MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng văn minh, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao
đòi hỏi mỗi con người phải không ngừng phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh
vực. Con người còn là nền tảng của gia đình và là nguồn nhân lực quan trọng
của đất nước. Hơn nữa phát triển con người là mục tiêu của sự phát triển kinh
tế xã hội, là nhân tố cơ bản để đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
[28], [29]. Theo đánh giá của Liên hợp quốc [13], thực trạng chỉ số phát triển
của con người Việt Nam đứng vị trí 116 trên tổng số 173 nước trên thế giới,
chỉ số này thuộc nhóm thấp của thế giới. Do đó công tác giáo dục và đào tạo
được coi là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân
lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Nguồn nhân lực tri thức của đất nước
chính là thế hệ học sinh, sinh viên đang học tập và nghiên cứu trong các
trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đại học.
Các chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh được coi là hai mặt
cùng phát triển trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực tri thức cho đất nước.
Thực tế cho thấy, muốn đưa ra một biện pháp đúng đắn và hiệu quả đối với sự
nghiệp giáo dục và đào tạo một cách toàn diện, phải dựa vào hiện trạng thể
lực và năng lực trí tuệ của học sinh.
Ngay từ trước năm 1975, nhiều tác giả đã nghiên cứu về các chỉ số thể
lực và trí tuệ của con người Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu được trình bày
trong quyển “HSSH” [85]. Tài liệu này được sử dụng trong các sách giáo
khoa, các giáo trình, tài liệu dạy và học
Trong thời kì đổi mới cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong
những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về thể lực và trí tuệ
của học sinh Việt Nam ở các địa bàn khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đã
được trình bày trong các tạp chí, tài liệu chuyên ngành và trong cuốn “Kết
quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam” [65].
1
Đáng chú ý là công trình “Nghiên cứu đặc điểm sinh thể con người Việt Nam,
tình trạng dinh dưỡng và các biện pháp nâng cao chất lượng sức khỏe” mã số
KX-07-07 do GS. TS Lê Nam Trà làm chủ nhiệm đề tài [81], [82] và nhóm đề
tài “Nghiên cứu các chỉ tiêu thể lực và trí tuệ ở học sinh” do GS. TSKH Tạ
Thúy Lan làm chủ nhiệm đề tài [47], [48], [49], [50], [51], [52] và của một số
tác giả khác [57], [58], [59], [62]
Các chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh không phải hằng định mà có
thể thay đổi phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu và các kỳ điều tra đáng kể
nhất là chế độ dinh dưỡng và lượng thông tin [4], [14], [24], [81]. Vì vậy, việc
nghiên cứu các chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh cần phải tiến hành thường
xuyên và rộng khắp. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên
cứu một số chỉ số thể lực, trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở
xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xác định được thực trạng một số đặc điểm thể lực của học sinh tiểu
học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh như
chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, BMI.
- Xác định được thực trạng một số đặc điểm về chức năng sinh lý của
một số hệ cơ quan của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo,
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh như tần số tim, huyết áp động mạch.
- Xác định được các chỉ số trí tuệ, trí nhớ của học sinh tiểu học và trung
học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Xác định chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh tiểu học và trung học cơ
sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Xác định được mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các chỉ số thể lực của học sinh tiểu học và trung học cơ sở
xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (chiều cao, cân nặng, vòng ngực
trung bình, chỉ số pignet, BMI).
2
- Nghiên cứu một số chỉ số chức năng ở học sinh tiểu học và trung học cơ
sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (tần số tim, huyết áp động mạch).
- Nghiên cứu các chỉ số trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã
Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (chỉ số IQ, mức trí tuệ và trí nhớ).
- Nghiên cứu chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh tiểu học và trung học
cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở xã
Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tất cả có 9 nhóm với 9 độ tuổi
khác nhau từ 7 - 15 tuổi. Tổng số đối tượng nghiên cứu khoảng 897 học sinh
trong đó có khoảng 460 học sinh nam và 437 học sinh nữ.
- Địa điểm nghiên cứu là trường tiểu học và trung học cơ sở xã Minh
Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình được xác định
theo phương pháp hiện hành của ngành y tế.
- Tần số tim được xác định bằng ống nghe tim phổi.
- Huyết áp được xác định bằng phương pháp Korotkov.
- Năng lực trí tuệ được xác định bằng cách sử dụng test “Khuôn hình
tiếp diễn” của Raven loại A, B, C, D và E dùng cho người từ 6 tuổi trở lên.
- Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev.
- Chỉ số AQ được xác định bằng cách sử dụng test Paul Stoltz. PH. D, có
cải tiến.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Là đề tài đầu tiên xác định được một số chỉ số về thể lực và trí tuệ của học
sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Kết quả trong luận văn có thể góp phần vào việc bổ sung số liệu cho
hướng nghiên cứu về thể lực, sinh lý, trí tuệ của học sinh tiểu học và trung
học cơ sở, cung cấp dẫn liệu cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và
là dẫn liệu cho công tác giáo dục học sinh được tốt hơn.
3
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỂ LỰC CỦA TRẺ EM
1.1.1. Các chỉ số thể lực
Các chỉ số thể lực của con người phản ánh mức độ phát triển tổng hợp
của các hệ cơ quan trong cơ thể hoàn chỉnh, thống nhất. Ở bất kỳ người bình
thường nào cũng đều có mức độ phát triển thể lực nhất định. Một trong những
biểu hiện cơ bản của thể lực là các số đo kích thước của cơ thể, trong đó chiều
cao, cân nặng và vòng ngực là các chỉ số cơ bản phản ánh thể lực của con
người. Từ các chỉ số cơ bản kể trên có thể tính thêm các chỉ số khác biểu hiện
mối liên quan giữa chúng như chỉ số pignet, chỉ số khối cơ thể (BMI) Các
chỉ số đó có ý nghĩa trong việc đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ em, biểu
hiện sự tăng trưởng của cơ thể con người từ lức mới sinh đến lúc chết.
Trong các chỉ số trên, chiều cao là chỉ số phát triển thể lực quan trọng
nhất và được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc học.
Chiều cao phản ánh quá trình phát triển chiều dài của xương và nói lên tầm
vóc của con người. Sự phát triển chiều cao mang tính chất đặc trưng cho
chủng tộc, giới tính và chịu ảnh hưởng của môi trường [5], [6], [8], [9], [19],
[20], [21], [22], [43], [66].
Cân nặng cũng là một chỉ số được sử dụng thường xuyên trong các
nghiên cứu nhằm đánh giá thể lực của con người. So với chiều cao, cân nặng
ít phụ thuộc vào yếu tố di truyền, mà liên quan đến điều kiện dinh dưỡng. Cân
nặng cơ thể là đặc điểm tổng hợp, biểu thị mức độ và tỉ lệ giữa quá trình hấp
thu và sử dụng năng lượng [30], [69].
4
Vòng ngực cũng được coi là đặc trưng cơ bản của thể lực. Mức độ phát
triển của lồng ngực có liên quan đến hoạt động hô hấp và sức khỏe của con
người.
Thể lực của con người là một chỉ tiêu phức hợp nên không thể đáng giá
qua một số chỉ số riêng biệt. Vì vậy, muốn đánh giá thể lực phải dựa vào mối
liên quan giữa các chỉ số hình thái giải phẫu, sinh lý khác nhau. Đây là
phương pháp đánh giá thể lực bằng các chỉ số. Loại chỉ số đơn giản nhất được
xác định dựa vào chỉ số là chiều cao, cân nặng như chỉ số Broca, Kaup, chỉ số
khối cơ thể (BMI) Còn loại chỉ số phức tạp hơn dựa vào nhiều chỉ số hơn
(chiều cao, cân nặng, vòng ngực ) như chỉ số pignet, QVC, Vervaek. Bởi
vậy, đã có nhiều công trình ngiên cứu về các chỉ số này [5], [7], [8], [12],
[14], [15], [23], [24], [25], [30], [32], [33], [41], [43], [49], [62], [64], [81].
Công trình nghiên cứu đầu tiên về thể lực của con người là của
C.F.Jumpert (theo [83]). Ông đã nghiên cứu cân nặng cơ thể, chiều cao và các
đại lượng khác ở trẻ em từ 1 đến 25 tuổi.
Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao do P.Montbeilard (theo [83])
thực hiện ở người con trai của mình trong 18 năm liên tục, kể từ khi sinh ra
đến năm 1777. Sau này số liệu của P.Montbeilard được D.A.Thomson thể
hiện trên đồ thị (theo [83]). Tiếp theo đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thể
lực của trẻ em.
Theo một số tác giả, quá trình phát triển cơ thể con người diễn ra
không đồng đều [6], [7], [14], [15], [24], [41], [62], [81], [82], [83]. Sự phát
triển không đồng đều ở trẻ em thể hiện qua các thời kỳ khác nhau, có thời kỳ
tốc độ tăng trưởng nhanh, còn thời kỳ khác lại tăng trưởng chậm [14], [62],
[69]. Trong quá trình phát triển ở trẻ em từ khi sinh ra cho đến khi trưởng
thành có hai giai đoạn tăng trưởng “nhảy vọt”. Đó là giai đoạn từ 5 đến 7
tuổi và giai đoạn dậy thì [62], [69]. Trong quá trình phát triển ở trẻ em, sự
5
hoàn chỉnh các cơ quan xảy ra không đồng thì và không đồng tốc [6], [27],
[39], [50], [83], [88].
Nhiều tác giả khác [62], [81], [88] nhận thấy có sự khác nhau về tốc
độ phát triển thể lực giữa nam và nữ. Từ 7 đến 10 tuổi, tốc độ tăng chiều cao
của nữ nhanh hơn của nam. Từ 11 tuổi trở đi, tốc độ tăng chiều cao của nam
lại nhanh hơn của nữ. Đó là nguyên nhân đã tạo ra điểm giao chéo tăng
trưởng chiều cao lần thứ nhất và lần thứ hai lúc 11 và 14 tuổi [62].
Thực tế cho thấy, sự phát triển thể lực ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều
yếu tố và là kết quả của sự tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường [4],
[5], [50]. Dưới tác động của yếu tố di truyền và điều kiện của môi trường
sống, đã xảy ra quá trình cải tổ về mặt hình thái và chức năng, làm cho cơ thể
trẻ em ngày một hoàn thiện hơn [44], [62], [88].
1.1.2. Những công trình nghiên cứu thể lực của trẻ em ở Việt Nam
Ở Việt Nam, người nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao và
cân nặng của trẻ em là Mondiere (1875) và sau này là của Huard và Bogot
(1938), Đỗ Xuân Hợp (1943) (theo [83]). Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu đó còn lẻ tẻ và các phương pháp nghiên cứu còn đơn giản.
Sau năm 1954, có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu các đặc điểm hình
thái, giải phẫu, sinh lý của người Việt Nam và năm 1975 cuốn “HSSH” [85]
được xuất bản. Đây là một công trình trình bày khá hoàn chỉnh về các chỉ số
sinh học, sinh lý, hóa sinh của người Việt Nam
Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và cs [88] đã nghiên cứu một số chỉ
số sinh học của người Việt Nam từ 3 đến 10 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, ở mọi lứa tuổi, chiều cao, cân nặng của người Việt Nam nhỏ hơn so với
người châu Âu, châu Mĩ, nhịp độ tăng trưởng chậm, thời kỳ tăng trưởng kéo
dài hơn và bước vào thời kỳ nhảy vọt tăng trưởng dậy thì cũng muộn hơn.
Tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao của nữ xuất hiện vào lúc 12-13 tuổi, của
6
nam lúc 13-16 tuổi và đến 23 tuổi đạt giá trị tối đa. Tăng trưởng nhảy vọt về
cân nặng ở nữ lúc 13 tuổi, ở nam lúc 15 tuổi và kết thúc tăng trưởng cân nặng
cơ thể lúc 19 tuổi ở nữ và 20 tuổi ở nam. Do đó, nữ bước vào thời kỳ tăng tiến
và ổn định về chiều cao, cân nặng sớm hơn so với nam.
Từ năm 1980 đến năm 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp [24] nghiên cứu
dọc trên 101 học sinh Hà Nội từ 6-17 tuổi. Với 31 chỉ tiêu nhân trắc học được
nghiên cứu, tác giả đã rút ra kết luận là chiều cao phát triển mạnh nhất lúc 11-
12 tuổi ở nữ, 13-15 tuổi ở nam, chiều cao trung bình của nữ trưởng thành là
158cm và của nam là 163cm. Cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 13 tuổi ở nữ
và 15 tuổi ở nam. Vòng ngực trung bình của nữ trưởng thành là 79cm và của
nam là 78cm. Năm 1989, nhóm tác giả Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn
Quang Quyền, Vũ Xuân Khôi và cs [25] đã tiến hành nghiên cứu chiều cao,
vòng đầu, vòng ngực, chỉ số dài chi dưới trên 8000 người từ 1-55 tuổi ở cả
ba miền Bắc, Trung, Nam. Nhóm tác giả nhận thấy, chiều cao của nam tăng
nhanh đến 18 tuổi, của nữ tăng nhanh đến 14 tuổi và có quy luật gia tăng
chiều cao cho người Việt Nam (tăng 4cm/20 năm). Vòng ngực tăng nhanh
nhất ở nam lúc 13-16 tuổi và ở nữ lúc 11-14 tuổi.
Đào Huy Khuê [41] nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thước về sự tăng trưởng
và phát triển của cơ thể trên 1478 học sinh từ 6-17 tuổi ở thị xã Hà Đông. Tác
giả nhận thấy, hầu hết các thông số hình thái đều tăng dần theo tuổi, nhưng
nhịp độ tăng không đều. Tốc độ tăng tối đa các thông số nghiên cứu của nữ là
lúc 11-15 tuổi và của nam lúc 14-16 tuổi. Từ 6-9 tuổi, các kích thước của nữ và
nam không có sự khác biệt rõ rệt. Từ 11-15 tuổi, các kích thước của nữ thường
cao hơn của nam và 16-17 tuổi, các chỉ số này của nam lại vượt của nữ. Tác giả
cũng cho rằng, có sự gia tăng chiều cao của người Việt Nam.
Năm 1991-1995, nhóm tác giả Trần Văn Dần và cs [14], nghiên cứu
trên 13747 học sinh từ 8-14 tuổi ở các địa phương Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái
7
Bình về các chỉ số chiều cao, cân nặng và vòng ngực trung bình. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, so với số liệu trong cuốn “HSSH” [85] thì sự phát triển
chiều cao của trẻ em từ 6-16 tuổi tốt hơn, đặc biệt là trẻ em thành phố, thị xã,
nhưng sự gia tăng cân nặng chỉ thấy rõ ở trẻ em Hà Nội, còn ở khu vực nông
thôn chưa thấy có sự thay đổi đáng kể. Học sinh thành phố và thị xã có xu
hướng phát triển thể lực tốt hơn so với ở nông thôn.
Nghiêm Xuân Thăng [77], đã đo 17 chỉ số hình thái (chiều cao, cân
nặng, vòng ngực, chỉ số pignet, Broca ) của người Việt Nam từ 1-25 tuổi ở
một số vùng của Nghệ An và Hà Tĩnh. Tác giả có nhận xét rằng, sự phát triển
chiều cao ở tất cả các độ tuổi của cư dân vùng Nghệ An có khí hậu vừa nóng
khô vừa nóng ẩm so với cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ không có thời kỳ
nóng khô thấp hơn 0,5-4cm, nhưng cân nặng lại tương đương, mức chênh
lệch cao nhất cũng chỉ là 0,5kg. Theo tác giả, điều kiện sống đã ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số hình thái của con người. Tác giả
còn cho biết các chỉ số về kích thước có sự khác biệt giữa nam và nữ, ở các độ
tuổi, các kích thước của nam đều lớn hơn của nữ. Tuy nhiên, cũng có một số
giai đoạn nữ phát triển nhanh hơn nam và đạt giá trị lớn hơn. Ở các lứa tuổi
khác nhau có sự phát triển không đồng đều, phát triển nhanh ở độ tuổi 5-7
tuổi, 10-11 tuổi và 13-14 tuổi.
Năm 1995, nhóm tác giả Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn
Tường và cs [64] nghiên cứu trên học sinh ở thị xã Thái Bình. Nhóm tác giả
cho thấy, chiều cao đứng, chiều cao ngồi, cân nặng, vòng cánh tay của học
sinh thị xã Thái Bình lớn hơn so với số liệu trong cuốn “HSSH” [85] nhưng
thấp hơn so với học sinh ở quận Hoàn Kiếm [65].
Năm 1998 - 2002, Trần Thị Loan [60], [62] nghiên cứu trên học sinh
Hà Nội từ 6-17 tuổi. Tác giả cho thấy, các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng
ngực của học sinh lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác từ
8
những thập kỷ 80 trở về trước và so với học sinh ở Thái Bình và Hà Tây ở
cùng thời điểm nghiên cứu. Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã ảnh hưởng
tới sự sinh trưởng và phát triển thể lực của học sinh.
Năm 2009, Đỗ Hồng Cường [12], nghiên cứu học sinh trung học cơ sở
các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Tác giả cho biết, các chỉ số hình thái- thể lực ở học
sinh nam, nữ giữa các dân tộc Mường, Thái, Kinh không có sự khác biệt và
giữa các dân tộc Tày, Dao cũng không có sự khác biệt. Tuy nhiên, các chỉ số
hình thái- thể lực của học sinh nam, nữ các dân tộc Mường, Thái, Kinh đều
cao hơn so với học sinh nam, nữ các dân tộc Tày, Dao. Sự vượt trội của các
chỉ số hình thái -thể lực ở học sinh các dân tộc Mường, Thái, Kinh so với ở
học sinh các dân tộc Tày, Dao có thể có liên quan với sự khác biệt về điều
kiện kinh tế- xã hội giữa các huyện ở tỉnh Hòa Bình.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về thể lực của học sinh ở Việt
Nam khá phong phú. Tuy kết quả nghiên cứu trong các công trình có sự khác
nhau ít nhiều, nhưng đều xác định được là chúng biển đổi theo lứa tuổi và
mang đặc điểm giới tính. Trong quá trình phát triển ở trẻ em có hai giai đoạn
nhảy vọt tăng trưởng. Mốc đánh dấu lứa tuổi nhảy vọt của các công trình là
tương đối thống nhất đó là chiều cao tăng nhanh nhất từ 13-15 tuổi ở nam, 11-
13 tuổi ở nữ và có sự khác biệt về những chỉ số này giữa nam và nữ, giữa học
sinh thành phố, thị xã và học sinh nông thôn.
1.2. CÁC CHỈ SỐ VỀ CHỨC NĂNG CỦA MỘT SỐ HỆ CƠ QUAN
1.2.1. Tần số tim và huyết áp động mạch
Hoạt động của hệ tuần hoàn đảm bảo cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng
cho toàn bộ cơ thể sống, trong đó tần số tim và huyết áp động mạch là những
chỉ số cơ bản biểu hiện hoạt động của hệ tuần hoàn.
Tim có chức năng vừa hút và vừa đẩy máu, là động cơ chính của hệ
tuần hoàn. Bởi vậy tần số tim là một trong các chỉ số dùng để đánh giá hoạt
động của hệ tuần hoàn và tình trạng sức khỏe của con người.
9
Theo Tur A. P. (theo [62]), tần số tim trung bình của trẻ sơ sinh trong
những ngày đầu tiên là 120-140 nhip/phút, sau đó giảm dần theo độ tuổi và
đạt mức ổn định ở lứa tuổi trưởng thành. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho
biết ở trẻ lứa tuổi đang bú mẹ tần số tim trung bình là 110-160 nhip/phút,
trước tuổi đến trường là 80-100 nhịp/phút và ở tuổi học đường là 72-82
nhip/phút (theo [62]). Sự giảm tần số tim trong quá trình phát triển của trẻ em
có liên quan đến sự giảm hoạt động của nút xoang và giảm ảnh hưởng của các
dây thần kinh ngoài tim [62]. Trong những năm tiếp theo, tần số tim tiếp tục
giảm đi chút ít [53], [70]. Tần số tim có thể thay đổi theo độ tuổi, theo trạng
thái cơ thể, khí hậu, bệnh lý, giới tính. Tần số tim của trẻ em cao hơn của
người lớn, càng nhỏ càng nhanh và rất dễ thay đổi khi khóc, sốt, sợ hãi, gắng
sức [72].
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Huyết áp khi tim
co gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu, huyết áp khi tim giãn gọi là
huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương. Mức chênh lệch giữa huyết áp tối
đa và huyết áp tối thiểu gọi là huyết áp hiệu số. Đây là điều kiện cần cho sự
tuần hoàn máu. Huyết áp hiệu số lớn nhất ở các động mạch chủ và động mạch
lớn [26], [84].
Panaven V. V. (theo [88]) đã theo dõi sự biến đổi huyết áp tối đa, huyết
áp tối thiểu, huyết áp hiệu số ở trẻ em 7-17 tuổi và nhận thấy, huyết áp tăng
dần theo tuổi, nhưng tăng không đều, thời điểm huyết áp tăng nhảy vọt ở nam
là 9, 12 và 13 tuổi, ở nữ là 9 và 12 tuổi. Theo Fedorova E. V. và Zasukhina V.
N. (theo [62]), lứa tuổi huyết áp tăng nhảy vọt ở cả nam và nữ là 7-8 tuổi.
Theo Frolkis V. V. (theo [62]), dưới 5 tuổi huyết áp của nam và nữ hầu
hết giống nhau, nhưng 5-9 tuổi huyết áp của nam cao hơn của nữ. Kết quả
nghiên cứu của Fedorova E. V. (theo [62]) và Kaluifnaia R. A. (theo [62])
cũng cho thấy, lúc 8-12 tuổi huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của nam đều
10
cao hơn của nữ. Như vậy, một số tác giả cho rằng, có sự thay đổi huyết áp
theo giới tính.
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về chức năng của một số hệ cơ quan
1.2.2.1. Tần số tim
Theo Frolkis (theo [62]) thì tần số tim của trẻ sơ sinh là 120-140
nhịp/phút, ở tuổi học sinh là 70 nhip/phút. Trong cuốn “HSSH” [85], các tác
giả tiến hành đếm mạch cổ tay, cổ hoặc nghe tim trong một phút và tính giá trị
trung bình của các đối tượng nghiên cứu cho thấy, tần số tim ở nam trưởng
thành là 70-80 nhịp/phút và ở nữ trưởng thành là 75-85 nhịp/phút.
Nghiêm Xuân Thăng [77], nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động tim
mạch và huyết áp với khí hậu của cư dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ở hai nhóm
tuổi 12-15 tuổi và 18-25 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tần số tim và
huyết áp ở nhóm tuổi nào cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu. Tần số tim tăng
theo sự tăng của nhiệt độ môi trường và biến đổi trong ngày. Trong ngày, tần
số tim tăng dần từ sáng đến trưa, cao nhất lúc 12 -14 giờ, sau đó giảm dần và
thấp nhất lúc 22-24 giờ. Vào cùng một thời điểm thì mùa hè tần số tim cao
hơn mùa đông. Ngoài ra, tần số tim còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như
lao động và trạng thái tâm lý.
Đoàn Yên và cs [88] nhận thấy, người Việt Nam trước 12 tuổi có tần số
tim của nam và nữ gần như nhau, sau 12 tuổi tần số tim có sự khác biệt theo
giới tính, từ đó đến già tần số tim của nữ cao hơn của nam. Tần số tim của
người Việt Nam biến đổi có tính chu kỳ. Tần số tim giảm dần cho đến 25 tuổi
đạt trung bình 72 nhịp/phút sau đó ổn định đến 69 tuổi.
Theo Tạ Thuý Lan và Trần Thị Loan [53], [54] cho thấy, tần số tim của
người lớn trong điều kiện nghỉ ngơi là 68-70 nhịp/phút còn ở trẻ em tần số tim
cao hơn nhiều so với người lớn và phụ thuộc vào lứa tuổi. Cụ thể, trẻ em lúc 6
11
tháng tuổi là 120-140 nhịp/phút, trên 6 tháng tuổi là 100-130 nhịp/phút, 2 tuổi
là 90-120 nhịp/phút, 5-6 tuổi là 80-110 nhịp/phút.
Trần Thị loan [62] nhận thấy, tần số tim của học sinh giảm dần theo
tuổi. Từ 6-17 tuổi tần số tim của học sinh nam giảm 18,90 nhịp/phút, mỗi năm
giảm trung bình 1,72 nhịp/phút và của nữ giảm 14,00 nhịp/phút, mỗi năm
giảm trung bình 1,27 nhịp/phút.
Đỗ Hồng Cường [12], nghiên cứu trên học sinh trung học cơ sở các dân
tộc tỉnh Hòa Bình đã cho thấy, từ 11-15 tuổi tần số tim của học sinh nam và
của học sinh nữ các dân tộc giảm dần. Ở học sinh nam mỗi năm giảm khoảng
1,95-2,36 lần/phút còn ở học sinh nữ giảm khoảng 1,75-2,02 lần/phút. Tần số
tim của nam nữ học sinh giữa các dân tộc không có sự khác biệt và ở các lứa
tuổi khác nhau tần số tim của nữ đều cao hơn của nam.
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy, tần số tim có thể
biến đổi theo tuổi, tùy thuộc vào trạng thái tâm sinh lý, khí hậu, bệnh lý, giới
tính.
1.2.2.2. Huyết áp động mạch
Trong cuốn “HSSH” [85], huyết áp động mạch của trẻ em tăng dần từ
13-15 tuổi. Huyết áp của nam cao hơn của nữ. Ở nhóm trẻ từ 10-14 tuổi huyết
áp tâm thu là 104,6 mmHg và huyết áp tâm trương là 62,0 mmHg. Các tác giả
nhận thấy, huyết áp thay đổi tùy theo tư thế của trẻ khi đo. Cụ thể là khi đo
đứng cao hơn khi nằm và ngồi.
Trần Đỗ Trinh [84], nghiên cứu huyết áp người Việt Nam tại 20 tỉnh
thuộc 7 vùng địa lý trong cả nước từ 15 tuổi trở lên. Tác giả nhận thấy, huyết
áp tăng dần theo tuổi ở cả nam và nữ, mức tăng chậm nhất ở nhóm tuổi 15-19.
Huyết áp của nam cao hơn của nữ khoảng 1-3 mmHg và có ý nghĩa thống kê.
Đoàn Yên và cs [88], nghiên cứu tần số tim và huyết áp của người Việt
Nam nhận thấy, sau khi sinh, tần số tim và huyết áp động mạch biến đổi có
12
tính chu kỳ. Huyết áp động mạch tăng đến 18 tuổi, sau đó ổn định đến 49 tuổi
rồi lại tăng dần. Huyết áp động mạch của người Việt Nam ở mọi lứa tuổi đều
thấp hơn so với người châu Âu, châu Mỹ.
Theo Frolkis (theo [87]), ở trẻ dưới 5 tuổi huyết áp của nam và nữ hầu
như bằng nhau, còn từ 5-9 tuổi huyết áp của nam cao hơn của nữ. Kết quả
nghiên cứu của Fedorova, Kaluifnaia (theo [62]) cho thấy, ở lứa tuổi 8-12,
huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của nam đều cao hơn của nữ.
Theo Tổ chức y tế thế giới (theo [62]), người trưởng thành có huyết áp
tối đa là 110-120 mmHg và huyết áp tối thiểu là 90 mmHg trở lên gọi là cao
huyết áp. Nếu như huyết áp tối đa thấp hơn 100 mmHg và huyết áp tối thiểu
thấp hơn 60 mmHg gọi là hạ huyết áp.
Trần Thị Loan [62], nghiên cứu huyết áp động mạch của học sinh từ 6-
17 tuổi ở Hà Nội đã cho thấy, huyết áp của học sinh tăng dần theo tuổi, mỗi
năm tăng trung bình 2 mmHg. Tốc độ tăng huyết áp không đều. Thời điểm
tăng nhanh huyết áp ở nam lúc 13 tuổi, ở nữ lúc 12-13 tuổi. Từ 6-17 tuổi
huyết áp của nữ cao hơn của nam khoảng 2-3 mmHg.
Đỗ Hồng Cường [12], nghiên cứu huyết áp động mạch của học sinh
trung học cơ sở các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình đã nhận xét rằng, huyết áp động
mạch của học sinh tăng dần theo tuổi, hiện tượng này liên quan với sự biến
đổi cấu trúc và chức năng hệ tim mạch trong quá trình phát triển cá thể.
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy huyết áp biến đổi
theo tuổi, giới tính, hoạt động sinh lý, theo các vùng miền và các nước khác
nhau.
1.3. CÁC CHỈ SỐ TRÍ TUỆ CỦA TRẺ EM
1.3.1. Trí tuệ
Trí tuệ là khả năng xử lý thông tin để giải quyết vấn đề nhanh chóng
thích nghi với tình huống mới. Trí tuệ là khả năng rất quan trọng trong hoạt
13
động của con người, có liên quan đến cả thể chất và tinh thần. Hoạt động trí
tuệ biểu hiện ra nhiều mặt, có liên quan đến nhiều hiện tượng tâm sinh lý và
nhiều bộ môn khoa học khác nhau như triết học, sinh học, y học, xã hội học,
giáo dục học Bởi vậy việc nghiên cứu trí tuệ được coi là một lĩnh vực liên
ngành [9], [10], [11], [31], [37], [73].
Cho đến nay, vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ và có thể
phân chia thành ba khuynh hướng chính. Khuynh hướng thứ nhất coi trí tuệ là
năng lực nhận thức, năng lực học tập của cá nhân. Theo Huarte J. (theo [79]),
trí tuệ là tập hợp các khả năng lĩnh hội tri thức, phán xét, đánh giá và sáng tạo.
Khuynh hướng thứ hai coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng. Theo
Rubinstein. S. L (theo [62]), hạt nhân của trí tuệ là các thao tác tư duy (phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa). Khuynh hướng thứ ba
coi trí tuệ là năng lực thích nghi của con người đối với thế giới xung quanh.
Đại diện cho khuynh hướng này là Stern (theo [79]). Theo Wechsler D. (theo
[93]), trí tuệ là năng lực chung của nhân cách, được thể hiện trong hoạt động
có mục đích, trong sự phán đoán, thông hiểu và làm cho môi trường thích
nghi với những khả năng của mình. Piaget J. [73], (theo [90]) lại coi trí tuệ là
hình thái nhất định của sự cân bằng, hình thành trên nghiên cứu cơ sở tri giác,
kỹ xảo. Bản chất của trí tuệ bộc lộ trong mối quan hệ giữa cơ thể với môi
trường (theo [37]). Ngoài ra, năng lực trí tuệ còn được hiểu ở các phẩm chất
khác như óc tò mò, lòng say mê, sự hứng thú, sự kiên trì và miệt mài. Năng
lực trí tuệ còn thể hiện ra hành động như nhanh trí, tháo vát, linh hoạt sáng
tạo hay thể hiện ở khả năng tưởng tượng (óc tưởng tưởng tượng phong phú,
hình dung ngay và đúng điều người khác nói). Do đó, có thể nói năng lực trí
tuệ biểu hiện ở cả hai mặt nhận thức và hành động. Sự tồn tại nhiều cách hiểu
khác nhau về trí tuệ chứng tỏ, nó là hoạt động phức tạp của con người. Xung
14
quanh vấn đề trí tuệ, các nhà nghiên cứu còn dùng các thuật ngữ “trí khôn”,
“trí thông minh”…
Theo Claparede và Stern, trí khôn là sự thích nghi của tinh thần với các
hoàn cảnh mới (theo [71]). Còn theo D.Wechsler [92] thì trí khôn là tổng thể
của nhiều chức năng trí tuệ, gắn chặt với nhiều điều kiện văn hóa xã hội nơi
con người sinh ra và lớn lên. Trí khôn thường dùng cho động vật và trẻ em.
Thông minh là phẩm chất cao của trí tuệ mà bản chất của nó là tư duy
tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trước những vấn đề thực tiễn và có liên
quan chặt chẽ với trình độ văn hóa của mỗi người. Như vậy, trí tuệ, trí khôn,
trí thông minh là những khái niệm có nhiều điểm giống nhau nhưng có tính
chất biểu hiện khác nhau. Trong đó trí khôn, trí thông minh là các phạm trù
hẹp nằm trong nội hàm trí tuệ.
Để đánh giá năng lực trí tuệ, có nhiều phương pháp khác nhau. Một
phương pháp phổ biến là dùng trắc nghiệm (test). Thuật ngữ “test” trong tiếng
Anh có nghĩa là “thử” hay “phép thử”. Test là phương pháp để thăm dò một
vài đặc điểm của năng lực trí tuệ (khả năng ghi nhớ, chú ý, năng khiếu hoặc
để kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo ).
Từ sau năm 1905, nhà tâm lý học Pháp A. Bitnet (1857-1911) cộng tác
với T. Simon [89] tiến hành hàng loạt các thực nghiệm nghiên cứu năng lực
trí tuệ của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau và công bố hệ thống trắc nghiệm để
xác định mức độ phát triển trí tuệ. Các test này được dùng làm kiểu mẫu để
phát triển nhiều test trí tuệ khác (Test phân tích nghiên cứu trí tuệ của R.Meili
(1828) (theo [35]), test khuôn hình tiếp diễn của J.Raven (1936) [91], test trí
thông minh của trẻ em WISC [92] và test trí thông minh của người lớn WAIS
[93], test cấu trúc trí tuệ của Anthauer (1953) (theo [2]).
Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại test được sử dụng, nhưng test
“khuôn hình tiếp diễn” của J.Raven (test Raven) là trắc nghiệm được sử dụng
15
phổ biến và rộng rãi nhất. Test Raven được xây dựng trên thuyết tri giác hình
thể của tâm lý học Gestal và thuyết tân phát sinh của Spearman. Test Raven
được công bố lần đầu tiên năm 1936. Sau hai lần chuẩn hóa vào năm 1945 và
1956, đã được UNESCO công nhận và chính thức đưa vào sử dụng để chẩn
đoán trí tuệ của con người từ năm 1960 [1], [80].
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của các công trình [1], [2], [31],
[38] cho thấy, có thể sử dụng test trí tuệ để đánh giá khả năng hoạt động trí
tuệ của trẻ em Việt Nam. Đơn vị được sử dụng để đánh giá năng lực trí tuệ
của con người là chỉ số thông minh (IQ).
Từ cuối những năm 80 trở lại đây đã có một số công trình nghiên cứu
trí tuệ của học sinh Việt Nam. Một số tác giả [3], [36], [80] quan tâm đến bản
chất và cấu trúc của trí tuệ. Kết quả nghiên cứu của các công trình [1], [2],
[34], [35], [78], [79]…cho thấy, có thể sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ để
chẩn đoán khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ em.
Người đầu tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam
là Trần Trọng Thủy [78], tác giả đã nghiên cứu sự phát triển trí tuệ bằng test
Raven và đã xác định được chiều hướng, cường độ, trình độ và chất lượng
phát triển trí tuệ ở học sinh, đồng thời còn đề cập đến mối liên quan giữa trí
tuệ và thể lực của học sinh. Ông nhận thấy, sự phân phối điểm IQ của học
sinh Việt Nam gần với phân phối chuẩn, năng lực trí tuệ của học sinh nông
thôn và thành thị, với trình độ học lực và thành phần gia đình có sự khác biệt.
Ngô Công Hoàn [34], khi nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh
thành phố Huế và Hà Nội đã cho thấy, có sự chênh lệch về mức độ phát triển
trí tuệ giữa học sinh bình thường với học sinh chuyên toán.
Trịnh Văn Bảo và cộng sự [4], [5], đã nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu
tố di truyền và sự phát triển trí tuệ của học sinh. Tác giả nhận thấy, yếu tố di
truyền là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ của học sinh.
16
Tạ Thúy Lan và Võ Văn Toàn [47], [48], [75], [76], nghiên cứu khả
năng hoạt động trí tuệ của học sinh tiểu học, trung học cơ sở ở Hà Nội và Quy
Nhơn bằng test Raven và điện não đồ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực
trí tuệ của học sinh tăng dần theo lứa tuổi và có mối liên quan thuận với kết
quả học tập. Khả năng trí tuệ của học sinh Quy Nhơn kém hơn so với học sinh
Hà Nội. Khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ em tương quan với quá trình hoàn
chỉnh hóa điện não đồ, thể hiện qua nhịp α và nhịp β ở vùng chẩm, trán.
Tạ Thúy Lan và Trần Thị Loan [50], [51], [52], nghiên cứu trí tuệ của
học sinh nông thôn và thành phố Hà Nội bằng test Raven. Kết quả ngiên cứu
cho thấy, khả năng trí tuệ của học sinh nông thôn kém hơn so với của học
sinh Hà Nội, giữa học sinh nữ và học sinh nam không có sự khác biệt rõ về
khả năng độ hoạt động trí tuệ. Điều này chứng tỏ, hoạt động trí tuệ của học
sinh không phụ thuộc vào giới tính.
Trần Thị Loan [57], [58], [59], [61], [62], nghiên cứu mối quan hệ giữa
năng lực trí tuệ và học lực của học sinh phổ thông và nghiên cứu trí tuệ ở độ
tuổi (6-17 tuổi). Tác giả nhận thấy, trí tuệ và học lực của học sinh có mối liên
quan thuận không chặt chẽ. Quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra
liên tục và không có sự khác biệt theo giới tính. Năng lực trí tuệ có mối liên
quan nghịch với chỉ số pignet và tương quan thuận với chỉ số BMI nhưng các
mối liên quan này không chặt chẽ.
Tạ Thúy Lan và Mai Văn Hưng [49], nghiên cứu trí tuệ của học sinh ở
Thanh Hóa đã nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và
có mối liên quan thuận với học lực.
1.3.2. Trí nhớ
Trí nhớ là hoạt động liên quan đến toàn bộ đời sống tâm lý con người,
là thành phần quan trọng của trí tuệ. Trí nhớ là sự tiếp nhận và tái hiện những
sự vật, hiện tượng mà con người đã cảm giác, đã suy nghĩ, đã hành động. Trí
17
nhớ của con người là một quá trình hoạt động phức tạp có bản chất là sự hình
thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời, lưu giữ và tái hiện chúng. Khi các
sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào cơ thể con người thì
chúng gây ra các cảm giác đơn lẻ. Sau đó bộ não phân tích tổng hợp để cho tri
giác trọn vẹn các sự vật, hiện tượng và để lại dấu vết của chúng trên vỏ não
[16], [50]. Trí nhớ của cá thể rất khác nhau, nhưng tất cả các cách nhớ đều có
thể xếp vào hai nhóm chính là trí nhớ dài hạn (lưu giữ hình thông tin trong
một khoảng thời gian dài, nó liên quan đến sự thay đổi bền vững về mặt vi
thể, hình thành các protein hoạt hóa) và trí nhớ ngắn hạn hay sự lưu thông
hưng phấn trong các vòng neuron [45], [46], [63].
Về cơ chế nhớ, một số tác giả đã cho rằng, việc hình thành phản xạ có
điều kiện đã tạo nên các “vết hằn” của trí nhớ. Như vậy phản xạ có điều kiện
là cơ sở sinh lý của trí nhớ. Theo Hyden (theo [63]) thì cơ sở của trí nhớ là sự
thay đổi trong cấu trúc phân tử axit ribonucleic (ARN). Theo Conell M. C và
Jacobson (theo [63]), trí nhớ có liên quan đến lượng axit dezoxyribonucleic
(ADN) trong các nơron. Penphil W.(theo [63]) lại cho rằng trong não có
những trung khu nhớ và mọi kích thích tác động lên cơ thể đều được giữ lại
dưới dạng lưu trữ.
Ở Việt Nam cũng có một số tác giả nghiên cứu về trí nhớ [5], [62], [77]
…
Nghiêm Xuân Thăng [77], nghiên cứu khả năng ghi nhớ của học sinh
và sinh viên Nghệ Tĩnh từ 10-20 tuổi trong các điều kiện khí hậu khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng ghi nhớ của học sinh biến đổi theo sự
biến động của nhiệt độ, độ ẩm, cường độ bức xạ và đối lưu không khí.
Trịnh Văn Bảo và cs [5], nghiên cứu trí nhớ của học sinh lớp 6 trường
Marie-Curie và trường Trung học cơ sở Tô Hoàng Hà Nội có nhận xét, trí nhớ
của nhóm học sinh năng khiếu tốt hơn của nhóm học sinh bình thường.
18
Trần Thị Loan [62], nghiên cứu trí nhớ của học sinh từ 6-17 tuổi tại
quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tác giả cho thấy, trí nhớ của học sinh tăng dần theo
tuổi và không có sự khác biệt giữa nam và nữ.
1.4. CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ (AQ) CỦA TRẺ EM
Chỉ số vượt khó là chỉ số đo khả năng ứng xử, quản lý nghịch cảnh,
khó khăn, stress. Bên cạnh các chỉ số quen thuộc như IQ hay EQ, hiện nay
AQ được coi là một trong những chỉ số định lượng các phẩm chất tạo nên
thành công của con người [94].
Năm 1997, nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz [94] đưa ra một khái
niệm về AQ. Ông đã định nghĩa AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và
xoay sở của một người trước những thay đổi, áp lực và những tình huống khó
khăn. Paul Stoltz khẳng định dựa vào chỉ số AQ có thể giải thích được tại sao
một số người không hẳn đã thông minh hay được giáo dục tốt, kiến thức xã
hội không nhiều, mà lại thành công trong khi nhiều người khác thất bại. Ông
viết ra trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm thực tế từ những nghiên cứu trên hàng
ngàn giám đốc điều hành và nhân viên trong những lĩnh vực kinh doanh khác
nhau. Cuốn sách này đã nhanh chóng được nhiều doanh nghiệp áp dụng và trở
thành bí quyết thành công của nhiều tập đoàn, tổ chức. Nó được sử dụng
trong những bài tập dành cho vận động viên thể thao Olympic, trường học,
tập đoàn, doanh nghiệp. Theo tác giả, AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực,
sáng tạo của con người. Nó cũng chính là một cảnh báo về 4 mức độ cao
thấp của bản lĩnh sống (đối mặt khó khăn, xoay chuyển cục diện, vượt lên
nghịch cảnh, tìm ra lối thoát).
AQ gồm 4 chỉ số thành phần:
- Chỉ số C - Khả năng kiểm soát, điều khiển. Chỉ số C xác định mức độ
kiểm soát các trở ngại của một người. Đó là khả năng phục hồi về thể chất và
tinh thần. Người có chỉ số C cao có thể kiểm soát tốt các tình huống xảy ra,
19
ngay cả các tình huống xuất hiện quá khả năng của họ vẫn có thể tìm ra giải
pháp, trái ngược với những người có chỉ số C thấp.
- Chỉ số O - Khả năng xử lý tình huống. Chỉ số O xác định mức độ chịu
trách nhiệm, khả năng xử lý tình huống và hành động. Người có chỉ số O cao
thường có trách nhiệm giữ mình để đối phó với bất kỳ tình huống nào đó do
họ gây ra. Ngược lại người có chỉ số O thấp thường cảm thấy cô đơn và cần
giúp đỡ trong các tình huồng.
- Chỉ số R - Khả năng chịu đựng. Chỉ số R xác định mức độ, phạm vi
tiếp cận sự kiện, sức chịu đựng các cấp độ căng thẳng. Người có chỉ số R cao
chấp nhận thất bại và thách thức trong mọi thời điểm và không để nó ảnh
hưởng đến công việc và cuộc sống, trái ngược với những người có chỉ số R
thấp.
- Chỉ số E - Khả năng nhẫn nại, lạc quan. Chỉ số E xác định thời gian
chịu đựng các sự kiện xấu và thước đo sự lạc quan hy vọng. Người có chỉ số
E cao luôn đối diện khó khăn với thái độ lạc quan và hy vọng. Ngược lại,
người có chỉ số E thấp xem trở ngại như khó khăn không giải quyết nổi.
Chỉ số AQ mới được đưa ra cách đây khoảng hơn 10 năm nên ở Việt
Nam, chỉ số AQ còn ít được nghiên cứu.
20
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở xã
Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tất cả có 9 nhóm với 9 độ tuổi
khác nhau từ 7-15 tuổi. Các đối tượng nghiên cứu đều có sức khỏe và trạng
thái tâm sinh lý bình thường. Tuổi của các đối tượng được tính theo quy ước
chung của Tổ chức y tế thế giới.
2.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu
Tổng số đối tượng nghiên cứu là 897 học sinh, trong đó có 460 học
sinh nam và 437 học sinh nữ. Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo tuổi và
theo giới tính thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Phân bố đối tượng theo tuổi và theo giới tính
TT Tuổi
Đối tượng nghiên cứu
Nam Nữ Chung
1 7 46 48 94
2 8 46 47 93
3 9 54 51 105
4 10 50 43 93
5 11 54 46 100
6 12 53 52 105
7 13 53 52 105
8 14 50 49 99
9 15 54 49 103
10 Tổng 460 437 897
21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các chỉ số được nghiên cứu
- Các chỉ số về thể lực (chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ
số pignet, chỉ số BMI).
- Các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan (tần số tim, huyết áp tâm
thu, huyết áp tâm trương).
- Các chỉ số trí tuệ (Chỉ số IQ, trí nhớ ngắn hạn).
- Chỉ số vượt khó (AQ) và các chỉ số thành phần của AQ ( C, O, R, E)
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số
2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực
- Chiều cao được đo ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót chân
sát vào nhau, mắt nhìn thẳng, đồng thời đảm bảo 4 điểm (chẩm, lưng, mông,
gót) chạm vào thước đo. Tư thế thẳng đứng được xác định khi đuôi mắt và lỗ
tai ngoài cùng ở trên đường thẳng nằm ngang, song song với mặt bàn cân.
Thước đo bằng vải có độ chính xác đến 0,1 cm do Trung tâm thiết bị trường
học - Bộ Giáo dục và Đào tạo sản xuất. Lấy trị số chiều cao chính xác đến 0,1
cm.
- Cân nặng được xác định bằng cân đồng hồ có vạch chia đến 0,1 kg.
Khi đo, đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không mang dày, dép và đặc biệt
phải đứng yên (không cử động) ở giữa bàn cân. Lấy trị số cân nặng chính xác
đến 0,1 kg.
- Vòng ngực trung bình được xác định bằng số trung bình cộng của số
đo vòng ngực lúc hít vào tận lực và lúc thở ra gắng sức. Vòng ngực được đo ở
tư thế thẳng đứng, đo bằng thước dây quấn quanh ngực qua mũi ức, dưới núm
vú sao cho mặt phẳng của thước dây tạo ra song song với mặt đất. Thước đo
bằng vải có độ chính xác đến 0,1 cm do Trung tâm thiết bị trường học - Bộ
Giáo dục và Đào tạo sản xuất. Trước khi đo hướng dẫn học sinh cách hít vào
22
tận lực và thở ra gắng sức. Khi đo, học sinh chỉ mặc áo mỏng. Lấy trị số vòng
ngực chính xác đến 0,1 cm.
- Chỉ số pignet được tính theo công thức sau:
Pignet = Chiều cao (cm) - [Cân nặng (kg) + Vòng ngực trung bình (cm)]
Chỉ số Pignet được đánh giá dựa theo thang phân loại của Nguyễn
Quang Quyền và Đỗ Như Cương (theo [20]).
Bảng 2.2. Phân loại thể lực theo chỉ số pignet
Số TT Chỉ số pignet Loại
1 < 23,0 Cực khỏe
2 23,0 - 28,9 Rất khỏe
3 29,0 - 34,9 Khỏe
4 35,0 - 41,0 Trung bình
5 41,1 - 47,0 Yếu
6 47,1 - 53,0 Rất yếu
7 > 53,0 Cực yếu
- Chỉ số BMI gọi là chỉ số khối cơ thể tính theo công thức:
- BMI được tính theo công thức sau:
BMI =
Chỉ số BMI được đánh giá theo CDC [96] (hình 2.1 và 2.2).
Biểu đồ BMI đã chia ra làm 4 cấp độ
BMI < bách phân vị thứ 5: suy dinh dưỡng
BMI = bách phân vị thứ 5 – 85: bình thường
BMI = bách phân vị thứ 85 – 95: nguy cơ béo phì
BMI > bách phân vị thứ 95: béo phì
23
Cân nặng (kg)
[Chiều cao (m)]
2
Hình 2.1. Biểu đồ BMI đối với nam từ 2 đến 20 tuổi
Hình 2.2. Biểu đồ BMI đối với nữ từ 2 đến 20 tuổi
24
2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số chức năng của một số hệ cơ
quan
Tần số tim và huyết áp được đo vào đầu buổi học, sau khi đối tượng đã
được nghỉ ngơi thoải mái ít nhất 15 phút.
- Tần số tim, được xác định bằng ống nghe tim phổi. Khi đo, đối tượng
được ngồi ở tư thế thoải mái. Người đo đặt ống nghe vào ngực trái của đối
tượng, ở vị trí giữa xương sườn thứ 5 và thứ 6, đếm nhịp tim trong 1 phút. Đo
3 lần rồi lấy kết quả trung bình. Nếu thấy kết quả 3 lần đo khác nhau nhiều thì
cho đối tượng ngồi nghỉ 15-20 phút rồi đo lại [17], [18].
- Huyết áp, được xác định bằng phương pháp Korotkov. Dùng huyết áp
kế đồng hồ đo ở tay trái trong tư thế nằm thoải mái. Người đo quấn bao cao
su quanh cánh tay đối tượng, chặt vừa phải và đặt ống nghe ở động mạch
cánh tay ngay sát bên dưới bao cao su để nghe mạch đập và đặt đồng hồ trước
mặt. Vặn chặt ốc ở bóp cao su rồi từ từ bơm cho đến khi không nghe thấy
tiếng mạch đập và kim đồng hồ của huyết áp kế chỉ vào số 140-150 mmHg.
Sau đó mở nhẹ ốc cho hơi ra từ từ và lắng nghe. Trị số trền đồng hồ lúc nghe
thấy tiếng mạch đập đầu tiên chỉ huyết áp tối đa và lúc bắt đầu không nghe
thấy tiếng mạch đập nữa thì chỉ huyết áp tối thiểu.
2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số trí tuệ
- Trí tuệ, được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm và sử dụng test
“Khuôn hình tiếp diễn” của Raven loại A, B, C, D và E (dùng cho người từ 6
tuổi trở lên).
Toàn bộ bài trắc nghiệm test Raven gồm 5 bộ, mỗi bộ gồm 12 bài tập.
Mức độ phức tạp tăng dần từ bộ A đến bộ E, và trong mỗi bộ độ phức tạp
cũng tăng dần (dễ nhất là bài tập 1của bộ A và khó nhất là bài tập 12 của bộ
E) [91]. Tuy nhiên, mỗi bộ được xây dựng theo nguyên tắc khác nhau.
25