )

Mô hình quản lý lưu vực sông Vàm Cỏ Đông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững
tỉnh Long An
ThS. Nguyễn Minh Lâm
Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ & Môi trường Quốc hội
hó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An ủy viên ủy ban Khoa học Công nghệ
& Môi trường Quốc hộiP
Hiện nay, trên toàn lưu vực sông (LVS) Vàm cỏ Đông chưa có một tổ chức nào chuyên trách
quản lý các vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi trường (TN&MT) ở cấp độ lưu vực, hay tiểu
LVS. Phần lớn công tác quản lý TN&MT trên lưu vực được tiến hành trong địa giới hành chính
của từng địa phương và trong phạm vi trách nhiệm của từng ngành riêng lẻ dưới sự chỉ đạo, điều
phối chung của các Bộ/ngành ở trung ương, chưa có sự phối hợp hoạt động nào thực sự có hiệu
quả giữa các địa phương, cũng như giữa một số ngành có liên quan với nhau.
Trong khi, các vấn đề về TN&MT ở lưu vực này, đặc biệt là tài nguyên nước, nước hầu như
không có biên giới rõ ràng. Nguồn nước di chuyển theo dòng chảy tự nhiên từ địa phương này
sang địa phương khác, nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương này có thể ảnh hưởng đến
địa phương khác, việc khai thác và sử dụng tài nguyên của ngành này có thể làm ảnh hưởng tới
việc khai thác tài nguyên của một hay nhiều ngành khác. Việc quản lý LVS tập trung cho vùng hạ
lưu cũng chưa được quan tâm đúng mức... Do vậy, với cơ chế quản lý như hiện nay, khó có thể đạt
được các mục tiêu mong muốn về phát triển bền vững.
Trong xu thế phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Long An, nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến
khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT) nước được đặt ra, nhưng cách thức
giải quyết các vấn đề đó chưa thật sự hiệu quả. Cho đến nay, mỗi địa phương, mỗi ngành trên lưu
vực dường như đều tự đặt ra cho mình các mục tiêu về khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên
nước theo cách riêng của mình, mà chưa gắn vào các mục tiêu tổng thể của toàn bộ lưu vực. Đơn
giản vì chưa có các mục tiêu cụ thể về phát triển lưu vực được đặt ra trong bối cảnh quy hoạch
phát triển cả lưu vực. Nghị định số 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý LVS còn chưa
được triển khai một cách đồng bộ cho các lưu vực .
Mỗi LVS đều có những vấn đề nội bộ phức tạp riêng, hầu hết đều không giống nhau, nên
quy định chung về tổ chức LVS đã ban hành trong Nghị định số 120/2008/NĐ-CP cần phải được
cụ thể hóa cho từng LVS, nếu không sẽ khó triển khai thực hiện trong thực tiễn, nhất là đối với các


LVS quốc tế và liên tỉnh. Bởi, Luật Tài nguyên nước 1998 và Luật BVMT 2005 chưa có những
định chế cụ thể về tổ chức LVS, nên việc thành lập các tổ chức LVS còn chủ yếu có ý nghĩa xã hội
hóa và hoạt động đa phần như một cơ quan ban hành chính công, với cơ chế chỉ đạo và điều phối
chưa được làm rõ. Do đó, trong thực tiễn hoạt động của các tổ chức LVS này đã nảy sinh nhiều
vấn đề vướng mắc, thường khó giải quyết. Từ kinh nghiệm rút ra được từ hoạt động của ủy ban
BVMT các LVS trên phạm vi cả nước trong thời gian qua với những việc làm được và những hạn
chế, thiếu hiệu quả như đã nêu trên và căn cứ vào điều kiện thực tế của LVS Vàm Cỏ Đông, có thể
mạnh dạn đề xuất về mặt tổ chức tiểu ban sông Vàm Cỏ Đông như sau:
Mặc dù, Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008 của Chính phủ (Khoản 3, Điều 30)
có quy định về Chủ tịch Tiểu ban theo chế độ luân phiên 2 năm/lần giữa các tỉnh trên lưu vực,
song căn cứ trên điều kiện đặc thù của LVS Vàm cỏ Đông (có sự phân chia khá rõ ràng về mặt
hành chính, như: Tây Ninh - vùng thượng lưu; Long An và TP. Hồ Chí Minh - vùng trung và hạ
lưu), cũng như tính bức xúc ưu tiên bảo vệ của LVS Vàm cỏ Đông (vùng trung và hạ lưu) với phần
lớn dòng sông chính cần được bảo vệ nằm trên địa bàn tỉnh Long An, có thể đề xuất Chủ tịch Tiểu
ban sông Vàm Cỏ Đông là một lãnh đạo UBND tỉnh Long An theo chế độ không luân phiên, các
thành viên của Tiểu ban chủ yếu là lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh Long An
Các lãnh đạo UBND, Sở TN&MT tỉnh Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh giữ vai trò phối hợp
(nội dung này được nêu rõ trong quyết định thành lập Tiểu ban). Cơ chế hoạt động của Tiểu ban là
định kỳ 2 năm sơ kết đánh giá và 5 năm tổng kết rút kinh nghiệm về những việc làm được, chưa
làm được, những hạn chế yếu kém, để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động cho 5 năm tiếp theo.
Các tỉnh/thành phố trên LVS Vàm Cỏ Đông mặc dù với vai trò phối hợp nhưng phải tích cực
tham gia, cùng quản lý, triển khai thống nhất Đề án BVMT LVS Vàm Cỏ Đông trên địa bàn của
mình và trên địa bàn liên tỉnh có liên quan. Các thành viên của Văn phòng điều phối Tiểu ban LVS
Vàm Cỏ Đông phải là những người có tâm huyết, có trách nhiệm cao và kiến thức cần thiết về
BVMT LVS
Hội đồng tư vấn khoa học (kiêm nhiệm)
Gồm các nhà khoa học, nhà quản lý giàu kinh nghiệm và quản lý về BVMT LVS Vàm Cỏ
Đông.
Nội dung tư vấn tập trung vào tư vấn chiến lược xây dựng và triển khai thực hiện các dự án
BVMT LVS Vàm Cỏ Đông.

TCMT 04/2012

×