Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tác gia văn học Tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.91 KB, 4 trang )

Tác gia : Tố Hữu
1)Kiến thức trọng tâm :
a) Tóm tắt sự nghiệp văn học
b) Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
2) Phân Tích:
1) Tóm tắt sự nghiệp văn học:
-Khái quát về tác giả:
• Là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hện đại.
• Là lá cờ đầu của thoe ca cách mạng Việt Nam từ sau 1945.
Những chặng đường thơ của Tố hữu gắn bó song hành và chặt chẽ với chặng đường cách
mạng.
*Tập thơ : “Từ Ấy”
• Được xuất bản năm 1946
• Tập thơ đánh dấu chặng đường 10 năm của Tố Hữu.
• Qúa trình hoạt động 10 năm của Tố Hữu gồm 3 phần:
-Máu lửa
-Xiềng xích
-Giai phóng
*Nội dung: là tiếng nói hân hoan của thanh niên cách mạng trẻ đi tìm lí tưởng,đã tìm thấy
và xả thân hi sinh vì lí tưởng.
*Dẫn chứng: -Tìm lí tưởng: “ Đâu những xưa tôi nhớ tôi
Bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời”
-Tìm thấy lí tưởng: “ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
-Kiên quyết bảo vệ lí tưởng: “Sống vì cách mạng anh em ta
Chết vì cách mạng chẳng phiền hà”
-Hướng tới những con người nhỏ bé,những con người bị áp bức đau khổ: những ông lão
đầy tớ,những em bé đi ở,những chị vú em,con gái giám hộ.Ông viết về họ với niềm thương
cảm sâu sắc và đồng thời cũng tin tưởng vào một ngày mai tốt đẹp sẽ đến với họ
*Nghệ thuật:
-Chất men say lí tưởng đã tạo nên gioạng thơ sôi nổi trẻ trung.


-Có những đổi mới về hifh thức: thể thơ tự do => Thể hiện cái tôi hết sức mới mẻ,hướng tới
cái chung,những lí thưởng của chiến đấu.
*Tập thơ: “Việt Bắc”
• Được xuất bản năm 1954.
• Bao gồm những sáng tác về thời kì kháng chiến chống Pháp.
• Nội dung: Thể hiện bước chuyển trong thơ Tố Hữu trên con đường dân tộc và đại
chúng.
• “ Việt Bắc” là bản anh hùng ca của kháng chiến chống Pháp.Bởi nó đã tái hiện những
năm tháng gian khổ : “Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây”
Hay đến ngày tổng phản công thắng lợi:
“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình,Tây Bắc,Điện Biên vui vầy”
Tái hiện những con người và hoạt động kháng chiến chống Pháp.Kết tinh những tình cảm
lớn của dân tộc: lòng yêu nước,sự gắn bó nghĩa tình của nhân dân cà cách mạng,sự gắn bó
giữa miền ngược và miền xuôi.
*Nghệ thuật: Có sự kết hợp với chất liệu dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và chắc sử thi
mang âm hưởng anh hùng của thời đại.
*Tập thơ: “Gio Lộng”
• Được xuất bản năm 1961.
• Bao gồm những sáng tác trong thời kì đất nước khôi phục sau chiến tranh và giai đoạn
đất nước bất đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
*Nội dung:
-Xây dựng chủ nghĩa xã hội
_Đấu tranh bảo vệ đát nước
Trong giai đoạn này những sáng tác của ông viết về miền nam thành công hơn cả.
*Nghệ thuật:
Vẫn tiếp tục khái quát tính chất sử thi.Thêm vào đó vẫn thể hiện cái “ tôi” trữ tình công dân.
*Tập thơ: “ Máu và hoa” , “Ra trận”
• Được xuất bản năm 1977.

• Phản ánh thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đấu tranh chống đế quốc
Mĩ,Thống nhất đất nước cho đến ngày toàn thắng.
*Nội dung:- là lời kêu gọi hào hùng.
-lời cỗ vũ động viên.
-Lợi ngợi ca cuộc chiến đấu vủa cả 2 miền Nam,Bắc/
-Thể hiện vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam,Vẻ dẹp của con người trong lịch sử và trong quan
hệ với quần chúng cộng đồng.
Dẫ chứng: “ Nếu được là hạt giống của mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn là người lính đi đầu
Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa”
-Nghệ thuật: tiếp tục mang khuynh hướng sử thi và đậm chất chính luận.Nhiều chỗ cofn
vươn tới âm hưởng anh hùng ca.
*Tập thơ: “Một tiếng đờn”, “Ta với ta”
Nội dung:
• đánh dấu một sự đổi mới trong thơ Tố Hữu.
• Đi nhiều hơn vào cuộc sống đời thường và đi nhiều hơn về cảm xúc suy tư trầm
lắng.
• Nổi bật niềm tin,niềm kiên định về lí tưởng cách mạng.
2) Phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu:
-Tố Hữu đã góp vào nền VHVNHĐ 1 phong cách thơ riêng ,vừa đa dạng vừa thống
nhất độc đáo.
Biểu hiện:
• Thơ trữ tình chính trị.
• Giàu cảm hứng lãng mạn,đậm chất sử thi.
• Giọng điệu ngọt ngào,tiếng nói của tình thương mến
• Giau tính dân tộc.
a)Thơ trữ tình chính trị:
-Tạo nên sự thống nhất về tuyên truyền và trữ tình.
-Là nhà thơ trữ tình kiểu mới.

Biểu hiện
• Những đề tài chính trị,sự kiệ lớn của dân tộc đã trở thành đề tài và nguồn cảm
hứng của nhà thơ.
• Thường phát hiện những vẻ đẹp của con người theo phương diện lí tưởng cách
mạng,nhiệm vụ cách mạng.Làm nên hình tượng lấp lánh trong thơ ca của Tố Hữu.
b)Thơ của Tố Hữu thiêng về cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi:
• Cảm hứng lãng mạn:
+Hay hướng tới những lí thưởng cách mạng,hướng tới tương lai và niềm tin
tươi sáng.
• Khuynh hướng sử thi:
+Đề tài,chủ đề.
+Hình tượng nhân vật.
+Hình tượng nghệ thuật.
+Ngôn ngữ.
-Đề tài,chủ đề: hướng tới những vấn đề chung của đất nước,của dân tộc,của thời đại,những
sự kiện lịch sử hơn những sự kiện mang tính chất đời tư.
-Nhân vật trữ tình: là nhân vật mang tính chất tiêu biểu cho 1 dân tộc,cho 1 thòi đại.Đều
mang tính chất lịch sử.
-Hình tượng nghệ thuật: nhiều hình ảnh mang vẻ đẹp lớn lao kì vĩ:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”
-Ngôn ngữ: những danh từ,động từ,tính từ mang vẻ đẹp hết sức tráng lệ.
c) Giong điệu hết sức ngọt ngào,tiếng nói của tình thương mến.
+thường có giọng điệu tâm tình như lời trò chuyện,tạo nên sự giao hòa con người với con
người,con người với cuộc sống.
*Nghệ thuật: hay dùng những lời hô,lời gọi: “Hỡi người bạn” “Đồng bào ơi”…
Quê ông ở thành phố Huế,phải chăng trong giọng thơ ông có chất Huế ngọt ngào,dịu êm.
Quan niệm sáng tác thơ của Tố Hữu:
“Thơ là chuyện đồng điệu,nó là tiếng nói của một người nào đó đến những người nào đó
có 1 sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý,đồng tình”

d) Thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc:
-Thể hiện ngay cả nội dung lẫ nghệ thuật
+Nội dung: hay đề cập đến vấn đề lớn của dân tộc trong truyền thống lẫn hiện đại
-Tính dân tộc còn được biểu hiện rõ ở nội dung:
+Thể thơ: rất thành công ở thể thơ dân tộc.
Vd: lục bát,song thất lục bát.
+Hình ảnh:sử dụng những hình ảnh hết sức quen thuộc,phù hợi với nếp cảm nếp
nghĩ của người Việt.
+Ngôn ngữ:vận dụng cách nói quần chúng nhân dân trong sáng tác rát giản dị và tự
nhiên.
Vd: lối đối đáp mình-ta (Việt Bắc)
-Thành công trong việc sử dụng vần lưng,tạo nên tính nhạc điệu cho câu thơ


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×