Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.57 KB, 9 trang )

Luận văn tốt nghiệp ~ 1 ~
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
TRỊ TÀI CHÍNH
3.1 Nhận xét và đánh giá chung tình hình tài chính tại công ty
3.1.1 Ưu điểm
Nhu cầu về thiết bị văn phòng của thị trường ngày càng nhiều vì thực tế ngày càng
có nhiều DN được thành lập, là thị trường tiềm năng của DN.
Trong kinh doanh DN đã triệt để tận dụng những lợi thế của mình như nhập khẩu
trực tiếp, là nhà phân phối cấp 1 nên công ty đưa ra mức giá rất cạnh tranh. Ngoài việc
phân phối các thiết bị văn phòng còn có thêm các phụ tùng thay thế và dịch vụ sửa chữa,
dịch vụ hậu mãi rất tốt còn là một lợi thế của công ty.
Tổng tài sản có xu hướng tăng lên chứng tỏ qui mô kinh doanh ngày càng được mở
rộng.
Các công nợ phải thu có thời gian thu hồi ngắn, không có các khoản nợ khó đòi.
Việc này giúp cho DN tránh được tình trạng bị chiếm dụng vốn.
Lượng tiền mặt ở mức độ vừa phải, không quá cao đủ để đảm bảo cho việc kinh
doanh của công ty diễn ra liên tục như thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, các khoản
chi phí phát sinh . Việc này giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vì lạm phát tăng, đồng
tiền bị mất giá từng ngày, nếu dự trữ quá nhiều tiền mặt sẽ không mang lại lợi nhuận cho
DN, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nếu lượng tiền mặt quá ít thì lại gây ra tình trạng
gián đoạn trong kinh doanh, như khi có các khoản phát sinh nhưng DN không đủ tiền
mặt để thanh toán, làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của DN.
Lượng hàng tồn kho dồi dào, luôn đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Lớp: 06DQTC- Khoa Quản trị kinh doanh SVTT: Nguyễn Thị Bích Trâm
Luận văn tốt nghiệp ~ 2 ~
Khả năng thanh toán tốt giúp DN luôn đảm bảo đủ khả năng tranh toán cho nhà
cung cấp và trả các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh.
Các tỷ số về đòn cân nợ cho thấy DN nợ ít, tỷ số nợ thấp hơn trung bình ngành,
khả năng thanh toán lãi vay rất cao. Công ty có thể vay thêm để mở rộng sản xuất kinh
doanh.
Các tỷ số doanh lợi tiêu thụ, doanh lợi tài sản, doanh lợi vốn chủ sở hữu, doanh


lợi vốn lưu động đều cao, có xu hướng tăng, cao hơn mức trung bình ngành cho thấy
tình hình kinh doanh của DN ngày càng tiến triển.
3.1.2 Nhược điểm
Lượng hàng tồn kho nhiều, vòng quay hàng tồn kho giảm làm giảm một phần tốc
độ luân chuyển vốn lưu động, hơn nữa, DN thường xuyên nhập hàng về nên rất khó
kiểm kê, đồng thời sẽ có một phần hàng hóa không bán được, lỗi thời.
Các khoản phải thu ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài
sản. Gồm có 2 khoản là khoản phải thu khách hàng và trả trước cho người bán. DN mua
hàng từ nước ngoài nhập về, khoản trả trước cho người bán càng cao thì sẽ gia tăng rủi
ro cho DN. Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, lạm phát ngày càng tăng, việc bị chiếm
dụng vốn như vậy sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của DN.
Khả năng thanh toán ngày càng giảm, các tỷ số thanh toán giảm dần do các khoản
nợ phải trả ngày càng tăng, lượng hàng tồn kho nhiều làm giảm lượng tiền mặt tại quỹ
của DN.
Vòng quay vốn lưu động, vòng quay TS và vòng quay hàng tồn kho đều giảm vào
cuối kỳ do lượng hàng tồn kho nhiều, các khoản phải thu tăng nhiều lảm cho TSLĐ,
tổng TS tăng mạnh.
Lớp: 06DQTC- Khoa Quản trị kinh doanh SVTT: Nguyễn Thị Bích Trâm
Luận văn tốt nghiệp ~ 3 ~
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính
Qua việc phân tích về tình hình tài chính tại công ty TNHH TM – CN Hồng Quang,
phần nào thấy được những mặt tích cực và hạn chế còn tồn tại. Đối với mặt tích cực,
công ty nên tiếp tục phát huy hơn nữa, còn với những hạn chế thì tìm biện pháp khắc
phục.
Trong những mặt hạn chế, có những vấn đề thuộc về nguyên nhân khách quan mà
mọi DN đều gặp phải như: sự cạnh tranh gay gắt của các DN trong cùng ngành, chính
sách của nhà nước, sự thay đổi quan điểm của khách hàng,… những vấn đề này đòi hỏi
DN phải linh động để thích nghi và khắc phục, như thế mới tồn tại và phát triển được,
nếu không sẽ bị phá sản. Với những vấn đề thuộc về nguyên nhân chủ quan, DN phải
phấn đấu tìm giải pháp cách khắc phục, nếu không sẽ kìm hãm sự phát triển của DN.

Từ những nhận định đó, cùng với sự hiểu biết về tình hình tài chính DN qua việc
phân tích, em đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính sau:
Về hàng tồn kho: công ty cần quản lý hàng tồn kho tốt hơn để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động vì TSLĐ của DN chủ yếu là hàng tồn kho. Kế toán kho và bộ phận
kho phải thường xuyên kiểm tra đối chiếu hàng tồn kho trên sổ sách với thực tế, sắp xếp
các mặt hàng trong kho một cách khoa học để dễ dàng kiểm tra, như chia ra nhiều khu
vực và phân thành các nhóm hàng, mỗi nhóm hàng để một khu khác nhau vì có rất nhiều
mặt hàng ( hiện tại ở công ty có hơn 100 mặt hàng với nhiều loại khác nhau). Mỗi lần
nhập hàng về nên xếp các hàng hóa đang còn trong kho ra phía ngoài, các hàng mới nhập
về xếp vào trong để tránh tình trạng hàng lỗi thời, không bán được. Đặc biệt trước khi
đặt một lô hàng mới, cần kiểm tra xem lượng hàng tồn trong kho là bao nhiêu và còn
những mặt hàng nào, kết hợp với bộ phận bán hàng xem xét các mặt hàng tiêu thụ
nhanh, nhu cầu nhiều để đưa ra đơn hàng phù hợp nhất, tránh được tình trạng hàng tồn
quá lâu, bị ứ đọng. Mỗi lần nhập xuất kế toán đều phải cập nhật ngay. Như vậy sẽ giúp
hàng tồn kho có luân chuyển nhanh hơn.
Lớp: 06DQTC- Khoa Quản trị kinh doanh SVTT: Nguyễn Thị Bích Trâm
Luận văn tốt nghiệp ~ 4 ~
Về tình hình thanh toán và công nợ:
 Theo dõi, đánh giá các khoản nợ phải thu, tìm các biện pháp thu hồi nợ thích hợp
cho từng đối tượng, lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh để
bạn hàng từ chối thanh toán hoặc dây dưa trong thanh toán.
 Theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải trả ngắn hạn để có kế hoạch trả nợ kịp thời,
giữ vững uy tín của DN.
Về hiệu quả hoạt động kinh doanh:
 Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, phấn đấu đáp ứng tốt nhu cầu của khách
hàng với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo; háng hóa đa dạng và chất lượng để
nâng cao uy tín DN với khách hàng bằng nhiều cách như: gởi thư thăm hỏi khách
hàng, qua đó khảo sát để biết nhu cầu của khách hàng, tìm thêm nhà cung cấp mới
để có thể có nguồn hàng ổn định, tìm được giá tốt nhất từ đó có thể cạnh tranh giá
với các doanh nghiệp cùng ngành…

 Marketting: chú trọng công tác quảng cáo để khách hàng biết đến như phát tờ rơi,
gửi bảng báo giá tới khách hàng; đào tạo, bồi dưỡng nhân viên bán hàng, áp dụng
chính sách khuyến khích nhân viên tích cực bán hàng như thưởng doanh thu, hoa
hồng; tuyển thêm đội ngũ nhân viên phát triển thị trường để tìm thêm nhiều khách
hàng, đại lý bán hàng.
Các kiến nghị:
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, sự cạnh tranh giữa các DN cùng ngành rất
gay gắt, nên bổ sung thêm nguồn vốn bằng nhiều cách khác nhau để tránh rủi ro trong
cạnh tranh, tạo sự vững chắc về nguồn vốn của DN. Do đó nên tăng cường mối quan hệ
Lớp: 06DQTC- Khoa Quản trị kinh doanh SVTT: Nguyễn Thị Bích Trâm
Luận văn tốt nghiệp ~ 5 ~
tốt với các công ty, các tổ chức tính dụng, ngân hàng để có thể tìm được các khoản tín
dụng với lãi suất ưu đãi.
Để gia tăng thêm doanh thu, ngoài bán hàng, DN còn có dịch vụ sửa chữa theo
yêu cầu, nên cần bồi dưỡng và nâng cao tay nghề nhân viên sửa chữa, bảo hành.
Để tránh rủi ro trong việc thanh toán trước tiền hàng cho nhà cung cấp, nên sử
dụng các dịch vụ thanh toán có độ an an toàn cao ở ngân hàng, lựa chọn các hình thức
thanh toán an toàn như: chuyển tiền bằng điện có hồi hoàn – TTR, thanh toán qua L/C…
Thiết kế, bổ sung làm phong phú website để nâng cao hiệu quả của website.
Lớp: 06DQTC- Khoa Quản trị kinh doanh SVTT: Nguyễn Thị Bích Trâm

×