Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Câu hỏi ôn thi trắc nghiệm chuyên ngành nông nghiệp và PTNT, nhóm ngành kiểm lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.5 KB, 29 trang )

1

CÂU HỎI ÔN THI TRẮC NGHIỆM
Chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT
Nhóm chuyên ngành Kiểm lâm (Mã ngành: 06.NN-KLV)


Câu 1: Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đối tượng nào sau đây không
được coi là Chủ rừng?
a. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất
để trồng rừng, nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác.
b. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng.
c. Tổ chức, cá nhân được tự khai thác đất và trồng rừng qua nhiều năm.
d. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng
Câu 2: Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đối tượng nào sau đây không
được coi là Cộng đồng dân cư thôn?
a. Toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng.
b. Toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một bản, ấp.
c. Toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một xã, hoặc đơn vị tương đương.
d. Toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một bản, ấp, buôn, sóc hoặc
đơn vị tương đương.
Câu 3: Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, sản phẩm nào sau đây không
được coi là Lâm sản?
a. Thực vật rừng.
b. Động vật rừng.
c. Các sinh vật rừng khác.
d. Khoáng sản khai thác từ rừng.
Câu 4: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định: Rừng phòng hộ gồm các loại
nào sau đây?
a. Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng
hộ chắn sóng, ngập mặn; rừng phòng hộ bảo vệ ngư trường.


b. Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng
hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
c. Rừng phòng hộ che gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ
chắn sóng ven biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
d. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường; rừng phòng hộ nguồn nước; rừng phòng hộ
chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.
Câu 5: Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, hoạt động nào dưới đây không
phải là mục đích chủ yếu sử dụng của rừng sản xuất ?
a. Sản xuất, kinh doanh gỗ.
b. Sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ
c. Kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
2

d. Nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
Câu 6: Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, nội dung nào sau đây không phải
là chính sách của Nhà nước để thực hiện điều tiết các nguồn lợi từ rừng?
a. Thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng;
b. Thu thuế chuyển quyền sử dụng rừng,
c. Thu tiền thuế các sản phẩm hình thành trên đất rừng.
d. Thu tiền chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
Câu 7. Việc công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại trụ sở
Uỷ ban nhân dân địa phương được thực hiện trong:
a. 2 năm
b. 3 năm
c. Trong suốt thời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng có
hiệu lực.
d. 5 năm
Câu 8: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định nhóm hành vi nào sau đây bị
nghiêm cấm ?
a. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép; Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ

động vật rừng trái phép; Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.
b. Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng hợp pháp; Thu thập mẫu vật
trong rừng tự nhiên.
c. Chặt phá rừng, khai thác rừng trồng; Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động
vật hoang dã; Thu thập mẫu vật trong rừng tưn nhiên.
d. Cả 3 nội dung a, b, c nêu trên đều đúng
Câu 9: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định rừng Đặc dụng được phân thành:
a. Vườn quốc gia; Khu bảo tồn sinh quyển; Khu bảo vệ cảnh quan; Khu rừng
nghiên cứu động vật, thực nghiệm khoa học;
b. Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên; Khu bảo vệ loài quý hiếm; Khu rừng
cấm nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
c. Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên; Khu bảo vệ cảnh quan; Khu rừng
nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
d. Vườn quốc gia; Khu bảo tồn di sản thiên nhiên; Khu bảo vệ cảnh quan; Khu
rừng thực nghiệm, nghiên cứu đa dạng sinh học;
Câu 10: Nhóm hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004 là:
a. Vi phạm nội quy về phòng cháy, chữa cháy rừng; Vi phạm quy định về phòng, trừ
sâu bệnh hại rừng; xâm lấn, chiếm, chuyển quyền sử dụng rừng trái phép.
b. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; Vi phạm quy định về phòng,
trừ sinh vật hại rừng; Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.
c. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy; Vi phạm quy định về phòng, trừ dịch
bệnh hại rừng; xâm lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.
3

d. Vi phạm các công trình về phòng cháy, chữa cháy rừng; Vi phạm quy định về phòng,
trừ dịch bệnh hại rừng; Lấn, khai thác, chuyển quyền sử dụng rừng trái phép.
Câu 11: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định đối tượng nào sau đây là chủ
rừng?
a. Ban quản lý dự án trồng rừng Phòng hộ,

b. Ban quản lý rừng Phòng hộ,
c. Ban quản lý dự án trồng rừng sản xuất,
d. Cả ba đối tượng trên.
Câu 12: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định UBND huyện giao rừng cho
đối tượng nào sau đây?
a. Giao cho các công ty Lâm nghiệp,
b. Giao cho cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
c. Giao cho hộ gia đình,
d. Giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ,
Câu 13: Hãy chọn đáp án đúng điền vào 2 dấu “…” để được một câu đúng theo Luật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004:
Thống kê rừng là việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về … các loại rừng tại
thời điểm thống kê và tình hình biến động về rừng … .
a. “về diện tích và trữ lượng”/ “giữa hai lần kiểm kê”
b. “về diện tích và chất lượng”/ “giữa hai lần thống kê”
c. “về số lượng và chất lượng”/ “giữa hai kỳ kiểm kê”
b. “về diện tích và khối lượng”/ “giữa kỳ đã thống kê”
Câu 14: Hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm
2004 là:
a. Cứu hộ các loài động vật rừng quý hiếm.
b. Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn
gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c. Trồng cây bản địa ở phân khu phục hồi sinh thái.
d. Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật có nguồn gốc bản
địa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 15: Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 một số nội dung bảo vệ rừng là:
a. Bảo vệ hệ sinh thái rừng; Bảo vệ sinh vật rừng, động vật rừng; Phòng cháy,
chữa cháy rừng; Phòng, trừ sâu bệnh gây hại rừng.
b. Bảo vệ hệ sinh quyển rừng; Bảo vệ sinh vật rừng, động vật hoang dã; Phòng
cháy, chữa cháy rừng; Phòng, trừ sâu bệnh gây hại rừng.

c. Bảo vệ hệ sinh thái rừng; Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng; Phòng cháy,
chữa cháy rừng; Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
d. Bảo vệ thực vật rừng, động vật hoang dã; Phòng cháy, chữa cháy rừng; Phòng,
trừ động vật gây hại rừng.
Câu 16: Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Nhà nước khuyến khích áp
4

dụng các biện pháp nào sau đây vào việc phòng trừ sinh vật gây hại rừng?
a. Lâm sinh, sinh học.
b. Biện pháp cơ giới.
c. Biện pháp hóa học.
d. Cả ba biện pháp trên đều đúng.
Câu 17: Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, kỳ Quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng là bao nhiêu năm?
a. 01 năm.
b. 05 năm.
c. 10 năm.
d. 15 năm.
Câu 18: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định đơn vị thống kê rừng, kiểm
kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là?
a. Tiểu khu.
b. Khoảnh.
c. Lô trạng thái.
d. Xã, phường, thị trấn.
Câu 19: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định đối tượng nào có thẩm quyền
quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân?
a. Ủy ban nhân dân xã.
b. Ủy ban nhân dân huyện.
c. Ủy ban nhân dân tỉnh.
d. Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện.

Câu 20: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định đối tượng nào có thẩm quyền
quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với tổ chức?
a. Ủy ban nhân dân xã.
b. Ủy ban nhân dân huyện.
c. Ủy ban nhân dân tỉnh.
d. Hạt Kiểm lâm huyện.
Câu 21: Tỉnh Quảng Trị có bao nhiêu Ban quản lý rừng phòng hộ?
a. 01 Ban quản lý
b. 02 Ban quản lý
c. 03 Ban quản lý
c. 05 Ban quản lý
Câu 22: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định căn cứ vào mục đích sử dụng
chủ yếu, rừng được phân thành mấy loại?
a. Ba loại
b. Hai loại
c. Bốn loại
5

d. Năm loại
Câu 23: Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004: Nội dung nào sau đây được quy
định là nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng?
a. Thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng.
b. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.
c. Định giá rừng.
d. Quy định về hạn mức giao rừng và thời hạn sử dụng rừng.
Câu 24: Hãy chọn đáp án đúng điền vào dấu “…” để được một câu đúng theo Luật Bảo
vệ và phát triển rừng năm 2004:
Rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc
các thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định tại … của Luật này để cung cấp lâm
sản, kết hợp sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh lâm nghiệp, kết hợp kinh

doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.
a. “khoản 3 Điều 23, khoản 3 và khoản 4 Điều 24”
b. “khoản 3 Điều 24, khoản 3 và khoản 4 Điều 25”
c. “khoản 3 Điều 34, khoản 3 và khoản 4 Điều 35”
d. “khoản 5 Điều 24, khoản 5 và khoản 5 Điều 27”
Câu 25: Hãy chọn đáp án đúng điền vào 2 dấu “…” để được một câu đúng theo Luật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004:
Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên thì được khai thác theo quy định tại Điều 56
của Luật này; … bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng … quyền sử
dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao theo quy định của pháp luật.
a. “chỉ được tranh chấp, bảo lãnh, góp vốn”/ “đầu tư so với giá trị”
b. “chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn”/ “tự đầu tư so với giá trị”
c. “không được thế chấp, bảo vệ vốn”/ “không đầu tư so với giá trị”
d. “chỉ được thế chấp, bảo lãnh, đóng góp”/ “đầu tư so với giá trị”
Câu 26: Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ của Kiểm lâm được Luật Bảo vệ và phát triển
rừng năm 2004 quy định?
a. Cảnh báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy,
chữa cháy.
b. Tổ chức dự tính, dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành
phòng cháy, chữa cháy.
c. Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng
cháy, chữa cháy rừng.
d. Xây dựng khu rừng theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý về rừng.
Câu 27: Hãy chọn đáp án đúng về một nhiệm vụ của Kiểm lâm được Luật Bảo vệ và phát
triển rừng năm 2004 quy định:
a. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại.
b. Giao rừng, thu hồi rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.
c. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư
6


thôn được giao rừng.
d. Bảo vệ quyền và lợi ích tư pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại.
Câu 28 : Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Nhà nước không thu hồi rừng
trong trường hợp nào sau đây:
a. Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
b. Rừng được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết hạn;
c. Do tranh chấp nhau quyền sử dụng rừng mà các chủ rừng không tiến hành các
hoạt động phát triển rừng theo kế hoạch.
d. Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Câu 29: Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, giá rừng được hình thành từ
trường hợp nào sau đây?
a. Giá rừng do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định;
b. Giá rừng do đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng
trồng;
c. Cả 2 phương án a, b đều đúng.
d. Do UBND cấp huyện quy định.
Câu 30: Hãy chọn đáp án đúng điền vào 2 dấu “…” để được một câu đúng theo Luật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004:
Xử phạt vi phạm hành chính và … hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình
sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy
định của pháp luật về … , pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự.
a. “áp dụng biện pháp phòng ngừa”/ “xử phạt vi phạm hành chính”
b. “áp dụng các biện pháp ngăn chặn”/ “xử lý vi phạm hành chính”
c. “áp dụng mọi biện pháp bổ sung”/ “xử phạt vi phạm hành chính”
d. “áp dụng một biện pháp ngăn chặn”/ “xử phạt vi phạm hành chính”
Câu 31: Nội dung nào sau đây được quy định là quyền của Kiểm lâm trong khi thi hành
công vụ theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ?
a. Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu
cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, thu thập
chứng cứ theo quy định của pháp luật;

b. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại.
c. Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.
d. Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh
doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.
Câu 32: Hãy chọn đáp án đúng điền vào 2 dấu “…” để được một câu đúng theo Luật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004:
Người phá rừng, đốt rừng, … ; khai thác rừng trái phép; săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi
nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; mua bán, kinh doanh, … hoặc vi phạm các
quy định khác của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng thì tuỳ theo tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật.
7

a. “phá hoại tài nguyên rừng”/ “vận chuyển lâm sản trái phép”
b. “huỷ hoại sinh vật rừng”/ “vận chuyển lâm sản trái phép”
c. “huỷ hoại tài nguyên rừng”/ “vận chuyển trái phép lâm sản”
d. “phá hoại tài nguyên rừng”/ “vận chuyển lâm sản trái phép”
Câu 33: Một trong các nhiệm vụ của Kiểm lâm được Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm
2004 quy định là:
a. Thực hiện việc hợp tác đa phương trong lĩnh vực quản lý rừng và kiểm soát kinh
doanh, mua bán động, thực vật hoang dã.
b. Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh
doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.
c. Hợp tác thế giới trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm tra kinh doanh, buôn bán
thực vật rừng, động vật rừng.
d. Thực hiện việc tài trợ trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng và kiểm soát kinh
doanh, mua bán thực vật, động vật hoang dã.
Câu 34: Hãy chọn đáp án đúng điền vào 2 dấu “…” để được một câu đúng theo Luật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004:
Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thực hiện quản lý nhà nước
về bảo vệ rừng, bảo đảm về bảo vệ và phát triển rừng.
a. “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện”/ “tuân thủ pháp luật”
b. “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp”/ “chấp hành pháp luật”
c. “Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp”/ “ban hành pháp luật”
d. “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh”/“ban hành pháp luật”
Câu 35: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Chương IV gồm có các Mục theo thứ
tự đúng là:
a. “Mục 1: Rừng tự nhiên; Mục 2: Rừng phòng hộ”; “Mục 3: Rừng trồng”.
b. “Mục 1: Rừng phòng hộ; Mục 2: Rừng đặc dụng”; Mục 3: Rừng sản xuất.
c. “Mục 1: Rừng sản xuất; Mục 2: Rừng đặc dụng” ; “Mục 3: Rừng tự nhiên”.
d. “Mục 1: Rừng sản xuất; Mục 2: Rừng đầu nguồn” ; “Mục 3: Rừng đặc dụng”.
Câu 36: Hãy chọn đáp án đúng điền vào 2 dấu “…” để được một câu đúng theo Luật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004:
Độ che phủ của tán rừng là rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần
mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng và diện tích đất rừng.
a. “mức độ che phủ của tán cây”/ “che chiếu”
b. “mức độ che bóng của lá cây”/ “che kín”
c. “mức độ che kín của tán cây”/ “che bóng”
d. “mức độ che chiếu của tán cây”/ “che kín”
Câu 37: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định: Trong thời hạn không quá
bao nhiêu ngày kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thì phải công bố công khai quy hoạch, kế hoạch?
8

a. Không quá 20 ngày.
b. Không quá 30 ngày.
c. Không quá 15 ngày.
d. Không quá 10 ngày.
Câu 38: Nhiệm vụ của Kiểm lâm được Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy

định là:
a. Tuyên truyền, giáo dục nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với UBND
thị xã bồi dưỡng nghiệp vụ cho quần chúng bảo vệ rừng.
b. Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với UBND
xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng
bảo vệ rừng.
c. Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và quản lý rừng; phối hợp với UBND
quận, phường, thị trấn thành lập và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần
chúng bảo vệ rừng.
d. Truyền thông, phổ biến cho người dân bảo vệ và quản lý rừng; phối hợp với
UBND luyện tập nghiệp vụ cho quần chúng bảo vệ rừng.
Câu 39: Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, giá rừng được hình thành là do?
e. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định;
f. Đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
g. Cả 2 phương án trên a, b đều đúng.
h. Do UBND cấp huyện quy định.
Câu 40: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định các Bộ nào có trách nhiệm
bảo vệ rừng?
a. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ
Thông tin - Truyền thông; Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Văn
hoá - Thông tin; Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công an; Bộ Nội vụ; Bộ Văn hoá -
Thông tin; Bộ Tài nguyên và Môi trường.
d. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công thương; Bộ Quốc phòng; Bộ
Văn hoá - Thông tin; Bộ Tài nguyên và công trường.
Câu 41: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định lực lượng Kiểm lâm được tổ
chức theo hệ thống thống nhất, là:
a. Kiểm lâm Trung ương.
b. Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c. Kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
d. Cả ba phương án a, b, c trên.
Câu 42: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định: Rừng sản xuất bao gồm các
loại nào sau đây?
a. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
9

b. Rừng sản xuất là rừng trồng;
c. Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.
d. Cả ba phương án a, b, c trên đều đúng.
Câu 43: Theo Nghị định 09/2006/NĐ-CP, nội dung nào sau đây không thuộc một trong
các biện pháp phòng cháy rừng:
a. Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng trong
toàn xã hội.
b. Xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng.
c. Nghiêm cấm mang vào rừng các nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa.
d. Tổ chức cảnh báo cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy rừng.
Câu 44: Theo Nghị định 09/2006/NĐ-CP, đối với việc phòng và chữa cháy rừng, nội
dung nào sau đây không thuộc quyền của chủ rừng ?
a. Ngăn chặn các hành vi vi phạm về phòng cháy và chữa cháy rừng;
b. Huy động lực lượng và phương tiện trong phạm vi quản lý của mình để tham gia
chữa cháy rừng;
d. Được đề nghị cơ quan nhà nước trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và
chữa cháy rừng.
c. Được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ, ưu tiên vay vốn để đầu tư
cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.
Câu 45: Theo Nghị định 09/2006/NĐ-CP, đối với việc phòng và chữa cháy rừng, nội
dung nào sau đây không thuộc trách nhiệm của của chủ rừng ?
a. Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng
cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;

b. Xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa
cháy trong phạm vi rừng mình quản lý;
c. Tham gia nghiệm thu dự án trồng rừng và các công trình phòng cháy và chữa
cháy rừng.
d. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, dự án, kế hoạch phòng cháy và chữa
cháy đối với khu vực rừng mình quản lý;
Câu 46: Nghị định 09/2006/NĐ-CP quy định: người phát hiện thấy cháy rừng phải bằng
mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây:
a. Chủ rừng; Cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
b. Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất; Chính quyền địa phương sở tại;
Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
Câu 47: Nghị định 09/2006/NĐ-CP quy định: Điều kiện chung an toàn về phòng cháy
đối với khu rừng là:
a. Có quy định, nội quy, biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định,
phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;
10

b. Có các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định, phù hợp với đặc
điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;
c. Có các quy trình, giải pháp phòng chống cháy lan không phù hợp với điều kiện
an toàn phòng cháy và chữa cháy của từng loại rừng;
d. Cả a và b đều đúng.
Câu 48: Nghị định 09/2006/NĐ-CP quy định: Có mấy biện pháp phòng cháy rừng?
a. 07 biện pháp.
b. 05 biện pháp.
c. 08 biện pháp.
d. 06 biện pháp.
Câu 49: Theo Nghị định 09/2006/NĐ-CP, nội dung nào sau đây không thuộc điều kiện

chung an toàn về phòng cháy đối với khu rừng:
a. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định.
b. Có trang bị các phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp
với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo quy định;
c. Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng trong
toàn xã hội.
d. Có quy định, nội quy, biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định,
phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;
Câu 50: Nghị định 09/2006/NĐ-CP quy định: Lực lượng chuyên ngành phòng cháy và
chữa cháy rừng là:
a. Do lực lượng Kiểm lâm lập ra.
b. Do các chủ rừng lập ra.
c. Do lực lượng Công an phòng cháy chữa cháy lập ra.
d. Cả a và b đều đúng.
Câu 51: Nghị định 09/2006/NĐ-CP quy định Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động
phòng cháy và chữa cháy rừng gồm:
a. Ngân sách nhà nước; kinh phí đầu tư của chủ rừng.
b. Thu từ nguồn bảo hiểm cháy, nổ.
c. Tài trợ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
d. Cả ba phương án trên a, b, c đều đúng.
Câu 52: Nghị định 09/2006/NĐ-CP quy định: Trong công tác chữa cháy rừng trước hết
phải được thực hiện và giải quyết theo phương châm:
a. Thống nhất chỉ đạo từ trên xuống dưới.
b. Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ
c. Huy động lực lượng chữa cháy rừng chuyên nghiệp, tránh làm tổn hại môi
trường và động, thực vật rừng.
d. Không có phương án nào đúng.
Câu 53: Nghị định 32/2006/NĐ-CP quy định: Các loài Cu li (Cu li lớn, Cu li nhỏ) thuộc
11


vào nhóm nào?
a. Nhóm I B
b. Nhóm II B
c. Nhóm II A
d. Nhóm I A
Câu 54: Nghị định 32/2006/NĐ-CP quy định: Các loài Khỉ (khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ
mặt đỏ) thuộc vào nhóm nào?
a. Nhóm I B
b. Nhóm II B
c. Nhóm I A
d. Nhóm II A
Câu 55: Nghị định 32/2006/NĐ-CP quy định: Loài cây Lim xanh thuộc vào nhóm nào?
a. Nhóm I B
b. Nhóm I A
c. Nhóm II A
d. Nhóm II B
Câu 56: Loài Gấu ngựa (Ursus thibetanus) theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP
được xếp vào nhóm nào?
a. Nhóm I B
b. Nhóm I A
c. Nhóm II B
d. Nhóm I B và II B
Câu 57: Nghị định 32/2006/NĐ-CP quy định thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý
hiếm được phân thành mấy nhóm?
a. 08 Nhóm
b. 04 Nhóm
c. 02 Nhóm
d. 03 Nhóm
Câu 58: Gà lôi lam mào trắng là loài động vật quý hiếm có phân bố ở rừng Quảng Trị,
chúng có tên khoa học là:

a. Lophura hatinhensis
b. Lophura imperialis
c. Lophura edwardsi
d. Lophura diardi
Câu 59: Voọc chà vá chân đỏ là loài động vật quý hiếm có phân bố ở rừng Quảng Trị,
chúng có tên khoa học là :
a. Nycticebus pygmaeus
b. Pygathrix cinerea
c. Pygathrix nemaeus
12

d. Pygathrix nigripes
Câu 60: Re hương là loài thực vật quý hiếm có phân bố ở rừng Quảng Trị, chúng có tên
khoa học là :
a. Cinnamomum balansae
b. Cinnamomum glaucescens
c. Cinnamomum parthenoxylon
d. Cinnamomum camphora
Câu 61: Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP loài Rùa nào sau đây được xếp vào nhóm IB?
a. Rùa hộp trán vàng.
b. Rùa núi vàng.
c. Rùa hộp ba vạch.
d. Rùa núi viền.
Câu 62: Gụ lau (gõ lau) là loài thực vật quý hiếm có phân bố ở rừng Quảng Trị, chúng
có tên khoa học là :
a. Sindora tonkinensis.
b. Sindora siamensis.
c. Afzelia xylocarpa.
d. Erythrophloeum fordii .
Câu 63: Nghị định 119/2006/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức Kiểm lâm như thế nào?

a. Kiểm lâm trung ương.
b. Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
c. Kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
d. Cả ba phương án a, b, c trên đều đúng.
Câu 64: Hãy chọn đáp án đúng điền vào 2 dấu “…” để được một câu đúng theo Nghị
định 119/2006/NĐ-CP:
Ở Vườn Quốc gia có diện tích từ … , Khu Bảo tồn thiên nhiên, Khu rừng đặc dụng
khác có diện tích từ … , Khu rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tích từ … và có nguy
cơ bị xâm hại cao, có thể thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm
rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật.
a. “5.000 ha trở lên”; “15.000 ha rừng trở lên”/ “20.000 ha trở lên”
b. “7.000 ha trở lên”; “15.000 ha trở lên”/ “20.000 ha rừng trở lên”
c. “7.000 ha rừng trở lên”; “15.000 ha trở lên”/ “20.000 ha trở lên”
d. “5.000 ha trở lên”; “15.000 ha rừng trở lên”/ “20.000 ha trở lên”
Câu 65: Quyền hạn công chức Kiểm lâm trong khi thi hành công vụ theo Nghị định
119/2006/NĐ-CP là:
a. Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định
119/2006/NĐ-CP và pháp luật về cán bộ công chức;
13

c. Sử dụng vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ, chó nghiệp vụ theo quy định của
pháp luật.
d. Cả a và c đều đúng.
Câu 66: Trách nhiệm công chức Kiểm lâm trong khi thi hành công vụ theo Nghị định
119/2006/NĐ-CP là:
a. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho
việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, các cơ sở chế biến lâm
sản, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật;

b. Thực hiện đúng chức năng, quyền hạn được giao; mặc đồng phục, mang phù
hiệu, cấp hiệu, biển hiệu khi thi hành nhiệm vụ;
c. Công chức kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao
phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
d. Cả b và c đều đúng.
Câu 67: Nghị định 119/2006/NĐ-CP quy định: Cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm
tỉnh là:
a. Chi cục trưởng, bộ máy giúp việc Chi cục trưởng và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
b. Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng; bộ máy giúp việc Chi cục trưởng và
các đơn vị trực thuộc.
c. Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng; bộ máy giúp việc Chi cục trưởng và các
Hạt kiểm lâm trực thuộc.
d. Các Phó Chi cục trưởng; bộ máy gồm các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các
đơn vị trực thuộc.
Câu 68: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ, quyền hạn của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng,
Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ được quy định tại Nghị định 119/2006/NĐ-CP ?
a. Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về rừng theo quy định của pháp luật.
b. Phổ biến, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng.
c. Khai thác tài nguyên rừng đặc dụng và rừng phòng hộ
d. Phương án a và b đều đúng;
Câu 69: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ, quyền hạn của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng,
Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ được quy định tại Nghị định 119/2006/NĐ-CP là:
a. Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về rừng theo quy định của pháp luật.
b. Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng đặc
dụng, khu rừng phòng hộ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
c. Khai thác tài nguyên rừng đặc dụng và rừng phòng hộ
d. Phương án a và b đều đúng;
Câu 70: Nghị định 119/2006/NĐ-CP quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách
nhiệm về bảo vệ rừng trên địa bàn như thế nào?
a. Chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của Kiểm lâm địa bàn xã để thực hiện các nhiệm

vụ bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn;
b. Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của Kiểm lâm địa bàn xã với các tổ chức, cá
14

nhân có liên quan trên địa bàn;
c. Tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các quy định về quản lý rừng bảo vệ
rừng, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về rừng.
d. Cả ba phương án a, b, c trên đều đúng.
Câu 71: Hãy chọn đáp án đúng điền vào dấu “…” để được một câu đúng theo Nghị định
119/2006/NĐ-CP:
Công chức, viên chức công tác trong ngành kiểm lâm được … và các phụ cấp khác
theo quy định của Nhà nước.
a. “hưởng chế độ phụ cấp thu hút, phụ cấp lương theo nghề kiểm lâm”
b. “hưởng chính sách phụ cấp lương công vụ, phụ cấp ưu đãi theo nghề”
c. “hưởng chế độ lương, phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi theo nghề”
d. “hưởng chính sách lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp đặc biệt nghề”
Câu 72: Nghị định 119/2006/NĐ-CP quy định trong những trường hợp cần thiết phải
tăng cường lực lượng và phương tiện để kịp thời ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái
phép, phòng cháy, chữa cháy rừng, những người nào sau đây có thẩm quyền ban hành
lệnh điều động?
a. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
c. Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm.
d. Cả ba phương án a, b, c trên.
Câu 73: Nghị định số 99/2009/NĐ-CP quy định trong khi thi hành công vụ những đối
tượng nào có quyền phạt tiền đến 200.000 đồng?
a. Kiểm lâm viên.
b. Nhân viên UBND xã.
c. Lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng.
d. Cả b và c đều đúng

Câu 74: Nghị định số 99/2009/NĐ-CP quy định những người nào sau đây có quyền phạt
tiền đến 2.000.000 đồng, tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính
có giá trị đến 2.000.000 đồng?
a. Chủ tịch UBND xã.
b. Chủ tịch UBND huyện.
c. Chủ tịch UBND tỉnh.
d. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm.
Câu 75: Nghị định số 99/2009/NĐ-CP quy định những người nào sau đây có quyền áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả?
a. Các chủ rừng.
b. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm.
c. Chủ tịch UBND xã.
d. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ.
15

Câu 76: Nghị định số 99/2009/NĐ-CP quy định những người nào sau đây có quyền phạt
tiền đến 20.000.000 đ?
a. Chủ tịch UBND huyện.
b. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.
c. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.
d. Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.
Câu 77: Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản theo quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP có giá trị là bao nhiêu?
a. 20.000.000 đ.
b. 30.000.000 đ.
c. 40.000.000 đ.
d. 10.000.000 đ.
Câu 78: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, “Nếu nuôi, trồng, thả trái phép vào rừng đặc
dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa” sẽ bị xử phạt mức nào dưới

đây?
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Cấu 79: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, “Săn bắt động vật rừng ở những nơi có quy
định cấm săn bắt” sẽ bị xử phạt mức nào dưới đây?
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Cấu 80: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, “Săn bắt động vật trong mùa sinh sản” sẽ bị
xử phạt mức nào dưới đây?
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Cấu 81: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, “Mang dụng cụ thủ công, cơ giới vào rừng
để săn bắt động vật rừng (chim, thú, các loài thủy sinh.” sẽ bị xử phạt mức nào dưới
đây?
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng
16

Cấu 82: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, “Đưa súc vật kéo, mang dụng cụ thủ công
vào rừng để khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản trái phép” sẽ bị xử phạt mức nào
dưới đây?
a. Phạt cảnh cáo

b. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Cấu 93: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, “Sử dụng phương pháp, công cụ săn bắt bị
cấm.” sẽ bị xử phạt mức nào dưới đây?
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Câu 84: Ngày, tháng, năm có hiệu lực của Nghị định số 99/2009/NĐ-CP và thay thế Nghị
định nào?
a. Ngày 01/10/2010 và thay thế Nghị định số 159/2007/NĐ-CP?
b. Ngày 10/01/2010 và thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP?
c. Ngày 01/01/2010 và thay thế Nghị định số 159/2007/NĐ-CP?
d. Ngày 10/01/2010 và thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP?
Câu 85: Nghị định số 99/2009/NĐ-CP quy định độ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là:
a. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính bị xử phạt tiền về các
hành vi do vô ý.
b. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: bị xử phạt cảnh cáo về các hành vi do cố ý.
c. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị xử phạt cảnh cáo
về các hành vi do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt hành
chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra
d. Các đáp án a, b, c đều đúng.
Câu 86: Nghị định số 99/2009/NĐ-CP quy định người vi phạm hành chính phải chịu một
trong các hình thức xử phạt chính là:
a. Cảnh cáo và phạt tiền.
b. Cảnh cáo hoặc phạt tiền.
c. Phạt tiền và tịch thu tang vật vi phạm.
d. Phạt tiền và trả lại tang vật vi phạm.

Câu 87: Nghị định số 99/2009/NĐ-CP quy định: Người có hành vi vận chuyển lâm sản
trái pháp luật còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung như bị tịch thu
phương tiện trong trường hợp:
a. Vi phạm có tổ chức; Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
b. Chống người thi hành công vụ.
17

c. Chiếm đoạt phương tiện để vận chuyển trái phép lâm sản
d. Các đáp án a, b đều đúng.
Câu 88: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, “ Đốt lửa, sử dụng lửa không đúng quy
định của Nhà nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng” sẽ bị xử phạt
mức nào dưới đây?
a. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
b. Phạt cảnh cáo.
c. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu 89: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, “Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ
cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô” sẽ bị xử phạt mức nào dưới đây?
a. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
b. Phạt cảnh cáo.
c. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu 90: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, thì “Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ
khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V” sẽ bị xử phạt các mức sau:
a. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
b. Phạt cảnh cáo.
c. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu 91: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, “Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật
rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh” sẽ bị xử phạt mức nào dưới đây?

a. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
b. Phạt cảnh cáo.
c. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu 92: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, “Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở
trong rừng, ven rừng” sẽ bị xử phạt mức nào dưới đây?
a. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
b. Phạt cảnh cáo.
c. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu 93: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, “Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và
chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ
sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng”, sẽ bị xử
phạt mức nào dưới đây?
a. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
b. Phạt cảnh cáo.
18

c. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu 94: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, đối với các chủ rừng được nhà nước giao
rừng, cho thuê rừng mà “Không có phương án phòng cháy, chữa cháy và công trình
phòng cháy, chữa cháy rừng ”, thì sẽ bị xử phạt mức nào dưới đây?
a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
b. Phạt cảnh cáo.
c. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu 95: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho
thuê rừng mà “Tháo nước dự trữ phòng cháy trong mùa khô hanh”, thì sẽ bị xử phạt
mức nào dưới đây?

a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
b. Phạt cảnh cáo.
c. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu 96: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho
thuê rừng mà “Không tổ chức tuần tra, canh gác rừng để ngăn chặn cháy rừng tự nhiên
do mình quản lý”, thì sẽ bị xử phạt mức nào dưới đây?
a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
b. Phạt cảnh cáo.
c. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu 97: Nghị định 117/2010/NĐ-CP quy định hệ thống rừng đặc dụng bao gồm các loại
nào sau đây?
a. Vườn quốc gia; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa,
danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
b. Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo
tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn
hóa, danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
c. Khu bảo tồn thiên nhiên; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
d. Cả ba phương án (a b c) trên đều sai.
Câu 98: Theo quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc
Hướng Hóa (diện tích: 23.300 ha có đủ điều kiện để thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc
dụng. Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm này?
a. Bộ Nông nghiệp và PTNT.
b. UBND tỉnh Quảng Trị.
c. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị.
d. Tổng cục Lâm nghiệp.
Câu 99: Theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP nếu Khu rừng đặc dụng A nằm trên địa bàn
19


02 tỉnh, cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định thành lập:
a. Bộ Nông nghiệp và PTNT.
b. UBND tỉnh.
c. Thủ tướng Chính phủ.
d. Tổng cục Lâm nghiệp.
Câu 94: Tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên-Huế có các khu rừng đặc dụng nào có ranh
giới tiếp giáp nhau?
a. Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông và khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.
b. Khu Bảo tồn đường Hồ Chí Minh và khu Bảo tồn sao la Thừa Thiên-Huế.
c. Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông và Vườn quốc gia Bạch Mã.
d. Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.
Câu 100: Nghị định số 117/2010/NĐ-CP quy định rừng đặc dụng được phân thành các
phân khu chức năng sau:
a. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Phân khu du lịch sinh thái; Phân khu vùng đệm.
b. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Phân khu phục hồi sinh thái; Phân khu vùng đệm.
c. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Phân khu phục hồi sinh thái; Phân khu hành
chính-dịch vụ.
d. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Phân khu phục hồi sinh thái; Vùng đệm.
Câu 101: Nghị định số 117/2010/NĐ-CP quy định Vùng đệm được xác lập nhằm:
a. Bảo vệ vùng lõi.
b. Ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con người tới vườn quốc gia và khu bảo
tồn thiên nhiên.
c. Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
d. Bảo vệ các loài thực vật hoang dã.
Câu 102: Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông đã xây dựng quy hoạch khu
rừng đặc dụng của mình theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP, cơ quan Nhà nước nào có
thẩm quyền phê duyệt quy hoạch này?
a. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b. Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
c. Cả a và b đều đúng.

d. Cả a và b đều sai.
Câu 103: Theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP, trong phân khu của khu rừng đặc dụng
được ưu tiên áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn diễn thế tự nhiên, kết hợp tái sinh tự
nhiên với trồng các loài cây bản địa và các biện pháp lâm sinh khác?
a. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
b. Phân khu phục hồi sinh thái.
c. Phân khu hành chính, dịch vụ.
d. Cả ba phương án a, b, c đều đúng
Câu 104: Theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, căn cứ xây dựng Quy hoạch hệ thống
20

rừng đặc dụng cả nước?
a. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
b. Quy hoạch sử dụng đất cả nước được Quốc hội thông qua.
c. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
d. Cả ba phương án a b c) trên đều đúng.
Câu 105: Nghị định số 117/2010/NĐ-CP quy định Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh
phải dựa vào:
a. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh địa phương;
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; Quy hoạch hệ thống rừng đặc
dụng cả nước.
b. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; Quy hoạch hệ thống rừng đặc
dụng cả nước.
c. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh địa phương;
Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước.
d. Không dựa vào nội dung a, b, c trên.
Câu 106: Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg quy định: Thẩm quyền cho phép khai thác gỗ
trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ là rừng trồng đầu tư bằng vốn
ngân sách, Ban quản lý rừng phòng hộ đã có thiết kế khai thác và phải được cơ quan
nhà nước nào phê duyệt?

a. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác
cho chủ rừng là tổ chức kinh tế.
b. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác cho chủ
rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
Câu 107: Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg quy định: Cải tạo rừng tự nhiên là:
a. Trồng rừng.
b. Khai thác rừng.
c. Trồng lại rừng trên các khu rừng tự nhiên nghèo kiệt
d. Nuôi dưỡng rừng.
Câu 108: Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg quy định: Căn cứ vào tính chất và yêu cầu
phòng hộ của rừng, rừng phòng hộ được chia thành:
a. 03 loại rừng
b. 05 loại rừng
c. 04 loại rừng
d. 02 loại rừng
Câu 109: Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, Khu rừng phòng hộ có tổ chức lực
lượng Kiểm lâm bảo vệ rừng được quy định là:
a. Khu rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tích là 20.000 ha rừng và có nguy cơ bị
xâm hại không cao.
21

b. Khu rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tích từ 20.000 ha trở lên và có nguy cơ bị
xâm hại cao.
c. Khu rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tích từ 15.000 ha trở lên và có nguy cơ bị
xâm hại cao.
d. Cả ba phương án trên.
Câu 110: Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg quy định các biện pháp lâm sinh được áp
dụng để phát triển rừng sản xuất là:

a. Khoanh nuôi bảo vệ tái sinh tự nhiên hoặc trồng bổ sung; trồng rừng; cải tạo
rừng tự nhiên nghèo kiệt
b. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung; trồng rừng; cải tạo
rừng tự nhiên nghèo kiệt; nuôi dưỡng rừng; làm giàu rừng.
c. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt; trồng cây; nuôi dưỡng rừng; tu bổ rừng.
d. Cả ba phương án trên (a b c) đều sai.
Câu 111: Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, nguyên tắc khai thác lâm sản trong
rừng phòng hộ là:
a. Không làm giảm chức năng phòng hộ của rừng; lượng khai thác lớn hơn lượng
tăng trưởng của rừng.
b. Không làm giảm hiệu năng phòng hộ của rừng; lượng khai thác không được lớn
hơn lượng tăng trưởng của rừng.
c. Lượng khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của rừng; làm giảm hiệu
năng phòng hộ của rừng.
d. Cả ba phương án a b c) đều đúng.
Câu 112: Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất
là rừng tự nhiên phải bảo đảm các nguyên tắc quản lý rừng bền vững nào sau đây?
a. Rừng đạt tiêu chuẩn được phép khai thác chính;
b. Cây rừng được khai thác phải đạt tiêu chuẩn về cấp đường kính đối với gỗ và tuổi
cây đối với tre, nứa; lượng khai thác phải nhỏ hơn lượng tăng trưởng của rừng.
c. Trong quá trình khai thác không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và khả năng
phòng hộ của rừng.
d. Cả ba phương án a b c) đều đúng.
Câu 113: Hãy chọn đáp án đúng điền vào 2 dấu “…” để được một câu đúng theo Quyết
định số 07/2012/QĐ-TTg:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ thống nhất
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt … cho lực lượng kiểm lâm đến năm 2015; bố trí
kế hoạch hàng năm về tổ chức, biên chế lực lượng kiểm lâm đến năm 2015 bình quân
trong toàn quốc … (giai đoạn 2011 - 2015 bổ sung khoảng 3.000 biên chế kiểm lâm).
a. “đề án tăng cường đào tạo” / “cứ 500 ha rừng có 01 viên chức Kiểm lâm”

b. “đề án tăng cường biên chế” / “cứ 1.000 ha rừng có 01 biên chế Kiểm lâm”
c. “đề án tăng cường kiểm lâm” / “cứ 2.000 ha rừng có 01 biên chế Kiểm lâm”
d. “đề án tăng cường đào tạo” / “cứ 1.000 ha rừng có 01 viên chức Kiểm lâm”
22

Câu 114: Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Quỹ bảo vệ rừng cấp xã (theo Quyết
định số 07/2012/QĐ-TTg) do cơ quan nào quyết định?
a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
d. Cả ba phương án trên.
Câu 115: Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg quy định bình quân trong toàn quốc cứ bao
nhiêu ha rừng thì có 01 biên chế Kiểm lâm?
a. 500 ha rừng.
b. 1.500 ha rừng.
c. 1.000 ha rừng.
d. Cả ba phương án trên.
Câu 116: Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg quy định nội dung chia sẻ lợi ích hợp pháp
tương xứng trong đồng quản lý rừng là:
a. Các loại lâm sản, thủy, hải sản trong khu rừng mà việc khai thác, sử dụng không
ảnh hưởng tới chức năng của khu rừng đó;
b. Nông, lâm sản dưới tán rừng, đất trống trong khu rừng;
c. Các khoản thu từ dịch vụ môi trường rừng;
d. Cả ba phương án trên.
Câu 117: Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT quy định thời gian xác nhận lâm sản và trả
kết quả tại cơ quan xác nhận là bao nhiêu ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ?
a. Không quá 02 ngày.
b. Không quá 03 ngày.
c. Không quá 04 ngày.
d. Không quá 05 ngày.

Câu 118: Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT quy định xác nhận lâm sản trong trường
hợp kiểm tra hồ sơ và lâm sản đảm bảo đúng quy định thì thực hiện như thế nào?
a. Không thực hiện
b. Hẹn một thời gian sau
c. Thực hiện ngay
d. Cả 3 phương án a, b, c trên đều sai
Câu 119: Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT quy định (trong trường hợp phải xác
minh) thời gian xác nhận lâm sản tối đa là bao nhiêu ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ
hồ sơ hợp lệ?
a. 05 ngày
b. 07 ngày.
c. 10 ngày.
d. 08 ngày.
Câu 120: Cơ quan Kiểm lâm sở tại được quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-
23

BNNPTNT là:
a. Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, quận, thành phố,
b. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ,
c. Cả hai phương án a và b đều đúng.
d. Cả hai phương án a và b đều sai.
Câu 121: Theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT, thời gian xác nhận lâm sản và trả
kết quả tại cơ quan xác nhận kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ là:
a. 01 ngày làm việc
b. 02 ngày làm việc
c. 03 ngày làm việc
d. 04 ngày làm việc
Cấu 122: Theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT, quy định cơ quan

có thẩm

quyền việc xác nhận lâm sản, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thời gian xác nhận lâm sản
trong trường hợp phải xác minh, tối đa không quá:
a. 03 ngày làm việc
b. 05 ngày làm việc
c. 10 ngày làm việc
d. 15 ngày làm việc
Câu 123: Theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT, chủ lâm sản có trách nhiệm quản lý
hồ sơ lâm sản (bản chính) cùng với lâm sản; lưu giữ hồ sơ lâm sản, sổ theo dõi nhập,
xuất lâm sản trong thời hạn bao lâu kể từ khi lâm sản được xuất ra?
a. 02 năm
b. 05 năm
c. 03 năm
d. Không thời hạn.
Câu 124: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT, quy định phương thức khai thác rừng
trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với rừng sản xuất
do ai quyết định?
a. Chủ rừng tự quyết định.
b. Nhân viên Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã.
c. Chủ tịch UBND xã.
d. Chủ tịch UBND huyện.
Câu 125: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT quy định việc khai thác rừng trồng tập
trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với rừng phòng hộ mà chủ
rừng là tổ chức trực thuộc tỉnh do cấp nào phê duyệt hồ sơ khai thác?
a. Chi cục Kiểm lâm.
b. Sở Nông nghiệp và PTNT.
c. UBND tỉnh.
d. UBND huyện.
24

Câu 126: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT quy định việc khai thác rừng trồng tập

trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với rừng phòng hộ, trong thời
hạn bao nhiêu ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ), cơ quan tiếp nhận phê
duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng?
a. 05 ngày.
b. 07 ngày.
c. 10 ngày.
d. 09 ngày.
Câu 127: Theo Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT thời hạn của giấy phép khai thác tối
đa là mấy tháng kể từ khi ban hành?
a. 06 tháng.
b. 12 tháng.
c. 24 tháng.
d. 20 tháng.
Câu 128: Theo Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT, rừng trồng tập trung là:
a. Những khu rừng trồng, nếu trồng tách biệt với các khu rừng khác thì phải có
diện tích tập trung từ 1,0 ha trở lên và có dải cây rừng chiều rộng tối thiểu 30 m
với từ 5 hàng cây trở lên
b. Những khu rừng trồng, nếu trồng tách biệt với các khu rừng khác thì phải có
diện tích tập trung từ 0,5 ha trở lên và có dải cây rừng chiều rộng tối thiểu 20 m
với từ 3 hàng cây trở lên
c. Những khu rừng trồng, có diện tích tập trung từ 0,5 ha trở lên hoặc có dải cây
rừng chiều rộng tối thiểu 20 m với từ 5 hàng cây trở lên
d. Những khu rừng trồng có diện tích tập trung từ 1,0 ha trở lên và có dải cây rừng
chiều rộng tối thiểu 20 m với từ 2 hàng cây trở lên
Câu 129: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT quy định: Khai thác hạn chế là:
a. Khai thác các loài cây không được vượt quá 20% trữ lượng hoặc 30% số cá thể
các loài cây đó trong khu khai thác.
b. Khai thác một loài cây không được vượt quá 20% trữ lượng hoặc 30% số cá thể
của loài cây đó trong khu khai thác.
c. Khai thác một loài cây không được vượt quá 30% trữ lượng hoặc 40% số cá thể

của loài cây đó trong khu khai thác.
d. Khai thác cây gỗ không được vượt quá 30% trữ lượng hoặc 40% số cá thể của
loài cây đó trong khu khai thác.
Câu 130: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT quy định địa danh khai thác, tận thu gỗ và
lâm sản ngoài gỗ là:
a. Tên lô, phân khoảnh và tiểu khu rừng.
b. Tên khoảnh, tiểu khu rừng.
c. Tên lô, khoảnh, tiểu khu rừng.
d. Tên tiểu khu rừng, tên thôn, xã.
25

Câu 131: Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT quy định: Rừng trồng là rừng được hình
thành do con người trồng, bao gồm các loại nào sau đây?
a. Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; rừng trồng lại sau khi khai thác rừng đã có.
b. Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; rừng trồng lại sau khi khai thác rừng
trồng đã có; rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.
c. Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; rừng trồng lại sau khi khai thác rừng
trồng đã có; rừng tái sinh tự nhiên từ rừng đã khai thác.
d. Cả ba phương án a, b, c đều đúng.
Câu 132: Theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT, rừng tự nhiên có trữ lượng từ 101
đến 200 m
3
/ha thuộc loại rừng gì?
a. Rừng nghèo.
b. Rừng trung bình.
c. Rừng giàu.
d. Rừng rất giàu.
Câu 133: Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT quy định: phân loại rừng theo nguồn gốc
hình thành gồm có:
a. Ba loại: Rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và rừng trồng.

b. Hai loại: Rừng tự nhiên và rừng tái sinh.
c. Hai loại: Rừng tự nhiên và rừng trồng.
d. Cả ba phương án trên a, b, c đều sai.
Câu 134: Theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT, phân loại rừng theo trữ lượng thì
rừng gỗ gồm có mấy loại?
a. Ba loại: Rừng giàu; rừng trung bình; rừng nghèo.
b. Bốn loại: Rừng giàu; rừng trung bình; rừng nghèo; rừng chưa có trữ lượng.
c. Năm loại: Rừng rất giàu; rừng giàu; rừng trung bình; rừng nghèo; rừng chưa có
trữ lượng.
d. Năm loại: Rừng già; rừng giàu; rừng trung bình; rừng nghèo; rừng non.
Câu 135: Thông tư 38/2007/TT-BNN quy định trình tự thủ tục giao rừng cho cộng đồng
dân cư thôn gồm các bước là?
a. Chuẩn bị; Nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ; Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ; Quyết
định việc giao rừng; Bàn giao giao rừng cho cộng đồng thôn.
b. Nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ; Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ; Quyết định việc
giao rừng; Thực hiện quyết định giao rừng.
c. Chuẩn bị; Nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ; Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ; Quyết
định việc giao rừng; Thực hiện quyết định giao rừng.
d. Nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ; Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ; Khảo sát việc
giao rừng; Thực hiện quyết định giao rừng.
Câu 136: Thông tư 38/2007/TT-BNN quy định: Các phương pháp để xác định trữ lượng
rừng là?
a. 03 phương pháp: đo đếm toàn diện; rút mẫu điển hình; rút mẫu ngẫu nhiên

×