Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận cao học quyền lực chính trị và cầm quyền đặc điểm các hệ thống đảng chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.45 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................4
1.1. Khái niệm đảng chính trị............................................................................4
1.2. Q trình hình thành đảng chính trị...........................................................5
1.3. Đặc điểm đăng chính trị - Các loại đảng chính trị hiện nay trên thế giới. .9
Chương 2: HỆ THỐNG ĐẢNG CHÍNH TRỊ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI................................................................................................................13
2.1 Một số đảng chính trị lớn và lâu đời trên thế giới.....................................13
2.2. Đảng chính trị trong thế giới hiện đại......................................................17
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
ĐẢNG CHÍNH TRỊ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI....................24
3.1. Đảng chính trị phải có ngun tắc tổ chức và hình thức tổ chức thích hợp. 24
3.2. Mục đích của đảng chính trị là phải giành và giữ chính quyền................25
3.3 Đường lối của Đảng chính trị vừa phải đảm bảo lợi ích của giai cấp mà
đảng đại diện, vừa phải quan tâm lợi ích của quốc gia dân tộc và lợi ích của
các giai cấp khác trong xã hội.........................................................................25
3.4. Đảng chính trị phải khơng ngừng đổi mới về mọi mặt để thích ứng với
tình hình mới...................................................................................................26
3.5. Đảng chính trị phải làm tốt cơng tác dân vận..........................................27
3.6. Đảng chính trị phải có thủ lĩnh tài ba.......................................................27
KẾT LUẬN....................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................32


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam
đã giành được những thắng lợi rất vẻ vang trong hơn tám thập kỷ qua. Cùng
với những thắng lợi đã giành được từ trước trong công cuộc xây dựng và bảo


vệ Tổ quốc, những thành tựu to lớn và rất quan trọng của nước ta sau những
năm đổi mới làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh lên nhiều. Quan hệ đối
ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành
chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục củng cố
tình đồn kết, hữu nghị với các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào
độc lập dân tộc và tiến bộ trên thế giới; thiết lập quan hệ với các đảng cầm
quyền ở một số nước.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: là cả một pho lịch sử bằng vàng'. Học tập và nghiên cứu lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi chúng ta.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hợp tác quốc tế, quan hệ đối ngoại của Việt
Nam không ngừng được củng cố và mở rộng như hiện nay, để tiếp tục phát
huy những thành tựu đã đạt được, góp phần phát triển đất nước thì điều cần
thiết là mỗi chúng ta có những hiểu biết nhất định về các quốc gia trên thế
giới, về hệ thống chính trị cũng như hoạt động của các đảng chính trị nói
chung của các nước.
Với tinh thần đó, tơi chọn đề tài hết mơn “Đặc điểm các hệ thống
Đảng chính trị” làm đề tài nghiên cứu, hy vọng đề tài mang lại những hiểu
biết nhất định về các đảng chính trị trên thế giới giới cũng như có những đóng
góp thiết thực vào cơng tác Xây dựng Đảng ở nước ta.

1


2. Lịch sử nghiên cứu
Chính trị nói chung và các đảng chính trị nói riêng là vấn đề được
nghiên cứu rất nhiều trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên ở Việt
Nam hiện nay chủ yếu là các bài báo hoặc sách về thể chế chính trị nói chung
hoặc về đảng chính trị ở từng quốc gia một. Điển hình như:
Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại. Nhà

xuất bản Giáo dục 1998.
Ngô Đức Tính (chủ biên). Một số đảng chính trị trên thế giới. Nxb
Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2001.
Nguyễn Anh Thái. Lịch sử thế giới hiện đại. Nhà xuất bản Giáo Dục, 1998.
Nguyễn Đăng Dung: Một Số Vấn Đề Về Hiến Pháp & Bộ Máy Nhà
Nước, Nxb Giao thông vận tải, 2001
Nguyễn Văn Huyên (chủ biên): Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (Mơ
hình tổ chức và hoạt động), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007.
Trần Trọng Tân: Hệ thống chính trị với vấn đề dân chủ và dân làm chủ,
Tạp chí Mặt trận, Số 9-2006
Nguyễn Đăng Dung: Ý tưởng về một nhà nước chịu trách nhiệm, Nxb
Đà Nẵng, 2007
Nguyễn Đăng Dung: Chế ước quyền lực nhà nước, Nxb Đà Nẵng, 2008.
Nguyễn Văn Huyên (chủ biên): Đảng Cộng sản cầm quyền - Nội dung
và phương thức cầm quyền của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
Việc nghiên cứu thơng qua khảo sát tương đối tồn diện hệ thống đảng
chính trị ở các mơ hình nổi bật nhất trên thế giới hiện nay hầu như cịn rất ít.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan tới đảng chính trị: khái niệm,
quá trình hình thành và phát triển của đảng chính trị, đặc điểm các đảng chính
trị cũng như điều kiện để trở thành đảng cầm quyền. Nêu bật những vấn đề cơ
bản của tổ chức nhà nước, đảng chính trị cầm quyền hiện tại và đảng đối lập
tại các quốc gia (qua khảo sát một số mơ hình tiêu biểu).
2


- Rút ra một số kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của các đảng chính
trị trên thế giới (qua khảo sát một số mơ hình tiêu biểu) hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm các hệ thống Đảng chính trị
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số hệ thống Đảng chính trị nổi bật hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát tài liệu, phân tích
- Phương pháp tổng hợp, so sánh

3


NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm đảng chính trị
Chính trị được hiểu là khoa học hay nghệ thuật cai trị nước. Trong nền
dân chủ hiện đại ở các nước phương Tây, đảng chính trị có một vai trị rất
quan trọng. Nó cho phép tất cả những người có cùng quan điểm cùng tập hợp
lại để thực hiện những mục tiêu chung. Vậy thế nào là một đảng chính trị? Có
rất nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra. Một trong những định nghĩa cổ
xưa nhất là của Benjamin Constant: “Một đảng là một tập hợp những người
có chung quan điểm về các học thuyết chính trị”. Một vài định nghĩa khác về
đảng chính trị
Đảng chính trị là tập hợp những người có cùng quan điểm để bảo đảm
việc thực hiện ảnh hưởng thực sự của họ tới việc quản lý những cơng việc
cơng. (Hans Kelsen)
Đảng chính trị, là một nhóm có tổ chức, tham gia vào đời sống chính trị
nhằm chinh phục một phần hoặc hồn tồn quyền lực và dựa vào đó để làm
nổi bật giá trị hệ tư tưởng và lợi ích của các thành viờn trong ng. (Franỗois
Goguel)
ng chớnh tr l mt nhúm ngi tình nguyện ít nhiều được tổ chức,
nhân danh lợi ích chung và lợi ích của xã hội mà đảm nhận (một mình hoặc

tiến hành liên minh) các chức năng, nhiệm vụ trong chính quyền. (Raymond
Aron)
Trước khi đưa ra được một định nghĩa tương đối đầy đủ, chúng ta cần
xem xét những đặc điểm, yếu tố cấu thành nên một đảng chính trị và hoạt
động của nó.
Bất kỳ đảng chính trị nào cũng có những đặc điểm sau đây:
Hệ tư tưởng: bất kỳ đảng chính trị nào cũng có hệ tư tưởng, hướnghành
động.
4


- Tổ chức: mỗi đảng là một tổ chức dựa trên nhiều yếu tố: quốc gia,
vùng, tôn giáo...
Hướng tới mục tiêu cầm quyền: đảng nào cũng hướng tới mục tiêu
chinh phục quyền lực. Sự ủng hộ của dân chúng: các đảng ln tìm kiếm sự
ủng hộ của nhân dân. Dựa trên 4 yếu tố này, có thể đưa ra định nghĩa về đảng
chính trị như sau:
Đảng chính trị là những lực lượng chính trị được tổ chức, những lực
lượng này tập hợp các cơng dân có cùng chung khuynh hướng chính trị, nhằm
kêu gọi dư luận hướng tới một số mục tiêu nhất định, và nhằm mục đích tham
gia chính quyền đồng thời có thể thay đổi chương trình hành động của mình
để thực hiện các mục tiêu trên.
Có nhiều cách nêu khái niệm về đảng chính trị, nhưng chung quy lại có
thể hiểu đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất, có tổ chức nhất của một giai
cấp hay một bộ phận của một giai cấp, làm công cụ đấu tranh cho lợi ích của
giai cấp..Đảng chính trị phải có tư tưởng tiên phong của giai cấp, có khả năng
đại diện cho lợi ích giai cấp và đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp. Đảng chính
trị là sản phẩm tất yếu của quá trình đấu tranh giai cấp.
1.2. Q trình hình thành đảng chính trị
Theo khái niệm này thì đảng chính trị xuất hiện từ bao giờ? Ở đâu? Tại

sao có sự xuất hiện đảng chính trị? Đặc điểm của đảng chính trị? Điều kiện để
đảng chính trị trở thành đảng cầm quyền?... Đảng Cộng sản có cịn cần thiết
trong điều kiện ngày nay nữa khơng? đang trở thành câu hỏi lớn cần giải đáp.
Để làm sáng tỏ những câu hỏi đó, chúng ta phải đi từ lịch sử nhân loại.
Mỗi khi có vấn đề liên quan đến chính trị, lợi ích quyền lực của nhóm
người này đối với nhóm người khác là xuất hiện những phe đảng, những
băng đảng, những nhóm hành lang.. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đảng
cầm quyền xuất hiện. Đảng cầm quyền có sự kế thừa các đảng chính trị
trong lịch sử nhưng có bước phát triển mới và có đặc điểm khác với các tổ
chức nói trên.
5


Dưới chế độ cộng sản nguyên thủy, trình độ sản xuất cịn rất thấp chỉ
đủ ăn, chưa có của thừa, chưa có tư tưởng tư hữu, chưa có giai cấp, chưa có
đấu tranh giai cấp. Xã hội bình đẳng, nhưng trình độ kinh tế-xã hội cịn sơ
khai- gọi là chế độ cộng sản nguyên thủy. Xã hội nguyên thủy chưa có đảng
chính trị xuất hiện.
Cuối chế độ cộng sản ngun thủy, nhân loại phát hiện ra kim loại đồng
và sắt. Công cụ lao động bằng kim loại thay thế cho công cụ lao động bằng đá,
xương, gỗ. Năng suất lao động được tăng lên. Các cuộc phân công lao động lần
lượt hình thành: phân cơng giữa chăn ni và trồng trọt; giữa nông nghiệp với
thủ công nghiệp và tầng lớp thương nhân xuất hiện. Sản xuất phát triển, của
thừa càng nhiều. Những người có thế lực như tù trưởng, tộc trưởng chiếm lấy
của dư thừa làm của riêng. Tư hữu xuất hiện. Xã hội bị phân hóa giàu nghèo,
giai cấp ra đời. Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, chế độ xã hội mới ra đời
thay thế chế độ cộng sản nguyên thủy. Đó là chế độ chiếm hữu nơ lệ.
Dưới chế độ chiếm hữu nơ lệ, có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
Chủ nơ bóc lột nơ lệ, nơ lệ đấu tranh chống chủ nô, chủ nô dùng quân đội, nhà
tù để đàn áp nô lệ. Nhà nước chiếm hữu nô lệ ra đời. Chế độ chiếm hữu nơ lệ

đã có giai cấp, nhà nước nhưng vẫn chưa thấy bóng dáng của đảng chính trị
xuất hiện.
Chế độ phong kiến thay thế chế độ chiếm hữu nơ lệ, xã hội phong kiến
có hai giai cấp cơ bản là giai cấp phong kiến và giai cấp nơng dân. Phong kiến
bóc lột nơng dân bằng tơ thuế. Nông dân đấu tranh chống phong kiến kéo dài
hàng nghìn năm nhưng vẫn chưa xuất hiện đảng chính trị mà có mầm mống
của đảng chính trị, như bè đảng, băng đảng, nhóm đảng... hay những hình
thức tương tự như vậy mà thơi. Đặc điểm bè đảng, nhóm đảng, băng đảng là
những người cùng chung lợi ích, ước nguyện tự liên minh với nhau ở các bàn
trà, tiệc rượu. Họ cam kết với nhau bằng lời thề hay lời hứa hẹn... Bè đảng,
băng đảng, nhóm đảng khơng có cương lĩnh và điều lệ, họ tổ chức mang tính
tự phát. Sự ràng buộc của các thành viên trong bè đảng, băng đảng, nhóm
6


đảng lỏng lẻo phụ thuộc vào người đứng đầu. Khi có biến động chính trị bất
lợi thì các bè đảng, băng đảng, nhóm đảng cũng tan vỡ một cách tự phát. Ví
dụ như ở triều đại phong kiến Trung Hoa, họ đấu tranh với nhau để giành
quyền ảnh hưởng đối với nhà vua hoặc mưu toan lật đổ triều đình để lên nắm
chính quyền.
Âu Châu dưới chế độ phong kiến cũng xuất hiện những mầm mống của
đảng chính trị. Nhưng phong kiến Châu Âu có tư duy về sự tồn tại, về củng cố
ngai vàng khác với Á Châu. Phong kiến Á Châu cho rằng muốn giữ vững
ngôi báu và quyền lực thì phải nâng niu giữ gìn những gì đã có khơng được
nói khác, làm khác với bậc tiền nhân, chưa có tiền lệ thì khơng nên làm”. Nho
giáo phong kiến đã thiết lập trật tự trong xã hội phong kiến Á Châu. Chính lối
tư duy theo kiểu “tĩnh” ấy đã đẩy nước phong kiến Á Châu rơi vào thế tụt
hậu, chậm phát triển. Phong kiến Âu Châu có lối tư duy theo kiểu “động”,
rằng muốn củng cố ngai vàng và quyền lực thì phải phát triển khơng ngừng,
phải giàu có về kinh tế thì mới có tiềm lực qn sự. Kinh tế và qn sự mạnh

thì chính trị mới bền vững. Từ rất sớm người Châu Âu đã tìm ra chìa khóa của
sự phát triển kinh tế là: thị trường, vốn và khoa học - kỹ thuật. Các triều đại
phong kiến Châu Âu đã đầu tư cho các điều kiện này để phát triển hết sức
mạnh mẽ ở thời hậu kỳ Trung đại. Thế kỷ XVI-XVII, quan hệ sản xuất TBCN
đã phát triển ngay trong lòng xã hội phong kiến Âu Châu, giai cấp tư sản hình
thành và trở nên giàu có hơn nhiều lần so với giai cấp phong kiến. Nhưng
phong kiến Âu Châu nắm quyền lực chính trị. Họ quyết chiến đấu để bảo vệ
chế độ vương quyền và thần quyền trung cổ. Phong kiến đã cản trở sự phát
triển kinh tế tư bản. Mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với giai cấp tư sản và
quần chúng nhân dân ngày càng sâu sắc. Vào thế kỷ XVI cách mạng tư sản
Hà Lan đã diễn ra báo hiệu mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến và giai cấp tư
sản là khơng thể điều hịa được. Cần giải quyết nó bằng cuộc cách mạng xã
hội do giai cấp tư sản lãnh đạo.
Thế kỷ XVII-XVIII, giai cấp tư sản ở nhiều nước Châu Âu đã lớn mạnh
về mọi mặt. Dân chủ, tự do, bình đẳng và phát triển đang trở thành khát vọng
7


cháy bỏng của giai cấp tư sản. Trào lưu tư tưởng mới thể hiện ý chí, nguyện
vọng của giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội phong kiến Châu
Âu xuất hiện. Đại biểu tư tưởng mới: Montesquieu, Rousseau, phái “bách
khoa” ở Pháp đã lên án chế độ phong kiến tàn bạo, mong muốn có xã hội dân
chủ khơng có phân chia đẳng cấp.
Luồng tư tưởng mới đã bật ngọn lửa cho cuộc cách mạng tư sản bùng
cháy ở các nước phong kiến Âu Châu. Giai cấp tư sản và cách mạng tư sản
trong thế kỷ XVI-XVII đã có cống hiến quan trọng cho nền dân chủ và tiến bộ
của nhân loại: chế độ cộng hòa được thay cho chế độ quân chủ; hình thức bầu
cử, ứng cử, tranh cử được thay cho hình thức chuyên quyên độc đốn của nhà
vua. Xã hội khơng cịn phân chia đẳng cấp nữa mà thay vào đó là xã hội dân
chủ tư sản, hoạt động theo pháp luật tư sản. Cơ quan nhà nước do bầu cử lập

nên. Để đảm bảo cho việc tranh cử thắng lợi, lên nắm chính quyền, các ứng
cử viên cần phải có tổ chức của mình nhằm tun truyền vận động cử tri, nắm
thơng tin từ các cử tri, ra chương trình tranh cử, tổ chức tranh cử ở các đơn vị
bầu cử... Nếu thắng cử thì chương trình hành động đó sẽ trở thành chương
trình hành động của chính phủ, các ứng cử viên thắng cử sẽ phân công nhau
nắm chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền. Nếu thất bại thì họ tiếp
tục củng cố tổ chức, chuẩn bị cho nhiệm kỳ bầu cử mới. Những người có nhu
cầu và điều kiện để thành lập tổ chức chính trị của mình đầu tiên trong các
cuộc cách mạng tư sản là giai cấp tư sản. Tổ chức đó chính là đảng chính trị.
Như vậy, đảng chính trị thực sự xuất hiện dưới chế độ TBCN. Cách mạng tư
sản, chế độ TBCN đã tạo ra tiền đề cần thiết cho sự hình thành đảng chính trị.
Các quốc gia có đảng chính trị xuất hiện trước tiên là Mỹ và Pháp.
Cách mạng tư sản Mỹ với bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng 1776
khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho
họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...” Hiến pháp đầu
tiên của Mỹ 1787 đã thể hiện tư tưởng ấy của Tuyên ngôn độc lập. Năm 1789,
8


Mỹ tổ chức bầu cử Tổng thống theo hiếp pháp mới. Đảng chính trị của giai
cấp tư sản Mỹ cũng tất yếu hình thành trong lịng xã hội Mỹ mà khơng có một
thế lực nào cấm đốn được, kể cả George Washinhtơn- Tổng thống đầu tiên
của Mỹ*.
Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) có bản Tun ngơn nhân quyền và
dân quyền đã đưa ra khẩu hiệu: “Tự do- Bình đẳng-Bác ái”, “xóa bỏ đẳng
cấp, mọi người bình đẳng trước pháp luật...” Hiến pháp tháng 9 - 1789 ghi:
Những người có của có quyền bầu cử (phụ nữ khơng có quyền bầu cử). Chế
độ quân chủ trên pháp lý bị chấm dứt... Nước Pháp cộng hịa ra đời thì đảng
chính trị ở Pháp cũng xuất hiện.

Giai cấp tư sản dùng đảng chính trị của mình để làm cơng cụ và
phương tiện đấu tranh giành quyền lực chính trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư
sản thì giai cấp vơ sản và giới cần lao cũng phải có chính đảng của mình để
làm cơng cụ đấu tranh bảo vệ lợi ích của giai cấp mình-đó là Đảng Cộng sản.
Đảng Cộng sản ra đời là tất yếu khách quan, do phong trào công nhân và nhân
dân lao động đòi hỏi. Khi nào mà lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân
lao động cần được bảo vệ thì khi đó cần phải có Đảng Cộng sản.
1.3. Đặc điểm đăng chính trị - Các loại đảng chính trị hiện nay trên
thế giới
1.3.1. Đặc điểm đảng chính trị
Có thể rút ra một số đặc điểm của đảng chính trị:
- Đảng chính trị mang bản chất của một giai cấp cụ thể, bản chất giai
cấp của đảng thể hiện ở hệ tư tưởng, ở mục tiêu, lý tưởng, ở nguyên tắc tổ
chức, ở đường lối......
- Đảng chính trị là một tổ chức xã hội tự nguyện, liên minh của những
người củng tư tưởng, theo đuổi một mục đích chính trị nhất định, cố gắng
giành quyển lãnh đạo đối với đời sống chính trị và tổ chức xã hội, ra sức
giành và giữ chính quyền để thực hiện đường lối của mình.

9


- Đảng chính trị hoạt động thuyết phục truyền bá các quan điểm, tư
tưởng bằng cách tập hợp những người cùng chí hướng. Đảng thu hút vào hàng
ngũ của mình bộ phận tích cực nhất của giai cấp, chứ khơng bao giờ toàn bộ
giai cắp.
- Đảng đại diện cho lợi ích giai cấp, đấu tranh để bảo vệ lợi ích giai
cấp. - Đảng có mục tiêu nhất định được thể hiện trong cương lĩnh hoặc tuyên
ngôn của đảng. - Đảng có nguyên tắc tổ chức và có tổ chức nội bộ thích hợp,
có khả năng tổ chức và vận động cử tri. - Đảng chính trị có những phương

tiện vật chất như văn phịng, trụ sở, cơ quan báo chí, thơng tin, xuất bản....
1.3.2. Các loại đảng chính trị hiện nay trên thế giới
- Đảng Tư sản là đảng mang bản chất giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ
TBCN.
- Đảng Cộng sản là đảng mang bản chất của giai cấp cơng nhân, có
mục tiêu đi đến XHCN&CSCN.
- Đảng địa chủ là đảng mang bản chất của giai cấp địa chủ.
- Đảng nông dân là đảng mang bản chất của giai cấp nơng dân, bảo vệ
lợi ích của nơng dân.
Đảng tiểu tư sản là đảng mang bản chất của tiểu tư sản, bảo vệ lợi ích
của tiểu tư sản.
- Đảng phản ánh liên minh giai cấp tư sản- địa chủ là đảng bảo vệ lợi
ích của giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ.
- Đảng dân tộc là đảng bảo vệ lợi ích của dân tộc.
- Đảng tơn giáo là đảng mang tư tưởng tôn giáo, bảo vệ lợi ích tôn giáo.
- Đảng sắc tộc là đảng đại diện lợi ích của sắc tộc, bảo vệ sắc tộc.
1.4. Điều kiện để trở thành đảng cầm quyền
Trong hệ thống chính trị của bất kỳ quốc gia nào hiện nay đều có các
bộ phận cấu thành cơ bản, đó là: đảng chính trị; nhà nước; các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội. Đảng chính trị thực chất là các tổ chức chính trị
10


thể hiện lợi ích của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội liên kết những
đại diện ưu tú nhất của giai cấp để lãnh đạo giai cấp đạt tới những mục tiêu và
lý tưởng nhất định. Mục tiêu của đảng chính trị nói chung trước hết là giành
quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực đó để thực hiện các định hướng
chính trị, đạt được lợi ích của đảng. Khi giành được quyền lực nhà nước, đảng
đó trở thành đảng cầm quyền.
Ở mỗi nước có thể có một hoặc nhiều đảng chính trị khác nhau, tùy

thuộc vào điều kiện khách quan của chế độ chính trị, đặc điểm hình thành và
phát triển của hệ thống chính trị. Đối với những nước có nhiều đảng, nói tới
đảng cầm quyền tức là nói tới vị thế của đảng trong sự so sánh với các đảng
chính trị khác - những đảng không cầm quyền.
Đảng cầm quyền là khái niệm được sử dụng rộng rãi ở các nước
phương Tây ngay từ khi trong xã hội bắt đầu hình thành các đảng chính trị.
Đảng cầm quyền được hiểu là đảng nắm giữ những vị trí chủ chốt của bộ máy
nhà nước để kiểm sốt q trình hoạch định và thực thi các chính sách quốc
gia. Điều đó cũng có nghĩa, đảng cầm quyền là đảng điều khiển, kiểm sốt
người của mình trong bộ máy nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển của
đảng thơng qua các chính sách của nhà nước. Với cách hiểu như vậy, đảng
cầm quyền là đảng trực tiếp có quyền lực nhà nước; các quyết định của đảng
thể hiện qua danh nghĩa quyền lực nhà nước (quyền lực do người dân ủy
nhiệm), thông qua các thủ tục, các quá trình đã được pháp luật quy định, chứ
không phải đưa ra các quyết định nhân danh đảng.
Để trở thành đảng cầm quyền, đảng chính trị cần phải đảm bảo các điều
kiện cơ bản sau:
- Đảng phải tồn tại và hoạt động hợp pháp.
- Đảng và giai cấp mà đảng đại diện phải có cơ sở kinh tế-xã hội và
được hình thành từ trong quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc.
- Đảng phải nắm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và nắm cả lực
lượng vũ trang.
11


- Đảng phải có chương trình hành động vừa bảo vệ lợi ích của giai cấp,
vừa thống nhất với lợi ích của quốc gia, dân tộc, vừa theo kịp xu thế của thời
đại. - Đảng phải biết tập hợp quần chúng, vận động quần chúng cử tri ủng hộ
mình.
- Đảng phải có chính sách đối ngoại phù hợp với lợi ích của Đảng.

Tóm lại, đảng chính trị là sản phẩm của q trình đấu tranh giai cấp và
là cơng cụ để bảo vệ lợi ích của các giai cấp. Đảng chính trị tồn tại ở tất cả
các nước có chế độ phổ thông đầu phiếu, bầu cử, ứng cử, tranh cử vào các cơ
quan nhà nước. Tuỳ theo điều kiện thể của mỗi quốc gia, dân tộc mà có một
đảng hay đa đảng chính trị hoạt động, có một hay đa đảng tham gia cầm
quyền.

12


Chương 2:
HỆ THỐNG ĐẢNG CHÍNH TRỊ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Một số đảng chính trị lớn và lâu đời trên thế giới
2.1.1. Một số đảng chính trị lớn và lâu đời của giai cấp tư sản
phương Tây
- Đảng Dân chủ (Mỹ) ra đời năm 1791. Trong nửa đầu thế kỷ XIX,
đảng này thể hiện lợi ích của chủ đồn điền miền nam và giai cấp tư sản ngân
hàng, thương nghiệp miền Bắc. Đảng còn bao gồm cả tầng lớp tiểu tư sản
thành thị và các phác - mơ phản đối chính sách của đại tư sản. Đến năm
1860, Đảng Dân chủ phân hoá nặng nề: bộ phận những người dân chủ miền
Bắc gồm đại tư sản và chủ nô muốn củng cố nền kinh tế và địa vị của mình,
phản đối việc duy trì chế độ nơ lệ ở miền Bắc và miền Tây; bộ phận những
người dân chủ miền Nam đại diện cho lực lượng chủ đồn điền bảo thủ, phản
động, chủ trương duy trì chế độ nơ lệ, phân biệt chủng tộc. Trong hàng ngũ
chủ nơ, cịn có một bộ phận ơn hồ, đại diện cho các chủ nô vùng biên giới
và một số bang miền Nam. Đảng Dân chủ là một trong hai đảng thay nhau
cầm quyền ở Mỹ.
- Đảng Cộng hoà (Mỹ) thành lập năm 1851, bao gồm những người của
Đảng Tự do Ruộng đất (Free Soil Party) được thành lập vào cuối thập kỷ 40
và một bộ phận của Đảng Dân chủ tách ra. Cánh hữu của Đảng này đại diện

lợi ích của giai cấp tư sản và trại trủ miền Bắc, chủ trương hạn chế chế độ nơ
lệ, tích cực khẩn khai miền Tây, thi hành chính sách quan thuế liên bang.
Cánh tả của Đảng này đại diện lợi ích của tiểu tư sản, tư sản thành thị và các
phác - mơ, chủ trương giải phóng nơ lệ và cấp đất ở miền Tây cho những
người khơng có đất. Tuy khơng duy trì được thường xuyên sự thống nhất nội
bộ, nhưng Đảng Cộng hoà thường xuyên nhận được sự ủng hộ rộng lớn của
cử tri. Đảng có lãnh tụ nổi tiếng là Abraham Lincoln (1809- 1865). Đảng
Cộng hoà là một trong hai đảng thay nhau cầm quyền ở Mỹ.
13


- Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản: Thành lập năm 1955 và liên tục là
đảng cầm quyền từ đó đến năm 1993, do khủng hoảng và mất đoàn kết nội
bộ nghiêm trọng. Đã có một thời, Đảng Dân chủ Tự do được tung hô như
đảng cầm quyền muôn đời, cịn các đảng khác, điển hình là Đảng Xã hội
Nhật Bản, bị chế nhạo là những đảng đối lập muôn đời! Đó là thời kỳ 38
năm của cơ chế “đa đảng cạnh tranh, một đảng độc chiếm”. Các đảng đối lập
không những không thể cạnh tranh quyền lãnh đạo với Đảng Dân chủ Tự do,
mà cịn bị đặt ra ngồi q trình hoạch định chính sách phát triển đất nước.
Các phe phái khác nhau trong Đảng Dân chủ Tự do thay nhau cầm quyền
trong gần 4 thập kỷ của nửa sau thế kỷ XX, tạo nên nhiều điều kỳ diệu cho
cường quốc châu Á.
2.1.2. Một số đảng chính trị lớn và lâu đời của giai cấp công nhân
Đảng Cộng sản Liên Xô do lãnh tụ V.I.Lênin sáng lập năm 1898. Từ
Đại hội I (1898) Đảng lấy tên gọi là Đảng Công nhân Dân chủ - Xã hội Nga;
từ năm 1917 là Đảng Cơng nhân Dân chủ - Xã hội (Bơnsêvích) Nga; từ Đại
hội XIV (1925) đổi tên thành Đảng Cộng sản (Bơnsêvích) tồn Liên bang; từ
Đại hội XIX (1952) đổi tên thành Đảng Cộng sản Liên Xô. Đảng Cộng sản
Liên Xô là đảng theo chủ nghĩa cộng sản khoa học. Chủ nghĩa Mác - Lênin là
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Mục tiêu, lý

tưởng của Đảng là xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Cơ sở
giai cấp và xã hội chủ yếu của Đảng là công nhân, nông dân tập thể và trí
thức. Nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt quan trọng nhất của Đảng là tập trung
dân chủ. Trong hệ thống chính trị Liên Xơ, Đảng là hạt nhân có vai trị lãnh
đạo tồn bộ hệ thống và xã hội. Tính ở thời điểm năm 1986, Đảng có 19 triệu
đảng viên. Cương lĩnh đầu tiên được thông qua tại Đại hội II (1903) xác định
nhiệm vụ trọng tâm là giành chính quyền và thiết lập chun chính vơ sản,
những nhiệm vụ đã được hoàn thành xuất sắc bởi Cách mạng xã hội chủ
nghĩa tháng Mười vĩ đại năm 1917 và thành lập nước Cộng hồ Xơ - viết. Đại
hội VIII (1919) thông qua Cương lĩnh thứ hai, cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa
14


xã hội. Đại hội XXII (1961) thông qua Cương lĩnh thứ ba, cương lĩnh xây
dựng chủ nghĩa cộng sản.
Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập năm 1921 như chính đảng tiền
phong của giai cấp công nhân và lấy chủ nghĩa cộng sản làm mục tiêu, lý
tưởng chiến đấu trên cơ sở nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động là
chủ nghĩa Mác - Lênin. Đại hội II (1922) thông qua Tuyên ngôn gồm 3 phần:
phần thứ nhất phân tích thế giới chia thành hai mặt trận đối lập nhau; phần
thứ hai phân tích đặc điểm cách mạng Trung Quốc; phần thứ ba nêu ra Cương
lĩnh tối đa và Cương lĩnh tối thiểu của Đảng. Đại hội III (1923) tuyên bố
thành lập Mặt trận thống nhất cách mạng dân tộc dân chủ. Ngày 1- 10 - 1949,
nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Trung Quốc với lãnh tụ Mao Trạch Đông trên cương vị nguyên thủ quốc
gia. Từ năm 1949 đến 1959 là 10 năm đầu xây dựng chế độ xã hội mới với
đường lối “ba ngọn cờ hồng” gồm đường lối chung, đại nhảy vọt và công xã
nhân dân. Tiếp đó là cuộc Đại cách mạng văn hố vơ sản từ 1966 đến 1969,
khi Đại hội IX được tổ chức. Từ năm 1969 đến khi Mao Trạch Đông qua đời
(1976), đường lối “ba ngọn cờ hồng” lại được tiếp tục triển khai, kinh tế - xã

hội Trung Quốc ngày càng khó khăn, rối loạn.
Tháng 12 năm 1978, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
dưới sự lãnh đạo của nhà cải cách Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đường lối phát
triển kinh tế - xã hội mới mà sau này được mang tên là đường lối cải cách, mở
cửa. Đường lối này xác định Trung Quốc đang ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa
xã hội; chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc; lấy
phát triển kinh tế làm trung tâm; kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản (con đường xã
hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Trung Quốc và chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông). Đến
nay, công cuộc cải cách, mở cửa đã đem lại cho Trung Quốc vị thế là một
trong những cường quốc trên thế giới; đồng thời, đã tạo cơ sở cho Đảng Cộng
sản Trung Quốc bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc
15


Trung Quốc với nội dung quan trọng của lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng
quan trọng 3 đại diện (do Tổng Bí thư Giang Trạch Dân nêu ra) và lý luận xây
dựng xã hội hài hồ (do Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào khởi xướng). Hiện nay,
Đảng Cộng sản Trung Quốc là đội ngũ hùng hậu nhất trong phong trào cộng
sản quốc tế, với tổng số đảng viên gần 75 triệu người.
2.1.3 Một số đảng chính trị và lâu đời ở các nước đang phát triển
- Đảng Quốc đại Ấn Độ: Thành lập năm 1885 với tên gọi nguyên nghĩa
là Đảng Đại hội quốc dân Ấn Độ (National Congress Party of India). Mục tiêu
ban đầu của Đảng là hoà giải mâu thuần giữa thực dân Anh và phong trào độc
lập dân tộc Ấn Độ. Từ đầu thập kỷ 20, dưới sự lãnh đạo của Mahatma
Gandhi, Đảng triển khai Phong trào bất hợp tác, phi bạo lực đối với chính
quyền thực dân Anh; tính chất, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng được điều chỉnh
theo hướng Đảng trở thành đội tiên phong chính trị cho tồn dân trong cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc. Năm 1947, chính quyền Anh phải cơng bố
Dự luật Ấn Độ độc lập và một thời gian ngắn sau đó, buộc phải chuyển giao

một cách hồ bình quyền lực cho Đảng Quốc đại Ấn Độ. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, chính phủ Ấn Độ được thành lập theo chính thể dân chủ nghị viện
phương Tây, trở thành quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới bởi quy mô dân số
khổng lồ. Trước kia, đã hai lần Đảng mất địa vị cầm quyền (1977 1979 và
1989-1991). Đến cuộc Tổng tuyển cử năm 1996, Đảng Quốc đại nếm trải thất
bại chưa từng có, mất địa vị đảng lớn nhất trong Quốc hội và trở thành đảng
đối lập. Từ đó đến nay, Đảng chưa khôi phục được địa vị cầm quyền và, hơn
nữa, cịn lún sâu vào khó khăn, bế tắc. Hiện nay, Đảng có đảng viên; Chủ tịch
Đảng là bà Sonia Gandhi.
Đảng Cách mạng Thể chế Mêhicô: Thành lập năm 1929 và liên tục cầm
quyền trong vòng 71 năm tại một quốc gia điển hình đa đảng, từ năm 1929
đến năm 2000 với 14 Tổng thống. Ngày ra đời, Đảng có tên Đảng Cách mạng
quốc gia Mêhicơ; năm 1938 được đổi thành Đảng Cách mạng Mêhicô và từ
năm 1946 đến nay có tên Đảng Cách mạng Thể chế Mêhicơ. Cơ sở giai cấp
16


và xã hội ban đầu của Đảng là các nhóm cựu binh của cuộc nội chiến 1914 1917 và đội ngũ cơng nhân đơng đảo tồn liên bang. Ngày nay, Đảng là thành
viên của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa, đại diện cho giai cấp tư sản Mêhicô và
một số lực lượng dân chủ, tiến bộ. Tuy là đảng đối lập từ năm 2000, nhưng
hiện nay Đảng vấn nắm quyền ở nhiều bang, địa phương quan trọng, vẫn trực
tiếp cai quản 56% dân số liên bang và là đảng có quy mơ lãnh thổ lớn nhất
tồn quốc. Nhà thơ nổi tiếng của Pêru và Mỹ Latinh Mario Vargas Llosa đánh
giá Đảng Cách mạng Thể chế Mêhicô là hiện thân của nền chun chính hồn
thiện.
Trong hơn 7 thập kỷ cầm quyền, Đảng Cách mạng Thể chế Mêhicô đã
đem lại hai kỳ tích cho đất nước. Về mặt chính trị, Đảng đã duy trì được được
ổn định, trật tự xã hội trong bối cảnh tuyệt đại đa số các quốc gia Mỹ La tinh
chìm ngập trong chế độ độc tài quân sự, xung đột, khủng hoảng, chiến tranh;
giương cao độc lập, chủ quyền quốc gia, thực hiện đường lối đối ngoại tích

cực. Về mặt kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 6% từ năm
1940 đến cuối thập kỷ 1970, đưa Mêhicô trở thành một trong những nền kinh
tế cơng nghiệp hố thành cơng nhất trong khu vực. Nhờ vậy, các ứng cử viên
Tổng thống của Đảng đều đạt số phiếu bầu trên 90% số lượng cử tri toàn liên
bang.
2.2. Đảng chính trị trong thế giới hiện đại
2.2.1. Một số điều chỉnh của các đảng chính trị nhằm thích nghi với
những biến động kinh tế - xã hội và chính trị - tư tưởng trong thế giới hiện
đại.
Nổi bật nhất là xu hướng mở rộng cơ sở giai cấp - xã hội và tính chất
của đảng. Sự phát triển kinh tế trong kỷ nguyên khoa học công nghệ, kinh tế
tri thức, tồn cầu hố... hiện nay đã làm cho cơ cấu xã hội biến động phức tạp,
trong đó sự phân chia xã hội thành giai cấp không phải là dòng chủ lưu ở mọi
nơi. Sự đan xen về lợi ích, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng... giữa các tầng
lớp, các nhóm xã hội về lợi ích, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng... giữa các
17


tầng lớp, các nhóm xã hội nhiều khi lấn át sự khác biệt về giai cấp giữa các cá
nhân người với nhau. Để thích ứng với hiện thực mới, đa số đảng chính trị
ngày nay xác định vừa là đội tiền phong của một giai cấp nhất định, vừa đại
diện lợi ích cho đơng đảo các tầng lớp xã hội khác và cho cả quốc gia dân tộc.
Đấu tranh giai cấp, lợi ích giai cấp rõ ràng là phải được hiện thực hố trong
cuộc đấu tranh chính trị và hải hồ với q trình thực hiện lợi ích chung của
đất nước, dân tộc và nhân loại.
Điều chỉnh cương lĩnh là một xu hướng phổ biến của các đảng chính trị
trên thế giới những năm vừa qua. Đây không chỉ là quá trình làm cho đường
lối, chiến lược và sách lược của đảng phù hợp với tình hình mới; mà cịn là sự
thay đổi quan điểm về nguyên tắc hoạt động của đảng. Các tổ chức đảng và
đảng viên khơng cịn q lệ thuộc vào cương lĩnh, mà đã có khơng gian,

khuôn khổ hoạt động tự do hơn. Cương lĩnh không chỉ hướng tới các mục tiêu
lâu dài, mà đã tập trung vào các vấn đề cụ thể, trước mắt. Bởi vậy, sự giao
thoa về cương lĩnh giữa các đảng chính trị được thể hiện rất rõ, ngay cả giữa
các đảng đối lập với nhau.
Điều chỉnh về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng cũng là một xu
hướng đáng quan tâm. Tiêu chuẩn kết nạp đảng viên nhìn chung khá rộng mở,
nhiều đảng chi đặt ra yêu cầu ủng hộ, bỏ phiếu cho đảng là có thể trở thành
đảng viên. Sinh hoạt đảng được triển khai rất linh hoạt, không theo một khuôn
mẫu, quy định cứng nhắc. Tạo nhiều diễn đàn đối thoại, tranh luận trong nội
bộ đảng. Thực hiện rộng rãi cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch trong đảng.
Nhà chính trị học người Mỹ nổi tiếng G.W. Domhoff nhận định rằng
hai đảng ở Mỹ thành công trong các nỗ lực điều chỉnh và liên kết nhằm duy
trì sự thống trị trong bối cảnh xảy ra nhiều biến động kinh tế - xã hội vừa qua.
Họ đã điều chỉnh và liên kết thơng qua 4 q trình chiến lược. Một là, nhạy
bén vận động hành lang để giành được sự ủng hộ của quyền lực nhà nước đối
với các lợi ích của đảng mình; hai là, lựa chọn được các ứng cử viên phù hợp
vào các chức vụ nhà nước; ba là, sử dụng các thiết chế, công cụ khác nhau để
18


đưa ra các quyết định chính trị; bốn là, tích cực can dự vào giáo dục, văn hố,
truyền thơng để truyền bá các giá trị phục vụ cho bá quyền lãnh đạo của đảng.
Việc hình thành khái niệm cơng dân châu Âu và cơ chế bầu cử trực tiếp
nghị viện châu Âu là nhân tố xúc tác trực tiếp cho q trình xun quốc gia
hố các đảng chính trị. Trên thực tế, ngay từ những năm 70, đã hình thành
Đảng Nhân dân châu Âu (1976) như thực thể kế thừa Liên minh dân chủ cơ
đốc giáo châu Âu; Đảng của những người xã hội châu Âu (1974); Liên đoàn
các đảng tự do và dân chủ của Cộng đồng châu Âu (1976)...Nói đúng ra, đây
chưa phải là các đảng chính trị châu Âu, mà mới chỉ là các đảng nghị viện và
các liên đoàn các đảng quốc gia, trực tiếp phục vụ tranh cử vào Nghị viện

châu Âu. Mặt khác, cũng phải nhìn nhận đây là những bước chuẩn bị cho sự
ra đời của một đảng chính trị trên phạm vi toàn châu lục.
Từ khi Hiệp ước Maastrich được ký kết (1992), xu hướng thành lập các
đảng châu Âu lại dấy lên mạnh mẽ. Lý do hàng đầu là trước một thể chế chính
trị mới là Liên minh châu Âu và một khơng gian chính trị rộng mở, đa tầng, đa
diện, các đảng truyền thống gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Tháng 2 2004, Đảng Xanh châu Âu ra đời. Ngày 8 và 9 - 5 - 2004, Đại hội thành lập
Đảng Cánh tả châu Âu được chức tại Rôma (Italia) gồm 15 đảng thành viên và
tổng số hơn 500.000 đảng viên. Đại hội đã bầu Chủ tịch Đảng là ông Fausto
Bertinotti, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tái lập Italia; Ban Chấp hành gồm các
tổng bí thư của 15 đảng thành viên và thiết lập Văn phòng của Đảng. Đại hội
thông qua Cương lĩnh phê phán trật tự thống trị của chủ nghĩa tư bản hiện nay;
phê phán toàn cầu hoá tự do tư bản chủ nghĩa, kêu gọi vượt qua lơ gích chế độ
gia trưởng của chủ nghĩa tư bản đương đại, kêu gọi giải phóng con người khỏi
các hình thức áp bức, bóc lột và phân biệt đối xử. Ngay tại cuộc bầu cử Nghị
viện châu Âu tháng 6 năm 2004, Đảng đưa ra khẩu hiệu “Vì một châu Âu xã
hội hố, dân chủ, hồ bình” và đã giành được 36/732 ghế.
Cùng với xu hướng xuyên quốc gia hố, đã xuất hiện xu hướng khơi
phục, duy trì và củng cố các tổ chức quốc tế của các đảng chính trị trên thế
19



×