Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kế toán trong các tập đoàn kinh tế khuynh hướng thế giới và tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.09 KB, 12 trang )

Bài tập nhóm môn: KINH TẾ TÀI CHÍNH
Học viên: Lưu Vũ Nam
Đề tài: Kế toán trong các tập đoàn kinh tế - khuynh hướng thế giới
và tại Việt Nam
1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư cách
pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua
đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết
khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các
dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh
nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký
kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động
của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định.
Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty
trách nhiệm hữu hạn, đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 15 Điều 4 của Luật
Doanh nghiệp. Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần
hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp
hoặc của pháp luật liên quan.
Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh
tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với
hình thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp
luật liên quan và Điều lệ công ty.
2. TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG
Ngày 07/03/1994 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 90 và 91
thành lập các Tổng công ty nhà nước, đến năm 2005 thì một số Tổng công ty
được tổ chức thành tập đoàn kinh tế. Đến năm 2011 có 13 tập đoàn kinh tế
và 96 Tổng Công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.
Danh sách các tập đoàn kinh tế Việt Nam cho đến năm 2011 có:
• Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)


• Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)
• Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)
• Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
• Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)
• Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex)
• Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)
• Tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt)
• Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
• Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem)
• Tập đoàn phát triển nhà và đô thị việt nam (HUD Holdings)
• Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (Songda)
• Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
* Nhu cầu tất yếu của sự hình thành tập đoàn kinh tế
Do mở cửa hội nhập nên cần phải tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp
nhỏ, manh mún thành những doanh nghiệp lớn để đủ khả năng đối tác cũng
như cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, tăng cường vị trí của doanh
nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm vai trò chủ đạo, dẫn dắt các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, và các tập đoàn hoạt động có hiệu quả sẽ làm nòng cốt trong nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa. Do nền kinh tế hội nhập sẽ phải chấp nhận cạnh
tranh, cạnh tranh tất yếu dẫn đến tích tụ và tập trung vốn vì vậy tất yếu sẽ
hình thành doanh nghiệp lớn, tức các tập đoàn kinh tế.
Song khác với các tập đoàn kinh tế thế giới, hầu hết đều đi từ các các
công ty nhỏ, hoạt động rất hiệu quả, tích tụ vốn và phát triển quy mô dần trở
thành các tập đoàn khổng lồ, các tập đoàn kinh tế Việt Nam được thành lập
dựa trên các tổng công ty có quy mô chưa lớn, yếu kém trong quản lý, quen
dựa vào bao cấp đã vừa độc quyền lại thích có thêm quyền, phần lớn vị trí
chủ chốt được bổ nhiệm vì lý do chính trị chứ không dựa trên năng lực quản
trị kinh doanh nên sự tác hại của tập đoàn kinh tế khi làm ăn thiếu hiệu quả
có thể gây tác hại lớn cho nền kinh tế, cần thận trọng trong việc thành lập.

* Thực trạng hoạt động
Tám tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn của Nhà
nước sở hữu gần 400.000 tỉ đồng, chiếm hầu hết vốn của Nhà nước có tại
các doanh nghiệp nhà nước. Các tập đoàn và tổng công ty đang nắm giữ
75% tài sản cố định của quốc gia, khoảng 60% tổng tín dụng ngân hàng
trong nước và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng
sản phẩm trong nước, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các đơn vị
này là 17%, 28,8% thu ngân sách. Tính đến cuối năm 2007, tổng số vốn chủ
sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty đã tăng 18%, tổng tài sản tăng 26%.
Có nhiều số liệu khác nhau và nhiều cách nhìn nhận khác nhau về tỷ lệ
nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước mà các tập đoàn
kinh tế nhà nước và các Tổng công ty nhà nước là các chủ thể chiếm tỷ trọng
tuyệt đối về vốn.
Tỷ lệ nợ phải trả 8 tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty
lớn của Nhà nước lên đến 1,36 lần, tính đến cuối năm 2007 và nợ của các
tập đoàn kinh tế vẫn trong vòng kiểm soát
[7]
Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước rất
cao, cá biệt lên đến 42 lần trên vốn của chủ sở hữu. So với mức tỷ lệ nợ vay
trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế quốc tế là chỉ từ 1 đến 3 lần thì
tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế Việt Nam nếu được
công bố sẽ khiến "thế giới phải giật mình", có đại biểu quốc hội đặt nghi vấn
cho rằng nguyên nhân của việc thiếu rõ ràng trong bảo lãnh tín dụng, độc
quyền, khó kiểm soát nợ của doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế,
Tổng công ty nhà nước có gốc gác từ lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm.
Hoạt động yếu kém, sử dụng quá nhiều nguồn lực, được quá nhiều ưu
ái, ưu đãi kể cả lúc kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh không
bình đẳng, không làm tròn vai trò nòng cốt của nền kinh tế thậm chí đã trở
thành là gánh nặng của nền kinh tế, lũng đoạn thông qua quan hệ, coi trọng
lợi ích nhóm, các tập đoàn kinh tế được xem là một trong những nguyên

nhân gây ra lạm phát cao vào năm 2008.
3. PHƯƠNG THỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH
TẾ
Kế toán với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, có nhiệm vụ thu thập,
xử lý thông tin kinh tế và tài chính. Tổ chức phương pháp kế toán khoa học
và hợp lý tại các tập đoàn kinh tế giúp cho việc cung cấp thông tin kế toán
một cách kịp thời, đầy đủ, phản ánh kịp thời tình hình biến động của tài sản,
doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó, làm giảm bớt công
tác kế toán trùng lặp, tiết kiệm chi phí, đồng thời giúp cho việc kiểm kê,
kiểm soát tài sản, nguồn vốn, hoạt động kinh tế, đo lường và đánh giá hiệu
quả kinh tế, xác định lợi ích của Nhà nước và các chủ thể hoạt động trong
kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
để đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ của các tập đoàn kinh tế.
Tập đoàn kinh tế (TĐKT) phải lựa chọn hình thức công tác kế toán phù
hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất kinh
doanh, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính tại tập đoàn. Lựa chọn
hình thức tổ chức công tác kế toán thích hợp nhằ thu nhận, xử lý hệ thống
hoá và cung cấp được đầy đủ, kịp thời toàn bộ thông tin về hoạt động kinh
tế, tài chính phát sinh, tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, cho phí,
doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh.
Về cơ bản, việc tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp có ba hình
thức:
- Hình thức 1: Tổ chức công tác kế toán tập trung.
Theo hình thức này, doanh nghiệp chỉ tổ chức một phòng kế toán (ở
văn phòng công ty, Tổng công ty, Tập đoàn) còn ở các đơn vị phụ thuộc
không có tổ chức kế toán riêng. Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ
công tác kế toán từ thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế
toán.
- Hình thức 2: Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán.
Theo hình thức này, doanh nghiệp thành lập phòng kế toán tập trung

tâm (đơn vị kế toán cấp trên), còn ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở đều có tổ
chức kế toán riêng (đơn vị kế toán cơ sở). Công việc kế toán của doanh
nghiệp được phân công như sau:
Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ: Thực hiện các phần công việc kế
toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp trên và công tác tài chính của doanh
nghiệp. Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị cấp cơ sở; Thu
nhận, kiểm tra báo cáo tài chính (BCTC) của các đơn vị cơ sở gửi lên và
cùng với BCTC ở đơn vị cấp trên để lập BCTC toàn doanh nghiệp.
Ở các đơn vi kế toán cấp cơ sở: Thực hiện công tác kế toán ở đơn vị
cấp cơ sở, tổ chức thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán
ở đơn vị để lập được các BCTC định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm.
- Hình thức 3: Tổ chức kế toán vùa tập trung, vừa phân tán: Theo hình
thức tổ chức công tác kế toán này, ở đơn vị kế toán cấp cở thực hiện một số
phần hành kế toán theo phân cấp và định kỳ lập BCTC, hoặc báo cáo phần
hành nghiệp vụ gửi về phòng kế toán trung tâm, cùng chứng từ kế toán.
Ở các TĐKT với quy mô lớn, có nhiều đơn vị thành viên và trực thuộc
nên thực hiện hình thức tổ chức công tác kế toán và phân tán như sau:
Cấp 1: Bộ phận kế toán tại trung tâm kế toán (gọi là kế toán tại ngành):
Tại trung tâm của tập đoàn có bộ máy làm nhiệm vụ kế toán, lập BCTC, lập
BC kế toán quản trị; báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố; doanh thu, chi phí,
lãi lỗ của từng sản phẩm,
Cấp 2: Bộ phận kế toán tại các đơn vị thành viên và trực thuộc TĐ. Đối
với các đơn vị thành viên (ĐVTV) là các công ty trách nhiệm hữu hạn
(TNHH) một thành viên do TĐ nắm giữ 100% vốn điều lệ, các công ty cổ
phần (CTCP) do TĐ nắm giữ cổ phần chi phối, các công ty liên kết với TĐ
là các đơn vị có tổ chức bộ máy kế toán riêng. Các đơn vị thực hiện lập
BCTC hợp nhất của công ty. Riêng đối với các Tổng công ty hoạt động theo
mô hình công ty me – công ty con thì tổng công ty phải lập BCTC của công
ty mẹ và BCTC hợp nhất, các ĐVTV lập báo cáo KTQT. Các đơn vị trực
thuộc tập đoàn thực hiện tổ chức bộ máy kế toán riêng và thực hiện lập

BCTC và BC KTQT của đơn vị gửi về tập đoàn để tập đoàn tổng hợp.
Cấp 3: Bộ phận kế toán tại các ĐVTV trực thuộc của các Tổng công
ty, công ty là các ĐVTV trực thuộc TĐ. Các đơn vị trực thuộc các đơn vị
cấp 2 của TĐ thực hiện tổ chức bộ máy kế toán riêng và thực hiện lập BCTC
và BCKTQT của đơn vị gửi về công ty cấp 2. Trong các TCty, các đơn vị
cấp 3 gửi BCTC và BCKTQT về Cty mẹ của TCty để tổng hợp vào BCTC
và BCKTQT của Cty mẹ, TCty.
* Tiêu chuẩn kế toán áp dụng thống nhất trong một tập đoàn
Trên cơ sở các quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam (CMKTVN),
các văn bản hướng dẫn về chế độ tài chính của bộ tài chính (BTC) và các
đặc thù riêng của từng TĐKT, các TĐKT cần nghiên cứu xây dựng chế độ
kế toán áp dụng riêng trong nội bộ TĐ trên nguyên tắc vừa đảm bảo tuân thủ
CMKTVN vừa đáp ứng được đặc thù của TĐ, đáp ứng được cả kế toán quản
trị. Chế độ kế toán là cơ sở nền tảng để xây dựng chuẩn hoá chương trình
phần mề kế toán áp dụng cho công ty mẹ, các ĐVTV và trực thuộc trong
TĐKT. Nội dung hệ thống kế toán áp dụng trong TĐKT gồm:
Một là: Hệ thống tài khoản kế toán (TKKT), được chia ra các nội
dung: Hệ thống TKKT; Hệ thống mã TKKT; giải thích nội dung, kết cấu và
phương pháp ghi chép TKKT; Hướng dẫn hạch toán một số tài khoản đặc
thù riêng của TĐKT.
Hai là: Hướng dẫn một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu mang tính đặc thù
của TĐKT, gồm: hướng dẫn một số nghiệp vụ cho khối SXKD , cho khối
đầu tư xây dựng, cho khối sự nghiệp, một số sơ đồ kế toán chủ yếu.
Ba là: Chế dộ BCTC và BCKTQT gồm: những quy định chung; hệ
thống BCTC, BCKTQT; hướng dẫn lập BCTC tổng hợp và BCTC hợp nhất;
BCTCQT.
Bốn là: Chế độ chứng từ, sổ kế toán gồm: chế độ chứng từ kế toán, chế
độ sổ kế toán, được quy định cụ thế cho các đơn vị thành viên và phụ thuộc,
phương pháp ghi sổ kế toán.
Hệ thống tài khoản kế toán.

Để xây dựng và vận hành thành công được chương trình phần mềm kế
toán, một trong những yếu tố rất quan trọng là các TĐKT phải chuẩn hoá hệ
thống TKKT và các TKKT được mã hoá. hệ thống TKKT được áp dụng
thống nhất cho Cty mẹ và các Cty thành viên và phụ thuộc của TĐ và được
thống nhất từ đơn vị cấp 1 đến đơn vị cấp 2,3,4 của toàn TĐ. Cần quy định
rõ những TKKT do nhà nước quy định, TKKT do TĐ mở thêm. TĐKT có
thể đưa ra tài khoản cấp cụ thể của từng loại tài khoản theo yêu cầu của quản
lý nhưng không quá 24 số.
Hệ thống báo cáo tài chính
Xây dựng một hệ thống mẫu BCTC để áp dụng thống nhất cho Cty mẹ
và các ĐVTV, trực thuộc làm cơ sở cho việc thiết lâp một chương trình kế
toán chuẩn hoá từ Cty mẹ đến Cty con và các đơn vị liên kết. BCTC cung
cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền
của đơn vị, đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị và của TĐ, cơ quan nhà
nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc ra các quyết
định kinh tế. BCTC cung cấp thông tin về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu, Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác; lãi lỗ và
phân chia KQKD; Thuế và các khoản nộp nhà nước; Tài sản có liên quan
đến đơn vị kế toán; các luồng tiền. Ngoài ra, trong bản thuyết minh BCTC
giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các
chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
lập và trình bày BCTC.
Hệ thống BCTC năm áp dụng cho các TĐ, các ĐVTV và phụ thuộc.
TĐ lập BCTC hợp nhất phải tuân thủ quy định tại CMKT số 25 – “BCTC
hợp nhất và kế toán đầu tư vào Cty con”. Hệ thống BCTC gồm BCTC năm
và BCTC giữa niên độ, cụ thể:
BCTC gồm: Bảng CĐKT; báo cáo kết quả HĐKD; Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ; Bản thuyết minh BCTC. BCTC giữa niên độ: Để thuận tiện trong
việc thiết lập phần mềm kế toán và thống nhất trong các kỳ kế toán và luỹ kế
cả năm, các TĐKT nên quy định thống nhất báo cáo quy; Bảng CĐKT; Báo

cáo kết quả HĐKD; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; bản thuyết minh BCTC.
Riêng bản thuyết minh BCTC tuỳ từng TĐKT có thể trình bày đầy đủ hoặc
chọn lọc.
TĐKT có trách nhiệm lập BCTC hợp nhất và BCTC tổng hợp, trình
bày tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu
ở thời điểm lập BCTC; tình hình và kết quả HĐKD trong kỳ báo cáo của
đơn vị. Hệ thống BCTC bao gồm bốn biểu mẫu báo cáo: Bảng CĐKT; Báo
cáo kết quả HĐKD; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh BCTC.
Các ĐVTV và phụ thuộc của TĐKT laapjBCTC tổng hợp để trình bày
tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở
thời điểm lập BCTC, kết quả HĐKD.
Đối với Cty mẹ của TĐ vừa phải lập BCTC tổng hợp vừa phải lập
BCTCHN thì phải lập BCTC tổng hợp trước (tổng hợp theo loại hình hoạt
động SXKD, đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sự nghiệp), sau đó lập BCTC hợp
nhất.
Đối với các ĐVTV có hoạt động đầu tư tài chính vào các Cty con, Cty
liên kết thì ngoài việc lập BCTC tổng hợp, các đơn vị cũng phải lập BCTC
hợp nhất.
Ngoài bốn biểu BCTC tổng hợp còn bao gồm cả các BCKTQT. tuỷ đặc
thù của từng TĐKT để quy định cụ thể từng mẫu biểu.
4. KHUYNH HƯƠNG KẾ TOÁN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Tình hình tài chính doanh nghiệp ổn định và minh bạch là một trong
những điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn
ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao. Sự ổn định đó có được
hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản trị tài chính của doanh
nghiệp.
4.1. Vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp:
Ở nhiều nước như Mỹ và châu Âu, trong các công ty, tập đoàn kinh tế
lớn như General Motor, Microsoft, Apple, Vodaphone, quản trị tài chính

được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Tại các hãng này, quản trị
tài chính là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra
những quyết định về mặt tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh
nghiệp.
Bộ phận quản trị tài chính trong các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu dựa
vào các báo cáo kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, báo cáo nhân sự và tiền
lượng, do các bộ phận kế toán tài chính, kế toán quản trị, thống kê cung
cấp, kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng, hợp,
phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, so sánh kế quả
phân loại của kỳ này với kỳ trước của doanh nghiệp mình với các doanh
nghiệp cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn mực của ngành.
Bằng các chỉ tiêu và sự nhạy bén mà bộ phận quản trị tài chính có thể
chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của doanh nghiệp trong
kỳ. Ngoài ra, bộ phận quản trị tài chính còn giúp giám đốc hoạch định chiến
lược tài chính ngắn và dài hạn của doanh nghiệp dựa trên sự đánh giá tổng
quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng
quan trọng tới sự tồn tại của doanh nghiệp, bao gồm: chiến lược tham gia
vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xác định
chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của doanh nghiệp là mở
rộng hay thu hẹp sản xuất Thông qua đó, đánh giá, dự đoán có hiệu quả
các dự án đầu tư, các hoạt động liên doanh liên kết, phát hiện âm mưu thôn
tính doanh nghiệp của các đối tác cạnh tranh; đề xuất phương án chia tách
hay sáp nhập
Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có những biến
động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan
trọng của quản trị tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho
tiết kiệm, hiệu quả nhất:
- Quản trị tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa
ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời
kỳ.

- Quản trị tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận
một cách hợp lý đối với doanh nghiệp, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ
doanh nghiệp và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý
cho người lao động; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là
nguồn quan trọng cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc
đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.
- Quản trị tài chính trong doanh nghiệp còn có nhiệm vụ kiểm soát việc
sử dụng cả các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí,
sai mục đích. Có thể nói, nhiệm vụ của bộ phận quản trị tài chính, bộ não
của doanh nghiệp, rộng hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với bộ phận kế
toán - thống kê. Người đứng đầu bộ phận quan trọng này được gọi là giám
đốc tài chính (CFO). Trong các tập đoàn kinh tế đa quốc gia trên thế giới,
giám đốc tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt tài chính kế toán trước
tổng giám đốc và quản trị tài chính là bộ phận chức năng quan trọng nhất
trong các bộ phận chức năng của doanh nghiệp.
4.2. Thực trạng quản trị tài chính ở Việt Nam:
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tại Việt Nam rất nhiều công
ty được thành lập có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, trừ một số
doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài còn lại đại
đa số các doanh nghiệp đều chưa chia hình thành bộ phận quản trị tài chính
và chức danh giám đốc tài chính.
Trong nhiều doanh nghiệp, những nhiệm vụ, chức năng của giám đốc
tài chính và bộ phận quản trị tài chính đã mặc nhiên giao cho một phó giám
đốc và kế toán trưởng làm thay. Thế nhưng, trớ trêu thay, theo Điều lệ kế
toán trưởng các doanh nghiệp quốc doanh còn đang có hiệu lực, kế toán
trưởng lại không có những chức năng nhiệm vụ của giám đốc tài chính.
Thậm chí, trong luật kế toán cũng vậy. Do đó, có khá nhiều việc kế toán
trưởng làm cũng không được mà không làm cũng vô can.
Sự “làm thay tự nguyện” này chính là một trong những nguyên nhân

tạo ra một “khoảng trống về quản trị tài chính” trong các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là sự nhầm lẫn chức
năng giữa bộ phận kế toán và bộ phận tài chính doanh nghiệp, không chỉ có
trong nhận thức của các chủ doanh nghiệp mà cả trong tư duy của không ít
nhà làm luật. Chẳng hạn, cho đến nay, trong hệ thống văn bản pháp quy về
kế toán chưa có một văn bản nào quy định về giám đốc tài chính.
Trong một số công ty liên doanh, khi tồn tại song song hai chức danh
giám đốc tài chính và kế toán trưởng, nếu giám đốc tài chính là người nước
ngoài và kế toán trưởng là người Việt Nam thì thông thường kế toán trưởng
chỉ tồn tại trên hình thức.
Như vậy, có thể nói để có thể phát triển, tình hình tài chính ổn định thì
các doanh nghiệp cần:
- Phân định rõ ràng chức năng của giám đốc tài chính và kế toán trưởng
như là một bộ phận quản trị tài chính và bộ phận kế toán trong doanh
nghiệp;
- Tổ chức bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp do giám đốc tài
chính đứng đầu theo một cơ cấu thống nhất giữa các doanh nghiệp;
- Có sự phối hợp chặt chẽ hơn mối quan hệ mật thiết giữa bộ phận quản
trị tài chính doanh nghiệp với các phòng ban chức năng khác, đặc biệt là tạo
ra mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận quản trị tài chính, giám đốc tài chính
với giám đốc, tổng giám đốc hay hội đồng quản trị của doanh nghiệp.
Đó là những việc làm cấp thiết giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam
phát triển nhanh hơn, tăng thêm khả năng hội nhập kinh tế thế giới. Một
doanh nghiệp phát triển và thành công trong kinh doanh bao giờ cũng phải đi
kèm với tình hình tài chính vững mạnh và hiệu quả.

×