Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của tổng công ty vận tải dầu khí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.66 KB, 29 trang )

Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Lời mở đầu
Trong bất kì thời đại nào, ở bất kì quốc gia nào thì việc phát triển kinh
tế luôn dược coi là công việc cần thiết nhất đánh giá sự phát triển của xã hội
đó, đất nước đó. Để phát triển nền kinh tế một cách tốt nhất thì cần tìm hiểu,
nghiên cứu thật sâu sắc và vận dụng linh hoạt các qui luật kinh tế vào thực
tế.
Kinh tế học vi mô nghiên cứu các quyết định của các cá nhân và
doanh nghiệp và các tương tác giữa các quyết định này trên thị trường. Là
một sinh viên theo học ngành kinh tế bản thân em nhận thấy việc nghiên cứu
“Kinh tế học” nói chung và “kinh tế vi mô” nói riêng để nắm vững những
vấn đề kinh tế cơ bản là một công việc thiết thực vô cùng bổ ích để phục vụ
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sự hướng dẫn của giảng viên ….
Em quyết định thực hiện đề tài “Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ
bản của Tổng công ty vận tải dầu khí Việt Nam” nhằm nâng cao hiểu biết
của bản thân, có cái nhìn tổng quan, sâu sắc hơn về các vấn đề kinh tế cơ
bản và vai trò,tác dụng của nó trong doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô để em có thể hoàn thành tốt hơn trong các đề tài sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 1
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Mục lục
Tên chương mục Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Giới thiệu chung (về môn học, về lý thuyết thực hiện ba
vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp)
4
1.1.Giới thiệu chung về môn học 4


1.1.1.Khái niệm kinh tế học 4
1.1.2.Kinh tế học vi mô 5
1.2. Ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp 6
1.2.1.Quyết định sản xuất cái gì? 6
1.2.3. Quyết định sản xuất cho ai? 9
Chương 2: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản cua Tổng
công ty vận tải dầu khí Việt Nam
10
2.1. Giới thiệu về Tổng công ty 10
2.2.Tổng kết hoạt đông sản xuất kinh doanh năm 2008 12
2.2.1. Nhận xét chung. 12
2.2.2. Các chỉ tiêu kế hoạch đã thực hiện 13
2.2.3. Đánh giá kết quả đạt được 15
2.3. Phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2009 16
2.3.1. Đặc điểm tình hình 16
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 2
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
2.3.2. Mục tiêu 16
2.3.3. Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu cho năm 2009 18
2.3.4. Biện pháp thực hiện 18
Chương 3: Mở rộng 21
Tiểu kết 28
Tài liệu tham khảo 29

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 3
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Chương 1: Giới thiệu chung (về môn học, về lý thuyết thực
hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp)

1.1. Giới thiệu về môn học
1.1.1. Khái niệm kinh tế học
Theo một khái niệm chung nhất, kinh tế học là một bộ môn khoa học
giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và
cách thức ứng xử của từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Vấn
đề khan hiếm nguồn lực yêu cầu các nền kinh tế hay các đơn vị kinh tế phải
lựa chọn. Các Nhà Kinh tế cho rằng: Kinh tế học là "khoa học của sự lựa
chọn". Kinh tế học tập trung vào việc sử dụng và quản lý các nguồn lực hạn
chế để đạt được thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của con người. Đặc biệt,
kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ trong thế giới có nguồn lực hạn chế.
Như vậy, kinh tế học quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế
tổng thể và hành vi của các chủ thể riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các
doanh nghiệp,hộ tiêu dùng, người lao động và chính phủ. Mỗi chủ thể kinh
tế đều có mục tiêu để hướng tới, đó là tối đa hóa lợi ích kinh tế của họ. Mục
tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của các hộ tiêu
dùng là tối đa hóa mức độ tiêu dùng, mục tiêu của người lao động là tối đa
hóa tiền công và mục tiêu của chính phủ là tối đa hóa lợi ích xã hội. Kinh tế
học có nhiệm vụ giúp các chủ thể kinh tế giải quyết bài toán tối đa hóa lợi
ích kinh tế này.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 4
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Kinh tế học có hai bộ phận cấu thành hữu cơ là kinh tế học vi mô và
kinh tế học vĩ mô. Dựa vào hành vi kinh tế, các Nhà Kinh tế phân kinh tế
học theo hai mức độ phân tích khác nhau: vi mô và vĩ mô. Trong chương này
chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu về khái niệm “Kinh tế vi mô”.
1.1.2. Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vi mô (microeconomic) là một phân ngành chủ yếu của
kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các cá nhân (gồm

người tiêu dùng, nhà sản xuất, hay một ngành kinh tế nào đó) theo cách
riêng lẻ và biệt lập.
Kinh tế học vi mô nghiên cứu các quyết định của các cá nhân và
doanh nghiệp và các tương tác giữa các quyết định này trên thị trường. Kinh
tế học vi mô giải quyết các đơn vị cụ thể của nền kinh tế và xem xét một
cách chi tiết cách thức vận hành của các đơn vị kinh tế hay các phân đoạn
của nền kinh tế.
Mục tiêu của kinh tế học vi mô nhằm giải thích giá và lượng của một
hàng hóa cụ thể. Kinh tế học vi mô còn nghiên cứu các qui định, thuế của
chính phủ tác động đến giá và lượng hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Chẳng hạn,
kinh tế học vi mô nghiên cứu các yếu tố nhằm xác định giá và lượng xe hơi,
đồng thời nghiên cứu các qui định và thuế của chính phủ tác động đến giá cả
và sản lượng xe hơi trên thị trường.
Kinh tế học vi mô thể hiện rõ nét nhất trong hoạt động sản xuất kinh
doanh riêng lẻ của tưng cá nhân, hộ gia đình hay công ty doanh nghiệp nào
đó thong qua ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp. Mỗi vấn đề kinh tế
cơ bản lại là một bài toán khó cho từng doanh nghiệp,doanh nghiệp chỉ có
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 5
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
thể thu dược lợi nhuận cao và phát triển bền vững lâu dài khi các bài toán đó
được giả quyết một cách phù hợp nhất. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung
đó ở các phần tiếp theo.
1.2 . Ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Vì nguồn lực là khan hiếm, mọi quyết định lựa chọn trong sản xuất và
tiêu dùng của các tác nhân kinh tế đều phải đảm bảo sử dụng đầy đủ và hiệu
quả nguồn lực. Để sử dụng nguồn lực hiệu quả, các quyết định lựa chọn phải
trả lời tốt ba câu hỏi nền tảng được gọi là ba vấn đề cơ bản của kinh tế học,
đó là:
Quyết định sản xuất cái gì ?

Quyết định sản xuất như thế nào ?
Quyết định sản xuất cho ai ?
Đó chính là ba vấn đề kinh tế cơ bản mà chúng ta đang tìm hiểu!
1.2.1. Quyết định sản xuất cái gì?
Sản xuất cái gì là vấn đề cơ bản đầu tiên cần phải trả lời. Vì nguồn
lực khan hiếm nên không thể dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội.
Trong khả năng hiện có, xã hội phải lựa chọn để sản xuất một số loại hàng
hóa nhất định. Việc lựa chọn loại hàng hóa, dịch vụ gì nên được ưu tiên sản
xuất sẽ được căn cứ vào nhiều yếu tố, ví dụ như cầu của thị trường, khả năng
về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh, giá cả trên thị
trường. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu trực tiếp nhất giúp
người sản xuất quyết định sản xuất cái gì.
Vấn đề này có thể được hiểu như là: "Sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được
sản xuất?". Trong nền kinh tế thị trường, sự tương tác giữa người mua
và người bán vì lợi ích cá nhân sẽ xác định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 6
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
sản xuất. Nhà Kinh tế học Adam Smith trong tác phẩm "The Wealth of
Nations" đã cho rằng sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sẽ đem lại lợi ích
cho xã hội.
Sự cạnh tranh làm cho các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm thỏa mãn
nhu cầu của người tiêu dùng. Trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhà sản xuất cố
gắng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao hơn nhằm phục vụ tốt hơn
nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này có thể giải thích tại sao người tiêu
dùng có "quyền tối thượng" xác định những sản phẩm và dịch vụ nào sẽ
được sản xuất. Một số Nhà Kinh tế, chẳng hạn như John Kenneth Galbraith
cũng đề cập đến vấn đề này và cho rằng các hoạt động tiếp thị của các công
ty lớn có thể ảnh hưởng đáng kể đến cầu tiêu dùng trong ngắn hạn. Hầu hết,
các Nhà Kinh tế đều thống nhất rằng mặc dầu các biện pháp tiếp thị có thể

ảnh hưởng cầu tiêu dùng, nhưng người tiêu dùng mới chính là người quyết
định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được mua.Nếu vì lý do nào đó, người tiêu
dùng mong muốn tiêu dùng sản phẩm nhiều hơn, điều này sẽ làm tăng cầu.
Trong ngắn hạn, sự gia tăng cầu có thể làm tăng giá cả, lượng sản xuất cũng
tăng lên và lợi nhuận của các công ty trong ngành cũng cao hơn. Lợi nhuận
cao trong ngành sẽ hấp dẫn các công ty mới gia nhập thị trường trong dài
hạn và vì vậy cung thị trường sẽ tăng lên. Sự tăng cung sẽ làm cho giá cả
hàng hóa giảm xuống trong khi đó lượng bán vẫn tiếp tục tăng lên. Lợi
nhuận trong ngắn hạn do sự gia tăng cầu trong ngắn hạn dần dần sẽ bị mất đi
khi giá giảm xuống. Điều này có thể giải thích sự phù hợp với khái niệm
quyền tối thượng của người tiêu dùng.
1.2.2. Quyết định sản xuất như thế nào?
Sau khi quyết định được loại hàng hóa, dịch vụ gì nên được sản xuất,
xã hội phải trả lời câu hỏi quan trọng thứ hai là "Sản xuất như thế nào?", tức
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 7
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
là tìm ra phương pháp, công nghệ thích hợp cho sản xuất, và sự kết hợp hợp
lý và hiệu quả giữa các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra hàng hóa được lựa
chọn. Đồng thời, giải quyết vấn đề "Sản xuất như thế nào?" cũng chính là
tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: hàng hóa đó nên sản xuất ở đâu? sản
xuất bao nhiêu? Khi nào thì sản xuất và cung cấp? Tổ chức và quản lý các
khâu từ lựa chọn đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm ra sao?
Vấn đề thứ hai này có thể phát biểu một cách hoàn chỉnh như là: "Sản
phẩm và dịch vụ được sản xuất bằng cách nào?". Vấn đề này liên quan đến
việc xác định những nguồn lực nào được sử dụng và phương pháp để sản
xuất ra những sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn để sản xuất ra điện, các quốc
gia có thể xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử. Tuy
nhiên, việc lựa chọn phương pháp sản xuất nào còn phải xem xét trên khía
cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học kỹ thuật của

mỗi quốc gia.
Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất vì mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận sẽ phải tìm kiếm các nguồn lực có chi phí thấp nhất có thể (giả
định với số lượng và chất lượng sản phẩm không thay đổi). Các phương
pháp và kỹ thuật sản xuất mới chỉ có thể được chấp nhận khi chúng làm
giảm chi phí sản xuất. Trong khi đó, các nhà cung cấp nguồn lực sản xuất sẽ
cung cấp nguồn lực đem lại cho họ các giá trị cao nhất. Một lần nữa, "bàn
tay vô hình" theo thuyết của Adam Smith dẫn dắt cách thức phân phối nguồn
lực đem lại giá trị sử dụng cao nhất.
Để có thể lý giải tại sao một số quốc gia lựa chọn tập trung sản xuất
một số hàng hóa và trao đổi với các quốc gia khác. Vấn đề ở đây liên quan
đến việc xem xét chi phí cơ hội và bằng cách so sánh chi phí tương đối trong
việc sản xuất các hàng hóa, các quốc gia sẽ sản xuất và trao đổi hàng hóa
trên cơ sở chi phí cơ hội thấp nhất.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 8
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
1.2.3. Quyết định sản xuất cho ai?
Sau khi xác định được loại hàng hóa, dịch vụ nào nên được sản xuất
và phương pháp sản xuất các loại sản phẩm đó, xã hội còn phải giải quyết
vấn đề cơ bản thứ ba là "Sản xuất cho ai?". Câu hỏi này liên quan đến việc
lựa chọn phương pháp phân phối các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản
xuất ra tới tay người tiêu dung như thế nào. Tất nhiên, vì nguồn lực là khan
hiếm, sẽ có cạnh tranh trong tiêu dùng và trên thị trường tự do cạnh tranh thì
sản phẩm sẽ thuộc về người có khả năng thanh toán cho việc mua sản phẩm.
Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được chính phủ xem xét và điều tiết thông qua các
chính sách về thuế, giá cả và trợ cấp, nhằm đảm bảo cho cả những người
nghèo, khó khăn, có thu nhập thấp cũng được hưởng những thành quả từ
nguồn lực của xã hội.
Vấn đề thứ ba này phải giải quyết đó là, "Ai sẽ nhận sản phẩm và dịch

vụ?". Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận
hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác
của người mua và bán trên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn
lực.
Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lực mua sắm của các cá nhân và phân
phối thu nhập được xác định thông qua: tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê và
lợi nhuận trên thị trường nguồn lực sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường,
những ai có nguồn tài nguyên, lao động, vốn và kỹ năng quản lý cao hơn sẽ
nhận thu nhập cao hơn. Với thu nhập này, các cá nhân đưa ra quyết định loại
và số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường sản phẩm và giá cả định hướng
cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức giá thị
trường.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 9
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp

Chương 2:Số liệu và đánh giá về tình hình thực hiện ba vấn đề
kinh tế cơ bản của Tổng công ty vận tải dầu khí Việt Nam.
2.1. Giới thiệu về Tổng công ty
Nhóm ngành: Dịch vụ vận tải.
Giới thiệu: Lịch sử hình thành.
- Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí là Công ty Vận tải
Dầu khí, đơn vịthành viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam), thành lập vào ngày 27/5/2002 theo Quyết
định số 358/QĐ-VPCP của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
- Năm 2003: Đầu năm 2003, Công ty Vận tải Dầu khí đã thực hiện mua tàu
POSEIDON M, đây là tàu vận tải dầu thô loại Aframax đầu tiên ở Việt Nam,
có trọng tải lên tới 96.125 tấn. Tháng 4/2003, tàu POSEIDON M đã chính
thức thực hiện vận chuyển lô hàng đầu tiên.
Năm 2006: Tháng 5/2006, Công ty Vận tải Dầu khí đã đưa vào khai thác tàu

chở dầu thô loại Aframax thứ hai - HERCULES M.
- Năm 2007: Thực hiện Quyết định số 758/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp
ngày 30/3/2006, Công ty Vận tải Dầu khí đã tiến hành cổ phần hóa và chính
thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần vào ngày 07/5/2007 căn cứ
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 4103006624 do Sở Kế
hoạch và Đầu tưTp. Hồ Chí Minh cấp.
Ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh vận tải dầu thô và các sản phẩm dầu khí
- Tham gia đào tạo và cung ứng thuyền viên cho các tàu vận tải dầu khí;
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 10
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Thuê và cho thuê tàu biển, phương tiện vận tải khác với các đối tác trong và
ngoài nước
- Kinh doanh dịch vụ môi giới tàu biển, đại lý hàng hải, cung ứng tàu biển,
dịch vụ sửa chữa tàu biển và dịch vụ hàng hải khác
- Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô, đường thuỷ nội địa; Dịch vụ giao
nhận hàng hoá
- Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
- Dịch vụ quản lý bất động sản; Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi,
công nghiệp, dân dụng, dầu khí
- Dịch vụ kỹ thuật dầu khí
- Bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt công trình ngầm dầu khí
- Sản xuất và mua bán nước khoáng, nước uống tinh khiết (không sản xuất
nước khoáng tại trụ sở)
- Mua bán vật tư, trang thiết bị phục vụ cho ngành dầu khí và vận tải
- Dịch vụ sửa chữa, đóng mới tàu biển và các công trình dầu khí; phá dỡ tàu
cũ; Dịch vụ đại lý hàng hải.
- Sản phẩm và dịch vụ chính: Vận chuyển dầu thô, vận chuyển trong nước,
sửa chữa phương tiện nổi và cung cấp các vật tư thiết bị hàng hải.

Văn phòng đại diện: Số 3 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh
TP.HCM
Tổng đài: 84.8-55 123 63
Fax: 84.8-55 123 68
Kinh doanh: Ext. từ 110 đến 119
Kế toán: Ext. từ 212 đến 219
Email:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 11
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
2.2. Tổng kết hoạt đông sản xuất kinh doanh năm 2008
2.2.1. Nhận xét chung.
Trong năm 2008, PV Trans tiếp tục điều hành an toàn và chủ động
khai thác hiệu quả đội tàu vận tải dầu thô hiện có. Mặc dù thị trường có khó
khăn biến động, nhưng Tổng công ty đã khai thác 100% công suất hoạt động
của tàu, phục vụ cho khách hàng quốc tế tại khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương và được khách hàng đánh giá cao. Tổng công ty cũng đã quyết định
đúng đắn, linh hoạt đưa tàu cho thuê định hạn khi giá thuê cao và đạt hiệu
quả tốt, đặc biệt khi thị trường vận tải suy giảm.
Bên cạnh đội tàu chở dầu thô, PV Trans cũng đã lần đầu tiên đầu tư và
đưa vào khai thác đội tàu chở sản phẩm dầu. Do cước vận tải về Việt Nam
còn thấp, hiện nay các tàu đang được PV Trans khai thác tại thị trường quốc
tế để chở dầu sản phẩm và dầu cọ. Những tàu này dự kiến sẽ được chuẩn bị
cho công tác vận tải sản phẩm đầu ra của Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong
năm 2009.
Đội tàu chở khí hóa lỏng LPG gồm 3 chiếc cũng đã được PV Trans
tiếp nhận và khai thác hiệu quả phục vụ cho Nhà máy xử lý khí Dinh Cố của
PV Gas và các khách hàng nước ngoài như Petronas (Malaysia), Dealim
(Hàn Quốc). Hiện nay PV Trans đang phối hợp với PV Gas để chuẩn bị
phương án phân phối và vận tải LPG của Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong

năm 2009.
Hoạt động vận tải đường bộ chủ yếu là vận tải Taxi cũng được Tổng
công ty tích cực triển khai thông qua 2 đơn vị thành viên là Công ty Cổ phần
Cửu Long và Đông Dương. Trong năm 2008, thương hiệu xe taxi Dầu khí đã
được đưa vào khai thác tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với tổng cộng gần
400 xe. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng tiếp tục thực hiện các hợp đồng dịch
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 12
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
vụ cho thuê xe hạng sang, xe bồn vận tải LPG, vận tải xăng dầu, xe đầu kéo
container. Mặc dù còn một số bất cập lúc ban đầu, nhưng chất lượng dịch vụ
cũng ngày một được cải thiện và do đó đã dần nâng cao được hiệu quả kinh
doanh.
PV Trans cũng tích cực xây dựng và mở rộng các dịch vụ đại lý hàng
hải, dịch vụ kinh doanh thương mại, cung cấp vật tư thiết bị hàng hải, dầu
khí, các hợp đồng kinh doanh cung cấp LPG, xăng dầu, phân đạm để tạo
nguồn thu và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Về dịch vụ hàng hải dầu khí, bên cạnh việc tham gia cung cấp một số
dịch vụ hậu cần cho các công ty dầu khí nước ngoài, trong năm 2008, PV
Trans đã hợp tác với đối tác EMAS (Singapore) đấu thầu quốc tế và trúng
thầu cung cấp tàu chứa xử lý dầu thô FPSO cho Premier Oil tại mỏ Chim
Sáo và Dừa với tổng giá trị đầu tư lên đến 450 triệu USD, hiện nay dự án
này cũng đang được tích cực triển khai. Bên cạnh đó, PV Trans cũng đang
chuẩn bị ký kết hợp đồng cung cấp tầu FSO cho mỏ Đại Hùng, dự kiến sẽ
cung cấp tầu vào đầu tháng 09/2009. PV Trans cũng đang chuẩn bị tham gia
đấu thầu tiếp các dự án cung cấp FPSO cho Hoàng Long JOC và Thăng
Long JOC.
2.2.2. Các chỉ tiêu kế hoạch đã thực hiện
Với những công việc đã thực hiện trên, kết quả sản xuất kinh doanh
của Tổng công ty trong năm 2008 như sau:

Kế Thực So sánh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 13
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Stt Chỉ tiêu Đơn vị
hoạch
năm
2008
hiện
năm
2008
Với KH
năm
2008
Với TH
năm
2007
1 Vốn điều lệ Tỷ đồng 1.476,00 720,00 49% 100%
2 Tổng doanh thu Tỷ đồng 1.035,00 1.206,06 117% 242%
3 Lợi nhuận trước
thuế
Tỷ đồng 55,00 123,35 224% 474%
4 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 39,60 84,00 212% 451%
5 Lợi ích cổ đông
thiểu số
Tỷ đồng 14,88
6 LN chưa phân phối
Công ty mẹ
Tỷ đồng 69,12
7 Trích dự phòng

điều chỉnh tỷ giá
cuối kỳ và điều
chỉnh khác
Tỷ đồng 45,33
8 Lợi nhuận chưa
phân phối năm
2008 sau điều chỉnh
Tỷ đồng 23,79
9 Tổng số thuế và các
khoản khác
phát sinh phải nộp
NSNN
Tỷ đồng 32,19 94,50 294% 845%
2.2.3. Đánh giá kết quả đạt được
Trong năm qua, mặc dù tình hình kinh doanh trong lĩnh vực vận tải
dầu khí trên thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ và cước
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 14
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
phí vận tải giảm, chi phí nhiên liệu đầu năm tăng cao , PV Trans vẫn hoàn
thành vượt mức kế hoạch đề ra là nhờ những lý do sau:
- Tập thể lãnh đạo và CBCNV PV Trans đã tập trung về mọi mặt để đảm
bảo đội tàu của Tổng công ty luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất, khai
thác ổn định nguồn hàng để đội tàu hoạt động liên tục.
- PV Trans đã quản lý chặt chẽ các chi phí, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh đạt mức tối ưu.
Trong năm 2008, PV Trans đã ký nhiều thoả thuận hợp tác với các đối
tác trong và ngoài nước về hợp tác vận chuyển và đầu tư, trong đó có hợp
đồng vận chuyển sản phẩm đầu ra cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, hợp
đồng vay dài hạn 175 triệu USD từ ngân hàng Citibank và các ngân hàng

đồng tài trợ khác với lãi suất vay thấp, ký hợp đồng hợp tác với đối tác Emas
(Singapore) đấu thầu quốc tế cung cấp tàu chứa xử lý dầu thô đây là lĩnh vực
đầu tư hiệu quả, phù hợp với tiềm năng và chiến lược đã đề ra.
Tóm lại, trong năm 2008, tuy còn nhiều khó khăn PV Trans không
những đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra mà còn
bước đầu chuyển đổi được mô hình quản lý, thay đổi ý thức làm việc của
CBCNV trong toàn Tổng công ty, chuẩn bị được những nền móng cơ bản về
cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, hệ thống quản lý và thị trường cho
sự phát triển của Tổng công ty trong những năm tới.
2.3. Phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2009
2.3.1. Đặc điểm tình hình
Trong năm 2009, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam được dự báo
sẽ khó khăn hơn nhiều so với năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 15
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình hình thị trường vận tải
trên thế giới được dự báo sẽ rất khó khăn, do nhu cầu tiêu thụ dầu khí giảm
mạnh.
Do khủng hoảng tài chính, thị trường vốn tiếp tục khó khăn, nhất là các
nguồn vốn vay dài hạn. Vì vậy, mặc dù có nhiều cơ hội đầu tư mua tàu với
giá rẻ, nhưng PV Trans sẽ khó khăn hơn trong việc thu xếp các nguồn vốn
vay cho các dự án đầu tư của mình.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chính thức chạy thử vào ngày 22/02/2009 và
dự kiến chạy ổn định từ tháng 05/2009. Việc vận tải dầu thô đầu vào và sản
phẩm xăng dầu đầu ra của Nhà máy mở ra một thị trường tiềm năng cho sự
phát triển của PV Trans. Tuy nhiên phần lớn thời gian năm 2009 là giai đoạn
chạy thử, do đó nhu cầu vận tải chưa ổn định, buộc PV Trans phải có sự linh
hoạt trong kế hoạch khai thác tàu cả ở trong và ngoài nước mới đảm bảo
hiệu quả kinh doanh.

2.3.2. Mục tiêu
Với chiến lược tiếp tục xây dựng PV Trans có những nền tảng vững
chắc để phát triển ổn định, trở thành đơn vị hàng đầu về vận tải dầu khí tại
Việt Nam và có uy tín trên thế giới, các mục tiêu nhiệm vụ cơ bản được
Tổng công ty đề ra trong năm 2009 gồm:
1. Vận hành an toàn và khai thác hiệu quả đội tàu vận tải hiện có trên thị
trường quốc tế và trong nước. Đảm bảo vận chuyển toàn bộ dầu thô đầu vào
và 70% sản phẩm đầu ra cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
2. Đảm bảo công tác đầu tư phát triển đội tàu, phương tiện vận tải, các cơ
sở phương tiện dịch vụ hàng hải hỗ trợ khác để nâng cao năng lực
dịch vụ.
3. Tiếp tục phát triển và từng bước kinh doanh hiệu quả và chất lượng dịch
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 16
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
vụ vận tải taxi và các vận tải đường bộ khác.
4. Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ khác để tạo nguồn thu và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn như: dịch vụ hàng hải dầu khí, dịch vụ kinh doanh
thương mại, dịch vụ đại lý hàng hải, dịch vụ cảng biển…
5. Bảo đảm tuyệt đối an toàn, không để xảy ra các tai nạn lớn, sự cố cháy
nổ… trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
6. Đảm bảo nguồn nhân lực cho sự phát triển của Tổng công ty và các đơn vị
thành viên. Phấn đấu thay thế dần các chức danh thuyền viên bậc cao hiện
do nước ngoài đảm trách bằng thuyền viên Việt Nam. Phấn đấu đến cuối
năm 2009 sẽ chuyển giao tự quản lý kỹ thuật các tàu sản phẩm dầu loại lớn,
tàu chở dầu thô chạy trong nước.
7. Phấn đấu tất cả các đơn vị thành viên của PV Trans đều kinh doanh hiệu
quả, có lãi. Tăng cường tiết kiệm các chi phí, nâng cao hiệu quả công tác
quản lý.
Xây dựng và chuẩn hóa môi trường và văn hóa làm việc chuyên nghiệp quốc

tế trong toàn Tổng công ty.
8. Đảm bảo đủ việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần
cho người lao động của Tổng công ty, góp phần thực hiện công tác an sinh
xã hội do Chính phủ và Tập đoàn phát động.
2.3.3. Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu cho năm 2009:
Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2009
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 1.600,00
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 17
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 110,00
3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 82,50
4 Tổng mức vốn đầu tư xây dựng
cơ bản
Tỷ đồng 2.679,14
Ghi chú: Chỉ tiêu lợi nhuận ở trên là lợi nhuận của Công ty mẹ, không bao
gồm lợi ích của cổ đông thiểu số.
2.3.4. Biện pháp thực hiện:
• Để thực hiện tốt các kế hoạch và mục tiêu nói trên, Tổng công ty sẽ
thực hiện các nhóm biện pháp chủ rường:
• Chủ động và linh hoạt khai thác 100% công suất của đội tàu hiện có.
Kết hợp cho thuê chuyến và thuê định hạn, kết hợp khai thác giữa thị
trường quốc tế và trong nước.
• Tổ chức quản lý kỹ thuật chặt chẽ, đảm bảo các tàu không bị dừng
hoạt động vì lý do kỹ thuật; Giảm tối đa chi phí và thời gian tàu sửa
chữa trên đốc.
• Phối hợp chặt chẽ với Nhà máy lọc dầu Dung Quất, PV Oil, PV Gas
để hoàn
• tất ký hợp đồng và xây dựng kế hoạch vận chuyển dầu thô, xăng dầu,
LPG của Nhà máy hàng tháng, đảm bảo vận chuyển toàn bộ dầu thô

và 70% sản phẩm đầu ra của Nhà máy.
• Đẩy mạnh hợp tác với các công ty vận tải trong nước và quốc tế để
vừa đảm bảo khai thác tốt thị trường quốc tế, vừa phục vụ tốt cho Nhà
máy lọc dầu Dung Quất khi nhu cầu vận tải cho Nhà máy còn chưa ổn
định.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 18
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
• Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ hàng hải dầu khí đặc biệt là các dịch
vụ FPSO/FSO trong đó tập trung đầu tư thực hiện dự án FSO cho mỏ
Đại Hùng và góp vốn thực hiện dự án FPSO với Emas. Tham gia đấu
thầu cung cấp FPSO cho Hoàn Vũ JOC, Thăng Long JOC. Cung cấp
các dịch vụ kỹ thuật hàng hải dầu khí cho các công ty dầu khí tại Việt
Nam.
• Chỉ đạo các công ty thành viên đưa toàn bộ xe taxi Dầu khí đã đầu tư
vào hoạt động hết công suất. Nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả
kinh doanh thông qua việc tiếp thị mở rộng thị trường và tăng cường
công tác đào tạo, kiểm tra kiểm soát chi phí.
• Tiếp tục mở rộng dịch vụ kinh doanh thương mại, dịch vụ đại lý hàng
hải.
• Đảm bảo cung cấp toàn bộ dịch vụ đại lý hàng hải cho đội tàu của PV
Trans hoạt động trong nước.
• Tiếp tục đôn đốc, giám sát hợp đồng đóng tàu Aframax thứ nhất với
Vinashin để đảm bảo chất lượng và tiến độ.
• Hoàn tất đầu tư 02 - 03 tàu chở dầu sản phẩm (từ 10.000 - 30.000
DWT); đầu tư 02 tàu chở LPG loại dưới 2.000 DWT; Đầu tư mua
thêm 01 tàu chở dầu thô loại Aframax để phục vụ thị trường Dung
Quất vào quý III/2009.
• Tập trung đầu tư 01 tầu vận tải dầu thô để hoán cải thành FSO phục
vụ cho mỏ Đại Hùng, đảm bảo cung cấp tầu đúng tiến độ của dự án

vào đầu tháng 09/2009.
• Tham gia góp vốn dự án đầu tư tàu FPSO cho Premier Oil. Thành lập
công ty PV Trans Invest để mời các đơn vị trong ngành cùng tham gia
góp vốn vào dự án này.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 19
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
• Triển khai đầu tư Cảng quốc tế PV Trans tại Khu kinh tế Dung Quất
để làm căn cứ hậu cần cho đội tàu của PV Trans.
• Tùy tình hình thị trường và hiệu quả khai thác, xem xét đầu tư thêm
các phương tiện vận tải đường bộ (xe taxi, xe bồn ) và các trạm nạp
Autogas cho các công ty con và công ty thành viên.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 20
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Chương 3:Mở rộng vai trò của ba vấn đề kinh tế cơ bản với
nền kinh tế thị trường
Sự bất ổn của kinh tế Việt Nam thời gian qua (lạm phát cao, thâm hụt
thương mại lớn, thị trường tiền tệ – tài chính chao đảo) đã khiến nhiều doanh
nghiệp hoạt động trong môi trường đầy biến động, không dự báo được,
không thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Nhiều doanh nghiệp thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp, phải thu hẹp sản xuất kinh
doanh. Một số không ít bị đóng cửa, phá sản hoặc tạm ngừng kinh doanh để
chờ thời.
Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa – dịch vụ thông
thường, mà cả các doanh nghiệp là tổ chức tài chính, như các tổ chức tín
dụng, quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm… cũng gặp
những khó khăn lớn.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới đang lan
rộng và tác động xấu đến tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Cuộc

khủng hoảng này cộng hưởng với những bất ổn vĩ mô và suy giảm sản xuất
kinh doanh trong nước, đang và sẽ đặt ra những khó khăn ngày càng lớn cho
doanh nghiệp.
Những dấu hiệu được cảnh báo những ngày gần đây càng bộc lộ rõ,
như xuất khẩu khó khăn; khan hiếm dần nguồn vốn ngoại, tỉ giá USD tăng;
doanh nghiệp không mặn mà vay vốn ngân hàng, mặc dù lãi suất giảm (tuy
vẫn còn cao) vì không chọn được phương án kinh doanh trước quá nhiều bất
ổn bên trong và bên ngoài…
Bên cạnh việc phát huy tính năng động, nghệ thuật quản lý điều hành của
doanh nghiệp để chèo lái con thuyền kinh doanh vượt qua giông bão; bên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 21
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
cạnh sự trợ giúp cụ thể, trực tiếp của Chính phủ cho từng lĩnh vực, từng
ngành hàng trong chừng mực khả năng cho phép, thì điều cơ bản là Nhà
nước phải có những quyết sách điều hành vĩ mô kịp thời, đúng đắn, để xử lý
những đột biến xấu, vượt ra ngoài khả năng ứng phó của từng doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu này, người viết xin có một số đề xuất cụ thể như sau:
Thứ nhất, phải coi việc ngăn ngừa chiều hướng đình trệ sản xuất, kinh doanh
– do cộng hưởng của suy thoái kinh tế thế giới với sự suy giảm đà tăng
trưởng trong nước – là nhiệm vụ trung tâm đột xuất của những tháng cuối
năm 2008 và trong cả năm 2009.
Kiểm soát lạm phát vẫn là nhiệm vụ ưu tiên, hiểu theo nghĩa nguy cơ tái
diễn lạm phát cao vẫn thường trực và rất dễ bộc phát trở lại, nếu chúng ta
mất cảnh giác và không tiếp tục xử lý tận gốc nguyên nhân sâu xa của lạm
phát là “chạy theo tố độ tăng trưởng cao bằng cách mở rộng nguồn lực đầu
tư không tương xứng với nâng cao hiệu quả, dẫn đến sức ép nới lỏng chính
sách tài khóa và chính cách tiền tệ”.
Song, không thể không thấy rằng để có sự điều chỉnh sâu về kinh tế và tạo
nên chuyển biến thực sự cần phải có thời gian, trong khi đó thì một mặt cơn

sốt lạm phát đã giảm, mặt khác thì nền kinh tế đang có triệu chứng đình đốn
cục bộ, và triệu chứng này có khả năng lan tỏa dưới tác động của khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.
Đã đến lúc không cần và không nên cho nền kinh tế uống thuốc “giảm sốt
lạm phát” như vừa qua, mà nên áp dụng một phác đồ điều trị cơ bản hơn, lâu
dài hơn. Ngăn chặn nguy cơ đình đốn kinh tế là nhằm bồi bổ sức khỏe để
giúp cơ thể kinh tế có khả năng chịu đựng và hấp thu những liều thuốc đặc
trị, để hoàn toàn bình phục và phát triển bền vững.
Thứ hai, cần củng cố lòng tin và tăng cường khả năng “chống đỡ giông bão”
của hệ thống các tổ chức tài chính mà trụ cột là hệ thống ngân hàng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 22
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Cần tiếp tục quan tâm bảo đảm vững chắc khả năng thanh khoản, song phải
chú trọng nhiều hơn đến việc củng cố và tăng cường khả năng thanh toán
của từng tổ chức tín dụng. Năng lực tài chính bị suy yếu do những khó khăn
trong kinh doanh, nhất là chi phí vốn quá cao so với “trần lãi suất” đang làm
cho không ít ngân hàng thương mại thua lỗ. Nợ xấu đang và sẽ tăng lên sẽ
làm cho bản cân đối tài khoản ngân hàng xấu đi. Thị trường bất động sản
trầm lắng, đóng băng sẽ là một thách thức lớn cho việc giải chấp tài sản để
thu hồi các khoản vay đáo hạn, làm tăng gánh nặng tài chính đối với người
đi vay và cả người cho vay.
Phương án xử lý nợ xấu của từng tổ chức tín dụng phải được hoạch định và
thi hành ngay. Đồng thời một phương án xử lý tổng thể nợ xấu cho nền kinh
tế, với vai trò của ngân hàng và công ty mua – bán nợ do Chính phủ thành
lập, quy định rõ nguồn lực tối thiếu cần thiết và cách thức sử dung nguồn lực
đó… đã trở nên cấp bách.
Một tuyên bố công khai việc Chính phủ bảo đảm toàn bộ tiền gửi tiết kiệm
của dân cư ở các tổ chức tính dụng sẽ là cần thiết để ngăn chặn những đột
biến xấu, đồng thời thu hút thêm các nguồn vốn nhàn rỗi hiện đang quay

vòng hay nằm yên ngoài hệ thống ngân hàng, làm cho thanh khoản của nền
kinh tế thêm dồi dào hơn.
Thứ ba, trở lại nguyên tắc lãi suất thỏa thuận cả huy động lẫn cho vay, đã và
đang bị những áp đặt hành chính làm tổn hại thời gian gần đây.
Lãi suất thỏa thuận không những là tất yếu khách quan, phù hợp với cơ chế
thị trường trong kinh doanh tín dụng, ngân hàng, mà còn là một chủ trương
lớn của Đảng đề ra từ Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa 9, ban
hành tháng 5/2002, đã được thực tiễn kiểm nghiệm trong suốt thời kỳ 2002 –
2007.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 23
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Một lời giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều 474 và 476 Bộ
luật Dân sự, rằng “những quy đinh này chỉ áp dụng cho những quan hệ tín
dụng phi chính thức khi có tranh chấp pháp lý” là cần và đủ để tháo gỡ
vướng mắc cho hoạt động kinh doanh tiền tệ – tín dụng hiện nay.
Lãi suất thỏa thuận tạo cơ hội cho thị trường đưa ra những tín hiệu đúng để
phân bổ cho các nguồn lực trong kinh tế. Nó cũng là bộ giảm xóc để hệ
thống ngân hàng giảm bớt chấn động của môi trường kinh doanh trong và
ngoài nước, thích ứng linh hoạt với tương quan cung cầu về vốn trong từng
thời điểm, và tránh những tác động tâm lý bất lợi không đáng có mỗi lần
phải điều chỉnh tăng hay giảm lãi suất cơ bản, mà thực chất trần lãi suất cho
vay, do bị gắn chặt với quy định nói trên của Bộ luật Dân sự.
Sự nhìn nhận và xử lý đúng vai trò của thị trường liên ngân hàng, phân biệt
yêu cầu thanh khoản với tăng trưởng tín dụng nóng, việc điều hành linh họat
các công vụ nghiệp vụ thị trường mở… mới là nhân tố quyết định để ngăn
chặn những hành vi đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất huy động
tiền gửi hoặc lãi suất cho vay vượt tầm kiểm soát – như đã từng xảy ra trong
những tháng đầu năm 2008, tạo thêm những bất ổn không đáng có và làm
trầm trầm trọng thêm những bất ổn khách quan.

Thứ tư, lấy tỉ giá thực (REER – Real Effective Exchange Rate) làm căn cứ
chính để xác định và điều hành tỉ giá đối đoái, chứ không giản đơn chạy theo
cung cầu ngoại hối và bị động đối phó với các cơn sốt ngoại tệ (hiện đang có
dấu hiệu trở lại).
Không thể không thấy rằng tỉ giá danh nghĩa hiện hành thấp xa so với tỉ giá
thực đang góp phần không nhỏ gây khó khăn cho xuất khẩu và “hỗ trợ” nhập
khẩu. Duy trì cứng nhắc tỉ giá đó còn buộc phải sử dụng dự trữ ngoại hối để
can thiệp khi chưa thực sự cần thiết.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 24
Lớp: QKT 51-ĐC2
Bài tập lớn: Tìm hiểu thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Cần lưu ý là dự trữ ngoại hối tuy tăng lên về lượng tuyệt đối (đạt khoảng 22
tỉ USD vào tháng 10/2008) – song chỉ tương đương với 12 tuần nhập khẩu
trong năm 2008, so với 17 tuần trong năm 2007 – vẫn là một lực lượng
mỏng để có thể ứng phó với tác động xấu của khủng hoảng tài chính toàn
cầu.
Lạm phát giảm khá mạnh chính là cơ hội để xử lý tốt hơn vấn đề tỉ giá hối
đoái.
Thứ năm, nên tháo dỡ “hạn mức tín dụng 30%” – tuy không có văn bản quy
định về pháp lý – song vẫn đang là chỉ tiêu điều hành trên thực tế bằng
không ít các mệnh lệnh hành chính.
Vấn đề chủ yếu không phải chủ yếu ở chỗ mức tăng trưởng tín dụng đến
tháng 10/2008 chỉ khoảng 19%, trong khi sản xuất kinh doanh trầm lắng,
nhiều doanh nghiệp chưa thể và chưa muốn vay vốn đầu tư làm ăn vì chưa
lường được chiều hướng phát triển, do đó tăng trưởng tín dụng cả năm chỉ
vào khoảng 25%.
Vấn đề nằm chính ở chỗ hạn mức tín dụng đang góp phần làm tăng thêm sự
méo mó của việc phân bổ nguồn lực, khiến cho dòng vốn không lưu chuyển
một cách thông suốt đến những nơi cần vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Khẩu hiệu ưu tiên cho doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, cho các dự án

trọng điểm, cho thu mua cá ba sa, thu mua lúa gao… có vẻ đúng, nhưng liệu
các doanh nghiệp làm hàng thay thế nhập khẩu, các dự án sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp Việt Nam tạo nên tăng trưởng cao và công ăn việc
làm nhiều, các sản phẩm như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều… có đáng
được quan tâm đáp ứng nhu cầu về vốn không?
Định hướng tăng trưởng tín dụng để bảo đảm an toàn hệ thống và giảm bớt
áp lực lạm phát là cần thiết, và ở Việt Nam mức tăng trưởng này nên dưới
25% cho cả hệ thống trong những năm tới. Song quản lý, điều hành mức
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Page 25
Lớp: QKT 51-ĐC2

×