QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐẾN NĂM 2020
1. Quan điểm phát triển
1.1. Bưu chính
Phát triển bưu chính theo hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố Vĩnh Phúc trong
tương lai: tin học hóa, tự động hóa, đa dạng hóa loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Phát triển rộng lĩnh vực hoạt động bưu chính để tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng hoạt động
tự chủ.
Phát triển bưu chính gắn kết với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Ưu tiên đầu tư phát triển bưu chính cho vùng nông thôn, vùng núi nhằm rút ngắn khoảng cách
giữa các vùng trong tỉnh.
Phát triển bưu chính đi đôi với đảm bảo an ninh – quốc phòng, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát
triển bền vững.
1.2. Viễn thông
Phát triển Viễn thông đồng bộ với phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội (hạ tầng giao thông, đô thị…).
Xây dựng và phát triển hạ tầng Viễn thông với công nghệ hiện đại, độ phủ rộng khắp, tốc độ và
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố Vĩnh Phúc trong tương lai.
Phát triển Viễn thông đi đôi với sử dụng hiệu quả hạ tầng ngành viễn thông và các ngành khác.
Phát triển Viễn thông đi đôi với đảm bảo an ninh – quốc phòng, an toàn thông tin, góp phần thúc
đẩy kinh tế – xã hội phát triển bền vững.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Bưu chính
Xây dựng, phát triển mạng lưới Bưu chính tỉnh Vĩnh Phúc đạt mức tiên tiến so với các tỉnh, thành
trong vùng và cả nước (các chỉ tiêu phổ cập dịch vụ bưu chính, dịch vụ tài chính, ứng dụng công nghệ
thông tin đến cấp xã).
Đến năm 2020, số dân phục vụ bình quân dưới 8.500 người/điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình
quân dưới 1,5km/điểm phục vụ.
Nâng cao hiệu quả hoạt động ngành bưu chính, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Đa dạng hóa loại hình dịch vụ: dịch vụ tài chính, dịch vụ về bảo hiểm, dịch vụ về ứng dụng công
nghệ thông tin…
Phát triển bưu chính ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại: công nghệ tự động hóa, ứng dụng tin
học hóa trong bưu chính...
2.2. Viễn thông
Xây dựng, phát triển mạng lưới Viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc đạt mức tiên tiến so với các tỉnh, thành
trong vùng và cả nước.
Phát triển mạng truy nhập theo hướng cáp quang hóa.
Phát triển dịch vụ theo xu hướng hội tụ.
Phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh
nghiệp.
Xây dựng hạ tầng Viễn thông làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách
hành chính, xây dựng chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng hạ tầng thông tin phục vụ tốt công tác phòng chống thiên tai, an ninh quốc phòng.
3. Chỉ tiêu phát triển
3.1. Bưu chính
Năm 2015:
- 100% hệ thống các điểm bưu điện văn hóa xã cung cấp dịch vụ Internet băng rộng.
- Doanh thu dịch vụ bưu chính, chuyển phát tăng bình quân 25% năm, giai đoạn 2010 - 2015.
Năm 2020:
- 100% nhu cầu về dịch vụ bưu chính của người dân được đáp ứng.
- 100% các điểm bưu điện văn hóa xã là các điểm đa dịch vụ về bưu chính.
- Doanh thu dịch vụ bưu chính, chuyển phát tăng bình quân 22% giai đoạn 2016 – 2020.
3.2. Viễn thông
Năm 2015:
- Ngầm hóa 70% hạ tầng mạng ngoại vi khu vực thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên (tính đến hệ
thống tủ cáp).
- 100% thuê bao Internet là thuê bao băng rộng.
- 55% dân số sử dụng Internet.
- Hoàn thiện quá trình xây dựng mạng NGN trên địa bàn toàn tỉnh.
- Mạng thông tin di động công nghệ 3G phủ sóng tới 100% khu dân cư.
- Dịch vụ viễn thông cố định: phổ cập tới tất cả các hộ gia đình.
- Đến năm 2015, mật độ điện thoại trên địa bàn tỉnh đạt 148 thuê bao/100 dân (cố định 35 thuê
bao/100 dân, di động 113 thuê bao/100 dân).
Năm 2020:
- 100% nhu cầu về các dịch vụ viễn thông của người dân được đáp ứng, kể cả khu vực vùng núi,
khu vực khó khăn về địa hình.
- Ngầm hóa 90% hạ tầng mạng ngoại vi khu vực thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên.
- 80% dân số sử dụng Internet.
- Đến năm 2020, mật độ điện thoại trên địa bàn tỉnh đạt 167 thuê bao/100 dân (cố định 39 thuê
bao/100 dân, di động 128 thuê bao/100 dân).
4. Quy hoạch phát triển ngành theo không gian, lãnh thổ
Vùng Trung du – miền núi phía Bắc
Bao gồm các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo và Bắc Bình Xuyên. Vùng trung
du, xen lẫn miền núi; vùng có quỹ đất đai lớn phục vụ cho phát triển công nghiệp, du lịch vui chơi giải trí và
phát triển nông nghiệp. Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông khu vực này chú trọng phát triển mở
rộng độ phủ mạng lưới rộng khắp, công nghệ hiện đại đồng thời chú trọng dịch vụ viễn thông công ích, dịch
vụ phổ cập.
Vùng Trung tâm
Bao gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và trung tâm huyện Bình Xuyên. Vùng trung tâm
chính trị, kinh tế – xã hội của tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ, du lịch, công nghiệp và phát triển
đô thị. Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông khu vực này chú trọng phát triển mạng lưới với công
nghệ hiện đại, băng thông rộng, độ phủ rộng khắp; Đa dạng các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông;
Phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông chú trọng tới đảm bảo mỹ quan đô thị: cáp quang hóa và ngầm
hóa hạ tầng mạng ngoại vi…
Vùng Đồng bằng
Bao gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và nam Bình Xuyên. Vùng phát triển cây lương, cây
thực phẩm, cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; Phát triển các làng nghề - tiểu thủ công
nghiệp, khu công nghiệp phù hợp. Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông khu vực này chú trọng phát
triển mở rộng độ phủ mạng lưới, ứng dụng công nghệ hiện đại.
5. Quy hoạch phát triển Bưu chính, chuyển phát
5.1. Mạng bưu cục, điểm phục vụ
Mạng lưới bưu cục vẫn được tổ chức theo 3 cấp như hiện nay, gồm bưu cục cấp I, cấp II và cấp
III.
Phát triển mới trên địa bàn tỉnh 2 bưu cục cấp 3:
- Bưu cục tại khu vực xã Kim Long, phục vụ các trường đại học và khu liên hiệp thể thao.
- Bưu cục tại khu vực khu công nghiệp Bá Thiện (xã Bá Hiến); phục vụ khu công nghiệp Bá Thiện,
giảm bán kính phục vụ bình quân tại các điểm.
Nâng cấp hệ thống bưu cục: đầu tư trang thiết bị hiện đại, lắp đặt các dây chuyền chia chọn tự
động…
Trong những năm tới đây xu hướng chung của cả nước là mở rộng phạm vi phục vụ bằng việc
phát triển các điểm đại lý bưu điện đa dịch vụ, các điểm bưu điện văn hóa thôn kết hợp với các điểm sinh
hoạt văn hóa văn nghệ xã, đồng thời chuyển các bưu cục cấp 3 hoạt động không hiệu quả sang hình thức
điểm đại lý bưu điện đa dịch vụ; hạn chế phát triển mới Bưu cục, tạo điều kiện giảm lao động chính thức,
tận dụng lao động xã hội nâng cao năng suất lao động bưu chính.
Trong giai đoạn tới, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai quy hoạch, mở rộng và hoàn thiện một số khu
công nghiệp, cụm công nghiệp mới: Khu công nghiệp Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện, Chấn Hưng...
Thành phố Vĩnh Yên tiếp tục phát triển mạnh, ngày càng khẳng định vai trò trung tâm hành chính,
chính trị và kinh tế của tỉnh, là tâm điểm giao lưu với các đô thị cấp tiểu vùng và với các tỉnh, thành lân cận.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn thông qua hình thành các thị tứ nông thôn. Dự
kiến đến năm 2020, tỷ lệ dân số thành thị chiếm khoảng 60,5% dân số.
Việc triển khai các quy hoạch này sẽ thu hút một số lượng lớn người lao động từ khắp mọi nơi trên
địa bàn tỉnh và trên cả nước tham gia lao động trong các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại.... Do
nguồn nhân lực được thu hút từ nhiều địa phương trên cả nước nên nhu cầu về các dịch vụ Bưu chính sẽ
rất lớn, đặc biệt là các dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển tiền... Để đáp ứng tốt nhu cầu của người dân
cần phát triển thêm hệ thống mạng lưới các điểm đại lý bưu điện, điểm đại lý bưu điện đa dịch vụ.
Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030, căn cứ vào điều kiện và tình hình phát triển kinh tế – xã hội, căn cứ vào quy hoạch các ngành có liên
quan, căn cứ vào hiện trạng phát triển mạng bưu chính của tỉnh... quy hoạch mạng bưu chính tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2020 như sau:
Thành phố Vĩnh Yên phát triển mới 4 điểm đại lý bưu điện đa dịch vụ. Phát triển điểm phục vụ tại
khu vực sau: Phường Liên Bảo, phường Hội Hợp, phường Đồng Tâm và khu vực khu công nghiệp Khai
Quang.
Thị xã Phúc Yên phát triển mới 3 điểm. Phát triển điểm phục vụ tại khu vực sau: khu vực phường
Trưng Trắc, phường Phúc Thắng, phường Xuân Hòa.
Huyện Lập Thạch phát triển mới 2 điểm. Phát triển điểm phục vụ tại khu vực: thị trấn Lập Thạch,
thị trấn Hoa Sơn.
Huyện Sông Lô phát triển mới 2 điểm. Phát triển điểm phục vụ tại khu vực: thị trấn Tam Sơn, xã
Đồng Thịnh.
Huyện Tam Dương phát triển mới 3 điểm. Phát triển điểm phục vụ tại khu vực: thị trấn Hợp Hòa,
xã Kim Long, xã Hợp Thịnh (khu vực khu công nghiệp Hợp Thịnh).
Huyện Tam Đảo phát triển mới 3 điểm. Phát triển điểm phục vụ tại khu vực: thị trấn Tam Đảo, xã
Hợp Châu, xã Đại Đình.
Huyện Bình Xuyên phát triển mới 4 điểm. Phát triển điểm phục vụ tại khu vực: thị trấn Hương
Canh, thị trấn Gia Khánh, xã Bá Hiến (khu vực khu công nghiệp Bá Hiến), xã Đạo Đức.
Huyện Yên Lạc phát triển mới 2 điểm. Phát triển điểm phục vụ tại khu vực: thị trấn Yên Lạc, xã
Liên Châu.
Huyện Vĩnh Tường phát triển mới 2 điểm. Phát triển điểm phục vụ tại khu vực: thị trấn Vĩnh
Tường, thị trấn Thổ Tang.
Bảng 19: Quy hoạch mạng điểm phục vụ bưu chính tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Huyện
Tổng số
điểm
phục vụ
năm 2008
Bán kính
phục vụ
bình quân
năm 2008
(km)
Số dân
phục vụ
bình quân
Số Bưu
cục phát
triển mới
Số điểm
đại lý quy
hoạch
Tổng số
điểm
phục vụ
đến năm
2020
Bán kính
phục vụ
bình quân
đến năm
2020
Số dân
phục vụ
bình
quân
TP. Vĩnh Yên 10 1,27 8.852 0 4 14 1,08 10.873
TX. Phúc Yên 12 1,79 7.410 0 3 15 1,60 8.538
Huyện Lập Thạch 19 1,7 6.509 0 2 21 1,62 7.888
Huyện Tam Dương 16 1,46 6.058 1 3 20 1,31 6.766
Huyện Tam Đảo 10 2,74 6.973 0 3 13 2,40 7.806
Huyện Bình Xuyên 13 1,89 8.387 1 4 18 1,61 8.549
Huyện Yên Lạc 19 1,34 7.849 0 2 21 1,27 8.673
Huyện Vĩnh Tường 29 1,25 6.836 0 2 31 1,21 7.588
Huyện Sông Lô 17 1,68 5.528 0 2 19 1,59 7.176
Tổng 145 1,64 6.997 2 25 172 1,51 8.083
Đến năm 2020, toàn tỉnh có 172 điểm phục vụ bưu chính, chỉ tiêu bán kính phục vụ đạt
1,51km/điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân đạt 8.083 người/điểm phục vụ.
Hệ thống điểm Bưu điện văn hóa xã:
Thực hiện phổ cập dịch vụ Internet. Cung cấp dịch vụ Internet băng rộng tại các điểm Bưu điện
văn hóa xã.
Đa dạng hóa loại hình dịch vụ cung cấp tại các điểm Bưu điện văn hóa xã: bán hàng tạp vụ, bảo
hiểm ô tô – xe máy, vật tư nông nghiệp…
Xây dựng thư viện sách tại hệ thống điểm Bưu điện văn hóa xã: hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp;
nâng cao dân trí…
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu kỹ thuật nông nghiệp, giáo
dục phổ thông. Đề án “Trung tâm thông tin cơ sở” được triển khai tại các điểm bưu điện văn hoá xã do sở
Thông tin và Truyền thông chủ trì và phối hợp với các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Giáo
Dục và Đào tạo, sở Y Tế, sở Tài nguyên và Môi trường… xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin kỹ thuật sản
xuất nông nghiệp, giáo dục phổ thông, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng chống thiên tai. Hệ thống dữ
liệu tập trung tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh và được truy nhập qua mạng Internet tại các điểm
bưu điện văn hoá xã. Phần dữ liệu sẽ do các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Giáo dục và Đào
tạo, sở Y Tế, sở Tài nguyên và Môi trường,v.v…cung cấp và thu thập từ thực tế trên địa bàn tỉnh và các
nguồn sách, báo, tạp chí, Internet. Kinh phí xây dựng hệ thống khoảng gần 8 tỷ đồng và kinh phí duy trì
hoạt động được lấy từ nguồn ngân sách tỉnh. Giai đoạn đầu các điểm bưu điện văn hoá xã cung cấp miễn
phí cho người dân những thông tin quan trọng, cần thiết cuộc sống, thời điểm này cần chú trọng đào tạo
sử dụng dịch vụ. Khi người dân đã quen sử dụng và nhận thức được sự thiết thực từng bước sẽ thực hiện
thu phí phù hợp với thu nhập người dân ở nông thôn. Khi đã phát triển mở rộng thêm cung cấp thông tin
thương mại, thị trường, giải trí.
5.2. Hiện đại hóa mạng Bưu cục
Hiện đại hoá mạng bưu cục theo hướng mở rộng phạm vi kinh doanh, kết nối mạng tin học bưu
chính các điểm phục vụ, triển khai một số thiết bị tự động.
Phạm vi kinh doanh mở rộng các lĩnh vực khác để tăng hiệu quả kinh doanh bưu chính, hướng
chủ yếu là bán các mặt hàng thông dụng phục vụ số đông và không làm ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ.
Định hướng lĩnh vực kinh doanh: văn phòng phẩm, đồ dùng và dụng cụ học tập…
Trang bị máy tính và kết nối mạng đến các điểm phục vụ để kết nối mạng bưu chính, nâng cao hiệu quả
hoạt động cung cấp thêm các dịch vụ từ hệ thống mạng bưu chính. Kết nối mạng băng rộng tăng khả năng
hoạt động các điểm bưu điện văn hoá xã, cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
Giai đoạn 2010 – 2020: Xây dựng dự án ứng dụng công nghệ mới trong bưu chính bao gồm đầu
tư trang thiết bị hiện đại cho mạng lưới bưu chính đồng thời đào tạo nguồn nhân lực nhằm làm chủ công
nghệ mới.
5.3. Mạng vận chuyển Bưu chính, chuyển phát
Mạng vận chuyển Bưu chính
Quy hoạch tăng tần suất các tuyến đường thư cấp 2 lên 2 chuyến/ngày, các đường thư có sản
lượng lớn lên 3 chuyến/ngày, tăng tần suất các tuyến đường thư đến các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu
đô thị mới... Đồng thời tăng phương tiện vận chuyển cho các tuyến đường thư này, nhằm nâng cao tính
chủ động, tạo điều kiện rút ngắn thời gian chuyển phát thư tới các huyện vùng xa.
Quy hoạch tăng thêm điểm trao đổi túi, gói trên tuyến đường thư cấp 2 từ Vĩnh Yên – Lập Thạch;
tuyến đường thư sau quy hoạch như sau: Vĩnh Yên – Tam Đảo – Tam Dương – Lập Thạch – Sông Lô.
Để nâng cao chất lượng việc chuyển phát thư trong nội huyện và đảm bảo cho việc mạng vận
chuyển thư cấp III được nhanh chóng cần bổ sung thêm 7 ôtô cho các huyện, trung bình mỗi huyện một
chiếc.
Kết hợp sử dụng các phương tiện vận chuyển xã hội nhằm nâng cao hiệu quả mạng vận chuyển
bưu chính.
Mạng chuyển phát
Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ chuyển phát thư, đảm bảo sự
cạnh tranh bình đẳng và quyền lợi người sử dụng dịch vụ.
Xã hội hoá lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chuyển phát và chuyển phát thư theo hướng cạnh tranh,
khuyến khích đầu tư phát triển mạng lưới chuyển phát chất lượng cao đảm bảo chỉ tiêu " Nhanh chóng, An
toàn, Tiện lợi"
Định hướng các điều kiện cho phép các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ chuyển phát
thư trong địa bàn tỉnh hoạt động một cách hợp pháp và đảm bảo các chỉ tiêu như sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài đảm bảo phù hợp với lộ trình mở cửa của Việt Nam trong các hiệp định song
phương.
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát hoặc vận tải.
- Có biện pháp, điều kiện cần thiết đảm bảo an toàn và an ninh thông tin, bảo đảm tính riêng tư
của thư tín.
- Đạt kết quả kinh doanh tốt trong trường hợp phải thử nghiệm cung cấp dịch vụ.
- Cung cấp các phương tiện chuyển phát thư hoạt động ít nhất là 6 ngày trong tuần.
5.4. Dịch vụ Bưu chính
Phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng hóa, cung cấp tất cả các dịch vụ bưu chính đến các điểm
phục vụ, chú trọng tới phát triển các dịch vụ mới, dịch vụ tài chính và các dịch vụ ứng dụng trên nền công
nghệ thông tin. Cụ thể như sau:
- Phát triển các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, trả lương hưu, nhờ thu, phát cho các
doanh nghiệp đến bưu cục cấp 2.
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ làm đại lý cho viễn thông đến toàn bộ hệ thống điểm phục vụ.
- Cung cấp toàn bộ dịch vụ bưu chính hiện tại đến bưu cục cấp 3.
- Triển khai dịch vụ tìm kiếm và định vị bưu kiện trong nước (cho phép khách hàng chủ động và yên
tâm hơn về bưu kiện đã được gửi).
- Khai thác gói và bưu kiện B2C (Business-To-Consumer) để phục vụ mua/bán hàng trực tuyến.
- Triển khai dịch vụ thư quảng cáo.
- Triển khai thanh toán điện tử bưu chính nhằm đảm bảo các cước phí hợp lý và tiếp cận mạng lưới
thanh toán điện tử, là tiền đề để phát triển dịch vụ bưu chính điện tử.
- Nghiên cứu và thực hiện thí điểm dịch vụ bưu chính điện tử (E-Post) trong giai đoạn đến năm 2015,
đi vào cung cấp chính thức từ sau năm 2015.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian phát bưu phẩm, bưu kiện, báo và công văn. Đối
với các báo ngày (Trung ương và địa phương) được phát đến xã vào buổi sáng trong ngày. Triển khai cung
cấp dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, chuyển phát nhanh, bưu kiện đến tất cả các điểm giao dịch bưu chính.
- Chú trọng các dịch vụ công ích; xây dựng nguồn tư liệu hướng dẫn sản xuất, nuôi trồng và chế biến
nông, lâm nghiệp tại các điểm Bưu điện Văn hoá xã.
- Phát triển mạng chuyển phát an toàn, tin cậy đồng bộ với các tự động hoá (lựa chọn, đóng gói, sắp
xếp); nâng cao dịch vụ kho bãi, dịch vụ quản lý chu trình cung cấp hàng hoá; tạo ra kênh phân phối và thanh
toán hàng hoá phù hợp với nhu cầu phát triển thương mại của tỉnh.
- Dịch vụ chuyển phát hỗ trợ mua bán trưc tuyến, thanh toán điện tử.
Các bưu cục ngoài việc cung cấp dịch vụ bưu chính mở thêm bán mặt hàng phục vụ phạm vi số
đông khách hàng, phục vụ những nhu cầu thiết yếu.
Lộ trình thực hiện:
Giai đoạn 1 (2010 – 2015): Cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ bưu chính đến cấp xã. Phát triển
mạnh các loại hình dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng…Triển khai thí điểm dịch vụ bưu chính điện tử (E –
post).
Giai đoạn 2 (2016 – 2020): Phát triển mạnh dịch vụ bưu chính điện tử. Triển khai tự động hóa trong
cung cấp dịch vụ (tự động hóa cấp tỉnh).
5.5. Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh
Mở cửa thị trường bưu chính cho các doanh nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và
doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép hoạt động, tạo môi trường bình đẳng cho mọi doanh nghiệp
tham gia kinh doanh.
Đối với Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc và các doanh nghiệp kinh doanh bưu chính cần đổi mới trong một
số lĩnh vực sau:
Khai thác
+ Đổi mới công nghệ: Áp dụng các trang thiết bị công nghệ hiện đại trong quá trình kinh doanh để
nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng cho các dịch vụ; các công nghệ này vẫn cho phép sử dụng các
nguồn lực sẵn có, và có thể thu hút thêm các nguồn lực tham gia khi đầu tư mở rộng theo các công nghệ
sử dụng. Các công nghệ này tập trung nhiều vào khâu chia chọn với các thiết bị tự động hóa cao, đồng
thời phải phù hợp với năng lực của doanh nghiệp về tài chính và trình độ lao động.
+ Bố trí, phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình khai thác bưu chính một cách có hệ thống đảm
bảo hỗ trợ lẫn nhau, giảm bớt các công đoạn. Chuẩn hóa các bao bì: như phong bì, túi gói bưu chính, các
hộp đựng bưu kiện, đảm bảo việc chia chọn tự động bằng các thiết bị dễ dàng. Hoàn thiện, sử dụng và phổ
biến mã vạch, mã bưu chính trong việc gửi bưu phẩm bưu kiện và trong chia chọn. Đơn giản hóa các thủ tục
trong việc tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác để lưu giữ, trao đổi thông tin giữa các bưu
cục và điểm phục vụ. Sử dụng các phần mềm phục vụ cho khai thác, kinh doanh, xử lý các số liệu. Xây
dựng các Website như là các bưu cục điện tử để cung cấp các dịch vụ, đồng thời là nơi cho người sử
dụng có thể định vị được bưu phẩm bưu kiện mà mình đã gửi, là nơi cho người sử dụng đóng góp ý kiến
trực tuyến và tìm hiểu các thông tin về bưu chính một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất.
Vận chuyển
Tận dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe khách, xe buýt... Khuyến khích các doanh
nghiệp tham gia kinh doanh xây dựng mạng vận chuyển cùng với phương tiện vận chuyển riêng để nâng
cao chất lượng dịch vụ.
Đối với các bưu cục
Xây dựng mạng bưu cục theo hướng hiện đại hóa. Mạng lưới bưu cục vẫn được tổ chức theo 3
cấp như hiện nay, gồm bưu cục cấp I, cấp II và cấp III. Xây dựng, nâng cấp các bưu cục, đầu tư các thiết
bị hiện đại, lắp đặt các hệ thống chia chọn tự động. Hạn chế phát triển bưu cục, chú trọng phát triển mô
hình đại lý bưu điện đa dịch vụ tại các khu công nghiệp, khu du lịch và khu dân cư mới, tận dụng lao động
xã hội và nâng cao năng suất lao động bưu chính.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, cần tiến hành đầu tư các trang thiết bị bưu chính mới
hiện đại (máy bán hàng tự động, con dấu liền mực…) tại các bưu cục lớn như bưu điện trung tâm, hay các
bưu cục có lượng khách giao dịch lớn, các khu công nghiệp.
5.6. Phát triển nguồn nhân lực Bưu chính
Việc ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử và các dịch vụ tài chính mới vào Bưu
chính đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có đủ kiến thức để đảm đương và phát triển công việc này vì vậy
việc kế hoạch hóa nguồn nhân lực là yếu tố thiết yếu trong quá trình đổi mới Bưu chính do đó cần chú
trọng tới: xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ và năng lực.
Đào tạo nhân lực Bưu chính
Đào tạo nhân lực theo hướng tin học hóa, tự động hóa đáp ứng nhu cầu đổi mới của bưu chính.
Đào tạo nguồn nhân lực tại các Bưu cục và 100% các điểm bưu điện văn hóa xã trong đó chủ yếu
tập trung đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ đặc biệt là các dịch vụ mới và đào tạo nâng cao kỹ năng sử
dụng thành thạo Internet, phục vụ việc phổ cập.
Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên. Bố trí nhân lực biết giao dịch bằng
Tiếng Anh tại các điểm phục vụ trong các khu công nghiệp lớn, có nhiều doanh nghiệp liên doanh với nước
ngoài.
5.7. Nhu cầu sử dụng đất cho Bưu chính
Nhu cầu sử dụng đất cho Bưu chính chủ yếu dùng cho việc phát triển mạng điểm phục vụ. Với
hình thức đại lý bưu điện, hệ thống cửa hàng giao dịch sẽ do chủ đại lý tự chịu trách nhiệm.
Quy hoạch mở rộng hệ thống các điểm bưu điện văn hóa xã đã được xây dựng (thực hiện đối với
các điểm bưu điện văn hóa xã có khả năng mở rộng diện tích). Dự tính khoảng 70% số điểm bưu điện văn
hóa xã có khả năng mở rộng diện tích: 75 điểm. Quy hoạch mở rộng diện tích cho mỗi điểm tối thiểu 50m
2
tại khu vực thành thị và tối thiểu 100m
2
tại khu vực nông thôn; mục đích mở phòng máy phổ cập dịch vụ
Internet và phòng đọc sách báo cho người dân.
6. Quy hoạch phát triển Viễn thông
6.1. Mạng chuyển mạch
a. Công nghệ
Phát triển mạng, xây dựng mạng theo mô hình mạng thế hệ mới (NGN).
Cấu trúc mạng NGN:
Với mô hình NGN hiện đang triển khai tại Việt Nam sau khi hoàn chỉnh có cấu trúc như sau:
Phần truyền tải: bao gồm các thiết bị chuyển mạch tốc độ cao (40 - 320Gb/s), đa dịch vụ và các
thiết bị định tuyến đa giao thức IP/MPLS/ATM kết nối giữa các lõi core (mạng của các doanh nghiệp) và với
lớp Multi-service. Các thiết bị lớp core được đặt ở các trung tâm lớn của Quốc gia (Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh và Hải Phòng) và do các Công ty đường trục quản lý. Mạng truyền dẫn sử dụng cáp quang với
công nghệ WDM, băng thông 20Gb/s.
Phần đa dịch vụ (Multi-service, còn được gọi là Edge và Aggregation) bao gồm các thiết bị
chuyển mạch đa dịch vụ tốc độ cao (MS: Multi-Server Switch) kết hợp với các router cung cấp tốc độ kết
nối trong dải rộng. Thiết bị của lớp Multi-service đặt ở các trung tâm thành phố hoặc trung tâm khu vực.
Phần truy nhập (Access): bao gồm các thiết bị truy nhập đa dịch vụ (MA: Multi-Server Access)
kết nối với khách hàng hoặc các thiết bị cổng đa phương tiện MG (Media Gateway) làm cầu nối cho các
thuê bao ISDN truy nhập mạng NGN, được thiết lập tại trung tâm thành phố hoặc trung tâm quận, huyện
và tiến đến trang bị cho các vùng, khu vực để thay thế các tổng đài nội hạt.
Phần dịch vụ: Mạng NGN sẽ cung cấp các dịch vụ gia tăng trên nền truy nhập băng rộng:
- Dịch vụ thoại (Voice Telephony): NGN vẫn cung cấp các dịch vụ thoại khác nhau đang tồn tại
như chờ cuộc gọi, chuyển cuộc gọi, gọi ba bên,....