Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.04 KB, 3 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG ĐỘC LẬP – TỰ DO –HẠNH PHÚC
*****************
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ (ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN HỌC: THỰC TẬP KỸ THUẬT
1. Mã môn học: 6027
2. Số tín chỉ: 2 (1,1,0)
3. Trình độ : cho sinh viên năm thứ 4
4. Mục tiêu của môn học
a. Về kiến thức
- Có cái nhìn thực tế về một dây chuyền công nghệ sản xuất, các nguồn thải trong
một nhà máy.
- Hiểu được nguyên lý cấu tạo, cách thức hoạt động, vận hành của các thiết bị
chính trong dây chuyền
- Đánh giá được hiệu quả quản lý, xử lý, mức độ ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất.
- Liên hệ được các kiến thức lý thuyết đã học trong nhà trường với các kiến thức
thực tế qua các địa điểm thực tập.
- Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về các công việc mà một kỹ sư chuyên
ngành cần phải làm.
b. Về kỹ năng
- Kỹ năng quan sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của quy trình sản xuất/ quy trình xử
lý chất thải.
1
- Kỹ năng thu tập thông tin; viết bài thu hoạch; sử dụng tiếng Anh lẫn tiếng Việt
trong việc đọc, dịch, tìm hiểu tài liệu, sách, giáo trình qua mạng internet.
c. Về thái độ
- Tuân thủ các quy định của môn học và đơn vị thực tập nhận thức. Rèn luyện tính kỷ
luật, chính xác trong công việc và nơi làm việc.
- Giúp sinh viên có ý thức, hiểu tầm quan trọng của ngành chuyên ngành mình học và


thêm yêu nghề.
5. Mô tả vắn tắt nội dung môn học
- Mô hình tổ chức của đơn vị đến thực tập
- Chức năng, nhiệm vụ của người Kỹ sư CNSH/ Kỹ sư môi trường tại nơi thực tập
- Tìm hiểu dây chuyền công nghệ, các chế độ công nghệ tối ưu.
- Cấu tạo và chức năng của các thiết bị.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm
- Vấn đề an toàn lao động và kỷ luật lao động trong nhà máy.
- Vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trong nhà máy.
6. Trách nhiệm của Giáo viên hướng dẫn thực tập
- Chấp hành nghiêm túc quy định về thời gian của các buổi thực tập nhận thức, tuân
thủ nội quy tại các điểm thực tập.
- Quản lý sinh viên về chuyên cần, thái độ học tập và bảo đảm an toàn trong quá trình
đi thực tập.
- Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu về các địa điểm thực tập nhận thức.
- Hướng dẫn sinh viên viết báo cáo sau khi kết thúc buổi thực tập.
- Tư vấn và giải đáp các thắc mắc của sinh viên liên quan đến nội dung thực tập.
- Chấm bài báo cáo nhóm sinh viên mình phụ trách.
7. Nhiệm vụ của sinh viên
2
- Không được vắng mặt, chấp hành nghiêm túc quy định về thời gian của các buổi
thực tập nhận thức.
- Tuân thủ nội quy tại các điểm thực tập và các yêu cầu của giảng viên hướng dẫn.
Trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp với họat động thực tập.
- Phải biết đựơc đầy đủ mục đích, yêu cầu, nội dung công việc cụ thể tại mỗi địa điểm
thực tập trước khi bắt đầu chuyến thực tập. Chuẩn bị các kiến thức chuyên môn cần
thiết trước mỗi buổi thực tế tại đơn vị thực tập.
- Mỗi sinh viên phải có một sổ tay ghi chép (nhật ký thực tập). Phải ghi rõ ngày, buổi,
địa điểm thực tập, ghi chép phải có kèm phác thảo, sơ đồ, bản vẽ Lắng nghe, ghi
chép đầy đủ các bài hướng dẫn của giáo viên và cán bộ phụ trách tại mỗi đơn vị thực

tập. Sổ tay ghi chép của từng cá nhân là tài liệu độc lập để làm báo cáo sau đợt thực
tập , không được sao chép lẫn nhau và sao chép nguyên văn từ các nguồn tài liệu
khác.
- Báo cáo thực tập là bài tập lớn kết thúc môn học với dung lượng 20 - 30 trang A4.
Chữ viết tay hoặc đánh máy, hình vẽ phác thảo bằng tay hoặc Autocad. Nội dung báo
cáo do giảng viên hướng dẫn quy định.
Biên Hoà, Ngày 25/4/2012
TRƯỞNG KHOA NGƯỜI VIẾT ĐỀ CƯƠNG

3

×