Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Skkn một số biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật chậm phát triển về thể lực, trí tuệ và ngôn ngữ kém hòa nhập với trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.06 KB, 19 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển của thời đại, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi
mới, với trọng tâm là phát triển cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Đất nước ta đang
cần những nguồn năng lực dồi dào về thể chất, đạo đức và trí tuệ…Để thực hiện
được điều đó chúng ta cần phải đầu tư đến yếu tố con người và vai trò của giáo
dục.
“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan” Trẻ
em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là
mầm non của đất nước do đó trẻ cần được hưởng sự chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ
chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Đặc biệt là trẻ khuyết tật. Vì vậy
giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của nghành
giáo dục.
Trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường,
được hoc hịa nhập vui chơi như bao trẻ bình thường khác đó là việc làm mang
tính nhân đạo, thể hiện quyền bình đẳng mà cơng ước Quốc tế, luật bảo vệ chăm
sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận.
Lớp tơi đang dạy là lớp 5 tuổi A3 có cháu Võ Thị Huyền Trang bị khuyết
tật “Chậm phát triển về thể lực,trí tuệ, ngơn ngữ kém” cháu sinh ngày 10 tháng
04 năm 2017. Cơ thể cháu phát triển không bình thường như bao trẻ khác, hồn
cảnh gia đình cháu: Ông nội mất sớm, bà nội bị liệt không đi lại được lời nói
cũng khơng rõ, bố cháu là Võ Kiều Dương chỉ học đến lớp 3 là bỏ học, mẹ cháu
là Nguyễn Thị Huyền sức khỏe yếu chỉ ở nhà cấy ruộng và chăm mẹ chồng nằm
đâu nằm đấy, khi sinh bé Trang thì bố cháu mới 19 tuổi cịn mẹ cháu 16 tuổi, gia
đình ngoại điều kiện cũng rất khó khăn khơng giúp được gì, cháu Trang lại bị
sinh non khi sinh cân nặng của cháu 1,3 kg vì hồn cảnh gia đình nên cháu cũng
khơng được chăm sóc tốt như bao trẻ khác. Cũng chính vì thế mà cơ thể của
cháu rất nhỏ, vào đầu năm học lớp 5-6 tuổi cháu cân nặng 12,3kg; chiều cao 90
cm thuộc kênh suy dinh dưỡng thể gầy còm mức độ nặng, ngôn ngữ của cháu
phát triển rất kém. Cháu thường khơng nói mà chỉ ú ớ khi muốn biểu lộ điều gì,
hoặc ai hỏi gì cháu chỉ cười. Cháu hay ngồi một mình khơng chơi đùa cùng các


bạn, khơng tham gia vào các hoạt động của lớp. Cháu thường xuyên tè và đi
ngồi ra quần mà khơng biết thưa cơ, đầu tóc cháu thì cháu cũng khơng giữ gọn
gàng, cơ giáo vừa chải tóc một lúc cháu lại ngồi và lơi bỏ dây buộc tóc, khả
năng tự phục vụ bản thân cịn hạn chế như xúc cơm, mặc quần áo…Vì vậy vấn
đề đặt ra đối với tôi lúc này là cần phải tìm hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ


2
để tìm ra những biện pháp chăm sóc giáo dục, giúp cháu học tập tốt hơn và hoà
đồng với các bạn, có khả năng tự phục vụ bản thân.
Chính vì vậy tơi đã nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp nhằm giáo dục
giúp đỡ cháu Võ Thị Huyền Trang bị khuyết tật “Chậm phát triển về thể lực,
trí tuệ và ngơn ngữ kém hịa nhập với trường mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm
non nhằm phát huy hiệu quả của giáo dục toàn diện nhân cách giúp trẻ tự tin,
mạnh dạn trong giao tiếp, hòa nhập với bạn bè. Đồng thời giáo dục lòng nhân ái,
tình cảm yêu thương của các con đối với các bạn mình khơng may bị khuyết tật.
3. Đối tượng nghiên cứu
“Một số biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật chậm phát triển về thể lực, trí tuệ
và ngơn ngữ kém hòa nhập với trường mầm non”
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Lớp mẫu giáo A3 (5 – 6 tuổi), cháu Võ Thị Huyền Trang.
5. Các phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và tổng hợp các tài liệu lý luận và những văn bản có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu.
Tham khảo tài liệu nghiên cứu thực tiễn về giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật
Tìm hiểu thực trạng trẻ khuyết tật ở lớp, liên hệ phối hợp với phụ huynh,
tìm hiểu tâm sinh lý, cá tính của trẻ, sơ lược về dạng khuyết tật của trẻ.

Nhóm phương pháp trải nghiệm
Thực hành trải nghiệm, quan sát trong quá trình giảng dạy, trong các hoạt
động trên lớp nhằm giúp trẻ khuyết tật hòa nhập.
Phương pháp đánh giá: theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ, phát huy điểm
tích cực và giúp đỡ, hạn chế những khiếm khuyết của trẻ.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.


3
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục trẻ khuyết tật là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế
giới và đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam xác định là con đường chủ
yếu để thực hiện những quyền cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được
giáo dục. Đây cũng là cơ hội để mọi trẻ em, trong đó chú trọng đến trẻ khuyết
tật, trẻ khó khăn được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã có một câu nói
nổi tiếng: “tàn mà khơng phế”, đó cũng chính là chủ trương của Đảng, chính phủ
và nhân dân Việt Nam đối với bộ phận người tàn tật.
Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Thương người
như thể thương thân”, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người
khuyết tật trong xã hội, nhất là đối với trẻ em. Trong điều kiện đất nước gặp
nhiều khó khăn, kinh tế cịn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng,
thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung,
nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về vật chất và tinh thần, vượt qua khó khăn
riêng để hồ nhập vào cuộc sống cộng đồng.
Là giáo viên Mầm non đã lâu năm gắn bó trong nghề, với lịng u nghề,
mến trẻ, tận tụy với nghề nghiệp tôi suy nghĩ và chăn chở là phải làm thế nào để
có những biện pháp giáo dục cháu Võ Thị Huyền Trang bị khuyết tật ở lớp tơi

một cách hiệu quả nhất góp phần hạn chế những khiếm khuyết của cháu để cháu
vững bước vào đời, hòa nhập với cộng đồng và là những người con có ích cho
xã hội, cho đất nước.
2. Cơ sở thực tiễn
Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật vào các trường bình thường đang là
một xu hướng phổ biến trên thế giới nói chung và đặc biệt đang được triển khai
ở một số nước có hệ thống giáo dục đặc biệt phát triển.
Cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục hịa nhập trẻ khuyết
tật trong trường Mầm non nói riêng đã có bước chuyển biến khá tốt. Hầu hết các
trẻ khuyết tật đều ra lớp học hịa nhập. Tại địa phương nơi tơi đang công tác đã
huy động 100% trẻ khuyết tật 5 tuổi ra lớp học hồ nhập theo chương trình.
Bản thân giáo viên tơi là giáo viên lâu năm đã có nhiều kinh nghiệm trong
cơng tác giảng dạy chăm sóc trẻ, đã nhiều năm đạt chiến sĩ thi đua, giáo viên
dạy giỏi cấp huyện, được nhà trường đánh giá cao là giáo viên có năng lực


4
chun mơn tốt, về phía phụ huynh cũng rất u quý và tin tưởng yên tâm khi
được con em mình vào lớp học do tôi phụ trách.
3. Khảo sát thực trạng
3.1. Khảo sát thực trạng của lớp trước khi thực hiện đề tài
Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để trẻ phát triển hết khả năng
của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương
trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc
thù… Nhằm chuẩn bị cho trẻ trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội.
Tuy nhiên, thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường Mầm
non vẫn còn nhiều những hạn chế. Cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trị
và trách nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật và khả năng phát
triển của trẻ khuyết tật.
Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu

về số lượng, chủng loại, chưa có những trang thiết bị và đồ dùng dạy học đặc
thù cho từng loại trẻ khuyết tật.
Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ khuyết tật.
Nhưng làm thế nào để trẻ khuyết tật hòa nhập trường Mầm non được tốt, đây là
vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm, trong đó hệ thống giáo dục đóng vai
trị then chốt.
Trước thực trạng trên, trường Mầm non nơi tôi đang công tác nằm trên địa
bàn nông thôn, đời sống kinh tế của gia đình cũng như của địa phương cịn khó
khăn. Cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật chưa đủ để bảo đảm cho giáo
dục trẻ khuyết tật. Các phương tiện hỗ trợ chưa có, chưa bảo đảm những yêu cầu
phù hợp cho trẻ khuyết tật. Trình độ giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật còn hạn
chế. Bất cập này đã dẫn đến mâu thuẫn. Mục tiêu vĩ mơ, chính sách quốc gia là
đúng đắn, hợp lịng dân, hợp xu thế thời đại, nhưng khơng có kinh phí hỗ trợ,
giải pháp triển khai thực hiện cịn chung chung chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa
giáo viên trong nhà trường và cán bộ chuyên trách về khuyết tật.
Năm học này trong lớp tơi phụ trách có cháu Võ Thị Huyền Trang,cháu
không may cơ thể đã yếu lại bị khuyết tật “ Chậm phát triển về thể lực, trí tuệ và
ngơn ngữ kém ” là một cơ giáo đã gắn bó nhiều năm trong nghề,với tinh thần
trách nhiệm, lịng u nghề, mến trẻ và đặc biệt với tình yêu thương những đứa
trẻ kém may mắn tôi đã không ngại khó khăn chăm sóc cháu, tìm tịi nghiên cứu
qua mạng Internet, tham khảo tài liệu sách báo…đưa ra những biện pháp cụ thể
để chăm sóc giáo dục cháu Trang hịa nhập một cách có hiệu quả. Giúp cháu tự


5
tin, nhanh nhẹn, hoạt bát, phát triển trí tuệ và ngôn ngữ, lĩnh hội những kiến
thức quý báu làm hành trang cho trẻ bước vào đời hòa nhập với cộng đồng và xã
hội.
3.2. Những thuận lợi và khó khăn
3.2.1. Thuận lợi

Lớp tôi được nhận bàn giao là 27 trẻ, trong đó có 12 cháu nữ và 15 cháu
nam, có 2 cơ giáo phụ trách lớp,phịng học tuy khơng rộng nhưng có nhà vệ sinh
khép kín. Phịng Giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị cơ
sở vật chất, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ. Phòng học và sĩ số lớp hợp lý
nên việc tổ chức giảng dạy cho trẻ cũng dễ dàng. Được sự giúp đỡ của đồng
nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Gia đình tơi ở gần gia đình nhà cháuTrang nên việc gặp gỡ, trao đổi, giúp
đỡ cháu có nhiều thuận lợi hơn.
3.2.2. Khó khăn
Về gia đình: Do là trẻ khuyết tật, gia đình lại khó khăn, trong thời kỳ dịch
covid cháu chỉ ở nhà với bố mẹ và bà nội bị liệt khơng giao tiếp với ai, Gia đình
cháu rất khó khăn thuộc hộ nghèo trong địa bàn, bố mẹ cháu lại là người ít học,
ở nhà cháu lại thường xuyên tiếp xúc với bà nội nói ú a ú ớ nên phần nào cũng
bị ảnh hưởng đến cháu.
Về bản thân cháu Võ Thị Huyền Trang gặp nhiều khó khăn khi tham gia
các hoạt động đọc thơ, hát múa, thể dục, xé dán, vẽ tô màu, làm quen chữ cái
….và hịa nhập với các bạn cùng lứa với mình.
Về giáo viên: Cịn hạn chế về chun mơn dạy trẻ khuyết tật.
4. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Khảo sát về đặc điểm tâm lý trẻ
Biện pháp 2: Lập kế hoạch, theo dõi sự tiến bộ của trẻ, đánh giá kết quả
thông qua các hoạt động.
Biện pháp 3: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và cán bộ y tế cùng nhau
giáo dục chăm sóc trẻ tốt hơn.
Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện với trẻ.
Biện pháp 5: Giáo dục trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân.
Biện pháp 6: Theo dõi, quan tâm giúp đỡ giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.


6

Biện pháp 7: Giáo dục trẻ khuyết tật khi tham gia vào các hoạt động.
5. Biện pháp thực hiện (Biện pháp thực hiện từng phần)
5.1. Biện pháp 1: Khảo sát về tâm lý của cháu Võ Thị Huyền Trang
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp đã lâu năm, tôi đã nhận hịa nhập khơng ít
trẻ khuyết tật chậm phát triển. Có trẻ bị điếc bẩm sinh, có trẻ bị dị tật về mắt, bị
khiếm thính, có trẻ bị tăng động…. và năm học này có cháu Võ Thị Huyền
Trang chậm phát triển thể lực kém, khó khăn về vận động tự phục vụ, trí tuệ và
ngơn ngữ kém…
Cháu Võ Thị Huyền Trang tâm lý bất ổn về tinh thần, cháu thường chậm
nói, ít nói, hay cười một mình, khi cơ hỏi cháu thường ú ớ nói rất nhỏ khó nghe,
đi tè hoặc đi ngồi khơng biết bảo cơ ngồi đâu là cháu tè hoặc ị ngay ra đó, ăn
cơm nếu để cháu xúc cơm lấy thì hầu như đổ vãy cơm ra ngồi. Cháu khơng
muốn tiếp xúc với mọi người, rất khó khăn trong các hoạt động của lớp.
Qua khảo sát tâm lý cháu Võ Thị Huyền Trang về các mặt như sau:
Thể chất: Cơ thể chậm phát triển suy dinh dưỡng thể gầy cịm nặng
Ngơn ngữ: Rất hạn chế, vốn từ ít, phát âm thường sai, chậm nói…
Vận đơng: Thường khó khăn trong khi vận động.
Cảm giác, tri giác: Chậm chạp, phân biệt kém, thiếu tính tích cực.
Tư duy: Chủ yếu là tư duy cụ thể, tính khơng liên tục, tính logic kém.
Trí nhớ: Hiểu chậm, quên nhanh.
Chú ý: Thời gian chú ý ngắn, khó tập trung vào một cơng việc, thiếu tính
bền vững.
Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của cháu, biết cháu ở dạng khuyết tật
“Chậm phát triển về thể lực, trí tuệ và ngơn ngữ kém” từ đó tơi có những biện
pháp giáo dục cho trẻ hòa nhập phù hợp.
5.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch, theo dõi sự tiến bộ của trẻ, đánh giá kết
quả thông qua các hoạt động
Căn cứ vào (Mẫu) kèm theo công văn số 1279/SGD&ĐT-GDMN, ngày 10/
11/ 2009 hồ sơ trẻ khuyết tật dựa vào đó, tơi lập bảng kế hoạch giáo dục cá nhân
cháu Võ Thị Huyền Trang theo từng tháng, từng tuần đưa ra nội dung giáo dục

và biện pháp giáo dục cụ thể để đánh giá kết quả theo 5 lĩnh vực điều chỉnh cho
phù hợp nhằm qiáo dục cháu hòa nhập phát triển tốt.


7
Trong q trình chăm sóc giáo dục hịa nhập cháu Võ Thị Huyền Trang
khuyết tật để đạt hiệu quả cao tôi thường xuyên theo dõi đánh giá sự tiến bộ của
trẻ (Theo sổ nhật ký) để đánh giá những điểm mạnh, khó khăn, nhu cầu về chăm
sóc và phục hồi chức năng cho trẻ, đưa ra những tưu chí cụ thể đánh giá.
Lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và
biện pháp giáo dục cụ thể.
Sổ nhật ký theo dõi từng ngày qua các hoạt động.
Lập bảng theo dõi kết quả phát triển trí tuệ, thể chất báo cáo cho ban giám
hiệu. Bảng theo dõi phải đánh giá chính xác q trình phát triển của trẻ. Thường
xuyên quan sát theo dõi trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Khi quan
sát phải hiểu rõ là mình quan sát những nội dung nào, phải ghi chép đầy đủ từng
nội dung, hiện tượng xảy ra trong hoạt động hàng ngày của trẻ.
Xây dựng nhật ký theo dõi, đánh giá theo từng tuần
Minh chứng 1: Hình ảnh nhật ký theo dõi đánh giá sự tiến bộ của trẻ đầu
năm
5.3. Biện pháp 3: Phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh
Gia đình và nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng trẻ trong những tháng đầu
đời, cô giáo và gia đình đều có những ưu thế riêng. Chính vì vậy việc kết hợp
giữa 2 lực lượng này là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục trẻ khuyết tật. Hằng ngày trong những giờ đón và trả trẻ tơi đều dành
một thời gian nhất định để trao đổi với phụ huynh về những chuyển biến của trẻ
và có những đề xuất cần phụ huynh phối hợp. Đồng thời qua trao đổi với phụ
huynh tơi cũng biết thêm được một số cá tính của trẻ ở nhà để có hướng rèn
luyện, uốn nắn trẻ. Gia đình, nhà trường và xã hội ln có mối quan hệ hữu cơ
không thể tách rời, mọi ảnh hưởng của gia đình, xã hội đều có tác động rất lớn

đến quá trình phát triển của trẻ. Sự chăm lo của xã hội như: Phát động ngày vì
trẻ em, cấp phiếu khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, tặng quà dịp tết
nguyên đán, ngày 1/6, ngày tết trung thu…đã có nhiều tác động đến các bậc làm
cha mẹ, giúp họ hiểu hơn trách nhiệm của mình với xã hội và trong việc giáo
dục con cái.
Minh chứng 2: Hình ảnh cô giáo trao đổi với phụ huynh
5.4. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ
Mơi trường giáo dục có vai trị rất quan trong trong q trình phát triển tồn
diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật.


8
Bởi khi có mơi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho trẻ
đồng thời giúp trẻ phát triển về toàn diện tinh thần và thể chất. Hơn nữa đối với
trẻ khuyết tật rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngồi. Khơng những bệnh tật,
thiếu dinh dưỡng có thể gây tác hại lâu dài mà ngay cả những thiếu sót trong
cách thức giáo dục, trong quan hệ tình cảm cũng dễ làm nẩy sinh những chấn
thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Cho nên cơ giáo
mầm non có vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục hòa nhập. Trẻ mầm non là
lứa tuổi đầu tiên tiếp xúc với môi trường giáo dục. Cô giáo như mẹ hiền, thay
thế mẹ để chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ cháu ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy việc
chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật phải thường xuyên được cải tiến, đổi mới,
phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và sở thích của trẻ. Khơng nên gị bó, áp
đặt, mệnh lệnh làm căng thẳng, ức chế tâm lý trẻ. Cô giáo phải thường xuyên trò
chuyện, âu yếm vỗ về trẻ, tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, thoải mái, tạo mơi trường
đẹp, thân thiện để trẻ được hịa nhập cùng với bạn bè, xây dựng nhóm bạn cùng
chơi với trẻ. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thích đến trường.
5.5. Biện pháp 5: Giáo dục trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân
Cháu Trang chỉ nói ú ớ. Ví dụ: Khi muốn cô cởi áo cháu đến gần cô, chỉ
vào áo và giơ hai tay lên. Lúc đó tơi vừa cởi áo cho cháu vừa bảo cháu. Con nhớ

khi muốn cơ cởi áo con phải nói “Cơ ơi! cởi áo cho con” như thế mới giỏi, cơ
thương nhiều.Tơi khuyến khích trẻ nói trọn câu. Khi cháu muốn làm một việc gì
đó hoặc mách cơ bạn làm sai điều gì. Trang muốn chơi gì, Trang đều khơng nói
mà chỉ động vào cơ và chỉ chỉ tay về phía bạn. Khi cơ nhắc nhở bạn cháu mới
thôi. Những lúc như vậy tôi thường đến bên trẻ hỏi cháu: “Con đang làm gì
thế?” hoặc “Bạn lấy gì của con phải khơng?”. Khi hỏi trẻ, trị chuyện với trẻ tơi
thường mỉm cười và nhìn thẳng vào trẻ tạo cho trẻ cảm thấy yên tâm, sự tin
tưởng khi nói với cơ điều mà trẻ thể hiện. Do bị khuyết tật nên Trang không như
các bạn bình thường khác, Trang thường lơi bỏ dây buộc tóc làm đầu rối bù
những lúc dảnh tôi gọi Trang đến trải đầu, tết tóc đơi cho cháu và khen hoa để
vậy thế rất xinh nếu con mà lôi bỏ dây buộc tóc thì đầu tóc sẽ dối bù khơng đẹp
các bạn sẽ không muốn chơi với con mà cô cũng khơng u. Trang cũng biết tự
phục vụ mình, tự xúc cơm ăn và tự lấy gối nệm ngủ nhưng cô phải nhắc nhở
nhiều lần và rèn luyện thường xuyên trẻ mới thực hiện đựơc. Nhưng khi xúc
cơm Trang còn rất vụng về hay làm đổ cơm ra ngoài và thường hay ngồi đợi cơ
đến đút cơm cho mình. Tơi động viên cháu nên tự xúc ăn, và chỉ dẫn cháu cách
xúc cơm không làm rơi vãi, khen ngợi cháu kịp thời, khi cháu thực hiện tốt ăn
nhanh.


9
Ví dụ: Bé Trang giỏi lắm, bạn đã ăn hết rồi đấy các con! Trang giỏi lắm
đó, tự xúc ăn đi con, mỗi lần như vậy, tôi thấy cháu rất ngoan và tự xúc ăn
không cần cô nhắc.
Minh chứng 3: Hình ảnh Trang xúc cơm ăn
Khi mới đến lớp cháu vẫn thường hay đái dầm khi đang trong giờ học,
hoặc giờ ngủ trưa. Nhiều lần cịn “đi ngồi” ra quần mà khơng hề hay biết và
cũng khơng nói với cơ. Lúc mới bắt đầu tôi rất ngại và cũng thường hay bực dọc
và trách móc cháu. Nhưng thấu hiểu được khiếm khuyết cuả cháu tôi đã thay đổi
thái độ khi cháu “đi” như vậy. Tôi thường hay khuyên bảo, nhắc nhở cháu con

muốn đi vệ sinh phải bảo cô giáo, rèn cho cháu thói quen đi tiểu trước khi vào
giờ học, trước khi đi ngủ và đi đúng nơi quy định. Lần sau nếu có “mắc” con
nhớ đứng dậy đi hoặc nói với cơ nhé! Khơng được đi ra quần như thế là xấu
lắm, không ngoan đâu, các bạn cười con đấy. Ở trường ở lớp cô nhắc trẻ, giúp
trẻ rửa tay theo đúng quy cách bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi tiêu tiểu,
giúp trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Ở nhà, tơi nhờ cha mẹ nhắc nhở, giúp
đỡ trẻ để trẻ có thể tự phục vụ mình. Cháu Trang năm nay đã 5 tuổi và cháu
cũng đã sắp bước vào lớp một cháu bị khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ, ngơn
ngữ kém”. Vì thế ngay lúc này tơi phải cố gắng làm sao để trẻ có thể hịa nhập
với các bạn của trẻ. Dạy trẻ làm quen dần với các sự vật, hiện tượng các tình
huống có thể xảy ra quanh trẻ. Nên cho trẻ đi vào nề nếp vào thực hiện những
yêu cầu đơn giản phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ. Để khi bước vào lớp
một trẻ khơng cịn bỡ ngỡ. Một mơi trường giáo dục tốt sẽ là nền tảng để trẻ có
thể học và tiếp thu bài tốt hơn và nhất là tập cho trẻ nói giúp trẻ có thể nói lên
những gì mà trẻ nghĩ. Khơng cịn lay lay cơ mà chỉ nữa, mà có những kỹ năng tự
phục vụ được bản thân.
5.6. Biện pháp 6: Theo dõi quan tâm giúp đỡ giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi
nơi
Trong quá trình dạy trẻ khuyết tật hịa nhập thì việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi
là việc làm hết sức cần thiết. Đối với trẻ khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn
đạt những ý nghĩ, mong muốn của trẻ rất hạn chế. Vì thế cơ giáo phải thường
xun quan tâm chăm sóc, trị chun, giúp đỡ trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi
hoạt động như: vào giờ đón trả trẻ, giờ chơi tơi thường trò chuyện với cháu, vỗ
về thủ thỉ với cháu hướng dẫn dặn dị cháu ví dụ: Khi nào con muốn đi vệ sinh
con phải thưa cô cô sẽ cho con đi đừng tè và ị ra quần mất về sinh lắm, hoặc đến
lớp con phải khoanh tay chào cô, chào mẹ rồi mới vào lớp thì cơ mấy u….cơ
giáo thường xuyên khen ngợi cháu kịp thời trước lớp khi thấy cháu tiến bộ.


10

Để cháu Trang biết tên và đồ dùng, ký hiệu trên các đồ dùng của cháu hàng
ngày cô gọi tên cháu, hỏi cháu ký hiệu của mình nhiều lần và hướng dẫn cho
cháu thực hiện với đồ dùng vệ sinh cá cháu. Cháu nhận biết một số yêu cầu đơn
giản cá nhân của cháu như cất dép lên kệ, cất gối nệm, đồ dùng cá nhân đúng
ngăn tủ có ký hiệu của mình
Việc giáo dục cháu Trang phải thực hiện một cách thường xuyên, phải
kiên trì, nhẫn nại, thường xuyên nhắc nhở giáo dục các con trong lớp phải yêu
thương, giúp đỡ bạn lúc khó khăn, thấy bạn bị ngã phải đỡ bạn đứng dậy, thấy
bạn buồn, bạn khơng khỏe thì phải quan tâm hỏi thăm (Sao bạn buồn thế? hay
bạn đau chỗ nào?…),cùng chơi với bạn…Đây cũng là cơ hội tốt để giáo dục tình
cảm, lịng nhân ái, nhân cách sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Minh chứng 4: Hình ảnh cơ giáo và các bạn chơi “Chi chi chành
chành” cùng Trang
5.7. Biện pháp 7: Giáo dục trẻ khuyết tật khi tham gia vào các hoạt động
Để tổ chức cho trẻ khuyết tật mạnh dạn,tự tin tham gia vào các hoạt động
vui chơi, học tập là một yêu cầu hết sức quan trọng. đòi hỏi người giáo viên phải
có kiến thức. cơ giáo phải chu đáo nhiệt tình nhằm đáp ứng kịp thời những nhu
cầu đòi hỏi của trẻ. Tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia hoạt động
với các bạn. ngồi ra cơ giáo phải là chỗ dựa cho trẻ, dìu dắt trẻ mỗi khi trẻ tham
gia hoạt động tạo niềm tin và sự an toàn cho.
5.7.1. Hoạt động phát triển vận động
Trong các giờ hoạt động học, cô giáo là người hướng dẫn, dẫn dắt, gợi mở,
giúp trẻ phát hiện những tri thức khoa học, trẻ là người chủ động tiếp nhận các
tri thức. Từ đó từng bước tạo thói quen cho trẻ. Đặc biệt trong giờ hoạt động
phát triển vân động khi dạy trẻ khuyết tật cô giáo phải thường xuyên gần gũi,
giúp đỡ, động viên, khích lệ để trẻ tự tịn, dũng cảm, hứng thú tham gia tập
luyện, trong quá trình tập luyện cũng rất cần những tràng pháo tay khen ngợi cổ
vũ của các bạn trong lớp để tạo niềm tin cho trẻ khuyết tật tích cực tham gia tập
luyện.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động phát triển thể chất dạy trẻ vận động “Bò chui

qua cổng” Cháu Trang sợ khơng dám bị, cơ giáo gần gũi, động viên khuyến
khích, khích lệ tạo tình cảm gắn bó giữa cơ và trò, giữa các bạn với nhau, những
tràng pháo tay khen ngợi trẻ khích lệ trẻ để trẻ cảm thấy hứng thú và tự tin, dũng
cảm tham gia vào hoạt động.
Minh chứng5: Hình ảnh Trang thực hiện vận động “Bị chui qua cổng”


11
5.7.2. Hoạt động làm quen văn học
Do trẻ khuyết tật kém về trí tuệ và ngơn ngữ nên việc day trẻ đọc thơ, kể
chuyện, đọc đồng dao, ca dao, tục ngữ cho trẻ nghe là rất cần thiết. Với những
âm điệu, từ ngữ đơn giản tươi sáng và dễ hiểu của các bài thơ, câu chuyện sẽ
giúp trẻ dễ tiếp thu hơn.
Ví dụ1: Bài thơ: “Tình bạn” Đối với trẻ bình thường, yêu cầu trẻ thuộc, đọc
diễn cảm, biết ngắt đúng nhịp để thể hiện nôi dung bài thơ. Đối với cháu Trang
tôi yêu cầu trẻ đọc cùng các bạn, thuộc bài thơ theo khả năng của trẻ. Sau khi trẻ
đã thuộc thơ tơi khuyến khích trẻ đọc diễn cảm và động viên trẻ lên đọc thơ
cùng các bạn.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động làm quen văn học, tơi ln giao tiếp
với trẻ, lắng nghe những gì trẻ nói, khích lệ trẻ đọc, kể để phát triển ngơn ngữ
cho trẻ.
Ví dụ2: Trong tiết học loại tiết “Dạy trẻ đóng kịch” Chuyện “Chú Dê đen”
đối với trẻ bình thường tôi yêu cầu khi nhập vai các nhân vật trẻ phải thể hiện
tính cách, biểu cảm, hành động, giọng của các nhân vật như: Chó Sói hung dữ,
Dê Trắng sợ sệt, Dê Đen dũng cảm. Còn với cháu Trang khi cháu tham gia đóng
kịch cùng các bạn tơi chỉ u cầu cháu nói được rõ lời của nhân vật trong
chuyện.
Minh chứng 6: Hình ảnh bé Trang đang trong vai Dê trắng
5.7.3. Hoạt động làm quen âm nhạc
Trong các hoạt động âm nhạc, cô giáo là người dẫn dắt, gợi mở, giúp trẻ

lĩnh hội những tri thức khoa học, trẻ là người chủ động tiếp nhận các tri thức. Từ
đó từng bước tạo cho trẻ thói quen thích tìm tịi khám phá. Hoạt động âm nhạc là
hoạt động hướng tới việc giảm bớt hành vi bất lợi, tăng cường các công tác xã
hội cho trẻ, nó lơi cuốn vượt qua ngơn ngữ là một cách dẫn đến thế giới cảm
xúc, trong giờ hoạt động âm nhạc giup trẻ thư giãn, tự do, sáng tạo trong các
động tác hình thể theo nhịp điệu học ngơn ngữ qua âm nhạc. Vì vậy trong q
trình chăm sóc giáo dục cơ giáo phải thường xun gần gũi, trị chuyện, động
viên tạo tình cảm thân thiết để trẻ cảm thấy an tâm tham gia hoạt động khi có cơ
bên cạnh. Đây cũng là cơ hội để trẻ luyện tập, phát triển ngôn ngữ, phục hồi dần
các khiếm khuyết của trẻ khuyết tật.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động âm nhac dạy trẻ vận động bài “Mẹ đi vắng”
tôi mời cháu Trang tham gia cùng với các bạn, những tràng pháo tay khen ngợi
bé cảm thấy hứng thú và cô thường xuyên mời bé lên tham gia hát múa cùng cô,


12
cho Trang mặc những bộ trang phục đẹp Trang rất thích và phấn khởi. Dần dần
bé tự tin, mạnh dạn xung phong lên hát múa cho các bạn xem.
Minh chứng 7: Hình ảnh cháu Trang vận động cùng cơ và các bạn
5.7.4. Hoạt động tạo hình
Đối với trẻ khuyết tật, thơng qua hoạt động tạo hình trẻ có thể nâng cao vận
động tinh, khả năng phối hợp tay và mắt, giúp trẻ từng bước làm chủ các vận
động kỹ xảo và các thao tác tinh tế khác. Ngoài ra hoạt động này còn giúp trẻ
rèn luyện chú ý cao, làm chủ các hành vi một cách có ý thức. Khi trẻ khuyết tật
tham ra hoạt động tạo hình có thể cho trẻ làm theo từng thác nhỏ. Thời gian học
tập cần ngắn, nội dung học được lặp lại theo nhiều cách khác nhau và được liên
hệ với những gì trẻ biết, cần khuyến khích trẻ vận dụng các kỹ năng đã học vào
các tình huống mới giúp trẻ hiểu được vì sao chọn cái này khơng chọn c kia.
Ví dụ: trong giờ hoạt động tạo hình đề tài: “Xé dán vườn cây ăn quả” cô
cho trẻ quan sát và nhận xét từng bức tranh sau đó hỏi ý tưởng của trẻ . Với

cháu Trang tôi hướng dẫn trẻ kỹ từng bước cách chọn giấy màu nâu làm thân
cây, màu xanh làm tán cây,màu đỏ làm quả, sau đó tơi vẽ những đường chấm
mờ có lơ nhỏ tạo thành theo từng chi tiết ( Thân cây, tán cây, quả) hướng dẫn
Trang xé theo đường nét chấm mờ và bôi hồ dán ghép thành cây ăn quả. Đối
với các bạn trong lớp tôi yêu cầu trẻ xé dán 2 đến 3 cây tạo thành vườn cây ăn
quả, nhưng với cháu Trang tôi chỉ yêu cầu con xé dán được 1 cây ăn quả cũng
được khen giỏi rồi.
Trong giờ hoạt động tạo hình vì bị khuyết tật nên cháu Trang cũng khó
khăn trong các giờ hoat động tạo hình. Tơi ln nhắc nhở các cháu giúp đỡ bạn
Trang, giáo dục cho các cháu ln có tình cảm u thương bạn. Trong khi thực
hiện cơ ln quan tâm giúp đỡ động viên, khuyến khích, gợi mở kích thích để
trẻ tích cực hoạt động hồn thành sản phẩm của mình.
Minh chứng 8: Hình ảnh cháu Trang đang làm tạo hình
5.7.5. Hoạt động làm quen với toán
Nhũng biểu tượng ban đầu về toán của trẻ xuát hiện thông qua các trải
nghiệm hàng ngày trong môi trường học tập phong phú và hấp dẫn. Khi cho trẻ
tham gia vào việc làm quen với các khái niệm toán, tôi đã lựa chọn những hoạt
động phù hợp với khả năng của trẻ trong lớp, áp dụng theo đúng với chương
trình học “Lấy trẻ làm trung tâm”. Đối với trẻ bình thường tốn cũng là một hoạt
động địi hỏi tư duy cao. Với trẻ khuyết tật “chậm phát triển về trí tuệ và ngơn
ngữ kém” khả năng nhận thức và tư duy gặp nhiều khó khăn nên khi lập chương


13
trình kế hoạch giáo dục của các tiết học, tơi thường hạ thấp các kiến thức, kỹ
năng, những câu hỏi dễ dành cho trẻ khuyết tật mà tơi mong muốn.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động làm quen với toán “Dạy trẻ đếm đến 8, nhận
biết số lượng trong phạm vi 8, nhận biết chữ số 8”.
* Đối với trẻ bình thường tôi yêu cầu:
Kiến thức: Trẻ biết đếm đến 8, nhận biết các nhóm số lượng trong phạm vi

8, nhận biết chữ số 8.
Kỹ năng: Có kỹ năng đếm, đếm ngược, đếm xuôi, đếm thành thạo từ 1 đến
8. Chỉ tay lần lượt vào các đối tượng, đếm từ trái sang phải, đặt số lượng theo
thứ tự từ 1 đến 8, có kỹ năng xếp tương ứng 1 -1, kỹ năng khoanh tròn, gắn
tranh, nối số lượng tương ứng theo yêu cầu cô.
* Đối với cháu Trang tôi hạ thấp yêu cầu phù hợp với trẻ:
Kiến thức: Trẻ biết đếm đến 8, nhận biết chữ số 8.
Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng đếm (Chỉ tay lần lượt vào các đối tượng và đếm
từ trái sang phải từ 1 đến 8}
Tôi luôn tận dụng các cơ hội cho cháu Trang đếm. Đếm các đối tượng và
xếp thành dấy sao cho không bỏ sót hay trùng lập đối tượng, tơi cịn cho trẻ đếm
các ngón tay cuẩ mình, đếm số hạt vừa xâu được, đếm số bạn trong nhóm, trong
tổ. Ngồi ra tôi luôn tạo cơ hội được rèn luyện thêm vào các kỹ năng tốn khác,
tơi kết hợp cả lời nói và các thao tác chia, đếm số các bạn trong nhóm, tổ…
ngồi đếm ra tơi ln tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện thêm các kỹ năng tốn khác.
Tơi kết hợp cả lời nói và các thao tác tốn cụ thể để hướng dẫn cho trẻ một cách
cụ thể, khi cần có thể làm cùng với trẻ.
Minh chứng 9: Hình ảnh cơ giáo hướng dẫn cháu Trang trong giờ học
tốn
5.7.6. Hoạt động khám phá
Khám phá khoa học và khám phá xã hội không chỉ là kiến thức mà là một
quá trình hay là con đường tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh trẻ. Trẻ tích
cực tham gia các hoạt động thăm dị, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội qua việc
cảm nhận các giác quan. Sau đó trẻ dự đoán, suy luận, phân loại, so sánh để
khám phá thế giới xung quanh.
Nhưng ở cháu Trang bị khuyết tật “Chậm phát triển về thể lực, trí tuệ và
ngơn ngữ kém” do đó cháu “Mất sử lý thơng tin đầu vào” hay nói cách khác là
cháu “Chức năng cảm nhận trong cơ thể có sự bất thường”. Do đó tùy vào nhận



14
thức và khả năng của trẻ mà tôi hạ thấp yêu cầu xuống để giúp trẻ có thể khám
phá về thế giới từ chi tiết cụ thể trước, sau đó mới mở rộng yêu cầu khám phá
rộng hơn.
Ví dụ: Trong kế hoạch giáo dục tháng, dưạ trên chủ đề “Động vật” đối với
trẻ bình thường tơi cho trẻ khám phá theo từng tuần phù hợp với chủ đề khám
phá các con vật sống trong vườn bách thú, một số loài cá, con mèo, đàn gà, côn
trùng… quanh bé. Đối với cháu Trang tôi hạ thấp yêu cầu tôi cho trẻ khám phá
những con vật gần gũi nhất với trẻ như: gà, vịt, chó, mèo…Trong q trình
khám phá tơi ln tạo điều kiện cho trẻ khám phá những nét đặc trưng của các
đồ vật, con vật, các sự vật hiện tượng bằng cách sử dụng tất cả các giác quan
một cách thích hợp. Trẻ được quan sát, xem xét, phỏng đốn các sự vật hiện
tượng xung quanh. Tôi sử dụng các câu hỏi gợi mở đặc biệt giúp trẻ phát triển
suy nghĩ, phát triển tư duy và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
5.7.7. Hoạt động làm quen chữ viết
Đây là một hoạt động nhằm giúp trẻ phát âm chuẩn âm tiếng việt, phát triển
vốn từ, địi hỏi cơ giáo phải có lời nói rõ ràng, phát âm đúng âm các chữ
cái.Hoạt động làm quen chữ viết trong trường Mầm non dưới hình thức “ học
mà chơi, chơi mà học”. Trẻ 5 tuổi rất dễ nhớ nhưng lại mau quên, nên vào đầu
năm học để giúp trẻ có kỹ năng ghi nhớ tơi đã cho trẻ làm quen ký hiệu của
mình bằng các chữ cái. Cháu Trang khi cho trẻ làm quen vớí ký hiệu, tơi thăm
dị, trị chuyện biết cháu nhớ là chữ e và tôi cho cháu ký hiệu chữ e để cháu dễ
nhớ.
Trong giờ hoạt động làm quen chữ viết, cháu Trang gặp rất nhiều khó khăn,
tơi ln quan tâm, động viên, khích lệ trẻ đoc, phát âm chữ cái, ngồi ra tơi thiết
kế những trị chơi phù hợp trong tiết học để cháu dễ tìm, dễ nhớ, hứng thú trong
tiết học.
Ví dụ: trong giờ học “Làm quen chữ cái e, ê” khi chơi trị chơi tìm và gạch
chân chữ cái e, ê có trong bài thơ “Dỗ bé”.Đối với trẻ bình thường tơi cho trẻ
gạch chân chữ e, ê trong bài thơ. Đối với cháu Trang khi tôi viết bài thơ “Dỗ bé”

với những chữ e, ê trong bài thơ tơi viết bằng mực đỏ để khi tìm và gạch chân
chữ e, ê cháu nhận biết được dễ dàng hơn.
5.7.8. Hoạt động góc
Để tổ chức cho trẻ khuyết tật vào hoạt động góc giúp trẻ khả năng tư duy
sáng tạo, phát triển kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ.Vào những buổi đầu năm học
tôi dắt cháu Trang đến nơi các bạn đang chơi, giải thích cho cháu hiểu các bạn


15
của mình đang chơi gì? làm gì? Bạn Phương và các bạn đang xây nhà đấy! Bạn
An, bạn Bích và các bạn đang nấu ăn! Bạn Hân đang đang khám bệnh cho mọi
người….qua đó kích thích ngơn ngữ cho trẻ.
Vào những buổi chơi tiếp theo tôi động viên để cháu Trang tự nhận góc
hoặc các bạn sẽ rủ cháu vào các góc chơi, cho cháu đóng vai chơi, trong q
trình chơi tơi ln đến bên cháu hỏi han, trị chuyện để khích lệ cháu.
Ví dụ: Khi chơi góc “Bé tập làm bác sỹ” tơi cho cháu Trang đóng vai “Bác
sỹ”Tơi động viên các bạn chơi cùng cháu, trong khi cháu chơi tôi luân theo dõi
và hỏi han cháu: “Bác sỹ ơi bác sỹ khám bệnh cho ai đấy? Thế búp bê bị làm
sao? búp bê đau bụng à? Thế bác sỹ phải làm thế nào để búp bê khỏi đau
bụng! hoặc : Bác sỹ khám cho tôi với! Thế tôi bị làm sao đấy! Bác sỹ cho tôi
thuốc với nào! ...Tôi thấy cháu rất vui và tham gia hoạt động.
Minh chứng 10: Hình ảnh cháu Trang đang trong giờ hoạt động góc.
5.7.9. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin
Hiện nay việc ứng dụng công nghề thông tin trong trường Mầm non là một
phương tiện giáo dục vô cùng tiện lợi và hữu ích. Tơi thường xun truy cập
mạng Internet tìm hiểu thơng tin giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật , tìm tịi những
hình ảnh tư liệu trang giáo dục điện tử, thiết kế những trò chơi trong bài giảng
powerpoint để trẻ tiếp cận công nghề thông tin và đặc biệt là trẻ khuyết tật rất
hứng thú  tham gia.
Ví dụ: Tơi thiết kế những trò chơi: Ai tinh mắt thế, trò chơi ai đốn giỏi,

hoặc trị chơi con gì biến mất…nhằm mục đích mở rộng cho trẻ hiểu biết về thế
giới xung quanh, nhận biết đoán tên những đồ dùng trong gia đình, những con
vật, các loại rau quả và các trị chơi chữ cái, trị chơi học tốn. Trẻ rất hứng thú
tham gia và đặt biệt là khả năng nhận biết, chú ý, ghi nhớ của trẻ khuyết tật tiến
bộ rõ rệt.
Minh chứng 11: Hình ảnh cháu Trang đang sử dung công nghệ thông
tin.
5.7.10. Hoạt động trải nghiệm thực tế
Để chăm sóc và giáo dục và hình thành cho trẻ những kỹ năng trong cuộc
sống là vô cùng quan trọng, việc thường xuyên cho trẻ trải nghiệm thực tế là
rất cần thiết. qua các buổi hoạt động trải nghiệm tập thể trẻ được giao lưu khám
phá thực hành trải nghiệm thực tế qua đó giúp trẻ hình thành kỹ năng trong cuộc
sống, đây cũng là cơ hội để giúp trẻ khuyết tật hịa nhập, phát triển kỹ năng sống
của mình.


16
Ví Dụ:Trong buổi trải nghiệm làm bánh chưng ngày tết cô hỏi trẻ về những
nguyên vật liệu cần để làm bánh chưng sau đó cơ hưỡng dẫn trẻ làm cùng cô,
đối với cháu Trang tôi đến ngồi cạnh cháu hỏi cháu chỉ vào từng nguyên vật liệu
khuyến khích cháu làm bánh cùng cơ. Ví dụ: Trang lấy lá ra lau lá cho cơ nào?
lau lá xong mình sẽ làm gì nào? Thế Trang trải lá ra cho cô nào? Trải lá xong
thì làm gì nữa? Trang giỏi lắm! thế Trang múc gạo vào cho cơ nào? Tiếp theo
mình sẽ làm gì?Cơ vừa hỏi trẻ vừa thao tác cùng trẻ tơi thấy Trang rất thích và
hào hứng làm bánh cùng cơ và các bạn
Minh chứng 12: Hình ảnh Trang cùng cơ và các bạn làm bánh trưng
* Tóm lại:
Để giáo dục trẻ khuyết tật trong trường Mầm non đạt kết quả tốt, cơ giáo
cần phải biết vận dụng đổi mới hình thức tổ chức, ứng dụng trong các hoạt động
học tập, vui chơi, với phương châm “chơi mà học, học mà chơi”. Dưới góc

độ giáo dục trẻ hịa nhập trẻ khuyết tật khơng phải chỉ chú ý đến trẻ khuyết tật
mà phải quan tâm chung đến tất cả trẻ trong lớp. Muốn phương pháp này thực
hiện tốt đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén, sáng tạo, quan sát, theo dõi và xử lý
tình huống kịp thời. Cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn, đưa ra những yêu cầu
gợi mở để trẻ trả lời và giao lưu với nhau, lôi cuốn trẻ tham gia vào việc tìm tịi,
khám phá một cách tích cực, trẻ được chơi thoải mái, khơng gị ép, trẻ tự bộc lộ
cảm nghĩ của mình trong lúc chơi và phản ánh lại những kiến thức mà cháu đã
tiếp thu được ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động.
Quan tâm trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ lĩnh hội được một
số kiến thức đơn giản, nhận biết được những hành vi cử chỉ đẹp, đặt biệt trẻ thể
hiện rõ nét về tình cảm yêu thương bạn, về kỹ năng sống … giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ giao tiếp, góp phần hồn thiện nhân cách cho trẻ.
6. Kết quả thực hiện
Sau khi nghiên cứu và áp dụng chương trình giáo dục trẻ khuyết tật. Bằng
các biện pháp đổi mới, sáng tạo, xây dựng môi trường lớp học thân thiện, tạo
cho trẻ cảm giác thoải mái, phát huy tính độc lập sáng tạo trong mọi hoạt
động.Với sự chăm sóc giáo dục, dạy dỗ tận tình, chu đáo thường xuyên, kết hợp
với cô giáo cùng lớp, phụ huynh, ban giám hiệu nhà trường, tôi thấy cháu Võ
Thị Huyền Trang đã có sự tiến bộ rõ rệt. Kết quả tiến bộ của trẻ đã đạt được
bằng minh chứng sau:
Nhật ký theo dõi sự phát tiến bộ của trẻ khuyết tật học hòa nhập năm
học 2022 – 2023


17
Họ và tên trẻ: Võ Thị Huyền Trang
Sinh ngày: 10 tháng 04 năm 2017
Loại tật: Chậm phát triển về thể chất, trí tuệ và ngơn ngữ kém
Minh chứng 13: Hình ảnh nhật ký theo dõi đánh giá sự tiến bộ của trẻ cuối
năm

Với những kết quả sự tiến bộ của trẻ đạt được tôi rất vui mừng và phấn
khởi với những khó khăn vất vả của tơi và cơ giáo cùng lớp đã giúp đỡ cháu
Trang có thêm những kiến thức, kỹ năng, để cháu bước vào lớp một, ngoài ra
thể lực của cháu cũng phát triển tốt hơn, Gia đình cháu cũng rất mừng vì sau
một năm học con họ đã thay đổi rất nhiều và bố mẹ cháu nói”:Cảm ơn các cơ rất
nhiều, các cơ đúng là người mẹ thứ hai của cháu. Nếu biết đến trường Mầm non
được các cơ dạy dỗ quan tâm chăm sóc tốt như thế này thì tơi đã cho cháu đi ra
lớp từ những năm trước rồi, cháu vừa nhận thức tốt hơn lại cịn tăng cân nữa”
Câu nói đó của bố mẹ cháu làm tơi thấy nhẹ cả lịng , tơi biết bố mẹ cháu đã yên
tâm hơn bớt mặc cảm khi thấy con mình đã hịa đồng cùng các bạn., Bản thân
tơi cũng rất vui mừng vì đến tuổi sắp nghỉ hưu mình lại làm được việc hữu ích.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận


18
Để Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật chậm phát triển về thể lực, trí tuệ,
ngơn ngữ kém hịa nhập trong trường mầm non tốt giáo viên phải thường xuyên
gần gũi, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ hịa nhập vui chơi với bạn
bè.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt
là y tế học đường, trạm y tế phải thường xuyên theo dõi.
Giáo viên phải tạo môi trường tốt cho trẻ khuyết tật hoạt động. Nắm rõ đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp giáo dục cho phù hợp.
Phải thường xun học hỏi, tìm tịi nghiên cứu đưa ra những biện pháp giáo
dục phù hợp, xử lý tình huống kịp thời..
Thường xuyên giáo dục các con trong trường, lớp thể hiện tình cảm u
thương, lịng nhân ái giúp đỡ bạn, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi
nơi.

Đầu tư nghiên cứu, tham khảo tài liệu, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng
nghiệp, trao dồi thêm kiến thức về hòa nhập trẻ khuyết tật để chuyên đề giáo dục
trẻ khuyết tật trong trường Mầm non nói chung và trẻ khuyết tật trong các nhóm
lớp nói riêng ngày được nâng cao và có chất lượng tốt hơn.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với nhà trường 
Tạo điều kiện giúp đỡ quan tâm trẻ khuyết tật về vật chất và tinh thần
Cung cấp những tài liệu, bổ xung đồ dùng, đồ chơi đáp ứng với yêu cầu
giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập
2.2. Đối với Phòng Giáo dục
Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên đề về công tác chăm sóc gió dục trẻ
khuyết tật.
Cung cáp tài liệu, sách báo về chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật
Trên đây là “Một số biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật chậm phát triển
về thể lực, trí tuệ, ngơn ngữ kém hịa nhập trong trường Mầm Non” trong q
trình triển khai và thực hiện ở lớp tôi tuy không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong cán bộ Phịng Giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp
đọc bổ xung góp ý thêm cho đề tài của tơi để đề tài này có thể phổ biến cho
đồng nghiệp trong trường khi có học sinh khơng may bị khuyết tật như dạng trẻ
khuyết tật ở lớp tơi ngày càng có hiệu quả hơn.


19
Tôi xin cam đoan để tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật chậm
phát triển về thể lực, trí tuệ, ngơn ngữ kém hịa nhập trong trường mầm
non” do tôi viết và được thực hiện tại lớp tôi là đúng sự thật không sao chép
của ai. Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả


Đỗ Thị Xuân



×