Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Tiểu luận: Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 43 trang )

Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 1


DANH SÁCH NHÓM

STT

Tên thành viên
THỰC HIỆN
Mức độ tham gia
1
Ngô Đức Phương
(Nhóm trưởng)
Giới thiệu đến II.1 100%
2 Văn Phú Duẫn II.2 đến hết II 100%
3
Dương Ngọc Kiều
Diễm
III đến hết hình 5 100%
4
Phạm Thị Xuân
Thương
Hình 6 đến hết hình 8 100%
5 Lê Kim Quang Hình 9 đến hết hình 13 100%
6 Phạm Thị Thu Thủy III.3 đến IV.1 100%
7 Biện Ngọc Toàn IV.2 đến V.1 100%
8 Đinh Hồng Nhạn Uyên V.2 đến hết 100%

Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 2




MỤC LỤC
Danh sách nhóm 1
Mục lục 2
Tóm tắt 3
I.Giới thiệu 4
II. Các định nghĩa về cuộc khủng hoảng và những khái niệm 5
1. Lạm phát, siêu lạm phát và cuộc khủng hoảng tiền tệ 6
2. Các loại nợ và khủng hoảng nợ 6
3. Khủng hoảng Ngân hàng 8
4. Hội chứng “Lần này thì khác” và các khái niệm khác 9
III. Bức tranh tổng thể và lịch sử quốc gia 11
1. Những cuộc khủng hoảng nợ ngoại tệ của chính phủ 12
2. Khủng hoảng ngân hàng 20
3. Ngân hàng và khủng hoảng nợ 27
4. Khảo sát các thành phần của nợ 30
IV. Nền tảng lý thuyết của hội chứng “Lần này thì khác” 31
1. Cơ sở lý luận đa cân bằng 32
2. Các xu hướng ngắn hạn thiên về sự cho phép rủi ro khủng hoảng 33
3. Nợ ẩn 34
4. Ứng dụng và hành vi của các mô hình trong tương lai 35
V. Khủng hoảng nợ, khủng hoảng ngân hàng, những bằng chứng xuyên quốc gia 36
1. Khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ: Những mô hình thời gian 37
2. Nợ công và nợ nước ngoài, khủng hoảng nợ và khủng hoảng ngân hàng 38
VI. Kết luận quan sát 42
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 3








Tiểu luận


Từ sụp đổ tài chính đến
khủng hoảng nợ
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 4

TÓM TẮT

Trải qua hàng loạt giai đoạn phát triển lịch sử về nợ công, cùng với những dữ liệu
hiện đại về những khoản nợ nước ngoài, cho phép các nhà phân tích đi sâu hơn vào chu
kỳ nợ cơ bản nối tiếp nhau và khủng hoảng ngân hàng. Những bằng chứng đã khẳng định
một mối liên hệ mạnh mẽ giữa khủng hoảng ngân hàng và mất khả nảng chi trả nợ ngoại
tệ của chính phủ trải qua lịch sử kinh tế của nhiều quốc gia lớn, tiên tiến cũng như mới
nổi. Các nhà phân tích tập trung vào 3 giả thuyết liên quan đến nhau đã được kiểm chứng
ở cả mức độ “thế giới” lẫn các quốc gia riêng lẻ. Đầu tiên, sự gia tăng của nợ tư là một
tiền đề mang tính tuần hoàn đối với khủng hoảng nợ ngân hàng. Thứ hai, khủng hoảng
ngân hàng (cả khủng hoảng quốc gia và những cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ các trung
tâm tài chính quốc tế) thường đi trước hay đồng hành với những cuộc khủng hoảng nợ
ngoại tệ của chính phủ. Thứ ba, việc vay mượn công rõ ràng thúc đẩy cho khủng hoảng
nợ ngoại tệ của chính phủ; Chính phủ thường có “những khoản nợ ẩn” mà thường vượt
mức được quy định trên giấy tờ của những món nợ nước ngoài. Những món nợ ẩn này
bao gồm các khoản nợ công trong nước (mà có trước dữ liệu của chúng ta thì chủ yếu
không được ghi chép)

Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 5

I. Giới thiệu:
Kinh tế học tiến bộ thường có một xu hướng không thích hợp là xem xét những
kinh nghiệm gần đây bằng một cái nhìn hạn hẹp dựa trên những cơ sở tiêu chuẩn. Điều
này đặc biệt nguy hiểm khi rất nhiều phân tích trên thế giới chỉ dựa trên dữ liệu về nợ và
vỡ nợ từ năm 1980 trở lại đây, trong khi chu kỳ cơ bản có thể là một thế kỷ hoặc nhiều
hơn, chứ không chỉ trong 30 năm.
Bài viết này cố gắng khắc phục những thiếu hụt này bằng cách sử dụng một cách
toàn diện cơ sở dữ liệu lịch sử từ lâu và khủng hoảng nợ ngân hàng, lạm phát, cũng như
những rủi ro về tiền tệ. Dữ liệu bao gồm 70 nước ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Châu
Mỹ La Tinh, Bắc Mỹ, và Châu Đại Dương. Phạm vi của các biến số bao gồm các yếu tố
bên ngoài và nợ trong nước, thương mại, GNP, lạm phát, tỷ giá, lãi suất, và giá cả hàng
hóa. Phân tích của chúng tôi kéo dài hơn hai thế kỷ, quay ngược lại thời kỳ độc lập cũng
như trong thời kỳ thuộc địa đối với một số quốc gia. Nền tảng của những dữ liệu này
được xây dựng dựa trên sự nghiên cứu của nhiều học giả, nó cũng bao gồm một số lượng
đáng kể các số liệu mới, đa dạng từ các nguồn dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Bằng cách khai thác dữ liệu qua nhiều thế kỷ, chúng tôi đã nghiên cứu quy luật của
chu kỳ nợ kéo dài nhằm giải thích những chuỗi vỡ nợ và và khủng hoảng ngân hàng nhằm
làm rõ những đặc điểm của lịch sử nền kinh tế của nhiều nước phát triển và đang phát
triển. Phân tích chủ yếu tập trung tại ba giả thiết liên quan được ghi nhận và kiểm tra trên
cả phương diện toàn cầu lẫn trên từng quốc gia. Giả thiết thứ nhất, nợ tư nhân bị thúc ép
bởi sự tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trong nước và nợ nước ngoài là một tiền đề
cho cuộc khủng hoảng ngân hàng trong nước, trong đó chính phủ thường đóng vai trò chủ
yếu trong giai đoạn này dẫn đến sự bùng nổ các khoản nợ. (Lịch sử khủng hoảng ngân
hàng tại các trung tâm tài chính đã giúp dự đoán cuộc khủng hoảng ngân hàng trong nước
ở nơi khác). Giả thiết thứ hai, cuộc khủng hoảng ngân hàng (trong nước và những trung
tâm tài chính quốc tế) thường đi trước hoặc song song với cuộc khủng hoảng nợ của các
quốc gia. Thứ ba, nợ công tăng tốc một cách rõ rệt và có hệ thống trước một cuộc khủng

hoảng nợ ngoại tệ của chính phủ (vỡ nợ hoàn toàn hoặc chuyển dịch cơ cấu), chính phủ
thường có "các khoản nợ ẩn” vượt quá so với nợ nước ngoài được ghi nhận. Những khoản
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 6

nợ ẩn bao gồm nợ công trong nước (là phần quan trong đối với dữ liệu của chúng ta
nhưng phần lớn lại không được ghi chép lại) và nợ tư nhân trở thành nợ công (và "công
khai" được biết đến) khi cuộc khủng hoảng bùng nổ. Việc xác định lượng nợ công phải
trả vượt quá phạm vi của bài viết này. Một giả thuyết thứ tư (mà chúng tôi ghi nhận
nhưng chưa kiểm tra) là trong giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng nợ tư nhân và nợ
công vào thời điểm trước của cuộc khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ và nổi
tiếng nhất là vụ nổ của siêu lạm phát, các thành phần của nợ thay đổi rõ rệt đối với kỳ hạn
ngắn hạn.
Bài viết được sắp xếp như sau. Phần II mô tả cách tiếp cận của chúng tôi đối với
danh mục liệt kê, niên đại, và kết hợp các biểu hiện khác nhau của cuộc khủng hoảng kinh
tế. Các khái niệm về vỡ nợ dây chuyền, sự không khoan dung đối với các khoản nợ, và
"hội chứng lần này thì khác”, mà tất cả đều đóng một vai trò chính trong phân tích của
chúng tôi. Trong phần III, chúng tôi trình bày "bức tranh tổng thể" trên chu kỳ toàn cầu
của nợ, cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ có chủ quyền. Chúng tôi sử dụng
đại diện là lịch sử của các quốc gia để xây dựng và bổ sung một số mô hình được thấy
trong tập hợp toàn cầu. Sự vững mạnh của các phân tích mô tả được tập trung trong một
sách biểu đồ tập hợp dữ liệu và văn bản hơn hai thế kỷ về các kinh nghiệm đối với khủng
hoảng và lịch sử của nợ nần của tất cả cũng như từng đơn vị trong số bảy mươi quốc gia
được nghiên cứu.
Trọng tâm dựa trên mô tả các giai đoạn mở rộng của chu kỳ nợ, trình tự của cuộc
khủng hoảng, và một số đặc tính của chúng, chẳng hạn như thời gian và tần số của những
đợt khủng hoảng. Lịch sử cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách không nên được
khích lệ thái quá bởi việc tránh khỏi các vụ vỡ nợ nước ngoài trong giai đoạn 2003 đến
2009 sau làn sóng vỡ nợ trong hai thập kỷ trước đó. Mặc dù làn sóng vỡ nợ quốc tế
thường cách nhau nhiều năm, nếu không nói là nhiều thập kỷ, không có lý do gì để giả

định rằng các chuỗi vỡ nợ liên tiếp đã hoàn toàn biến mất.
Phần IV thảo luận về một số khuôn khổ lý thuyết khác có thể giúp giải thích các
mô hình được thảo luận trong phần trước với một sự nhấn mạnh đặc biệt về các sự vỡ nợ
liên tiếp và "hội chứng lần này thì khác”. Mục V bổ sung cho phân tích mổ tả “Bức tranh
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 7

tổng thể” tại Mục III bằng cách khai thác trong khuôn khổ rộng lớn các dữ liệu nhằm
kiểm tra các mô hình ngẫu nhiên trong suốt các cuộc khủng hoảng cũng như vài trò của
nợ công và nợ tư trong việc tăng đột biến các khoản nợ ngoại tệ của chính phủ và khủng
hoảng tài chính. Trong phần kết luận, chúng tôi đưa ra các vấn đề để làm sao các quốc gia
có thể trưởng thành hơn đối với các vấn đề lâu năm của sự vỡ nợ liên tiếp.

II. Các định nghĩa về cuộc khủng hoảng và những khái niệm khác
Chúng tôi bắt đầu bằng cách phát triển định nghĩa về những yếu tố cấu thành một
cuộc khủng hoảng tài chính, kể cả những phương pháp định lượng khi có thể, để xác định
thời điểm bắt đầu và kết thúc của một cuộc khủng hoảng. Các ranh giới được vạch ra
thường phù hợp với các tài liệu kinh tế lý thuyết, và là phân đoạn trên các biến khác nhau
của cuộc khủng hoảng (ví dụ, quyền chủ nợ, tỷ giá). Hai phương pháp tiếp cận được sử
dụng để xác định các giai đoạn khủng hoảng. Một là số liệu tự nhiên được thảo luận,
trong khi phương pháp còn lại là dựa trên một trình tự thời gian của các sự kiện. Cuộc
khủng hoảng được đưa ra thảo luận trong phần này đề cập đến cá nhân các nước đi ngược
lại với với các sự kiện toàn cầu.
1. Lạm phát, siêu lạm phát và cuộc khủng hoảng tiền tệ
Sự sung công xuất hiện trong nhiều hình thức đa dạng, vượt ra ngoài sự vỡ nợ
hoàn toàn, thoái thác, hoặc tái cơ cấu nợ trong nước và ngoài nước. Bằng nhiều phương
thức không trực tiếp nhưng đều dẫn đến cùng một hệ quả, lạm phát và sự giảm giá tiền tệ,
cũng có thể làm xói mòn giá trị của một số khoản nợ hiện tại. Vì vậy, chúng ta xác định
ngày bắt đầu của lạm phát hoặc tập cuộc khủng hoảng tiền tệ và kể cả thời gian kéo dài
của nó. Lạm phát có thể được mô tả tốt nhất như căn bệnh mãn tính, và kéo dài qua nhiều

năm.
Trong nghiên cứu của Reinhart và Rogoff (2004), trong đó phân loại sắp xếp tỷ lệ
trao đổi cho giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II, sử dụng một ngưỡng lạm phát 12
tháng là 40% hoặc những tỉ lệ cao hơn để xác định đoạn (phân khúc) "rơi tự do". Công
việc hiện tại này lại kéo dài lâu hơn, trước khi sắc lệnh tiền tệ được phổ biến. Tỷ lệ lạm
phát trung bình trước chiến tranh thế giới thứ nhất đã thấp hơn những thời kỳ gần đây
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 8

hơn: 0,5% cho 1500-1799 và 0.7% 1800-1913 so với khoảng 5% cho 1914-2009. Theo
đó, chúng tôi xác định một cuộc khủng hoảng lạm phát bằng cách sử dụng một ngưỡng
20% một năm. Lạm phát phi mã, được định nghĩa là nơi tập hợp tỷ lệ lạm phát hàng năm
vượt quá 500%, cổ điển hiện đại. Cuộc khủng hoảng lạm phát tại Hungary năm 1946 vẫn
giữ kỷ lục bất chấp những thách thức gần đây từ Zimbabwe, là quốc gia thứ 2 giữ kỷ lục
về lạm phát
Để xác định những sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ, chúng tôi dựa theo một nghiên
cứu hay thay đổi của Frankel và Rose (1996) là tập trung hoàn toàn vào tỷ lệ khấu hao
giá. Đây là định nghĩa dè sẻn nhất, vì nó không dựa trên các biến khác, chẳng hạn như
thiệt hại dự trữ (dữ liệu mà nhiều ngân hàng trung ương bảo vệ) và tăng lãi suất. Tương tự
như xử lý của chúng tôi đối với các giai đoạn lạm phát, một giai đoạn được tính bao gồm
toàn bộ thời gian khấu hao hàng năm vượt quá ngưỡng 15% một năm.
Hầu như không có gì đáng ngạc nhiên, sự sụp đổ hệ thống tiền tệ và cuộc khủng
hoảng lạm phát thường xuất hiện song song với nhau.
Hình 1. Kết nối chặt chẽ giữa sự sụp đổ hệ thống tiền tệ và cuộc khủng hoảng
lạm phát: Thị trường mới nổi, 1865-2009

Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 9

Nguồn: Reinhart và Rogoff (2009), trích dẫn trong và Tính toán của tác giả.

Ghi chú: Một cuộc khủng hoảng lạm phát được định nghĩa là một năm mà lạm phát vượt quá 20%, trong khi một vụ
sụp đổ hệ thống tiền tệ là một sự sụt giảm hàng năm (giảm giá) lớn hơn hoặc b ằng 15% mỗi năm. Các tương quan
của cuộc khủng hoảng lạm phát và tỷ giá xảy ra đồng thời.

2. Các loại nợ và khủng hoảng nợ
Khủng hoảng nợ nước ngoài thường liên quan đến khả năng vỡ nợ về thanh toán
các nghĩa vụ nợ phát sinh theo quy phạm pháp luật nước ngoài, việc không thừa nhận các
khoản nợ, hay cấu trúc lại các khoản nợ thành những điều kiện ít thuận lợi cho người cho
vay hơn trước khi khủng hoảng.
Những sự kiện này thường nhận được sự quan tâm đáng kể trong các sách học
thuật từ những nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế hàng đầu như Micheal Bordo, Barry
Eichengreen, Marc Flandreau, Lindert và Morton, cũng như Alan Taylor. Qua những
cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng đầu tiên, người ta đã bắt đầu hiểu rõ hơn về nguyên
nhân và hậu quả dẫn đến sự vỡ nợ của những thời kỳ này. Đối với thời điểm sau năm
1824, có rất nhiều trường hợp được Standart and Poor’s nghiên cứu. Tuy nhiên, những
nghiên cứu này thường không toàn vẹn, thiếu hụt những số liệu tái cơ cấu sau chiến tranh
và sự vỡ nợ trước đó. Nguồn thông tin này được bổ sung thêm bởi các nghiên cứu của
Lindert và Morton (1989), Suter (1992) và Tomz (2006). Dĩ nhiên, các thông tin cần tìm
hiểu về vấn đề này cũng bao gồm các nghiên cứu của Winkler (1933) và Wynne (1951).
Trong khi thời điểm vỡ nợ được phân loại một cách chính xác là năm khủng
hoảng, cũng có rất nhiều trường hợp mà giải pháp cuối cùng với chủ nợ (nếu nó thực sự
được thay thế) dường như không bao giờ kết thúc. Sự vỡ nợ của Nga sau cuộc cách mạng
cũng kéo dài 69 năm. Việc chính phủ Hy Lạp vỡ nợ vào năm 1826 cũng đã đóng lại thị
trường vốn quốc tế đối với quốc gia này trong 53 năm liên tiếp tương tự như trường hợp
của Hoduras năm 1873. Nhìn lại toàn bộ các giai đoạn vỡ nợ, đương nhiên việc này rất
hữu ích cho việc phân tích chu trình vay mượn/ vỡ nợ, tính toán những tỉ lệ may rủi,v.v
Nhưng trên thực tế rất khó tin một khoảng thời gian 53 năm được đánh giá như là một
cuộc khủng hoảng. Vì thế, bên cạnh việc xây dựng nhiều biến giả mang đặc tính quốc gia
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 10


để thể hiện toàn bộ các giai đoạn khủng hoảng, chúng tôi cũng lựa chọn một trường hợp
vào năm đầu tiên của sự vỡ nợ rơi vào khủng hoảng.
Thông tin về những cuộc khủng hoảng nợ trong nước thường gây hoảng sợ nhưng
thực tế không phải như vậy vì hầu như các cuộc khủng hoảng thường không xuất hiện.
Thực vậy, như những gì Reinhart và Rogoff (2008) trình bày, khủng hoảng nợ trong nước
thường xuất hiện chống lại tình trạng kinh tế tồi tệ hơn hơn mức trung bình vỡ nợ nước
ngoài. Khủng hoảng nợ trong nước không thường liên quan đến các chủ nợ nước ngoài,
điều này có lẽ sẽ giúp giải thích việc tại sao rất nhiều giai đoạn bị quên lãng. Một tính
chất khác của sự vỡ nợ trong nước là việc truy thu và đình chỉ thanh toán nợ trong nước
thường là không được ghi lại. Cuối cùng, một số những sự vỡ nợ trong nước liên quan
đến việc bắt buộc chuyển đổi tiển gửi ngoại tệ sang nội tệ đã xảy ra trong suốt những cuộc
khủng hoảng ngành ngân hàng, lạm phát phi mã, hay kết hợp cả 2 trường hợp cũng như
đóng băng tiền gửi cũng xuất hiện thường xuyên. Việc tiếp cận hướng đến việc xây dựng
các biến số rõ ràng sau mà trước đây được mô tả là sự vỡ nợ nước ngoài. Giống các cuộc
khủng hoảng ngân hàng bình thường tuy nhiên khác với việc vỡ nợ nước ngoài, điểm kết
thúc của sự vỡ nợ trong nước không phải luôn luôn được biết đến.

3. Khủng hoảng ngân hàng
Vào thời kỳ khủng hoảng ngân hàng, phân tích của chúng ta nhấn mạnh các sự
kiện dẫn đến sự khan hiếm thông tin định lượng. Ví dụ, giá tương đối của cổ phiếu ngân
hàng (hoặc tổ chức tài chính liên quan đến thị trường) sẽ là một chỉ số hợp lý để kiểm tra,
tuy nhiên những chuỗi thời gian thế này không phải lúc nào cũng sẵn sàng, đặc biệt là đối
với các phần trước của mẫu cũng như cho các nước đang phát triển (phần lớn các ngân
hàng chưa giao dịch công khai).
Nếu sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng ngân hàng được đánh dấu bằng việc
đua nhau rút tiền thì thay đổi trong vấn đề tiền gửi ngân hàng cũng có thể dẫn đến khủng
hoảng cả ngành ngân hàng. Dẫn chứng này sẽ hoàn toàn đúng khi đánh giá một số các
cuộc hoảng loạn ngân hàng vào những năm 1800. Thông thường, dù thế nào thì vấn đề
của các ngân hàng thường không xuất phát từ bên nợ, mà từ một sự suy giảm kéo dài

Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 11

trong chất lượng tài sản, có thể là từ sự sụp đổ của ngành bất động sản hay phá sản gia
tăng trong các lĩnh vực phi tài chính. Trong trường hợp này, sự gia tăng của số lượng
doanh nghiệp phá sản hoặc các khoản nợ xấu có thể được sử dụng để đánh dấu sự bắt dầu
của cuộc khủng hoảng. Các chỉ số của tình trạng kinh doanh thua lỗ và nợ xấu cũng thỉnh
thoảng xuất hiện. Sau này các thông tin cũng dần ít hơn vì ngân hàng đều muốn che giấu
vấn đề của họ càng lâu càng tốt.
Với những hạn chế về mặt dữ liệu, chúng ta có thể xác định khủng hoảng ngân
hàng trong 2 sự kiện:
- Ngân hàng hoạt động dẫn đến việc đóng cửa, sáp nhật, tiếp quản, hoặc bị tiếp
quản bởi các một hoặc nhiều các tổ chức tài chính công.
- Nếu không hoạt động; các hình thức như đóng cửa, sáp nhật, mua lại hoặc các
gói cứu trợ lớn của chính phủ cho các tổ chức tài chính quan trọng (hoặc nhóm
các tổ chức) sẽ đánh dấu sự bắt đầu cho một chuỗi các hệ quả tương tự cho các
tổ chức tài chính.
Các nguồn dữ liệu cho khủng hoảng xuyên quốc gia như sau:
- Sau năm 1970, nghiên cứu toàn diện và nổi tiếng của Caprio và Klingebiel –
được tác giả bổ sung vào năm 2003 – được đánh giá rất chính xác, đặc biệt đối
với việc phân loại các cuộc khủng hoảng một cách hệ thống hoặc thành các loại
đơn giản hơn.
- Đối với thời kỳ trước thế chiến thứ II, Kindleberger (1989), Bordo et al. (2001),
một trong số những nhà nghiên cứu khác mang lại những cái nhìn tổng thể
xuyên quốc gia về ngành ngân hàng. Đối với những thời kỳ trước, sẽ rất khó để
xác định một cuộc khủng hoảng kéo dài bao lâu. Nhiều nghiên cứu trên từng
quốc gia cụ thể chọn những cuộc khủng hoảng ngân hàng không bao gồm các
tài liệu đa quốc gia và đóng góp quan trọng cho niên đại này

4. Khái niệm “Hội chứng lần này thì khác” và các khái niệm khác:

Vỡ nợ liên tiếp liên quan đến những quốc gia trải qua những sự vỡ nợ ngoại tệ của
chính phủ (trên cả phương diện nợ nước ngoài và nợ công trong nước hay nợ công có bảo
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 12

trợ của chính phủ hoặc cả hai). Những sự vỡ nợ này có thể xảy ra từ năm đến mười lăm
năm một lần. Chúng cũng có thể là sự vỡ nợ của những nhà bán buôn ( hay việc không
thừa nhận những món nợ) hoặc vỡ nợ một phần thông qua việc gia hạn trả nợ.
Việc không gia hạn cho các khoản nợ thể hiện bản thân các khoản này đang trong
sự ép buộc cao độ theo kinh nghiệm của các thị trường mới nổi tại các mức nợ mà có lẽ
có thể quản lý được theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến. Những ngưỡng nợ “an toàn”
đối với việc không khoan lượng các khoản nợ cho các thị trường mới nổi thấp một cách
đáng ngạc nhiên, tuy nhiên nằm ở khoảng 15% đến 20% trong nhiều trường hợp; và
những ngưỡng này phụ thuộc chủ yếu vào lịch sử vỡ nợ và lạm phát của quốc gia. Việc
không khoan lượng các khoản nợ là do các cơ cấu các tổ chức tài chính yếu kém và một
hệ thống chính trị có vấn đề dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn nước ngoài như một công cụ
hữu ích cho chính phủ phát triển đất nước để tránh những quyết định khó khăn trong việc
cân đối thu chi và các nhà đầu tư quốc tế có quyền nghi ngờ về động cơ của chính quyền.
Đơn giản là các giới hạn trên đây đối với sự tiếp cận của thị trường sẽ thấp hơn khi chính
phủ bị thiệt hai bởi sự không khoan nhượng trong việc tái thanh toán nhưng không được
vay thêm.
Bản chất của “Hội chứng lần này thì khác” thực ra khá đơn giản. Nó được bắt
nguồn từ niềm tin của những chủ công ty là khủng hoảng tài chính là một cái gì đấy xảy
ra đối với những người ở các quốc gia khác trong một thời điểm khác; khủng hoảng
không xảy ra đối với chúng ta ở đây và bây giờ. Chúng ta đang làm việc tốt hơn, chúng ta
thông minh hơn và chúng ta đã học được nhiều thứ từ những lỗi lầm trong quá khứ.
Những quy luật đánh giá cũ hiện nay không còn được áp dụng. Sự bùng nổ hiện nay
không giống như những sự bùng nổ trước đây mà đị trước thảm họa sụp đổ (thậm chí ở
nước chúng ta) được xây dựng trên nền tảng căn bản, cấu trúc cải cách, đổi mới công
nghệ, và những chính sách tốt. Và câu chuyện cứ như vậy…


III. Bức tranh tổng thể và lịch sử quốc gia
Vậy chúng ta có được những gì từ một số hiểu biết cơ bản trong bức tranh toàn
cảnh về lịch sử của khủng hoảng tài chính? Phương pháp tiếp cận của chúng tôi trong suốt
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 13

phần này là để minh chứng cho mỗi tìm kiếm của chúng tôi cả với “bức tranh tổng thể”
dựa trên sự tập hợp trong cả nước và một “nghiên cứu đại diện cho quốc gia” từ lịch sử
của đất nước. Mỗi một điểm chính được nhấn mạnh trong những hình vẽ được ca tụng bởi
các chỉ số nợ/GDP được báo cáo ở cuối mỗi hình vẽ. Chúng tôi bắt đầu bằng việc thảo
luận sự mất khả năng chi trả nợ ngoại tệ của chính phủ trên các khoản nợ nước ngoài (đó
là khi những sự vỡ nợ công trong chính khu vực nợ nước ngoài hay nợ cá nhân được công
khai bảo trợ)

1. Những cuộc khủng hoảng nợ ngoại tệ của chính phủ
Nhìn một cách tổng thể về thế giới (hơn 90% GDP của toàn cầu đại diện cho dữ liệu của
chúng tôi), giai đoạn hiện nay có thể được xem như là một thời gian tạm lắng xuống điển
hình sau những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hình 2 vẽ đường đồ thị (với bộ dữ
liệu hoàn chỉnh) cho tỷ lệ phần trăm của tất cả các quốc gia độc lập ở tình trạng vỡ nợ
hoặc tái cấu trúc trong suốt các năm 1800 đến năm 2009. Ngoài tình trạng tạm lắng hiện
tại, có những giai đoạn dài, các nước vỡ nợ hoặc tái cấu trúc chiếm tỷ lệ phần trăm tương
đối cao. Thật vậy, có 5 đỉnh rõ rệt hoặc các chu kỳ vỡ nợ trong hình. Đầu tiên là trong
suốt chiến tranh Napoleon. Thứ hai là từ thập niên 1820 đến cuối thập niên 1840, là
những thời điểm gần một phần hai các nước trên thế giới ở trong trạng thái vỡ nợ (bao
gồm tất cả các nước Châu Mỹ Latinh). Giai đoạn thứ ba bắt đầu vào thập niên 1870 và
kéo dài trong hai thập kỷ. Giai đoạn thứ tư bắt đầu vào cuộc Đại suy thoái những năm
1930 và kéo dài suốt những năm 1950, khi gần phân nửa các quốc gia vỡ nợ. Chu kỳ vỡ
nợ gần đây nhất bao gồm các cuộc khủng hoảng nợ ở các thị trường mới nổi vào những
năm 1980 và 1990.

Hình 2: Chu kỳ mất khả năng chi trả nợ ngoại tệ của chính phủ, năm 1800-2009
Tỷ phần các nước vỡ nợ hoặc tái cấu trúc
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 14


Nguồn: Lindert và Morton (1989), Macdonald (2003), Purcell và Kaufman (1993), Reinhart, Rogoff, và Savastano
(2003), Suter (1992), và Standard and Poor’s (qua nhiều năm)
Ghi chú: Mẫu bao gồm tất cả các nước, trong tổng số 70 được liệt k ê ở bảng Phụ lục 1, là những quốc gia độc lập
trong suốt những năm trên. Cụ thể, số lượng các quốc gia tăng từ 19 vào năm 1800 lên 32 vào năm 1826, như Châu
Mỹ La tinh thuôc địa giành được độc lập; sau chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia Châu Á mới độc lập làm tăng
số nước lên 58 và vào những thập kỷ sau, với các quốc gia Châu Phi, tổng số nước tăng lên 70 – bộ số liệu mẫu đầy
đủ.

Nợ công theo sau một chu kỳ vỡ nợ bùng phát lặp đi lặp lại và kéo dài. Thời kỳ vỡ nợ kéo
theo là một phạm vi ảnh hưởng rõ rệt của các cuộc khủng hoảng nợ công. Vay mượn nợ
công tăng lên như cuộc khủng hoảng. Nhìn chung, các khoản nợ tiếp tục tăng sau khi vỡ
nợ, như nợ tích lũy phải trả và GDP cam kết rõ rệt. Hình 3 vẽ đường đồ thị diễn tả phạm
vi ảnh hưởng của sự vỡ nợ đã được trình bày trong hình 2 (bây giờ là các thanh tô bóng)
từ 1824, khi Mỹ La tinh mới độc lập.
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 15

Hình 3. Sự mất khả năng chi trả nợ ngoại tệ của chính phủ, Tổng cộng (trong nước +
nước ngoài) nợ công và khủng hoảng lạm phát: Toàn cầu, 1826-2010 ( nợ được xem
là % GDP)


Nguồn: Reinhart and Rogoff (2009), các trích dẫn trong các nguồn này và tính toán của tác giả.
Ghi chú: Tổng nợ trên toàn thế giới đơn giản là trung bình số học của tỷ lệ nợ/GDP ở từng quốc gia. Một vài nước với

chuỗi thời gian nợ và xuất khẩu cao hơn nhiều so với GPD danh nghĩa kéo dài đến nửa đầu thế kỷ 19. Trong những
trường hợp như Brazil, Canada, Ai Cập, Ấn Độ, Nicaragua, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Uruguay) dữ liệu nợ/GDP được
ghép (với tỷ lệ thích hợp) với dữ liệu nợ/GDP sẵn có. Việc phân chia giữa các nền kinh tế tiên tiến và thị trường mới
nổi được thực hiện theo phân loại của IMF ngày nay.

Nền kinh tế Mỹ tiếp cận đầu tiên thị trường vốn toàn cầu, trong năm 2009 tương
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 16

phản với tỷ lệ nợ /GDP dưới mức bình quân của tất cả các quốc gia với bộ dữ liệu trên. Sự
gia tăng trong tỷ lệ nợ thường đứng trước sự gia tăng trong tỷ lệ vỡ nợ, như mô hình hồi
quy cho toàn thế giới được hiển thị ở dưới cùng của hình 3 xác nhận. Mối tương quan rõ
ràng giữa việc tăng gánh nặng nợ và tác động vỡ nợ cao hơn sẽ được trình bày hệ thống
hơn ở mục V. Thời gian mắc nợ cao hơn cũng do sự ảnh hưởng của những cuộc khủng
hoảng lạm phát (một hình thức gián tiếp của sự vỡ nợ, được nhấn mạnh ở thanh bóng
đậm, diễn tả tỷ lệ lạm phát vượt quá tỷ lệ vỡ nợ). Vỡ nợ thông qua lạm phát phổ biến hơn
kể từ chiến tranh thế giới thứ nhất, khi mà tiền pháp định đã trở thành chuẩn mực và mối
liên kết với vàng bị xói mòn.
Hình 4 cho thấy sự so sánh giữa các chuỗi thời gian và phân tích hồi quy cho các
thị trường mới nổi. Các mô hình giữa tỷ lệ nợ và vỡ nợ trên toàn thế giới đã được thảo
luận và thể hiện dọc theo các dòng ở hình 3.
Hàng loạt sự vỡ nợ là một hiện tượng phổ biến trên các thị trường mới nổi và
một vài nước tiên tiến. Hình 1 dự đoán bởi rất nhiều giai đoạn (thanh bóng mờ) trong đó
có ít nhất 20% các quốc gia độc lập ở trong tình trạng vỡ nợ. Bằng chứng thuyết phục
nhất của hàng loạt sự vỡ nợ xuất phát từ lịch sử của từng quốc gia, điển hình là Brazil và
Hy Lạp trong hình 5 và 6 tương ứng. Lịch sử 70 quốc gia được thể hiện trong đồ thị cung
cấp bằng chứng trên diện rộng rằng hàng loạt sự vỡ nợ diễn ra nối tiếp vượt qua các khu
vực và thời gian.
Dấu hiệu tăng trong nợ vào hôm trước của một cuộc khủng hoảng nợ, khủng hoảng
ngân hàng hoặc cả hai là khá rõ ràng trong hầu hết thời gian mà hai sự vỡ nợ vào năm

1894 và năm 1932 - kéo dài 33 năm từ lúc bắt đầu đưa ra giải pháp cuối vào năm 1964.
Hình 4: Sự mất khả năng chi trả nợ ngoại tệ của chính phủ trên nợ bên ngoài,
Tổng cộng (trong nước + nước ngoài) nợ công và khủng hoảng lạm phát: Thị trường
mới nổi, 1866-2010 ( nợ được xem là % GDP)



Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 17




Nguồn: Reinhart and Rogoff (2009), các trích dẫn trong các nguồn này và tính toán của tác giả.
Ghi chú: Tổng nợ trên các thị trường mới nổi đơn giản là trung bình số học của tỷ lệ nợ/GDP ở từng quốc gia. Xem
ghi chú bổ sung ở hình 3.
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 18

Hình 5. Brazil: Nợ nước ngoài, vỡ nợ, lạm phát phi mã, và khủng hoảng tài chính, 1848-
2009 ( nợ được xem là % GDP)


Nguồn: Reinhart and Rogo ff (2009) and các trích dẫn trong các nguồn này.
Ghi chú: Trong 1824-1945, nợ công bên ngoài; trong 1946-2009, nợ nước ngoài là tổng của nợ công và nợ tư nhân.
Chỉ có cuộc khủng hoảng tài chính lớn được đại diện hiển thị. Có tổng cộng 9 giai đoạn vỡ nợ nhưng chỉ có 8 vùng
bóng mờ, như 2 giai đoạn xảy ra trong những năm liên tiếp (xem bảng dưới đây). Chỉ có các cuộc khủng hoảng tài
chính hệ thống được thể hiện

V

ỡ nợ nội địa v
à v
ỡ nợ n
ư
ớc ngo
ài, Kh
ủng hoảng t
ài chính, và l
ạm phát phi m
ã: Brazil, 1822
-
200
9

Giai đoạn
vỡ nợ
nước ngoài
Khoảng
thời gian
(số năm)
Giai đoạn

vỡ nợ
nội địa
Giai đo
ạn

khủng hoảng
tài chính (năm
đầu tiên)

Giai đoạn
lạm phát
phi mã
T
ỷ lệ số
năm
vỡ nợ
nước ngoài
Tỷ lệ số năm
khủng hoảng
lạm phát
1828
-
1834

7

1986
-
1987

1890

1988
-
1990

26.6

26.1


1898
-
1901

4

1990

1897

1992
-
1994



1902
-
1910

9


1900

ho
ặc




1914
-
1919

6


1914

t
ừng



1931
-
1933

3


1923

giai đo
ạn



1937

-
1943

7


1926

1988
-
1994



1961

1


1929




Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 19

1964

1



1963




1983
-
1990

8


1985







1990








1994




Các g
iai đo
ạn:






9



2

11

2(1)






Hình 6: Hy lạp: Khoản nợ chính phủ (trong nước + nước ngoài), vỡ nợ, lạm phát phi

mã, và khủng hoảng tài chính, 1848-2009 (nợ được xem là % GDP)

Nguồn: Lazaretou (2005), Reinhart and Rogoff (2009) và các trích dẫn trong các nguồn này.
Vỡ nợ nội địa và vỡ nợ nước ngoài, Khủng hoảng tài chính, và lạm phát phi mã: Hy Lạp,
1829-2009

Giai
đoạn vỡ
nợ nước
ngoài
Kho
ảng
thời gian
(số năm)
Giai
đoạn vỡ
nợ nội
địa
Giai đo
ạn
Kh
ủng hoảng
tài chính
(năm đầu tiên)

Giai đo
ạn
lạm phát
phi mã
T

ỷ lệ số
năm vỡ
nợ nước
ngoài
T
ỷ lệ số
năm khủng
hoảng lạm
phát
1826
-
1
8
4
2

1
7

1932
-

193
1

1941
-

48.
1


12.
7



195
1


194
4



Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 20

1843
-
1
8
5
9

1
7


199

1


1860
-
1
8
7
8

1
9



1894
-
1
8
9
7

4



1932
-
1
9

6
4

3
3



Các giai đoạn:
5 1 2 1
Một quan điểm đáng chú ý khác từ “Cái nhìn toàn cảnh” đó là khoảng thời gian tồn
tại trung bình của dấu hiện vỡ nợ sau thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II là một nửa thời kỳ
từ 1800-1945 (3 năm so với 6 năm, được thể hiện ở Hình 7).
Hình 7. Khoảng thời gian của giai đoạn vỡ nợ: 1800-2009 (Sự kiện diễn ra thường
xuyên)

Số năm vỡ nợ
Nguồn: Lindert và Morton (1989), Macdonald (2003), Purcell và Kaufman (1993), Reinhart, Rogoff, và Savastano
(2003), Suter (1992), Standard và Poor’s (nhiều năm khác nhau) và tính toán của tác giả
.
G h i c h ú :

Khoảng thời gian tồn tại của vỡ nợ được mặc định là số năm tính từ năm bắt đầu bị vỡ nợ đến năm khoản
nợ đuợc giải quyết, nó có thể được khắc phục thông qua việc tái cấu trúc, trả nợ hoặc đ ược xoá nợ. Thử nghiệm của
Kolmogorov - Smirnoff để so sánh sự bình đẳng của hai phân phối đã bác bỏ cái giả thiết vô hiệu phân phối đều này
tại mức ý nghĩa 1%.
Một sự giải thích ít xét nét là cơ chế giải quyết khủng hoảng đã được cải thiện kể
từ khi những tháng ngày ngoại giao bằng chiến hạm qua đi. Sau tất cả, Newfoundland
mất hết quyền tự chủ khi nó mất khả năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài năm 1936
và cuối cùng trở thành một tỉnh của người Canada; Ai Cập cũng nằm trong số đó đã trở

thành nước bị nước Anh bảo hộ từ sự vỡ nợ năm 1876. Một quan điểm giải thích hoài
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 21

nghi hơn đã chỉ ra khả năng, khi những sự cứu trợ tài chính được tạo điều kiện thuận lợi
như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, các chủ nợ sẽ sẵn sàng giảm bớt những khách hàng có nguy
cơ vỡ nợ của họ.
Trên thực tế, theo quan sát của Bordo và Eichengreen (2001), khoảng cách năm
của các giai đoạn vỡ nợ trong những năm gần đây thấp hơn rất nhiều. Khi có một khoản
nợ được cơ cấu lại, các nước sẽ nhanh chóng tái sử dụng đòn bẩy tài chính (xem Reinhart,
Rogoff, và Savastano, 2003, để làm bằng chứng thực nghiệm cho cách thức này).

2. Khủng hoảng ngân hàng
Trước chiến tranh thế giới thứ II, những cuộc khủng hoảng ngân hàng nối tiếp nhau
trong những nền kinh tế tiên tiến là điển hình, trong khi những thị trường tài chính mới nổi
lớn hơn vào cuối những năm 1800 chỉ mới bắt đầu tham gia vào nhóm khủng hoảng ngân
hàng. Biểu đồ khủng hoảng ngân hàng thường xuyên từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 này được
minh hoạ bằng sự sắp xếp theo niên đại của Bỉ từ năm 1800, nhưng được chứng minh
bằng tư liệu một cách hệ thống bởi Reinhart và Rogoff(2009), Chartbook.
Những trung tâm tài chính của thế giới như Anh, Hoa Kỳ, Pháp nổi bật trong vấn
đề này, với 12,13 và 15 thời kỳ khủng hoảng ngân hàng tương ứng. Tần số của các cuộc
khủng hoảng ngân hàng sụt giảm rõ rệt đối với cả những nền kinh tế tiên tiến và những thị
trường mới nổi lớn hơn sau thế chiến II. Tuy nhiên, tất cả ngoại trừ Bồ Đào Nha đã có
kinh nghiệm từ ít nhất một cuộc khủng hoảng sau chiến tranh trước thời kỳ khủng hoảng
hiện nay. Khi những làn sóng khủng hoảng hiện nay có đầy đủ các nhân tố, dường như
không có một sự sụt giảm rõ rệt nào. Thật vậy, như Reinhart và Rogoff(2009) đã thảo
luận, mặc dù đặc tính của từng khoản vỡ nợ ở các quốc gia là khác biệt nhau nhưng phạm
vi ảnh hưởng của khủng hoảng ngân hàng thì như nhau đối với cả những nền kinh tế tiên
tiến và những thị trường mới nổi. Điều đó cũng giải thích rằng, khi thị trường tài chính
phát triển ở những nền kinh tế nhỏ hơn, nghèo hơn, khủng hoảng ngân hàng thường

xuyên sẽ tăng.

Hình 8. Bỉ: Nợ chính phủ (nợ nội địa và nợ nước ngoài)
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 22

Nợ và khủng hoảng ngân hàng, 1835-2009 (Nợ là % của GDP)

Nguồn: Reinhart và Rogoff (2009) và trích dẫn trong các nguồn này.
Ghi chú: Chỉ đề cập tới sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng.
Trước cuộc khủng hoảng ngân hàng, nợ khu vực tư nhân ( nợ bên ngoài, rộng hơn
dòng vốn vào của cá nhân, nợ ngân hàng nội địa) cũng diễn tả một chu kỳ lặp đi lặp lại
của sự bùng nổ và phá sản- sự tăng tốc liên tiếp của những khoản nợ như những cuộc
khủng hoảng gần đây.
Một sự thật hiển nhiên là mắc nợ (nợ công và nợ tư) là một điều kiện tiên quyết
dẫn đến vỡ nợ. Tuy nhiên, cái mà chúng ta đang diễn tả ở đây ko phải là một sự lặp lại ko
cần thiết. Mô hình này ko biểu thị sự tích lũy tăng dần của khoản nợ trước một cuộc
khủng hoảng ngân hàng hoặc sự vỡ nợ không giới hạn. Đặc biệt, khi chúng ta thảo luận
về các khoản nợ gia tăng trước cuộc khủng hoảng, chúng ta tham khảo đến sự tăng lên
của dòng vốn vào (sự tăng nhanh được định nghĩa trong Reinhart và Reinhart, 2008)
hoặc, nói chung, bất kỳ loại nợ (trong nước hoặc ngoài nước) được chứng minh bằng tư
liệu biểu thị trong biểu đồ 9 đến 13.
Tổng nợ nước ngoài (công và tư nhân) của các thị trường mới nổi 1970-2009 được
trình bày trong Biểu đồ 9. Cột màu nhạt chỉ ra tác động của việc vỡ nợ trong khi cột màu
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 23

đen trình bày sự ảnh hưởng của khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Sự tăng lên một cách
có hệ thống của các khoản nợ nước ngoài giúp dự đoán sự tăng lên các phần vỡ nợ của
các quốc gia và phần có thể so sánh được của những thị trường mới nổi với sự khủng

hoảng của hệ thống ngân hàng. Từng phần nhỏ của biểu đồ 9 cũng mô tả một sự tăng lên
tương đương trong nợ nước ngoài của khu vực công và tư cho 22 nền kinh tế tiên tiến
trong ví dụ của chúng ta trong thập kỷ khủng hoảng tài chính toàn cầu - bắt đầu là những
khoản nợ chính của nước Mỹ năm 2007. Hệ quả, tỷ suất nợ nước ngoài trung bình/GDP
tăng gấp đôi trong giai đoạn này, tương ứng với các nền kinh tế tiên tiến năm 1981 đến
năm 2008 và những thị trường mới nổi là 1998 đến 2008. Một con số bao quát cho giai
đoạn này đã được chứng minh bằng tài liệu trong cuốn Chartbook với mô hình nguyên
mẫu. Một trong những khoản nợ nước ngoài ấn tượng nhất được ghi nhận sau thế chiến II
là khoản nợ của Iceland, được chỉ ra trong biểu đồ 10 với giai đoạn từ năm 1922 đến
2009.
Hình 9. Tổng nợ ròng bên ngoài (khu vực công và khu vực tư nhân), sự mất khả năng chi
trả nợ ngoại tệ của chính phủ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng: Những nền kinh tế tiến
tiến và những nền kinh tế mới nổi, 1970-2009 (nợ thể hiện ở phần trăm GDP)
Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 24


Biến độc lập Những thị trường mới nổi: Chia sẻ của các quốc gia vỡ nợ hoặc tái cấu trúc
Mẫu 1971-2009
Biến phụ thuộc

OLS (sai số mạnh) Logit (sai số mạnh)
Nh

ng th


trư

ng m


i
nổi
Nợ bên ngoài/GDP (t-1) 0,574

0,013
Giá trị p 0,000

0,000
Số quan sát 39

39
R2 0,615

0,595
Biến độc lập Những thị trường mới nổi: Chia sẻ của các quốc gia khi khủng hoảng hệ thống ngân hàng
Mẫu 1971-2009
Biến phụ thuộc

OLS (sai số mạnh) Logit (sai số mạnh)
Nh

ng th


trư

ng m

i

nổi
Nợ bên ngoài/GDP (t-1) 0,383

0,007
Giá trị p 0,000

0,000
Số quan sát 39

39
R2



0,479



0,514

Nguồn: Reinhart và Rogoff (2009), nguồn trích dẫn bên trong và tính toán của tác giả


Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
K20 – NH Đêm 1 - TCQT 25

Hình 10. Iceland: Nợ nước ngoài (nợ công và nợ tư nhân) và khủng hoảng ngân hàng,
1922-2009 (Nợ như là phần trăm của GDP)

Nguồn: Reinhart và Rogoff (2009) và nguồn trích dẫn trong đó

Thoáng qua các cuộc thảo luận trước đây vào khoảng thời gian của nợ nước ngoài
trước, trong và sau cuộc khủng hoảng nợ và ngân hàng, điều mà hầu như không tạo ngạc
nhiên rằng dòng vốn hiển thị các giai đoạn thịnh vượng bùng nổ trong những năm trước
khi cuộc khủng hoảng và có dấu hiệu dừng lại đột ngột theo kiểu Dornbusch-Calvo chỉ
trước hoặc trong năm khủng hoảng (ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng của thế kỷ
trước và trong các nền kinh tế tiên tiến). Hình 11 và 12 cho thấy dòng vốn công và vốn tư
nhân chuyển dịch từ Vương quốc Anh sang Châu Mỹ La Tinh và Hoa Kỳ, tương ứng, cho
1865-1914. Như trước đây, năm đầu tiên của một cuộc khủng hoảng ngân hàng được
đánh dấu bởi một đường màu đen (hình thanh); kinh nghiệm của nước Mỹ trong giai đoạn
1865-1913, thể hiện trong hình 12, minh họa cho hành vi này.

×