Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Phân tích tình hình lợi nhuận tại Công ty CP Thương mại và tổng hợp I Hà Tây .DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.04 KB, 47 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................... 3
PHẦN I
GIỚI THIỆU CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ
TỔNG HỢP I HÀ TÂY .......................................................................... 5
1, Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp ................................. 6
2, Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: .......................................... 7
2.1, Đại hội cổ đông: ................................................................................... 7
2.2, Hội đồng quản trị: ................................................................................. 7
2.3,Ban kiểm soát ........................................................................................ 8
2.4, Ban Giám đốc: ...................................................................................... 8
2.5, Các phòng ban khác ............................................................................. 9
2.6, Các cửa hàng trực thuộc công ty: ...................................................... 10
2.7, Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý công
ty ................................................................................................................. 10
PHẦN II
THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI
VÀ TỔNG HỢP I HÀ TÂY ................................................................. 11
1,Đặc điểm hoạt động kinh doanh ........................................................... 11
2,Một số vấn đề lý luận về lợi nhuận: ...................................................... 12
2.1.Khái niệm: ............................................................................................ 12
2.2.Nội dung: ............................................................................................. 13
2.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ........................... 13
2.2.2.Lợi nhuận từ hoạt động khác .................................................... 14
2.3. Vai trò của lợi nhuận .......................................................................... 15
3, Phân tích lợi nhuận của Công ty .......................................................... 18
3.1.Tình hình tài sản và nguồn vốn: .......................................................... 18
3.2. Đánh giá thực trạng lợi nhuận của Công ty từ năm 2006-2009 ....... 24
1
3.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm
2006-2007: ......................................................................................... 24


3.2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm
2007-2008 .......................................................................................... 27
3.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm
2008-2009 .......................................................................................... 30
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP
THƯƠNG MẠI VÀ TỔNG HỢP I HÀ TÂY ...................................... 33
1.Kết quả đạt được: ................................................................................... 33
2.Hạn chế và nguyên nhân: ...................................................................... 38
2.1,Hạn chế ................................................................................................ 38
2.2,Nguyên nhân ....................................................................................... 38
3.Một số giải pháp giúp Công ty cổ phần thương mại và tổng hợp Hà
Tây nâng cao lợi nhuận ............................................................................. 39
KẾT LUẬN ........................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 47
2
LỜI MỞ ĐẦU
Năng suất - chất lượng - hiệu quả là mục tiêu phấn dấu của mọi nền sản
xuất, là thước đo trình độ phát triển về mọi mặt của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân cũng như từng đơn vị cơ sở. Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc
dân, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã
hội.
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung các doanh nghiệp không
chủ động khai thác hết khả năng sẵn có của mình để đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh có hiệu quả mà có thái độ ỷ lại, trông chờ vào nhà nước. Hiện nay nền
kinh tế thị trường đã mở ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hội nhập và
phát triển nhưng để thực hiện điều đó thì mỗi doanh nghiệp phải quan tâm
đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả
mà biểu hiện cụ thể là phải tạo ra lợi nhuận ngày càng tăng.
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế phản ánh tổng hợp hiệu quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp, là chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý sử dụng vật tư,
lao động, tiền vốn, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận đã trở
thành mục đích kinh doanh đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại của mỗi
doanh nghiệp. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và là cái đích cuối cùng mà tất
cả các doanh nghiệp đều vươn tới. Vì vậy việc xác định đúng đắn và có biện
pháp để nâng cao lợi nhuận, từ đó phân phối lợi nhuận hợp lý là một trong
những vấn đề thường trực của các doanh nghiệp hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
đối với sự phát triển của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công ty
Cổ phần thương mại và tổng hợp I Hà Tây cùng với những kiến thức được
trang bị trong nhà trường và sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy giáo
PGS.HỒ PHƯƠNG và các anh chị trong phòng kế toán của Công ty, em
quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình lợi nhuận tại Công ty CP
3
Thương mại và tổng hợp I Hà Tây ” để làm Báo Cáo Nghiệp vụ. Với mục
đích của đề tài là làm sáng tỏ bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận trong nền
kinh tế thị trường, đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của
Công ty, từ đó nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
Kết cấu của báo cáo, ngoài phần mở đầu và kết luận em xin được trình bày
thành ba phần như sau:
Phần I: Giới thiệu Công ty Cổ phần thương mại và tổng hợp I Hà Tây.
Phần II: Thực trạng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần thương mại và tổng
hợp I Hà Tây.
Phần III: Đánh giá thực trạng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần thương
mại và tổng hợp I Hà Tây.
4
Ghi Chú:
Quan hệ mệnh lệnh trực tiếp
Quan hệ phối hợp
PHẦN I

GIỚI THIỆU CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ
TỔNG HỢP I HÀ TÂY
Công ty cổ phần thương mại và tổng hợp I Hà Tây được thành lập từ
năm 1959, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, năm
2004 công ty tiến hành cổ phần hóa theo hình thức bán toàn bộ số vốn nhà
nước tại doanh nghiệp cho người lao động.
Công ty cổ phần thương mại và tổng hợp I Hà Tây được thành lập theo
quyết định số 907/QĐ/UB ngày 10/09/2004 của UBND tỉnh Hà Tây.Từ ngày
01/01/2005 công ty chính thức đi vào hoạt động theo phương án điều lệ và
phương án sản xuất kinh doanh đã được thông qua tại Đại Hội cổ đông lần 1
theo luật doanh nghiệp và pháp luật nhà nước CHXHCN Việt Nam.
-Tên DN: Công ty cổ phần thương mại và tổng hợp I Hà Tây
-Địa chỉ:Số 1- Đường Trần Phú- Quận Hà Đông-Hà Nội
-Loại hình DN: Công ty cổ phần
-Giấy phép ĐKKD 030300236 do Sở KH đầu tư tỉnh Hà Tây cấp ngày
16/02/2005
- Công ty đăng kí thuế tại cục thuế tỉnh Hà Tây với MST: 0500234285.
-Công ty có vốn điều lệ là 2.800.000.000 đ, bao gồm 28000 cổ phần với
mệnh giá là 100000 đ/CP.
-Lĩnh vực kinh doanh:
+Ngành hàng thực phẩm: Bánh kẹo Hải Hà, Bia
+Nghành hàng đồ dùng gia đình: Bóng đèn phích nước Rạng Đông,
Gốm sứ Hải Dương, Nhôm men Hải Phòng, Quạt điện cơ 91,Thống nhất..
Tổ chức bộ máy quản lí của doanh nghiệp
5
Ghi Chú:
Quan hệ mệnh lệnh trực tiếp
Quan hệ phối hợp
1, Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
6

Ghi Chú:
Quan hệ mệnh lệnh trực tiếp
Quan hệ phối hợp
Cửa
hàng
CNP số
1 Hà
Đông
Hội đồng quản trị
Ban GĐ, PGĐ
Ban Kiểm soát
Phòng Kinh Doanh
Phòng kế toán tổng hợp
Cửa
hàng
CNP
Ứng
Hòa
Cửa
hàng
TM
Phúc
Thọ
Đại Hội Cổ Đông
2, Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
Công ty cổ phần thương mại và tổng hợp I Hà Tây được tổ chức và hoạt
động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam Khóa X kỳ họp thứ X thông qua ngày 29/11/2005 và tuân thủ các
Luật khác có liên quan và Điều lệ công ty
Công ty cổ phần Thương mại và tổng hợp I Hà Tây được tổ chức và điều

hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật
hiện hành.
2.1, Đại hội cổ đông:
Đại hội cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là bộ
phận cao nhất của công ty.Đại hội cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại
- Bầu, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm
soát
-Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và các thành viên
Ban kiểm soát
-Quyết định giải thể hay tổ chức lại công ty,có quyền sửa đổi điều lệ của
công ty
-Thông qua báo cáo tài chính và thông qua định hướng phát triển của
công ty, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng số
giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.
2.2, Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội Cổ Đông
7
-Báo cáo trước Đại hội cổ đông tình hình kinh doanh, phân phối lợi
nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán tài chính, phương hướng phát
triển và kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty
-Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động và quỹ lương
của công ty
-Bổ nhiệm,bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Ban Giám Đốc
-Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều Lệ của công ty
2.3,Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp

lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của
công ty.
2.4, Ban Giám đốc:
Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người làm giám đốc.Chủ tịch Hội đồng
quản trị có thể kiêm giám đốc. Giám đốc là người điều hành những công việc
hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng quản trị về việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
2.4.1, Giám Đốc:
Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau:
-Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến các vần đề hàng ngày của
công ty
-Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội Đồng quản trị, tổ chức thực
hiện các chiến lược kinh doanh và các phương án đầu tư của công ty
-Bổ nhiệm, bãi nhiệm các,cắt chức các chức năng quản lý trong các công
ty,trừ các chức danh do Hội Đồng quản trị bổ nhiệm,miễn nhiệm, cắt chức.
8
2.4.2, Phó giám đốc:
Là người giúp giám đốc điều hành công ty theo sự phân công và ủy
quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được
giao.Có thể nói, phó giám đốc đóng vai trò tham mưu cho giám đốc trong
công tác hàng ngày, đồng thời có trách nhiệm thay mặt giám đốc lúc cần thiết.
2.5, Các phòng ban khác
 Phòng kinh doanh
Là phòng trực tiếp xây dựng các chiến lược kinh doanh của công ty, mở
rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng và đồng thời cũng là phòng nắm
bắt được tình hình thị trường để từ đó xây dựng giá thành kế hoạch, giá thành
bán kế hoạch, giá tiêu thụ hàng hóa.Phòng kinh doanh duyệt số lượng hàng
hóa cần mua,thực hiện kinh doanh, lập hóa đơn bán hàng luân chuyển chứng
từ xuất nhập kho,thực hiện việc giao, thu công nợ của khách hàng.
 Phòng kế toán tổng hợp:

Phòng thực hiện các công việc về tài chính –kế toán liên quan đến hoạt
động kinh doanh của công ty.
-Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức điều hành chung toàn bộ công tác
kế toán của công ty, tổng hợp các thông tin tài chính kế toán phục vụ cho yêu
cầu của giám đốc và các phòng ban liên quan, đồng thời phải chịu trách
nhiệm trước nhà nước và giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán của
công ty.
-Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp toàn bộ chi phí phát
sinh trong kì, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Kế toán thanh toán, tiền lương, công nợ
-Kế toán bán hàng: theo dõi tình hình nhập kho và tiêu thụ sản phẩm
-Thủ quỹ: đảm nhận việc thu chi tiền mặt hàng ngày và quản lý tiền mặt
9
2.6, Các cửa hàng trực thuộc công ty:
-Cửa hàng công nghệ phẩm số 1 Hà Đông
-Cửa hàng công nghệ phẩm Ứng Hòa
-Cửa hàng thương mại Phúc Thọ
Đứng đầu các cửa hàng thuộc công ty cổ phần thương mại và tổng hợp I
Hà Tây là các cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm quán xuyên công việc bán
hàng,quản lý các nhân viên bán hàng, lập các báo cáo bán hàng hàng ngày
cho công ty..
2.7, Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý công
ty
Giám đốc công ty có chức năng quản lý và điều hành mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của toàn công ty.Đứng đầu các phòng ban là các trưởng
phòng ban, chịu trách nhiệm chỉ huy và điều hành mọi hoạt động của phòng
mình.Trên cơ sở chuyên môn nghiệp vụ năng lực của mỗi nhân viên trong
mỗi phòng ban, trưởng phòng sẽ phân công công việc cho từng người và
người đó sẽ chịu trách nhiệm trước trưởng phòng.
Các phòng ban trong công ty đều có mối quan hệ khăng khít tạo nên một

cơ thể sống hoàn chỉnh.Các bộ phận cấp cao đưa ra những mục tiêu và
phương hướng cho cấp dưới,cấp dưới tiến hành các hoạt động kinh doanh để
thực hiện các mục tiêu đó theo phương hướng đề ra.
10
PHẦN II
THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG
MẠI VÀ TỔNG HỢP I HÀ TÂY
1,Đặc điểm hoạt động kinh doanh
- Mặt hàng kinh doanh: công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng công
nghệ phẩm, lương thực, thực phẩm như rượu, bia, nước giải khát,đường,
sữa,bánh kẹo,..dụng cụ gia đình như nhôm men HP, bóng đèn phích nước
Rạng Đông, gốm sứ Hải Dương..kim khí điện máy như Quạt điện cơ
91,Thống nhất,...
- Ngành nghề kinh doanh: công ty chuyên bán buôn, bán lẻ các mặt hàng
chủ yếu như ngành thực phẩm công nghệ, đồ dùng gia đình, nghành kim khí
điện máy..
- Mạng lưới kinh doanh:
Trong khâu mua hàng, cty thường mua chủ yếu của các đơn vị sản xuất,
có thương hiệu hàng việt nam chất lượng cao với giá cả ổn định như công ty
sắt tráng men nhôm HP,công ty sứ Hải Dương,nhà máy thuốc lá Sài Gòn,
công ty điện cơ Thống Nhất, công ty bia rượu Hà Nội…
Theo sự chỉ đạo của công ty việc thu mua được tổ chức bằng cách giao
các kế hoạch tài chính cho từng đơn vị trực thuộc công ty cụ thể:
+ Cửa hàng thương mại tổng hợp Hà Đông có nhiệm vụ lập kế hoạch thu
mua các mặt hàng rượu vang Thăng Long, sứ Hải Dương, quạt điện cơ Thống
nhất..
+ Cửa hàng thương mại Ứng Hòa,Phúc Thọ có nhiệm vụ lập kế hoạch
thu mua các mặt hàng bánh kẹo, đường sữa, bia,..
11
+ Văn phòng công ty có nhiệm vụ lập kế hoạch thu mua các mặt hàng

nhôm men, thuốc lá,quạt điện cơ 91,bóng đèn phích nước Rạng Đông,..
Các đơn vị này phải căn cứ vào tình trạng thực tế tiêu thụ toàn công ty
để có kế hoạch mua hàng hợp lý và đảm bảo hiệu quả kinh doanh.Ngoài ra
tùy theo nhu cầu của từng vùng các đơn vị trực thuộc công ty có thể tự chức
thu mua các mặt hàng công nghệ phẩm khác để phát huy lợi thế kinh doanh
của mình theo sự chỉ đạo của cửa hàng trưởng.
Trong khâu bán hàng, công ty có 2 hình thức bán hàng là bán buôn, bán
lẻ
+Bán buôn chủ yếu bán trong tỉnh và một số nơi khác như Hà Nội,Hòa
Bình,Lai châu..
+Bán lẻ tới tay người tiêu dùng,các cơ quan,tổ chức trong tỉnh.
2,Một số vấn đề lý luận về lợi nhuận:
2.1.Khái niệm:
Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận được coi là một tiêu chí quan
trọng là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới. Khi tiến
hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào người ta đều tính toán đến lợi nhuận
mà mình có thể thu được từ hoạt động đó.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là khoản chênh lệch giữa
các khoản thu nhập thu được và các khoản chi phí bỏ ra để đạt được thu nhập
đó trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, các khoản thu nhập của doanh
nghiệp là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh
doanh cơ bản của doanh nghiệp và các hoạt động khác như: hoạt động thanh
lý tài sản, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng... trong một thời kỳ nhất định.
12
Ta có công thức xác định :
Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí.
2.2.Nội dung:
Tối đa hóa lợi nhuận là mong muốn của tất cả các nhà đầu tư khi tiến
hành hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc đầu tư vào nhiều hoạt động thuộc

nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ nhằm phân tán rủi ro cho mỗi doanh
nghiệp mà cũng là cách để doanh nghiệp có thể tăng thêm lợi nhuận. Do vậy
lợi nhuận thu được cũng đa dạng như phương thức đầu tư của doanh nghiệp
và theo chế độ hiện hành ở nước ta lợi nhuận trong doanh nghiệp có hai loại
như sau:
• Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính
• Lợi nhuận khác
2.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất và kinh doanh là khoản chênh lệch giữa
doanh thu hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm
giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nộp
theo quy định (trừ thuế TNDN). Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh
nghiệp, được xác định như sau:
P
HĐSXKD
=DT thuần – (GVHB + CPQL + CPBH)
Hoặc có thể xác định :
P
HĐSXKD
= DT thuần - Z
TBSP
Trong đó:
-P
HĐSXKD
: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- DT thuần : Doanh thu thuần
- GVHB : Giá vốn hàng bán
13
- CPBH : chi phí bán hàng
- CPQL : Chi phí quản lý

- Z
TBSP
: Giá thành toàn bộ sản phẩm
Còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ các hoạt
động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại như : hoạt động liên
doanh liên kết, đầu tư mua bán chứng khoán, cho thuê tài sản, thu lãi tiền gửi.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động
tài chính và các khoản chi phí cho hoạt động tài chính và các khoản thuế (nếu
có).
Lợi nhuận từ hoạt
động
tài chính
=
Thu nhập từ
hoạt động
tài chính
-
Thuế
(nếu có)
-
chi phí về hoạt
động tài chính
2.2.2.Lợi nhuận từ hoạt động khác
Là khoản thu nhập mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc ít có khả
năng thực hiện hoặc không mang tính thường xuyên như: thanh lý tài sản, thu
từ vi phạm hợp đồng của khách hàng, thu tiền phạt hủy bỏ hợp đồng.
Là số chênh lệch giữa thu nhập bất thường với chi phí bất thường và
khoản thuế doanh thu (nếu có):
Vậy:
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Thuế (nếu có) - Chi phí khác

Như vậy nói chung tổng lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo thành từ
ba bộ phận nói trên. Tuy nhiên tỷ trọng của mỗi bộ phận lợi nhuận trong tổng
lợi nhuận có sự khác biệt nhau trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực
khác nhau và môi trường kinh tế khác nhau. Nhưng nhìn chung lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao và có ý nghĩa quyết định trong
tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc xem xét nội dung lợi nhuận của doanh
nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng - giúp ta thấy được khoản mục nào tạo
14
nên lợi nhuận và tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng lợi nhuận của doanh
nghiệp, từ đó có thể xem xét đánh giá kết quả từng hoạt động để tìm ra và
phát huy các mặt tích cực cũng như khắc phục và hạn chế các mặt tiêu cực
góp phần giúp doanh nghiệp đề ra quyết định thích hợp nhằm nâng cao hơn
nữa lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.3. Vai trò của lợi nhuận
Hiện nay lợi nhuận đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Lợi
nhuận không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp, người lao động mà còn với
cả toàn xã hội.
* Đối với doanh nghiệp :
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp. Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị
trường doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều kiện tiên
quyết là doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không. Lợi nhuận được coi là
đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời nó là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy các doanh
nghiệp không ngừng sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực nâng cao năng
suất, hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận là chi tiêu tổng quát phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trên bốn mặt chính: mức
nộp ngân sách với nhà nước, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên mở

rộng qui mô kinh doanh và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp có khả năng mở rộng qui mô sản xuất:
cơ chế quản lý mới đã xóa bỏ sự bao cấp của Nhà nước, điều đó đòi hỏi doanh
nghiệp phải tự chủ về tài chính, phải chủ động tìm nguồn tài nguyên cho mọi
nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
15
Lợi nhuận không những trở thành mục đích thiết thực mà còn là động
lực mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ có vốn bổ sung từ
lợi nhuận doanh nghiệp mới có điều kiện đầu tư vốn phát triển kinh doanh cả
chiều rộng lẫn chiều sâu, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, ứng dụng
công nghệ vào sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tăng năng suất lao động,
tăng quy mô sản xuất tăng khối lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng và đa
dạng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao khả năng
chiếm lĩnh thị trường cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thương mại
nhờ có thêm vốn doanh nghiệp sẽ mở rộng mạng lưới tiêu thụ tăng khối lượng
hàng hóa vận chuyển, đa dạng hóa chủng loại hàng hóa kinh doanh, nhờ vậy
qui mô kinh doanh tăng lên.
* Đối với người lao động:
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động sản xuất
nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Mục đích của nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, mục đích của người
cung cấp sức lao động là tiền lương. Tiền lương đối với nhà sản xuất nó là
một yếu tố chi phí - đối với người lao động nó là thu nhập, là lợi ích kinh tế
của họ. Đối với doanh nghiệp chi phí thuê sức lao động là thực hiện đầu tư
vào sản xuất kinh doanh nhằm tìm kiếm lao động. Người lao động nhận được
tiền công vừa đảm bảo nhu cầu vật chất cần thiết cho cuộc sống nhằm thực
hiện tái sản xuất sức lao động.Doanh nghiệp có lợi nhuận thì thu nhập của
người lao động được đảm bảo, từ đó sẽ kích thích họ hăng say lao động, có
trách nhiệm với quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, phát huy tối đa
sức sáng tạo của họ trong sản xuất. Ngoài ra khi lao động của doanh nghiệp

tăng lên đồng nghĩa với việc tăng thêm các quỹ trong đó có quỹ khen thưởng,
phúc lợi và lợi ích của người lao động cũng tăng lên.
16
* Đối với xã hội:
Lợi nhuận không chỉ có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp
mà còn có ý nghĩa đối với toàn xà hội. Lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản để
tái sản xuất mở rộng đối với doanh nghiệp mình. Khi doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh có lợi nhuận thì nguồn thu của ngân sách nhà nước cũng tăng lên
(thông qua sắc thuế theo qui định của pháp luật) đáp ứng nhu cầu tích lũy vốn
để thực hiện quá trình đầu tư phát triển kinh tế là điều kiện để thực hiện các
chức năng của nhà nước như: phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực quốc phòng,
duy trì bộ máy quản lý hành chính, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh
thần cho nhân dân. Qua việc phân tích trên ta thấy lợi nhuận không chỉ có vai
trò quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp mà còn có ý
nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bởi lợi ích của mỗi doanh
nghiệp bao giờ cũng gắn liền với lợi ích của nhà nước, của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Lợi nhuận làm cho nhà nước, doanh nghiệp, người lao động có
quan hệ gắn bó và cùng phát triển.
17
3, Phân tích lợi nhuận của Công ty
3.1.Tình hình tài sản và nguồn vốn:
Đánh giá tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nguồn vốn 4,667,149,246 100 5,744,280,038 100 8,527,127,860 100 6,436,918,483 100 7,846,982,459 100
A.Nợ phải trả 915,549,434 20 1,761,556,107 30.7 4,478,153,142 53 2,320,508,348 36 2,268,341,779 29
I.Nợ ngắn hạn 915,549,134 1,761,556,107 4,463,153,142 2,300,508,348 2,248,341,779
1.Vay ngắn hạn 150,000,000 308,000,000 1,346,093,293 1,153,298,000 1,005,890,056
2.Phải trả cho người bán 223,581,250 374,542,800 1,676,475,594 555,287,116 582,567,355
3.Người mua trả tiền trước - - - -

4.Thuế và các khoản phải nộp NN 4,040,073 - 5,644,926 33,562,212 22,254,890
5.Chi phí phải trả 38,361,278 118,436,888 164,875,000 23,779,000 69,381,678
6.Phải trả theo tiến độ KH HĐ XD - 377,272,727 572,727,273 324,761,915 311,511,000
7.Các khoản phải trả NH khác 497,646,979 583,303,692 697,337,056 209,820,105 256,726,800
II.Nợ dài hạn - - 15,000,000 20,000,000 20,000,000
1.Vay dài hạn - - - - -
2.Nợ dài hạn - - - - -

×