Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đề cương chi tiết môn học dân số và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.45 KB, 52 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Môn : DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
(Dùng cho sinh viên hệ đại học)
1. Khối lượng: 3 ĐVHT trong đó:
- Giờ lý thuyết : 36tiết
- Giờ thảo luận : 6tiết
- Giờ kiểm tra: 3tiết
2. Học phần trước:
3. Giáo trình chính: Dân số và Môi trường
(Tác giả PGS.TS Trịnh khắc Thẩm.NXB Lao động- Xã hội.2007).
4. Tài liệu tham khảo:
-

Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Quỹ dân số Liên hợp quốc, (2005), Cơ sở lý luận về dân số
phát triển và lồng ghép dân số vào kế hoạch hoá phát triển, Hà Nội.

-

Học viện Báo chí và tuyên truyền, (2005), Giáo trình Dân số, sức khoẻ sinh sản và
phát triển, Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

-

PGS. TS. Nguyễn Đình Cử - Đại học Kinh tế quốc dân, (1997), Giáo trình Dân số và
phát triển, Hà Nội, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

-

PGS. TS. Nguyễn Đình Cử - Đại học Kinh tế quốc dân, Bài giảng Dân số và môi
trường thế giới.


-

PGS. TS. Tô Huy Rứa - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (2005), Giáo trình
Dân số và phát triển, Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

-

GS. TS. Tống Văn Đường - Đại học Kinh tế quốc dân, (2002), Giáo trình Dân số và
phát triển, Hà Nội, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

-

Tổng cục thống kê, Các số liệu thống kê về dân số, lao động, giáo dục, y tế…, được
lấy về từ Website www.gso.gov.vn.

-

Tổng cục thống kê, (2001), Kết quả dự báo dân số cho cả nước, các vùng địa lý - kinh
tế và 61 tỉnh/thành phố, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.

-

Tổng cục thống kê, Số liệu xử lý từ Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hoá gia
đình 2000 - 2005, được lấy về từ Website www.gso.gov.vn.

1


-


Tổng cục thống kê, Số liệu xử lý từ Điều tra di cư năm 2004, được lấy về từ Website
www.gso.gov.vn.

-

Trịnh Khắc Thẩm, (1993), Cơ sở khoa học của di dân và phân bố lại dân cư vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Phó tiến sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội.

-

Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khoá X, Thông tin dân số và phát triển.

5.Cách đánh giá tiếp thu học phần của sinh viên:
- Hình thức kiểm tra quá trình: Kiểm tra trắc nghiệm hoặc viết luận (Giảng
viên tự quyết định).
- Hình thức thi kết thúc học phần: Thi Trắc nghiệm

2


Chương I
Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
của môn học
I.
1.1.

Một số khái niệm cơ bản.
Dân cư và dân số.


1.1.1. Dân cư.
Tập hợp tất cả những con người cùng cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định
gọi là dân cư của vùng đó.
Lãnh thổ ở đây có thể là đơn vị hành chính như xã, huyện, tỉnh…
Như vậy, dân cư của một vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của
nhiều bộ môn khoa học.
1.1.2. Dân số.
Khi dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ qui mô, cơ cấu, chất lượng và
biến động của chúng thì được gọi là dân số.
Nội hàm của khái niệm dân cư rộng hơn rất nhiều so với nội hàm của khái niệm
dân số.
1.1.3. Dân số học.
Dân số học là môn khoa học xã hội độc lập nghiên cứu quy mô, cơ cấu dân cư
và những thành tố gây nên sự biến động của quy mô và cơ cấu dân cư.
1.2.

Tài nguyên, môi trường.

1.2.1. Tài nguyên.
1.2.1.1. Khái niệm tài nguyên.
Tài nguyên là tất cả các yếu tố vật chất hoặc phi vật chất, các yếu tố tự nhiên
hoặc nhân tạo có trên trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể khai thác và sử
dụng cho các hoạt động của mình.
3


Một yếu tố được coi là tài nguyên với điều kiện sau:
- Có ích cho các hoạt động của con người.
- Con người có thể khai thác được những lợi ích đó.
1.2.1.2. Phân loại tài nguyên.

-

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành.:

Sơ đồ 1.1: Phân loại tài nguyên (1)

Tài nguyên

Tài nguyên thiên nhiên

Tài
nguyên vô
hạn

Tài
nguyên
hữu hạn
Tài
nguyên
không thể
tái tạo

Tài
nguyên có
thể
tái tạo
-

Tài nguyên nhân văn


Căn cứ vào khả năng tái sinh.

-Sơ đồ 1.2: Phân loại tài nguyên (2)

Tài nguyên thiên nhiên

Có khả năng tái sinh

Động
vật

Thực
vật

Không có khả năng tái
sinh

Vi sinh
vật
4

Tạo tiền
đề tái
sinh

Tái tạo

Cạn
kiệt



1.2.1.3. Cạn kiệt tài nguyên.
Một tài nguyên được coi là cạn kiệt nếu nó rơi vào một trong các tình trạng sau:
Thứ nhất, tài nguyên đó đã kết tinh hết vào trong các sản phẩm xã hội, nó được
coi là không còn tồn tại trong môi trường tự nhiên.
Thứ hai, tài nguyên đó còn trong môi trường tự nhiên nhưng chi phí khai thác
quá lớn.
Thứ ba, nhiên liệu không kết tinh về mặt vật chất vào sản phẩm, nó bị đốt cháy
trong quá trình sản xuất và chuyển hóa thành những chất khác.
Thứ tư, tài nguyên có trữ lượng bình quân đầu người giảm dần theo thời gian.
Ví dụ như đất, rừng, nước…
1.2.2. Môi trường.
1.2.2.1. Khái niệm môi trường.
Theo Điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam thì “Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên”.
1.2.2.2. Phân loại môi trường.
Phân loại môi trường

Môi trường

Môi trường tự nhiên

MTTN
thuần tuý

Môi trường
sinh thái


Môi trường nhân tạo

Môi trường
kỹ thuật
5

Môi trường
xã hội


1.2.2.3. Ô nhiễm môi trường.
-

Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi các bộ phận, các cá thể cấu thành nên một hay
nhiều yếu tố nào đó của môi trường gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất,
đời sống và sức khỏe của con người.

1.3.

Phát triển bền vững.

1.3.1. Phát triển.
Phát triển là quá trình một xã hội đạt đến mức thoả mãn các nhu cầu mà xã hội
đó cho là thiết yếu.Và như vậy có thể coi phát triển là quá trình giảm dần và đi đến
loại bỏ nghèo đói, bệnh tật, mù chữ, tình trạng mất vệ sinh, thất nghiệp và bất bình
đẳng.
HDI để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia hiện nay.
1.3.2. Phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại
mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ mai sau.

II.
2.1.

Đối tượng, nội dung nghiên cứu và ý nghĩa của môn học.

Đối tượng và nội dung nghiên cứu của môn học.

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học.
-

Mối quan hệ tác động hai chiều giữa con người với tài nguyên thiên nhiên.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu của môn học.
o Chương I: Đối tượng nghiên cứu
o Chương II: Quy mô và cơ cấu dân số.


Chương III: Biến động tự nhiên của dân số.



Chương IV: Di dân và đô thị hoá.


Chương V: Dân dố với tài nguyên môI trường.



Chương VI: Quản lý dân số và môI trường
6



2.2.

Nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.
Môn học còn có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm ra các công cụ, chỉ tiêu để lượng hoá

các yếu tố dân số, đánh giá chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố dân số
đến môi trường, tài nguyên và ngược lại.
III. Phương pháp nghiên cứu.
3.1.

Phương pháp duy vật biện chứng.

3.2.

Phương pháp duy vật lịch sử.

3.3.

Phương pháp thống kê - phân tích.

3.4.

Phương pháp mô hình hoá.

3.5.

Phương pháp điều tra xã hội học.


Chương II
Qui mô và cơ cấu dân số
7


I.
1.1.

Qui mô và sự phân bố dân cư.
Qui mô và sự gia tăng dân số.

1.1.1. Qui mô dân số.
Quy mô dân số là tổng số dân sinh sống trong một vùng lãnh thổ nhất định,
vào một thời điểm xác định.
Với quy mô dân số trung bình năm ta có thể xác định theo công thức sau đây:
P=

P0 + P1
2

Trong đó:

P

:Dân số trung bình trong năm.

P0

:Dân số đầu năm.


P1

:Dân số cuối năm.

Bên cạnh cách tính dân số trung bình trên, người ta cũng thường lấy số dân
ngày 1 tháng 7 hàng năm làm dân số trung bình của năm đó.
Để đo lường quy mô dân số ta có phương trình cân bằng dân số như sau:
P1 = P 0 + B – D + I – O
Trong đó:
B :Số trẻ em được sinh sống trong thời kỳ đó.
D :Số người chết trong thời kỳ đó.
I

:Số người từ các vùng khác chuyển đến trong thời kỳ đó.

O :Số người đi ra khỏi vùng đến các vùng khác trong thời kỳ đó.
1.1.2. Tăng trưởng dân số và tỷ lệ gia tăng dân số.
-

Cách tính tốc độ tăng dân số theo mô hình cấp số cộng.
Pt = P0(1+rt)

-

Cách tính tốc độ tăng dân số theo mô hình cấp số nhân.
Pt = P0(1+r)t
8


-


Cách tính thời gian dân số tăng gấp đôi. T =ln2/r

-

Bài tập.

1.2.

Phân bố dân cư.
Mật độ dân số được xác định dựa trên quy mô dân số và diện tích của vùng.
Mật độ dân số =

-

P
(người/km2)
S

Thông thường các nước phân bố dân cư theo các đơn vị hành chính như tỉnh
(thành phố), huyện (quận)...

-

Ngoài ra, các nước còn phân bố dân cư theo các vùng đặc trưng về địa lý, kinh tế,
xã hội và văn hóa. .. phân bố dân cư theo các vùng kinh tế; phân bố dân cư theo
khu vực thành thị, nông thôn; theo các loại hình đất đai sử dụng vào mục đích
kinh tế.

-


Tùy vào mục đích nghiên cứu mà người ta sử dụng các đặc trưng hoặc tiêu chí
khác nhau để xác định phân bố dân cư. Nêu và phân tích được khái niệm.

II.

Cơ cấu dân số và chất lượng dân số.

2.1.

Cơ cấu tuổi và giới tính

2.1.1. Cơ cấu theo giới tính.
Cơ cấu giới của dân số là sự phân chia toàn bộ dân số thành dân số nam và dân
số nữ.
Các chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá cơ cấu giới tính là tỷ lệ giới tính
hoặc tỷ số giới tính.
Tỷ lệ giới tính cho biết dân số nam hoặc dân số nữ chiếm bao nhiêu phần trăm
trong tổng dân số. Nếu ký hiệu dân số nam là P m, dân số nữ là P f thì ta có công thức
tính tỷ lệ giới tính như sau:

9


Sm =

Pm
P
× 100 hay S f = f × 100
P

P

Tỷ số giới tính cho biết trong tổng dân số trung bình cứ 100 nữ thì tương ứng có
bao nhiêu nam và được biểu diễn bằng công thức:
SR =

Pm
×100
Pf

Tỷ lệ giới tính và tỷ số giới tính có mối quan hệ với nhau, dựa vào tỷ số giới
tính ta có thể xác định được tỷ lệ giới tính. Trong tính toán người ta thường hay dựa
vào tỷ số giới tính để tính tỷ lệ nữ như sau:
Sf =
-

100
× 100
SR + 100

Bài tập.

2.1.2. Cơ cấu dân số theo tuổi.
Cơ cấu tuổi của dân số là sự phân chia toàn bộ dân số theo từng độ tuổi, nhóm
tuổi và các khoảng tuổi lớn.
2.1.2.1. Khái niệm về tuổi dân số.
Tuổi là một trong những biến quan trọng trong phân tích dân số, nó gắn với
nhiều vấn đề kinh tế xã hội.
2.1.2.2. Các cách phân chia theo tuổi.
5 năm, 10 năm và các khoảng tuổi rộng hơn theo cách xác định tuổi lao động.

2.1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu dân số theo tuổi.
Để đánh giá cơ cấu tuổi của dân số người ta thường sử dụng tỷ số phụ thuộc và
tuổi trung vị làm thước đo đánh giá.
DR cho biết trung bình cứ 100 người trong tuổi lao động phải nuôi bao nhiêu trẻ
em, phải nuôi bao nhiêu người già và phải nuôi bao nhiêu người ngoài tuổi lao
động.
Tỷ số phụ thuộc chung (DR):
10


DR =
2.2.

P0 −14 + P60
P15−59

+

× 100 hay DR = DR 0 −14 + DR 60

+

Chất lượng dân số.

2.2.1. Khái niệm chất lượng dân số.
Chất lượng dân số là tổng hợp những năng lực cơ bản của một cộng đồng dân
cư đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng xã hội một cách có hiệu quả. Chất lượng dân
số thể hiện qua cơ cấu tuổi, mức sống, trình độ, ý thức xã hội...
Chất lượng dân số là một khái niệm rộng, nó là tổng thể các thành tố tạo nên thể
lực, trí lực của con người nói chung.

Chất lượng dân số là sự tổng hợp của nhiều yếu tố tác động.
Chất lượng dân số không chỉ được đánh giá về nhân trắc học (chiều cao, cân
nặng, các số đo cơ bản…), sức chịu đựng dẻo dai cả về thể lực và trí lực,
=> Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số, như vậy chất lượng dân số phản ánh
được chất lượng nguồn nhân lực.
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dân số.
Xếp hạng HDI của Việt Nam đã tăng từ thứ 122 lên 108 trong tổng số 177
nước và vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng. HDI của Việt Nam cao hơn mức trung
bình 0,694 của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, HDI của nước ta lại thấp hơn
mức trung bình của thế giới 0,741 và khu vực châu á Thái Bình Dương 0,768(1).
Sức khoẻ và dinh dưỡng
Trình độ giáo dục
Dân số và môi trường bền vững

1

Vietnam Investment Review - Dau Tu - Dau Tu Chung Khoan.htm số 90 ra ngày 28/7/2006.

11


Chương III
Biến động tự nhiên của dân số
I.
1.1.

Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng.
Một số khái niệm cơ bản.
Khả năng sinh đẻ: biểu thị một tiềm năng sinh học
Mức sinh: Là chỉ số sinh sống thực tế của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

+ Mức sinh tự nhiên: Là mức sinh không có sự can thiệp của con người vào

quá trình sinh đẻ
.+ Mức sinh có kiểm soát: Là mức sinh có sự can thiệp của con người vào quá
trình sinh đẻ
1.2.

Các thước đo cơ bản về mức sinh.

1.2.1. Tỉ suất sinh thô (CBR - Crude Birth Rate)
Tỉ suất sinh thô (CBR) là số trẻ em sinh ra sống được tính trên 1000 dân trong
năm xác định.
Công thức tính:
CBR =

B
× 1000
P

Trong đó:
CBR :Tỷ suất sinh thô (‰).


CBR =

B

:Số trẻ em sinh ra sống được trong 1 thời kỳ (thường là 1 năm).

P


:Dân số trung bình trong thời kỳ đó.

dụ:

Điều

tra

dân

số

Việt

1.519.000
×1000 =19,9 0 00
76.327.900

12

Nam

năm

1999

cho

biết



Nói cách khác năm 1999 ở Việt Nam trung bình cứ 1000 người dân có 19,9
trường hợp sinh ra và sống.
Tỉ suất sinh thô CBR là thước đo được sử dụng rộng rãi, dễ tính, thông tin đơn
giản và dùng để dự báo dân số. CBR là thước đo duy nhất tính mức sinh trong tổng
dân số (bao gồm cả dân số không tham gia sinh đẻ).
-

Bài tập.

1.2.2. Tỷ suất sinh chung (GFR - General Fertility Rate).
Tỷ suất sinh chung hay còn gọi là tỷ suất sinh tổng quát (GFR) biểu thị số trẻ
em sinh ra sống được tính bình quân cho 1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49)
của một năm xác định.
Công thức tính:
GFR =
GFR

B
×1000
W15−49

Trong đó:

:Tỷ suất sinh chung (‰).

W15-49 :Số phụ nữ trung bình trong một thời kỳ (thường là 1 năm).
Ví dụ: tỷ suất sinh chung là:


GFR =

64.000
×1000 = 80( 0 00 )
800.000

Nghĩa là ở tỉnh A năm 2005 trung bình cứ 1000 phụ nữ ở độ tuổi từ 15 đến 49
có 80 trẻ em sinh ra sống được trong năm.
GFR là thước đo phản ánh mức sinh chính xác hơn CBR khi dùng để so sánh
do hạn chế được một phần ảnh hưởng của cơ cấu tuổi toàn bộ dân số (Vì không bao
gồm dân số ngoài độ tuổi sinh đẻ).
Tuy nhiên, thước đo này vẫn bị ảnh hưởng bởi tình trạng kết hôn của phụ nữ
trong độ tuổi nói trên.
-

Bài tập.
13


1.2.3. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR - Age Specific Fertilyty Rate)
Mức sinh rất khác nhau theo từng nhóm tuổi.
Tỷ suất sinh đặc trưng (ASFR) là số trẻ em sinh ra sống được tính bình quân
cho 1.000 phụ nữ trong một độ tuổi hay nhóm tuổi trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49
tuổi).
Công thức tính:
ASFR x =

B fx
×1000
Wx


Trong đó:
ASFRx :Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (‰).
Bfx

:Số trẻ em sinh ra sống được bởi những phụ nữ trong độ tuổi x
trong một thời kỳ (thường là 1 năm).

Wx

:Số phụ nữ trung bình trong độ tuổi x.

ASFR là thước đo loại bỏ được hoàn toàn ảnh hưởng của cấu tuổi và giới đối
với mức sinh.
ASFR cho biết sự đóng góp của phụ nữ ở từng độ tuổi cụ thể vào tổng mức
sinh, qua đó biết được hành vi dân số theo độ tuổi của người mẹ.
Thước đo này dùng để dự báo mức sinh theo cơ cấu tuổi người mẹ một cách
chính xác trong dự báo dân số theo phương pháp thành phần và là nguồn chủ yếu để
tính tổng tỷ suất của người phụ nữ.

1.2.4. Tổng tỷ suất sinh (TFR - Total Fertility Rate)
Tổng tỷ suất sinh hay còn gọi là tỷ suất sinh tổng cộng là số con trung bình
được sinh ra bởi 1 phụ nữ trong suốt thời kỳ sinh đẻ và được xác định trong năm nào
đó.

14


Cách tính: Tổng tỷ suất sinh được xác định bằng tổng tất cả tỷ suất sinh đặc
trưng theo từng độ tuổi chia cho 1000.

Nếu tỷ suất sinh đặc trưng tính theo từng tuổi riêng biệt thì:
49

TFR =

∑ ASFR

x =15

x

1.000

Nếu tỷ suất sinh đặc trưng tính theo nhóm 5 tuổi thì:
7

TFR =

5 × ∑ ASFR a
a =1

1000

Trong đó: ASFRa là tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi 5 năm.
TFR là thước đo thể hiện:
-

Là chỉ số tổng kết về mức sinh đẻ của phụ nữ và được sử dụng rộng rãi.

Bài tập.

1.2.5. Tỷ suất tái sinh sản.
Tái sinh sản là quá trình thay thế thế hệ dân số này bằng thế hệ dân số khác
dựa vào yếu tố sinh và chết.
Trong tái sinh sản phụ nữ đóng vai trò quan trọng.
Do vậy, khi đánh giá quá trình tái sinh sản không chỉ dựa vào các tỷ suất sinh
mà phải phân tích đến mức độ tăng, giảm số phụ nữ.
1.2.5.1. Tỷ suất tái sinh thô (GRR - Gross Reproduction Rate).
Tỷ suất tái sinh thô biểu thị số con gái trung bình của 1 phụ nữ có thể sinh ra
trong quãng đời sinh đẻ của mình với giả thiết người phụ nữ đó chỉ chết sau khi hết
tuổi sinh đẻ.
Vì vậy, khi xác định tỷ suất tái sinh thô phải dựa vào tổng tỷ suất sinh và xác
suất sinh con gái:
GRR = TFR x è
15


Trong đó:
GRR :Tỷ suất tái sinh thô.
è
θ=

:Xác xuất sinh con gái.
Sè bÐ g¸ i sinh ra trong n ¨ m
Tæng sè trÎ em sinh trong n¨ m

Thông thường trong điều kiện không có tác động gì của con người đến việc
xác định giới tính của đứa trẻ thì è = 0,488 hoặc 0,49% (xác suất sinh con trai là
0,51).
1.2.5.2. Tỷ suất tái sinh tinh (NRR - Net Reproduction Rate)
Tỷ suất tái sinh tinh biểu thị số bé gái bình quân được sinh ra bởi một phụ nữ

trong suốt thời kỳ sinh đẻ của họ và còn sống được đến khi thay thế người mẹ thực
hiện chức năng sinh đẻ.
Tỷ suất tái sinh tinh tính cho một năm xác định nào đó theo công thức:
NRR = GRR x S'f
Trong đó:
NRR :Tỷ suất tái sinh
GRR :Tỷ suất tái sinh thô
S'f

:Hệ số sống trung bình của số con gái mới sinh đến khi thay thế
người mẹ thực hiện chức năng sinh sản.

Có thể dựa vào NRR để đánh giá mức độ tái sinh sản của dân số.
Nếu NRR > 1 là tái sinh sản mở rộng
Nừu NRR = 1 là tái sinh sản giản đơn
Nếu NRR < 1 là tái sinh sản thu hẹp.
Tuy nhiên không thể đánh giá chúng cùng một thời điểm mà phải sau đó ít
nhất một thế hệ bà mẹ và có những giả định nhất định.
1.2.6. Mức sinh thay thế.
16


Là mức sinh mà một đoàn hệ phụ nữ trung bình có vừa đủ số con gái để thay
thế mình trong dân số.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu thường sử dụng TFR để xem xét mức sinh
thay thế, theo đó mức sinh thay thế đạt được khi TFR nằm trong khoảng từ 2,1 đến
2,2 con.
1.3.

Xu hướng biến động mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng.


1.3.1. Xu hướng biến động mức sinh.
Mức sinh thường xuyên biến động và chịu tác động của nhiều yếu tố cả tự
nhiên - sinh vật và cả các yếu tố kinh tế xã hội.
Vì vậy ở các nước khác nhau, trong các thời kỳ khác nhau, biến động mức sinh
có khác nhau.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh.
1.3.2.1. Yếu tố tự nhiên sinh học.
Sinh đẻ trước hết là hiện tượng sinh học tự nhiên, vì vậy nó phải chịu sự tác
động của các yếu tố này. Khả năng sinh đẻ của con người chỉ có ở độ tuổi nhất định
Vì vậy cơ cấu tuổi và giới của dân cư có ảnh hưởng rất lớn tới mức sinh.
Nơi nào có số người trong độ tuổi sinh đẻ càng lớn thì mức sinh càng cao và
ngược lại. Ngay trong độ tuổi sinh đẻ, mức sinh đẻ cũng khác nhau ở từng nhóm tuổi
khác nhau.
Tuy vậy sự biến động mức sinh vẫn diễn ra theo một xu hướng nhất định, có
tính qui luật.
Trong giai đoạn đầu của sự phát triển xã hội loài người, do sản xuất chưa phát
triển, đời sống thấp kém, nên mức sinh không cao hoặc có nơi mức sinh cao nhưng
mức chết rất lớn nên dân số tăng rất chậm.
Đến xã hội phong kiến, lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, của cải vật chất
tạo ra nhiều hơn, người dân có ý thức sinh đẻ nhiều, thích gia đình đông con; nhiều
dân tộc coi đó là điều kiện để duy trì nòi giống, để tăng sức mạnh quốc gia.
17


Trình độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao, đời sống vật chất, tinh thần càng
được cải thiện, nhu cầu của con người ngày càng lớn, ý thức và quan niệm của người
dân về một gia đình ít con ngày càng rõ nét.
Mức chết của dân cư thấp và ổn định khắc phục được tình trạng "sinh bù, sinh
dự phòng". Các yếu tố trên đã làm cho mức sinh giảm đi.

Nhìn chung ở mọi nước, mọi thời kỳ, mọi dân tộc, mức sinh đẻ đều rất cao ở
độ tuổi 20 đến 35.
Nữ giới đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tái sản xuất dân số.
Tỷ lệ vô sinh của nam, nữ trong tổng số dân cao hay thấp cũng đều ảnh hưởng
đến mức sinh.
Dân tộc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh.
1.3.2.2. Phong tục tập quán và tâm lý xã hội.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có phong tục tập
quán và tâm lý xã hội khác nhau.
Tập quán và tâm lý xã hội tác động lớn đến mức sinh và hành vi sinh đẻ.
Sự thay đổi về phong tục, tập quán và tâm lý xã hội của mỗi dân tộc và cộng
đồng dân cư là một quá trình lâu dài, phức tạp vì phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế - xã hội và các chính sách phát triển của quốc gia.
1.3.2.3. Yếu tố kinh tế - văn hoá.
Nhóm yếu tố này rất đa dạng và tác động theo nhiều hướng khác nhau. Các
yếu tố này bao gồm: Việc làm - nghề nghiệp, thu nhập, trình độ văn hoá - giáo dục.
Cũng có những quan điểm khác nhau về ảnh hưởng của các yếu tố này đến
biến động tự nhiên của dân số nói chung cũng như mức sinh nói riêng.

1.3.2.4. Các yếu tố kỹ thuật.

18


Trình độ phát triển kỹ thuật càng cao, đặc biệt là thành tựu về y học, chăm sóc
sức khoẻ càng tạo điều kiện cho con người chủ động điều tiết mức sinh và các hành
vi sinh đẻ.
Các thành tựu của y học được sử dụng để khắc phục các trường hợp vô sinh.
Bằng kỹ thuật chuyên môn hoặc bằng các biện pháp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh từ ống
nghiệm có thể giúp cho các cặp vợ chồng không có khả năng sinh đẻ có con, tạo điều

kiện cho gia đình hạnh phúc.
1.3.2.5. Chính sách dân số và các chính sách có liên quan.
Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình dân số, mỗi quốc gia đều
đưa ra những chủ trương, chính sách và biện pháp để điều tiết quá trình vận động và
phát triển dân số cho phù hợp với yêu cầu và khả năng phát triển của đất nước trong
mỗi thời kỳ.
II.
2.1.

Mức chết và các nhân tố ảnh hưởng.
Một số khái niệm
Chết là một hiện tượng tự nhiên và không thể tránh khỏi của con người. Theo

Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế thế giới thì "Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những
biểu hiện của sự sống ở một thời điểm nào đó sau khi hiện tượng sinh sống xảy ra".
Như vậy:


Sự kiện chết chỉ xảy ra sau khi có sự kiện sinh ra sống.



Thời gian từ khi sinh ra sống đến khi chết gọi là độ dài cuộc sống hay một đời
người hoặc gọi là tuổi thọ.



Khái niệm về chết ở trên không tính đến trường hợp chết xảy ra trước khi có sự
kiện sinh.
Chết bào thai: Một sản phẩm của sự thai nghén bị chết trước khi lấy ra hoặc


đẩy ra từ cơ thể mẹ. Dựa vào độ dài của thời kỳ thai nghén, có thể chia ra:


Chết bào thai sớm

: < 20 tuần, từ khi mang thai.

19




Chết bào thai trung bình : 20 - < 28 tuần, từ khi mang thai.



Chết bào thai muộn

: ≥ 28 tuần, từ khi mang thai.

Chết 0 tuổi là chết của những trường hợp sinh ra sống chưa đạt đến 1 tuổi.

20


2.2.

Các thước đo cơ bản về mức chết.


2.2.1. Tỉ suất chết thô (CDR - Crude Death Rate)
Tỷ suất chết thô (CDR) là thước đo biểu thị số người chết trong một năm so
với 1000 dân của một nước hay một địa phương nào đó.
D
× 1000
P

CBR =
Trong đó:
CBR :Tỷ suất chết thô (‰).
D

:Tổng số người chết trong một thời kỳ (thường là 1 năm).

P

:Dân số trung bình của thời kỳ đó.

Ví dụ: Điều tra dân số 1999, dân số Tây Nguyên là 3.062.295 người. Số người
chết 12 tháng trước thời điểm điều tra là 3.060 người. Vậy tỷ suất chết thô là:

CDR =

3.060
× 1000 = 10 ( 0 00 )
3.062.295

CDR là thước đo đơn giản, sử dụng rộng rãi và là một thành phần để tính tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên. Tuy nhiên, thước đo CDR phụ thuộc vào cơ cấu tuổi, không
phản ánh được mức chết theo tuổi, giới do đó không phản ánh đầy đủ trình độ phát

triển kinh tế - xã hội, mức sống và những thành tựu y học.
2.2.2. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDR - Age Specific Death Date).
Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (Age Specific Death Rate - ASFR) là đại lượng
biểu thị mối tương quan giữa tổng số người chết ở độ tuổi nào đó trong một thời kỳ
so với dân số trung bình của độ tuổi đó trong cùng thời kỳ tính theo đơn vị phần
nghìn. Công thức xác định của tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi như sau:
ASFR x =

Dx
× 1000
Px

Trong đó:
ASFRx :Tỷ suất chết đặc trưng của độ tuổi x (‰).
21


Dx

:Tổng số người chết ở độ tuổi x trong một thời kỳ (thường là 1
năm).

Px

:Dân số trung bình ở độ tuổi x của thời kỳ đó.

Chỉ tiêu này phản ánh số người chết trung bình ở độ tuổi nào đó tính trên 1000
người dân trong cùng nhóm tuổi của một địa phương trong một thời kỳ nhất định. Về
mặt dân số học chỉ tiêu này phản ánh mức độ chết của từng nhóm dân cư ở các độ
tuổi khác nhau.

Chỉ tiêu này có ưu điểm là phản ánh đúng bản chất mức chết ở từng độ tuổi, nó
không còn chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu tuổi của dân số.
Tuy nhiên chỉ tiêu này lại không phản ánh được mức chết bao trùm của dân số.
2.2.3. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IMR - Infant Mortality Rate).
Tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi còn gọi là tỷ suất chết không tuổi là đại lượng
biểu thị mối tương quan giữa tổng số trẻ em chết dưới một tuổi trong một thời kỳ so
với tổng số trẻ em sinh ra sống được trong thời kỳ đó. Công thức xác định như sau:
IMR =

D0
× 1000
B

Trong đó:
IMR :Tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi (‰).
D0

:Tổng số trẻ em dưới một tuổi chết trong thời kỳ nào đó (thường là
1 năm).

B

:Số trẻ em sinh ra sống được của thời kỳ đó.

Chỉ tiêu này cho ta biết số trẻ em trung bình chết dưới một tuổi trên 1000 trẻ em
sinh ra sống được. Nó phản ánh xác suất chết của những đứa trẻ sinh ra sống được
trong thời kỳ đó.
Ví dụ: Xã A năm 2004 có số trẻ em sinh ra sống được là 4.810 em, trong đó số
chết trong năm là 400 em. Vậy tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi là:


22


IMR =

400
× 1000 = 83,3 (‰)
4.810

Tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong phân
tích về chết của dân số bởi vì đây là một trong những chỉ báo nhạy cảm nhất đánh giá
mức độ ảnh hưởng của y tế và bảo vệ sức khoẻ trong dân cư.
Vì vậy, tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi là chỉ tiêu dân số quan trọng để đánh
giá, so sánh mức chết, phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội, thành tựu y học đã
đạt được của các nước, các khu vực hoặc giữa các thời kỳ khác nhau.
Khác với tỷ suất chết thô, tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi có sự khác biệt rất
lớn giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển. Đối với các vùng, các nước
riêng biệt, sự khác biệt này còn lớn hơn nhiều.
2.2.5. Triển vọng sống trung bình.
Triển vọng sống trung bình của tuổi x là số năm trung bình còn sống được khi
đã đạt đến độ tuổi đó.
Nó là chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu tái sản xuất dân số, là một trong
những chỉ tiêu cơ bản phản ánh mức động chết của dân cư, phản ánh trình độ phát
triển kinh tế - xã hội, thành tựu y học, mức sống của người dân và sự quan tâm của
Nhà nước.
2.3.

Một số đặc trưng về chết.

2.3.1. Đặc trưng về chết theo tuổi.

Trong dân số học, tuổi là tiêu thức rất quan trọng, nó liên quan và tác động đến
mọi quá trình dân số: hôn nhân, sinh, chết, di chuyển… và mọi hoạt động trong đời
sống xã hội.
Đối với các độ tuổi khác nhau, mức chết rất khác nhau.
ở độ tuổi 0, tỷ suất chết cao hơn nhiều so với các độ tuổi khác. Thường đạt mức
thấp nhất ở độ tuổi 10 – 14.ở độ tuổi trẻ em mức chết khá cao là do nguyên nhân chết
bao gồm cả hai nhóm yếu tố là nhóm yếu tố nội sinh và nhóm yếu tố ngoại sinh:
23


- Các yếu tố nội sinh: Bao gồm các yếu tố liên quan đến việc hình thành bào thai,
chửa đẻ và do vậy có thể xem là biến sinh học.
Các yếu tố ngoại sinh: Bao gồm các yếu tố thuộc nhiều lĩnh vực như văn hoá,
kinh tế, xã hội, môi trường…
2.3.2. Đặc trưng về mức chết theo giới tính.
Trong các thời kỳ khác nhau, với trình độ phát triển khác nhau, đặc trưng về
mức chết theo giới có khác nhau.
Quan sát về chết theo giới trong điều kiện hiện nay người ta nhận thấy rằng tỷ
suất chết của nam luôn cao hơn nữ ở mọi lứa tuổi. Đặc trưng này loại trừ các xã hội
nguyên thuỷ, nô lệ và các nước có trình độ phát triển kinh tế và xã hội còn rất lạc
hậu.
Do tỷ suất chết của nam giới cao hơn nữ giới nên mặc dù xác suất sinh con trai
lớn hơn con gái nhưng tỷ lệ nữ trong dân số, đặc biệt là ở những độ tuổi cao bao giờ
cũng lớn hơn nam giới.
2.3.3. Khác biệt về mức chết theo trình độ học vấn và nghề nghiệp.
Trình độ học vấn trước hết liên quan đến trình độ hiểu biết, khả năng ngăn
ngừa, phòng tránh và chữa trị các loại bệnh tật, sử dụng có hiệu quả các thành tựu y
học vào trong cuộc sống. Như vậy, trình độ học vấn cao tạo điều kiện để giảm mức
chết.
Những ngành nghề nào càng nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và căng thẳng thì càng

có xác

suất chết cao và ngược lại.

2.3.4. Khác biệt về mức chết theo thành thị, nông thôn.
- So sánh mức chết của hai nhóm dân cư sống ở khu vực thành thị và khu vực nông
thôn người ta thấy có những đặc trưng về chết ở hai khu vực này. ở khu vực thành
thị có tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi thường thấp hơn khu vực nông thôn, đặc biệt
chênh lệch ở độ tuổi trẻ em.

24


- Tuy nhiên, nếu xem xét tỷ trọng số người cao tuổi sống tại thành thị và nông thôn
thì khu vực thành thị thường thấp hơn.
2.3.5. Khác biệt về mức chết theo các nguyên nhân.
Chết do nhiều nguyên nhân khác nhau, những nguyên nhân này được chia thành
hai nhóm là nhóm các nguyên nhân nội sinh và nhóm các nguyên nhân ngoại sinh.
Đối với mỗi nước, mỗi thời kỳ mức độ chết do từng nguyên nhân là khác nhau.
Xu hướng chung là cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội thì mức chết giảm
nhưng phân theo nguyên nhân thì tỷ trọng chết do nguyên nhân ngoại sinh giảm, tỷ
trọng chết do nguyên nhân nội sinh tăng.
2.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết.

2.4.1. Mức sống dân cư.
Mức sống của dân cư là trình độ thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh
thần của mọi thành viên trong xã hội.
Liên hợp quốc sử dụng 12 nhu cầu cơ bản sau để đánh giá mức sống của dân cư:

Như vậy, mức sống có liên quan đến trình độ phát triển của xã hội, đến mạng
lưới phục vụ công cộng. Khi mức sống tăng lên có nghĩa là mức độ đáp ứng các nhu
cầu trên càng cao, thể lực của con người càng được tăng cường, khả năng đề kháng
đối với các loại bệnh tật của con người được nâng lên dẫn đến mức chết giảm xuống.
ở các nước phát triển, mức sống dân cư cao, việc chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là
sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em được cải thiện dẫn đến mức chết thấp và ngược lại đối
với các quốc gia đang phát triển. Trong cùng một quốc gia, mức sống của từng gia
đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức chết, đặc biệt là mức chết trẻ em.
2.4.2. Trình độ phát triển y học và các dịch vụ y tế.
Y tế và y học là hai mặt của hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người
dân. Y học đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết, y tế đi sâu vào các biện pháp tổ chức, chỉ
đạo, thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng chữa bệnh cho người dân. Y tế chỉ có
thể phát triển được dựa trên những thành tựu nghiên cứu của y học và ngược lại kết
25


×