Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Về đánh giá “Việt Nam nằm trong top 10 nước có môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nhất thế giới”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.81 KB, 4 trang )

Về đánh giá “Việt Nam nằm trong top 10 nước có môi trường không khí bị ô
nhiễm nặng nhất thế giới”
GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng
Chủ tịch Mạng lưới Không khí Sạch Việt Nam (VCAP)
Trong thời gian qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin "Trung tâm
nghiên cứu Môi trường của trường Đại học Yale và Columbia của Mỹ đã công bố
tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thụy Sỹ là Việt Nam nằm trong top 10 nước có
môi trường không khí bị ô nhiễm nhất trên thế giới".
Là một chuyên gia đã nghiên cứu về môi trường không khí ở nước ta gần nửa thế
kỷ qua, tôi cho rằng sự xếp hạng đó chỉ đúng một nửa, bởi vì, trước hết cần phải
phân biệt rõ 2 loại chất ô nhiễm trong môi trường không khí, chúng có tính chất vật
lý, hóa học và sinh học khác nhau, đó là các loại bụi lơ lửng, bụi mịn PMio, PM5,
PM2,5 và các loại khí ô nhiễm, như là SO2, NO2, CO, hơi xăng dầu... Ô nhiễm
không khí rất độc hại đối với sức khỏe con người, đặc biệt là gây ra bệnh ung thư
phổi. Số liệu quan trắc môi trường nhiều năm qua chứng tỏ môi trường không khí
ở các đô thị Việt Nam chủ yếu là bị ô nhiễm rất nặng về bụi, còn xét về khí ô
nhiễm độc hại như SO2, NO2, CO thì môi trường không khí ở Việt Nam chưa bị ô
nhiễm, còn tốt hơn so với nhiều đô thị trên thế giới và trong khu vực, như là Bắc
Kinh (Bắc Kinh), New Deli (Ấn Độ), Băng Cốc (Thái Lan)... Thứ hai là ô nhiễm
bụi nặng nề ở nước ta chủ yếu xảy ra tại các thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh và các thành phố loại 1, loại 2, như là Hải Phòng, Nam Định,
Việt Trì, Cần Thơ, Buôn Ma Thuật..., trừ TP Đà Nẵng (năm 2011, TP. Đà Nẵng
được Ban Thư Ký ASEAN công nhận là 1 trong 10 thành phố có không khí sạch
trong ASEAN /hình 4), chất lượng môi trường không khí ở nhiều đô thị loại vừa và
loại nhỏ của nước ta còn rất tốt.
Nhiều chuyên gia môi trường thế giới đã đưa ra ước tính: khi tốc độ phát triển kinh
tế tăng 2 lần, nếu không có các giải pháp BVMT thích đáng thì mức độ ô nhiễm
môi trường sẽ tăng lên 4 lần. Trong 20 năm qua, nước ta trong quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, đi theo đó là quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đặc
biệt là hoạt động xây dựng và giao thông đô thị sôi động đã thải ra rất nhiều chất ô
nhiễm môi trường không khí. Nhưng nhờ có đẩy mạnh hoạt động BVMT ở các đô


thị, nên mức độ ô nhiễm không khí ở nước ta chỉ tăng lên khoảng 20% sau 10 năm.
Tuy vậy cũng thấy rằng ở nước ta quan tâm đến giải quyết ô nhiễm môi trường
không khí chưa bằng sự quan tâm đối với môi trường nước, có thể là vì ô nhiễm
môi trường nước có thể nhận biết dễ dàng, còn ô nhiễm không khí lại rất khó nhận
thấy. Là một chuyên gia môi trường tôi thấy cần phải nhấn mạnh rằng khi môi
trường nước bị ô nhiễm, nguôi ta có thể dùng biện pháp lọc sạch nước, đun sôi
nước khử trùng, trước khi uống nước. Nhưng đối với ô nhiễm không khí thì con
người phải thở hít trực tiếp vào cơ thể và không phải dễ dàng tránh được tác hại
nguy hiểm của ô nhiễm không khí. Người ta có thể nhịn ăn 7 - 10 ngày, nhịn uống
3 - 4 ngày vẫn không việc gì, nhưng chỉ nhịn thở 3-5 phút thì con người có thể bị
tử vong.
Theo kết quả quan trắc môi trường của Trạm Quan trắc và Phân tích Môi trường
quốc gia CEE-TIA, đặt tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội, từ năm 2004 - 2011:
Trị số bụi TSP và SO2 trung bình của các trị số trung bình 6 lần đo trong năm của
các địa điểm: khu Thượng Đình, khu Mai Động, khu dân cư Nam Thành Công và
tại ngã tư Kim liên - Giải Phóng. Từ hình 1 và hình 2 ta thấy, hầu hết ở các điểm
quan trắc đều bị ô nhiễm bụi TSP nặng, nặng nhất là ở ngã tư Kim Liên - Giải
Phóng, cao hơn trị số quy chuẩn quốc gia cho phép từ 3 - 5 lần, mức ô nhiễm bụi
cao tiếp theo là khu Mai Động, khu Thượng Đình và khu dân cư Nam Thành Công.
cần phải nhấn mạnh rằng, trước năm 2000, khi mà Hà Nội chưa di chuyển các cơ
sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì ô nhiễm môi trường không
khí ở Thượng Đình và Mai Động nặng hơn; Xét về chất ô nhiễm khí SO2 của 4 địa
điểm trên nhận thấy, mức độ ô nhiễm nhẹ hơn bụi nhiều lần. Trong các năm 2007,
2008, 2010, 2011 nồng độ khí SO2 ở cả 4 địa điểm trên đều dưới trị số quy chuẩn
quốc gia cho phép, tức là không bị ô nhiễm khí SO2, so sánh mức độ ô nhiễm SO2
giữa 4 địa điểm trên cũng tương tự như ô nhiễm bụi, tức là nặng nhất là ở ngã tư
Kim Liên - Giải Phóng, mức ô nhiễm SO2 hơn tiếp theo là ở khu Mai Động và ở
khu Thượng Đình, ô nhiễm thấp hơn là ở khu dân cư Nam Thành Công.
Nhìn chung, môi trường không khí ở thủ đô Hà Nội hiện nay đang bị ô nhiễm nặng
nề về bụi TSP và bụi PM10, nồng độ bụi trung bình gấp 2 - 3,5 lần quy chuẩn cho

phép (QCCP). Ở các khu vực đang diễn ra hoạt động xây dựng hay sửa chữa
đường thì nồng độ bụi gấp 5 - 7 lần, thậm chí có chỗ trên 10 lần QCCP. Ô nhiễm
không khí ở các đường phố khi bị tắc nghẽn giao thông có thể tăng lên gấp 2 - 3
lần mức độ ô nhiễm khi bình thường. Ô nhiễm các khí độc hại SO2, NO2, CO, Pb,
CnHn còn có tính cục bộ, chủ yếu xảy ra ở các nút giao thông lớn hoặc bên cạnh
các cơ sở sản xuất có đốt than, dầu.
Chúng tôi áp dụng phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí
Hà Nội theo chỉ số chất lượng không khí của Mỹ (Air Quality Index)
AQI =1/2. Tổng ( Ci/Co x 100), trong đó Ci - nồng độ chất ô nhiễm thực tế tại các
điểm quan trắc i = 1, 2,3, ...n trong phạm vi nghiên cứu; Co - nồng độ chất ô nhiễm
tối đa cho phép theo quy chuẩn môi trường quốc gia.
Khi AQI < 50: môi trường không khí có chất lượng tốt; 50<AQI < 100: môi trường
không khí bị ô nhiễm 100 < AQI < 200: môi trường không khí bị ô nhiễm, 200 <
AQI < 300: môi trường không khí bị ô nhiễm nặng; và AQI > 300: môi trường
không khí bị ô nhiễm rất nặng.
Áp dụng vào Hà Nội theo số liệu quan trắc không khí năm 2002 được kết quả như
sau:
* Tính chung cho toàn Hà Nội theo từng chất ô nhiễm: AQI(S02) = 59,3; AQI
(CO) = 30,5; AQI (NO2) = 31,5; AQI (bụi TSP) = 351,9 (hình 5). Tính chung cho
cả 4 loại chất ô nhiễm trên AQ10 = 155,4. Có nghĩa là xét tổng quát thì môi trường
không khí Hà Nội thuộc loại bị ô nhiễm, nhưng xét riêng từng chất ô nhiễm thì ô
nhiễm bụi TSP ở mức rất nặng (nồng độ bụi trung bình trong không khí của Hà Nội
gấp 3,5 lần trị số tối đa cho phép theo Quy chuẩn quốc gia), còn xét về khí CO và
NO2 thì thuộc loại chất lượng môi trường tốt, xét về khí SO2 thì thuộc loại không
bị ô nhiễm và gần với mức môi trường tốt (hình 5).
-Tính riêng cho từng quận/huyện. Tính trị số AQI đối với 4 chất ô nhiễm đặc trưng
trên theo từng quận/huyện có kết quả AQI từ nhỏ đến lớn (từ môi trường không khí
sạch đến bị ô nhiễm) thứ tư là: quận Ba Đình AQI = 94,3; quận Hoàn Kiếm: 100;
huyện Từ Liêm: 103,9; quận Hai Bà Trưng: 106; quận Đống Đa: 123,4; quận Tây
Hồ: 125,9; huyện Thanh Trì: 135,7 và huyện Gia Lâm: 137,5. Có nghĩa là chỉ có

quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm là có điều kiện môi trường không khí không bị
ô nhiễm, còn ở huyện Gia Lâm và huyện Thanh Trì môi trường không khí thuộc
loại đã bị ô nhiễm (hình 3).
Tóm lại, nguồn gây ra ô nhiễm chính đối với môi trường không khí đô thị ở nước
ta là do quy hoạch phát triển đô thị ở nước ta chưa xem xét đầy đủ đến yêu cầu
BVMT, như là xây dựng tràn lan, kéo dài, các khu đô thị không bảo đảm chỉ tiêu
cây xanh, bố trí cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp xen kẽ với các khu
dân cư, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh cũng như giao thông động không đạt
mức tối thiểu, mà lại rất coi trọng phát triển công trình nhà cửa để kinh doanh bất
động sản kiếm lợi nhuận cao. Tiếp theo, việc thi công xây dựng, sửa chữa công
trình trong đô thị không có biện pháp BVMT đúng mức, nhất là việc sửa chữa
đường, cống rãnh, hệ thống đường ống cấp nước, thoát nước, thông tin, cấp điện..,
không có kế hoạch thống nhất, nên thường xảy ra hiện tượng đào lấp liên tục trên
một đoạn đường, làm cho đường mất vệ sinh, cộng với việc vận chuyển nguyên vật
liệu làm rơi vãi... Tất cả các hoạt động trên đã làm cho môi trường không khí bị ô
nhiễm bụi nặng. Thứ ba là phương tiện giao thông cơ giới ở các đô thị nước ta phát
triển rất nhanh, trong khi đó hệ thống giao thông đô thị lại rất lạc hậu, nên thường
xảy ra tắc nghẽn giao thông, khi đó, lượng phát thải chất ô nhiễm của xe cộ tăng
lên 3-5 lần so với trường hợp xe chạy bình thường, chất lượng xe và chất lượng
xăng dầu không đạt tiêu chuẩn. Thứ tư là các hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ
công nghiệp, đặc biệt là đốt nhiên liệu than, dầu không có thiết bị xử lý khí thải sẽ
phát thải rất nhiều chất ô nhiễm môi trường không khí. Thứ năm là việc sử dụng
than của dân cư, đặc biệt là việc đun nấu bằng than tổ ong của các cửa hàng ăn
uống dọc theo đường phố cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đô
thị đáng kể.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí đô thị nước ta, trước hết, cần phải
phối hợp mọi biện pháp (biện pháp quản lý, kinh tế, khoa học và kỹ thuật) đồng
thời tập trung vào việc khắc phục và giảm thiểu 5 nguồn gây ra ô nhiễm môi
trường không khí đô thị chủ yếu nêu trên; Thứ hai là giáo dục và nâng cao nhận
thức về BVMT cho cộng đồng (người dân, chủ cơ sở sản xuất, chủ các phương tiện

giao thông, cán bộ quản lý, lãnh đạo các tổ chúc, chính quyền các cấp của đô thị)
để mọi người tự giác tham gia BVMT và thẳng thắn đấu tranh chống lại các hành
vi vi phạm pháp luật về BVMT; Thứ ba là cơ quan quản lý môi trường phải tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thục thi pháp luật về BVMT, xử lý một
cách nghiêm minh, công bằng, công khai, minh bạch và xử phạt kinh tế đủ súc răn
đe đối với các hành vi vi phạm luật pháp BVMT; Thứ tư là cần phải ban hành Luật
Không khí sạch như ở rất nhiều nước trên thế giới đã có Luật Không khí sạch.
Ngoài ra, cũng cần thấy rằng, việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về
BVMT ở nước ta được quan tâm, nhưng việc thực thi pháp luật còn chưa nghiêm
do nhận thức của cộng đồng còn kém và công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ
quan quản lý môi trường nước ta còn nhiều bất cập.

×