Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

hoạt động xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long sau khi gia nhập wto . thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.65 KB, 30 trang )

THIẾT KẾ MÔN HỌC
KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
ĐỀ TÀI : HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG SAU KHI GIA NHẬP WTO . THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ
Giáo viên giảng dạy : Nguyễn Thái Sơn
Sinh viên: Phạm Thị Hoài Phương
Lớp : Kinh tế ngoại thương AK10
Trường : ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
1
Mục lục
Chương 1 : Khái quát chung về nội dung đề tài nghiên cứu
I. Gạo và tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
II. Vài nét khái quát về Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo ở ĐBSCL
Chương 2 : Các cơ chế quản lí và chính sách ngoại thương, tác động của
việc gia nhập WTO
I. Cơ chế quản lí và chính sách ngoại thương của Việt Nam đối với
hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL
II. Một số vấn đề liên quan đến thuế xuất khẩu gạo
III. Tác động của việc gia nhập WTO
Chương 3 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL
I. Thực trạng
II. Ưu điểm , hạn chế và nguyên nhân
III. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo ở
ĐBSCL cũng như ở Việt Nam

2
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I – Gạo và tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Gạo là lương thực quan trọng , là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống.


Việt Nam với số dân 80% là nông
nghiệp , lúa gạo là cây trồng chính của Việt Nam ,15 năm đổi mới (1986-2000)
sản xuất tăng trưởng liên tục .Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một trong
những nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Đây là một sự kiện đặc biệt
,đánh dấu sự vươn lên của nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như nước ta .
Trước đây, Việt Nam luôn phải nhập khẩu gạo , thiếu lương thực nhưng dần
dần trong những năm gần đây sản lượng lúa nước ta tăng liên tục cả về diện
tích, năng suất và sản lượng .Xu hướng này có khả năng còn tiếp tục tăng trong
những năm tới vì tiềm năng tăng năng suất vẫn còn .Lợi thế về sản xuất vẫn
tiếp tục được phát huy và lúa gạo vẫn là cây trồng số một .Ở chừng mực nào đó
có thể nói gạo Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Gạo của nước ta chủ yếu xuất khẩu sang các nước Châu Á , đặc biệt là xuất
khẩu gạo sang thị trường Philippines đóng góp hơn một nửa thị phần của toàn
khu vực Châu Á, thị
trường lớn tiếp theo là Malaysia .Châu Á là thị trường xuất
3
khẩu gạo chủ chốt của Việt Nam. Gần đây chúng ta cũng tập trung đẩy mạnh
xuất khẩu gạo sang các thị trường khó tính khác như EU, Mỹ, Nhật Bản sao
cho được mức giá có lợi nhất.
Chúng ta có thể lấy ví dụ về việc xuất khẩu gạo của nước ta trong năm trước
(2010) để hình dung rõ hơn về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam :
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010


Thị trường
Tháng 12 Cả năm 2010 Tăng, giảm T12 so
với T11/2010
Tăng, giảm năm
2010 so với năm
2009

Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(%)
Trị giá
(%)
Lượng
(%)
Trị giá
(%)
Tổng cộng 499.726 259.835.357 6.886.177 3.247.860.368 +0,48 +6,39 +15,57 +21,92
Philippines 3.350 2.604.750 1.475.821 947.378.774 +231,68 +243,79 -13,59 +3,30
Indonesia 267.000 136.712.375 687.213 346.017.268 +7,73 +13,81 +3763,79 +4696,30
Singapore 12.085 6.491.437 539.298 227.791.806 -50,91 -47,91 +64,65 +70,51
Cu Ba 45.720 25.592.664 472.270 209.216.943 +75,85 +79,60 +4,96 +9,52
Malaysia 42.265 18.111.200 398.012 177.688.707 -3,88 +2,96 -35,09 -34,72
Đài Loan 5.358 3.155.732 353.143 142.704.502 -75,02 -70,81 +72,30 +74,85
Hồng Kông 9.755 6.326.600 131.123 65.176.239 -34,50 -26,25 +194,00 +222,42
Trung Quốc 12.805 7.530.276 124.466 54.636.941 +158,69 +180,38 * *
Đông Timo 13.000 6.374.500 116.727 51.526.939 * * * *
Nga 6.225 2.872.520 83.696 36.059.497 +2390,00 +2245,78 -1,12 -2,78
Nam Phi 1.502 774.010 31.798 13.365.042 +20,16 +23,10 -14,64 -18,34
Brunei 2.414 1.480.840 15.140 7.658.566 * * * *
Ucraina 350 208.650 13.156 6.149.166 +40,00 +69,29 -64,98 -60,95

Australia 783 529.527 7.464 4.327.172 -9,69 +8,91 -12,83 -12,14
Bỉ 1.078 829.230 5.912 2.716.956 +4,76 +8,90 -39,77 -26,65
Tiểu vương
Quốc Ả Rập
thống nhất
0 0 5.900 2.708.173 * * -31,75 -27,59
Ba Lan 0 0 5.022 2.058.806 * * -16,22 -17,71
Pháp 0 0 2.584 1.070.362 * * -34,73 -45,16
Hà Lan 123 80.100 1.427 829.323 -62,15 -62,40 -50,16 -34,68
Italia 225 145.625 1.397 757.906 -10,00 -13,91 -83,21 -75,94
Tây Ban Nha 125 77.500 844 392.842
Nhìn vào số liệu bảng trên ta thấy năm 2010 cả nước ta đã xuất
khẩu hơn 6,8 triệu tấn gạo ,thu về 3,25 tỷ USD, chiếm 4,5% kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước năm 2010. Trong
đó riêng tháng 12/2010 xuất khẩu 499,726 tấn gạo đạt kim ngạch
259,84 triệu USD. Những con số trên cho thấy được một phần nào
tình hình xuất khẩu gạo của nước ta.
4
II – Vài nét khái quát về đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL)
Thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông cửu long
Đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL) là một trong những
đồng bằng lớn , phì nhiêu của Đông Nam Á và thế giới , là vùng sản xuất , xuất
khẩu lương thực , vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam .ĐBSCL cũng
là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế ,hợp
tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.
ĐBSCL là một trong bảy vùng kinh tế của Việt Nam ,thế mạnh của vùng là sản
xuất nông nghiệp .Ngày nay ,ĐBSCL được nhiều người biết đến với những
cánh đồng cò bay thẳng cánh ở vùng Đồng Tháp Mười ,rồi những cù lao bạt
5
ngàn cây trái trên sông Tiền ,sông Hậu , là quê hương của con cá ba sa ,con

tôm sú Người dân sống rất giản dị và có lòng mến khách.
ĐBSCL là vùng có khí hậu cận xích đạo vì vậy nên rất thuận lợi để phát triển
ngành nông nghiệp (mưa niều ,nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước
và cây lương thực . Lúa được trồng nhiều nhất ở các tỉnh
An Giang , Kiên Giang ,Long An ,Đồng Tháp ,Sóc Trăng ,Tiền Giang .Diện
tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước .Bình quân lương
thực đầu người gấp 3 lần so với lương thực trung bình cả nước . Cây lúa – cây
trồng chủ lực , là sản phẩm chuyên môn hóa cao nhất của vùng ĐBSCL. Vùng
ĐBSCL có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất lúa gạo của cả nước, kết
quả sản xuất lúa gạo của khu vực này quyết định an ninh lương thực quốc gia.
Hàng năm lúa gạo của vùng ĐBSCL đóng góp phần lớn vào việc cung ứng cho
nhu cầu trong nước và chiếm tới 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.Mỗi
năm ĐBSCL sản xuất ra gần 20 triệu tấn lúa, xuất khẩu hàng triệu tấn gạo góp
phần đưa Việt Nam lên vị thế của một trong những nước xuất khẩu gạo hàng
đầu thế giới. ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước , chiếm
đến 33,2% giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước .Trong đó lúa chiếm :51,1%
diện tích ,52% sản lượng và 90% lượng gạo xuất khẩu của quốc gia . Nhờ vậy
nên ĐBSCL là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam.
III - Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL
Hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo ở ĐBSCL nói riêng đều có vai
trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế như:
_ Xuất khẩu tạo được nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất
nước.
6
_ Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
_ Có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời
sống nhân dân.
7
_ Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng chịu

ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố .
Đầu tiên, ta phải nhận thấy một điều rằng nhu
cầu thế giới ảnh hưởng rất nhiều đến sản
lượng và giá trị xuất khẩu gạo ở VN cũng như
ĐBSCL .Khi nhu cầu thế giới về mặt hàng
gạo của ĐBSCL thay đổi thì cũng làm cho sản
lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu cũng
thay đổi theo. Và nhu cầu của thế giới còn
phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như : tình
hình kinh tế -chính trị của thế giới, tính chất
đặc điểm của mặt hàng
Thứ hai, Gạo là một mặt hàng có tính cạnh tranh cao.Với xuất khẩu gạo ở
ĐBSCL cần phải cạnh tranh với rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới ,đặc
biệt là Thái Lan và Ấn Độ là 2 nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
Chưa chú trọng đến khâu thu hoạch ,thu mua ,kiểm định chất lượng , bảo
quản khiến cho chất lượng và sản lượng gạo xuất khẩu không được như mong
muốn cũng làm ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo.
Tỉ giá hối đoái cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo ở ĐBSCL.
8
CHƯƠNG 2 : CÁC CƠ CHẾ QUẢN LÍ VÀ CHÍNH SÁCH
NGOẠI THƯƠNG
I – Cơ chế quản lí và chính sách ngoại thương của Việt Nam đối
với hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới ,chuyển sang nền kinh tế thi trường và chủ
động hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực ,Đảng và Nhà nước đã chủ động
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động xuất khẩu nói chung đều
đóng vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển
kinh tế .Chính vì những vai trò to lớn
của xuất khẩu mà nước ta cần phải có cơ chế quản lí và chính sách ngoại

thương phù hợp để đưa hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển. Để đẩy
mạnh xuất khẩu, Nhà nước phải có những biện pháp chính sách khuyến khích
ở mức cao nhất các nghành sản xuất cho xuất khẩu, các doang nghiệp tham
gia vào quá trình xuất khẩu và quốc tế hóa nhằm phát huy mọi tiềm năng và
nội lực của đất nước,đồng thời khai thác tối đa sự hỗ trợ và hợp tác của cộng
đồng quốc tế. Và hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL cũng rất được quan tâm
9
đến.Dưới đây là một vài cơ chế quản lí và các chính sách ngoại thương đối
với hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL:
_ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo
hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị
trường và điều kiện sinh thái của vùng ĐBSCL; chuyển dịch cơ cấu ngành,
nghề, cơ cấu lao động , tạo việc làm ,thu hút nhiều lao động ở nông thôn.
_ Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chú trọng đến cây lúa
nhiều hơn nữa.
_ Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông
nghiệp nhất là công nghệ sinh học với công nghệ thông tin, làm tốt
công tác chuyển giao giống mới, cải tiến kĩ thật canh tác.
_ Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi ngăn mặn,
giữ ngọt, kiểm soát lũ, bảo đảm tưới tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông
nghiệp và đời sống nông dân. Có biện pháp điều chỉnh quy hoạch sản xuất và
dân cư sao cho thích nghi được với điều kiện tự nhiên, đề phòng khi có thiên
tai,bão lũ Nâng cao năng lực dự báo thời tiết và khả năng chủ động phòng
chông thiên tai, hạn chế thiệt hại.
_Nâng cao chất lượng cây lúa tiến tới cung cấp đẩy đủ lương thực cho toàn
đất nước ngoaì ra còn dư ra để xuất khẩu ngày càng nhiều hơn ,giảm tổn thất
hao hụt, nâng cao chất lượng sản phẩm.
_Việt Nam thực hiện chính sách thỏa đáng đảm bảo nguồn lúa cho ngành
công nghiệp xuất khẩu gạo,kết hợp với chính sách liên kết vùng với
Campuchia sẽ là điểm nhấn quan trọng hình thành chuỗi xuất khẩu lớn nhất

trong khu vực và trên thế giới.
_Điều phối chính sách trong phát triển công nghiệp và nông nghiệp, nhanh
chóng hoàn thiện chính sách đất đai,chấm dứt tình trạng đất đai thu lại của
nông nghiệp không phục vụ công nghiệp mà xoay sang phục vụ đầu cơ bất
động sản,không làm tăng năng suất lao động,không sản sinh ra giá trị thực cho
nền kinh tế
10
Sau đây là một số ý kiến của những người nông dân trực tiếp làm ra lúa gạo
về cơ chế quản lí của nhà nước về xuất khẩu gạo. Đa số nông dân ĐBSCL đã
đưa ra ý kiến đó là họ cần một cơ chế xuất khẩu gạo ổn định, một cơ chế mà
có thể ấn định giá bán gạo xuất khẩu, một cơ chế mà giá thu mua căn cứ vào
giá bán gạo xuất khẩu.
Muốn vậy theo họ chính phủ phải thực hiện độc quyền lúa gạo, phải đưa lúa
gạo vào lĩnh vực độc quyền nhà nước để quan tâm đúng mức đến quyền lợi
của người nông dân và người ăn gạo trong việc ấn định giá mua bán lúa gạo,
tức là chính phủ phải trực tiếp mua bán lúa gạo cho nông dân.Xuất khẩu gạo
phải có đủ kho chứa lúa gạo, đây là điều kiện bắt buộc để ấn đinh giá bán gạo
xuất khẩu và điều tiết quá trình xuất khẩu gạo, tránh bị khách hàng ép giá.
II – Một số vấn đề liên quan đến thuế xuất khẩu gạo
Năm 2008, xung quanh việc Việt Nam thắt chặt xuất khẩu gạo
thông qua hạn ngạch, ông Jonathan Pincus, chuyên viên kinh tế
cao cấp của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại
Việt Nam, cho rằng Chính phủ nên đánh thuế xuất khẩu gạo để
điều tiết giá gạo trong nước; vừa thu được thuế vừa có hiệu quả
hơn so với hạn ngạch.
Gạo là mặt hàng nằm trong rổ hàng hoá để tính chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) của Việt Nam. Hơn hai năm qua, chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng
lương thực, trong đó có gạo, luôn tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng chung
của CPI. Chính vì vậy, hơn 2 năm qua, Chính phủ đã áp dụng biện pháp chỉ
tiêu sản lượng xuất khẩu gạo mà bản chất là hạn ngạch để điều tiết sản lượng

gạo xuất khẩu, với mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không
quá leo thang, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.Tuy nhiên, đến nay,
11
Việt Nam vẫn chưa tính toán được tác động của chính sách điều chỉnh giá
gạo bằng hạn ngạch; nhưng một điều chắc chắn là Chính phủ Việt Nam
không thu được thuế từ xuất khẩu gạo để góp phần làm giảm thâm hụt ngân
sách. Trong khi đó, do khủng hoảng thiếu hụt lương thực trầm trọng trên thế
giới, nhiều nước xuất khẩu gạo chính ở châu Á đang thắt chặt xuất khẩu gạo
đã đẩy giá gạo tăng mạnh. . “Với nông dân, áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo
hay thu thuế xuất khẩu gạo đều giống như nhau’’. Khi giá gạo nội địa quá
cao, Chính phủ có thể tăng thuế xuất khẩu để làm giảm lượng gạo xuất khẩu
và ngược lại, khi giá gạo trong nước xuống thấp, có thể điều chỉnh giảm thuế
để đẩy mạnh xuất khẩu, giúp tiêu thụ lúa gạo nội địa. "Thuế xuất khẩu gạo tác
động trực tiếp tới lợi nhuận của các DN kinh doanh gạo một cách công bằng
và gián tiếp điều chỉnh giá gạo thị trường trong nước".
Chúng ta có thể tham khảo biểu thuế tuyệt đối với gạo xuất khẩu
sau:
STT
Giá gạo xuất khẩu theo giá FOB
(USD một tấn)
Mức thuế tuyệt đối
(đồng một tấn)
1 Từ 800 đến dưới 900 800.000
2 Từ 900 đến dưới 1.000 1.200.000
3 Từ 1.000 đến dưới 1.100 1.500.000
4 Từ 1.100 đến dưới 1.200 1.900.000
5 Từ 1.200 đến dưới 1.300 2.300.000
6 Từ 1.300 trở lên 2.900.000
Một DN xuất khẩu gạo ở ĐBSCL phàn nàn rằng, chính sách hạn ngạch xuất
khẩu gạo hiện nay trên lý thuyết có vẻ đơn giản, chỉ cần đầu năm Chính phủ

công bố hạn ngạch là xong, nhưng thực tế thì khá phiền phức. Bởi đi kèm với
hạn ngạch sản lượng gạo là việc xác nhận hợp đồng của VFA(Hiệp hội lương
thực Việt Nam ), thủ tục công nhận lượng gạo còn trong kho của doanh nghiệp,
rồi thời hạn giao hàng và nhiều thủ tục hành chính rối rắm khác. Đó là chưa kể
việc áp dụng hạn ngạch sẽ làm triệt tiêu phần nào động lực kinh doanh của nhà
xuất khẩu. Chẳng hạn, DN ký hợp đồng xuất khẩu gạo có giá thấp hơn giá định
12
hướng của hiệp hội là không được xác nhận để xuất khẩu, trong khi hợp đồng
đó họ có những tính toán riêng. "Với chính sách thuế sẽ công bằng hơn vì DN
nào cũng cố gắng ký hợp đồng bán gạo giá cao để có lợi nhuận nhiều hơn mà
không cần tới giá định hướng của hiệp hội" việc thu thuế xuất khẩu gạo là chủ
trương đúng đắn để điều tiết chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá thị trường
trong nước(2008), tuy nhiên, cơ quan chức năng sẽ tùy từng thời điểm, căn cứ
vào tình hình thực tế để có điều chỉnh hợp lý.Thuế bắt đầu áp dụng từ cuối
tháng 7/2008 nhưng đến 19-12-2008 thì chính phủ chính thức ngừng đáng thuế
xuất khẩu gạo vì thấy việc đành thuế không có lợi.Đó là một số vấn đề liên
quan đến việc đánh thuế xuất khẩu gạo năm 2008- cũng là năm cao điểm về bắt
đầu áp dụng thuế xuất khẩu gạo. Hiện nay, chính phủ đã ngưng việc đánh thuế
xuất khẩu gạo , để nhằm khuyến khích việc xuất khẩu gạo.
III - Tác động của việc gia nhập WTO
Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc
tế hiện đại. Đại diện cho xu thế toàn cầu hóa này là sự ra đời và phát triển của
Tổ chức Thương mại thế giới(WTO). Việt Nam là quan sát viên của
GATT( Hiệp định chung về thuế quan và thương mại) và chính thức nộp đơn
gia nhập WTO ngày 4/1/1995.Ngày 22/8/1996 Việt Nam đã gửi Bị vong lục về
chế độ ngoại thương của Việt Nam tới WTO, Tháng 7/1998, VN tiến hành
phiên họp đa phương đầu tiên với nhóm công tác về minh bạch hóa các chính
sách kinh tế thương mại. Cho tới nay, VN đã thực sự hoàn tất về cơ bản giai
đoạn minh bạch hóa chính sách. Gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội thuận
lợi cho Việt Nam, điều này được thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất, Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ khắc phục được tình
trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế. Ví dụ như sự đối xử tối huệ
quốc (MFN) không điều kiện, thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu của Việt
Nam,thúc đẩy việc thâm nhập thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam,cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại với các nước, sự đối xử
theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập và củng cố cải cách kinh tế Việt
13
Nam.Đặc biệt, các hiệp định của Vòng đàm phán Uruguay đã đem lại cho Việt
Nam các lợi ích như : Đẩy mạnh thương mại và quan hệ của Việt Nam với các
thành viên khác trong WTO và đảm bảo nâng cao vai trò quan trọng của Việt
Nam trong các hoạt động kinh tế và chính trị toàn cầu như là một thành viên
của WTO.
Thứ hai ,gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản
phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Việt Nam sẽ có cơ hội xuất
khẩu những mặt hàng tiềm năng ra thế giới trong đó Gạo cũng là mặt hàng có
cơ hội được xuất khẩu rất nhiều.Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ có những ảnh
hưởng tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, sản xuất sẽ
được mở rộng và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động .Việt Nam là
một tron g những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều
thị trường xuất khẩu gạo hơn vì hạn ngạch nhập khẩu gạo sẽ được thay thế
bằng thuế và thuế sẽ phải được cắt giảm theo lộ trình quy định của WTO .Nước
ta cũng có lợi nhiều khi các thị trường gạo mở cửa, đặc biệt là thị trường Nhật
Bản và Hàn Quốc.
Thứ ba, Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi
có quan hệ với các cường quốc thương mại chính.Việt Nam có thể cải thiện vị
trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các
quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại.Những
nguyên tắc của WTO đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
cũng sẽ có lợi vì sẽ nhận được một số ưu đãi đặc biệt như được miễn trừ sự
ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu

Thứ tư, Việt Nam sẽ có lợi gián tiếp từ yêu cầu của WTO về việc cải cách hệ
thống ngoại thương, bảo đảm tính thống nhất của các chính sách thương mại và
các bộ luật của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế. Các
quy định của WTO sẽ loại bỏ dần những bất hợp lý thương mại, thúc đẩy cải
14
thiện hệ thống kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch
hóa tập trung sang nền kinh tế thi trường.
Thứ năm, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công
nghệ mới của nước ngoài. Trong những năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng sản
xuất công nghiệp Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong đó có xuất khẩu gạo.
Sáu là, nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng
thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doang nghiệp Việt Nam.
Tự do hóa thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước
thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép
buộc các doang nghiệp Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt,
làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo sản phẩm mới, cải tiến các
dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm
Bên cạnh những cơ hội đó, Việt Nam đồng thời
cũng phải đương đầu với các thách thức sau khi
gia nhập WTO. Bởi lẽ, so với thế giới, Việt Nam
còn là một trong những nước nghèo với mức
GDP đạt 372 USD/ngươi/năm, hệ thống chính
sách kinh tế xã hội đang trong quá trình hoàn
thiện, chưa dồng bộ, trình dộ kỹ thuật, trình độ quản lý có sự chênh lệch lớn
so với các nước phát triển.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải thực thi đẩy đủ các cam kết của mình, đặc biệt
là các cam kết trong một số lĩnh vực như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các biện pháp
đảm bảo thương mại công bằng , an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dịch tễ,

kiểm dịch động thực vật và hàng rào kỹ thuật thương mại ,nên việc thực thi sẽ
rất khó khăn. Điều này không chỉ yêu cầu Việt Nam phải thông qua các luật lệ,
quy định phù hợp với WTO và nền kinh tế thị trường, mà còn đòi hỏi tình hình
15
thực tiễn phải đáp ứng được các yêu cầu của WTO.Để sớm đạt mục tiêu gia
nhập WTO nhằm mở rộng thị trường cho hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam
được đối xử bình đẳng, thu hút vốn và công nghệ, đòi hỏi có sự phối hợp chặt
chẽ đồng bộ của tất cả các bộ các ngành từ khâu chuẩn bị đàm phán và đổi mới
cơ chế chính sách cho phù hợp với các cam kết quốc tế, đến sự chuẩn bị cho
nền kinh tế sẵn sàng đương đầu với các thách thức, sự vươn lên vượt bậc của
các doanh nghiệp với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự tranh thủ thái độ thiện chí
của các nước thanh viên WTO để đưa ra những yêu cầu hợp lý phù hợp với
điều kiện Việt Nam.

16
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
GẠO Ở ĐBSCL
I – Thực trạng
Chúng ta có thể nhìn qua bảng số kiệu sau đây:
Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2004-2008
2004 2005 2006 2007 2008
Sản lượng (Nghìn Tấn) 4,055 5,202 4,749 4,500 4,741.9
Tốc độ tăng (%) 106.3 128.3 91.3 94.8 105.4
Kim ngạch (triệu USD) 941 1,399 1,306 1,454 2,894.4
Tốc độ tăng (%) 130.6 148.7 93.4 111.3 199.1
Đơn giá trung bình
(USD/Tấn)
232.1 268.9 275.0 323.1 610.4
Tốc độ tăng (%) 100.0 115.9 102.3 117.5 188.9
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy: trong giai đoạn từ năm 2004 – 2008, sản

lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng giảm thất thường. Sản lượng trung
bình trong giai đoạn này đạt khoảng hơn 4,649.6 nghìn tấn.
Về tốc độ tăng: Sau 4 năm, sản lượng xuất khẩu gạo tăng từ 4055 nghìn tấn
năm 2004 lên mức 4741.9 nghìn tấn năm 2008, với tốc độ tăng trung bình là
104%.
Kim ngạch xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2004 – 2008 nhìn chung là tăng qua
các năm, chỉ sau một năm, kim ngạch xuất khẩu gạo đã tăng đột biến vào năm
2008 đạt mức 2,894.4 triệu USD với tốc độ tăng gần gấp đôi so với năm trước.
Thực trạng xuất khẩu gạo ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung trong
những năm qua và những tháng đầu năm 2011 vừa qua có nhiều thay đổi rất rõ
nét. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn từ năm 2009-2011:
Năm 2009, gạo của ĐBSCL được xuất khẩu sang rất nhiều thị trường như
philippines, Malaysia, Cu ba, Singapore. Lượng gạo xuất khẩu ở ĐBSCL
chiếm một phần không nhỏ trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
17
Vào năm 2009 này, diện tích lúa ở ĐBSCL là
3,834.991ha , năng suất bình quân 5,3 tấn/ha, sản lượng đạt 20.492,979 tấn đây
là những con số tương đối cao, và đã góp phần to lớn vào kim ngạch xuất khẩu
gạo của nước ta trong năm này.Xuất khẩu sang philippines đạt kim ngạch lớn
nhất 917,13 triệu USD, chiếm 34,43% kim ngạch, tiếp theo là kim ngạch xuất
khẩu sang Malaysia đạt 272,19 triệu USD, chiếm 10,22% kim ngạch, rồi
đến thị trường Cu ba 191 triệu USD, chiếm 7,17%, Singapore là 133,6
triệu USD , chiếm 5.02%.
Năm 2010, một năm nông nghiệp nước ta đặc biệt là nông nghiệp ĐBSCL
đương đầu với muôn ngàn khó khăn, thách thức lớn trước sự thay đổi bất
thường của thời tiết, khí tượng thủy văn.
Việc trồng lúa cũng không ngoại lệ, nhưng vượt qua mọi trở ngại đó năm 2010
nước ta lại thắng lớn về sản xuất lúa gạo và xuất khẩu gạo.Sản lượng xuất
khẩu gạo kỉ lục đạt 6,754 triệu tấn, sản lượng lúa cả nước đạt 39,8 triệu
tấn cao nhất từ trước đến nay, trong đó sản lượng lúa ĐBSCL đạt 26,6

triệu tấn chiếm gần 67% sản lượng lúa của cả nước. Đây là một năm khó
khăn nhưng ĐBSCL nói riêng vá cả nước nói chung đã vượt qua được khó
khăn đưa xuất khẩu lúa gạo nước ta tăng trưởng cao. Cả nước xuất khẩu
18
6,828 triệu tấn gạo,đạt kim ngạch 3,212 tỷ USD , tăng 20,6% so với năm
2009, vẫn xuất khẩu chủ yếu sang các nước như năm 2009.Dẫn đầu vẫn là
thị trường philippines với 1,48 triệu tấn trị giá 947,38 triệu USD (chiếm
21,4% về lượng và 29,17% tổng kim ngạch) ,thị trường Indonesia với trên
687 nghìn tấn trị giá 346,02 triệu USD( chiếm 9,98% về lượng và chiếm
10,65% tổng kim ngạch); Singapore với 539,3 nghìn tấn, trị giá 227,79 triệu
USD (chiếm 7,83% về lượng và chiếm 7,01% tổng kim ngạch); tiếp đến Cu Ba
gần 472,3 nghìn tấn, trị giá 209,22 triệu USD (chiếm 6,86% về lượng và chiếm
6,44% tổng kim ngạch); sau đó là 2 thị trường cũng đạt kim ngạch trên 100
triệu USD là: Malaysia 177,69 triệu USD; Đài Loan 142,7 triệu USD. Ngoài
ra, còn một số nước ở Tây Phi cũng nhập khẩu gạo của nước ta trong năm 2010
này như :xuất 225 tấn gạo sang beclin, 98.000 tấn sang Bờ biển ngà, 2.600 tấn
sang Nigeria, 19.000 tấn sang Senegal Riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long
năm 2010 đã sản xuất 24 triệu tấn lúa chiếm 60% tổng sản lượng và 90% xuất
khẩu của toàn quốc, trong đó thì 20% đã được dự trữ . Tuy xuất khẩu gạo cũng
đạt được nhiều thành công bước đấu nhưng nước ta không quên chuẩn bị
những điều kiện, chính sách mới để chuẩn bị cho một năm mới năm 2011 đạt
được nhiều thành công hơn.
Trong năm nay, năm 2011 các cơ quan quản lí ngành nông nghiệp đặt kì vọng
rất cao cho xuất khẩu gạo. Mức kì vọng từ 7,1- 7,4 triệu tấn .
Theo thống kê của VFA lượng gạo xuất khẩu đã kí hợp
đồng là hơn 1,5 triệu tấn ,tăng 15,7% so với cùng kì năm trước. Số lượng hợp
đồng đăng kí trong tháng 1/2011 cũng đạt mức cao, chủ yếu là 2 hợp đồng tập
trung với Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a chiếm trên 300 nghìn tấn. Tháng 1/2011
là tháng đầu năm có số lượng giao hàng cao nhất từ trước đến nay.Theo hiệp
19

hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo của quý 1/2011 đạt 1,850 triệu tấn,
tăng khoảng 400 ngàn tấn so với cùng kì năm ngoái và đạt trị giá 774 triệu
USD. Trong tháng 2/2011 Đồng Bằng Sông Cửu Long thu hoạch lúa Đông
xuân sớm vì thế sẽ tăng thêm nguồn cung về gạo cho cả nước cũng như góp
phần to lớn vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Ở ĐBSCL
trong những tháng đầu năm nay việc sản xuất lúa gạo đang tương đối thuận
lợi . Tính đến 15/3/2011 ĐBSCL đã thu hoạch được trên 1 triệu ha lúa đông
xuân. Việc thu hoạch lúa đông xuân ở ĐBSCL đã sắp hoàn thành và nông dân
bắt đầu xuống giống hè thu. Những người nông dân ĐBSCL vẫn có lợi vì chi
phí sản xuất cho vụ đông xuân bỏ ra chỉ xấp xỉ 3.000 đồng/kg trong khi đó giá
thu mua lúa bình quân ở mức 5.000 đồng/kg
20
Đến cuối tháng 4/2011,các tỉnh ĐBSCL đã thu hoạch được 1,462 triệu
ha/1,567 triệu ha lúa đông xuân. Như vậy, cơ bản đã thu hoạch xong vụ đông
xuân với sản lượng trên 9,7 triệu tấn lúa.Hiện nay khi bước vào vụ hè thu thì
người dân ĐBSCL lại lo lắng vì giá thành sản xuất đang tăng rất cao so với vụ
đông xuân, nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng, vật tư nông nghiệp ở các
vùng nông thôn đang leo thang từng ngày, thuê máy móc thiết bị thu hoạch lúa
cũng tăng.
Theo hiệp hội lương thực Việt Nam, tính đến cuối tháng 4/2011 xuất khẩu gạo
đạt 2,5 triệu tấn với tổng trị giá 1,91 tỷ USD.Gần đây ,thị trường lúa gạo ở
ĐBSCL có xu hướng giảm nhẹ từ 50-100 đồng/kg, giá lúa thường dao động
6.050 – 6.150 đồng/kg, lúa dài khoảng 6.200 – 6.300 đồng/kg.
Thị trường xuất khẩu gạo ở ĐBSCL cũng như VN ngày càng được mở rộng
hơn. Ngoài các nước bạn hàng quen thuộc thì còn có thêm rất nhiều các bạn
hàng mới.Các nước ở khu vực Tây Phi vẫn tiếp tục muốn nhập khẩu gạo của
nước ta, họ không những nhập khẩu để phục vụ cho thị trường trong nước mà
còn là nước tái xuất ,nhập gạo ở nước ta và xuất khẩu sang nước thứ 3.Điểm
đặc biệt là trong năm 2011 này Việt Nam đã kí được hợp đồng xuất khẩu gạo
sang Bangladesh với số lượng rất lớn : năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sang

bangladesh đạt 350-400 tấn, thì đến năm 2011 này dự kiến lượng xuất khẩu sẽ
là 500 tấn.Sự kiện này tạo đà cho xuất khẩu gạo ở ĐBSCL ngày càng tăng
trưởng nhanh về sản lượng cũng như chất lượng. Uy tín về gạo của ĐBSCL nói
riêng và VN nói chung ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
II – Ưu điểm , hạn chế và nguyên nhân
21
1 . Những ưu điểm của hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước. Đóng góp một phần
hết sức quan trọng đối với việc cung cấp lương thực cho trong nước cũng như
xuất khẩu. Chính vì những điều đó mà khu vực ĐBSCL có rất nhiều lợi thế và
ưu điểm để phát triển ngành lúa gạo.
ĐBSCL có diện tích đất trồng trọt lớn, phi nhiêu phù hợp với việc trồng lúa đem
lại năng suất cao.
ĐBSCL còn nhận được rất nhiều ưu đãi do chính phủ tạo điều kiện nhằm ngày
càng nâng cao sản lượng và chất lượng cho ngành sản xuất lúa ở đây.
Điều kiện tự nhiên và điều kiện khí hậu ở ĐBSCL cũng tương đối phù hợp để
phát triển ngành sản xuất lúa gạo xuất khẩu.
Những người dân ở đây rất nhanh nhẹn nhạy bén với cái mới tích cực áp dụng
các công nghệ, máy móc tiên tiến vào sản xuất lúa gạo xuất khẩu.
Tóm lại ,ĐBSCL có rất nhiều ưu điểm và lợi thế để tăng cường hoạt động xuất
khẩu gạo sang các thị trường thế giới. Sản xuất lúa gạo xuất khẩu ở ĐBSCL là
hoạt động quan trọng góp phần không hề nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu gạo của
cả nước ta.
2 . Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó đối với hoạt động
xuất khẩu gạo ở ĐBSCL
Bên cạnh những ưu điểm trên thì hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL cũng gặp
không ít những hạn chế và khó khăn. Đó cũng là những điều làm đau đầu các
nhà quản lí xuất khẩu gạo và còn làm giảm thu nhập của những người nông
dân trồng lúa ở đây.
Điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL không phải lúc nào cũng thuận lợi mà cũng có

những năm ( vụ ) thời tiết vô cùng khắc ngiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra,
dịch bệnh hại lúa cũng rất phổ biến. Đất đai ngày càng kém chất dinh dưỡng đi
do bị thoái hóa Dẫn đến việc trồng , sản xuất và thu hoạch lúa gặp nhiều khó
22
khăn, làm giảm đáng kể sản lượng lúa, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
gạo.
Thị trường lúa gạo không ổn định mà diễn biến thất thường, khó dự đoán, khó
lắm bắt.Ví dụ như In-đô-nê-xi-a liên tiếp trong 2 năm(2008-2009) không nhập
khẩu gạo của nước ta nhưng đến năm 2010 lại nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo
Bên cạnh đó thì giá lúa có xu hướng giảm và người đi thu mua ít đi cũng làm
cho nông dân càng thêm lo lắng.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung
gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu gạo sang một số các thị trường
khó tính trên thế giới. Mặc dù, giá cả khi xuất sang thị trường các nước này có
cao nhưng họ đặt ra rất nhiều các yêu cầu, quy định đòi hỏi chất lượng gạo
phải cao, đồng đều, cực tốt như phải có dưới 4 hạt hỏng trên mỗi kg gạo gây
áp lực lớn cho việc xuất khẩu gạo.
Trước đây, để bảo hộ ngành sản xuất trong nước thì các doanh nghiệp nước
ngoài phải liên doanh, liên kết với doanh ngiệp trong nước trong thu mua, xuất
khẩu gạo. Hiện nay, với việc tuân thủ cam kết WTO về mở cửa thị trường lúa
gạo, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia trực tiếp vào thị trường lúa
gạo nước ta. Thị trường thu mua, xuất khẩu lúa gạo của các doanh nghiệp trong
23
nước vốn đã nhiều cạnh tranh nay lại phải đối phó với sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp nước ngoài nuốn “chen chân” vào thị trường này.Điều đó làm
cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ yếu kém trong nước không thể cạnh tranh dược và
có thể phá sản
Các doanh nghiệp gạo ở ĐBSCL nhiều khi phải đối mặt với tình trạng thiếu
vốn. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài vay được nguồn vốn chỉ có mức
lãi suất 4,5% thì các doanh nghiệp trong nước phải vay với mức lãi suất 16,5%,

sự chênh lệch nay là một bất lợi lớn trong cạnh tranh.
Hạn chế tiếp theo không thể không kể đến đó là những hạn chế về công nghệ,
nguồn nhân lực, cách thức thu hoạch, bảo quản, chế biến còn lạc hậu. Chất
lượng gạo chưa được đồng đều, gạo bị xáo trộn rất nhiều. Quy mô sản xuất của
các hộ nông dân thường nhỏ bé ,manh mún nên việc cải thiện công nghệ cũng
như đầu tư vào sản xuất cho xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
Cùng với đó là sự thiếu hiểu biết về thị
trường , chưa biết chọn thời điểm nào bán chạy nhất khiến cho hoạt động xuất
khẩu gạo diễn ra không được như mong muốn và lợi nhuận từ hoạt động này
mang lại đôi khi sẽ rất ít.
Giá lúa năm nay có diễn biến hết sức thất thường, sau vụ thu hoạch lúa đông
xuân. Mặc dù các doanh nghiệp đã mua tạm trữ gạo nhưng giá gạo vẫn giảm
trong thời gian gần đây. Ví dụ như chỉ trong thời gian 4 ngày từ 29/4 dến 2/5
giá lúa gạo đã giảm từ 500 – 800 đồng/kg gây thiệt hại và thêm phần lo lắng
cho nông dân,các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL cũng như cả nước.
24
Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu tập trung ở các thị trường Châu á là chủ yếu,
doanh nghiệp vẫn chưa kí được những đơn đặt hàng lớn mà chủ yếu là dựa vào
các mối quan hệ ở tầm chính phủ. Đây chính là hạn chế và là một nguyên nhân
gây lên sự biến động thất thường của giá cả, nông dân thì lo lắng còn doanh
nghiệp thì chần chừ không thu mua lúa gạo vì sợ lỗ. Khâu thu mua không ổn
định, giá lúa lúc lên lúc xuống, gạo khi thiếu khi thừa. Nhiều khi cần gạo xuất
khẩu nhưng lại hết.
Việc quản lí chuỗi cung ứng gạo cũng như tính toán chuỗi giá trị gạo ở khu vực
ĐBSCL còn nhiều hạn chế, nên giá thành và chất lượng hạt gạo làm ra còn
kém sức cạnh tranh, chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao.Trong đó, những hoạt
động trong chuỗi cung ứng như : nhà cung ứng đầu vào, người sản xuất, chế
biến, phân phối, tiếp thị và tiêu dùng chưa thật sự gắn kết với nhau để xây
dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm chất lượng ổn định có uy tín trên thị trường.
Hiện xuất khẩu gạo ở ĐBSCL ,chủ yếu được vận chuyển bằng đường bộ và

đường sông(60%-70% khối lượng vận chuyển nội địa của vùng).Tuy nhiên
chính phủ lại chưa đầu tư đúng mức cho hệ thống giao thông nội thủy và
đường giao thông nông thôn (hệ thống huyết mạch đảm bảo thu mua lúa gạo)
kết quả là nông dân phải chịu thêm chi phí vận chuyển.
Chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang công nghiệp,
dịch vụ và các mục đích khác cũng là một trong những tác nhân trực tiếp khiến
nông dân nước ta chưa được hưởng lợi nhiều. Về mặt lí thuyết chính sách này
đảm bảo diện tích và điều kiện sản xuất công nghiệp,trong đó có công nghiệp
chế biến nông sản, có lợi cho nông dân nhưng có hạn chế là giảm nghiêm trọng
đất canh tác, ĐBSCL giảm 175.000ha gây sụt giảm lớn về sản lượng lúa của
vùng.
Rất nhiều hạn chế???? Vậy một câu hỏi đặt ra là ĐBSCL nói riêng và cả nước
nói chung phải làm gì để khắc phục những hạn chế này???????? ======>>
Đưa ra các giải pháp
25

×