Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Bài thuyết trình NGuyên lý chủ nghĩa Mác- leenin về vấn đề văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 30 trang )


Nguyên Lý Chủ Nghĩa Mác – Lênin
Nguyên Lý Chủ Nghĩa Mác – Lênin
Về Vấn Đề Văn Hóa
GV: Nguyễn Khánh Vân
Nhóm II Khoa Kinh Tế ĐH Mở TP.HCM

Tóm tắt nội dung thuyết trình
Nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin về văn hóa XHCN
Khái niệm
Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa XHCN
Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa
XHCN
Vấn đề văn hóa ở VN
Sự hình thành
Thực trạng
Hạn chế
Phương hướng, mục tiêu và giải pháp
Kết luận

Khái niệm
Khái niệm văn hóa và nền văn hóa
Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực
tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ
phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Văn hoá bao gồm:
Văn hoá vật chất là năng lực sáng tạo của con người
được thể hiện và kết tinh trong sản phẩm vật chất.
Văn hoá tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá
trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động


tinh thần của con người.

Tính chất
Tính giai cấp của văn hoá: Trong xã hội có giai cấp,
phương thức sản xuất tinh thần, văn hoá không thể
không phản ánh và không bị chi phối bởi phương thức
sản xuất vật chất. Điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi xã
hội.
Tính kế thừa của văn hoá: Một nền kinh tế lành mạnh
được xây dựng trên nguyên tắc công bằng là điều kiện để
xây dựng một nền văn hoá tinh thần lành mạnh và ngược
lại.
Một nền chính trị phản động không thể tạo ra nền văn hoá
tiến bộ mặc dù trong các chế độ chính trị lỗi thời, phản
động vẫn xuất hiện những tác phẩm tiến bộ.

Khái niệm nền văn hóa XHCN
Là nền văn hoá được xây dựng và phát
triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai
cấp công nhân, do đảng cộng sản lãnh
đạo nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng
tăng lên về đời sống văn hoá tinh thần của
nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự
trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ
văn hoá.

Đặc trưng nền văn hóa XHCN
Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nội dung
cốt lõi, giữ trò chủ đạo, quyết định phương
hướng phát triển nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

=>Phản ánh bản chất giai cấp công nhân.
Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là nền văn hoá có
tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
=> Thể hiện mục đích và động lực nội tại của quá
trình xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa,
quá trình xây dựng xã hội mới.

Đặc trưng nền văn hóa XHCN
Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là nền
văn hoá được hình thành, phát triển
một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh
đạo của giai cấp công nhân thông qua
tổ chức đảng cộng sản, có sự quản lý
của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Tính tất yếu của viêc xây dựng nền
văn hóa XHCN
Một là, tính triệt để, toàn diện của cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hòi phải
thay đổi phương thức sản xuất tinh thần.
Hai là, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình cách mạng toàn
diện nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trong mọi lĩnh vực, trong
đó quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của chế độ cũ để
lại, nhằm giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng, ý
thức của xã hội cũ lạc hậu, nên xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là
tất yếu. Mặt khác, để quần chúng nhân dân thực sự trở thành chủ thể sản
xuất và tiêu dùng, sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thần thì việc xây
dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa còn là một yêu cầu bức thiết.
Ba là, nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt văn hoá, nâng cao trình độ văn
hoá cho nhân dân lao động. Tất yếu phải xây dựng nền văn hoá xã hội chủ
nghĩa.

Bốn là, xuất phát từ yêu cầu khách quan: văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nên xây dựng nền văn
hoá xã hội chủ nghĩa là tất yếu.

Nội dung và phương thức xây
dựng nền văn hóa XHCN
Nội dung
1. cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ tri thức của xã hội
mới.
2. xây dựng con người mới phát triển toàn diện.
3. xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa.
4. xây dựng gia đình văn hoá xã hội chủ nghĩa.
Phương thức
1. giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân
trong đời sống tinh thần của xã hội.
2. không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò quản lý
của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hoá
3. xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp việc
kế thừa những giá trị trong di sản văn hoá với tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa của văn hoá nhân loại.
4. tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động văn hoá và
sáng tạo văn hoá.

Vấn đề văn hóa ở VN
Sự hình thành văn hóa VN
Thực trạng nền văn hóa VN trong quá
trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa
Hạn chế
Những vấn đề đặt ra
Phương hướng, mục tiêu và giải pháp


Sự hình thành văn hóa VN
Cùng với các dân tộc Đông Nam Á, nền văn hóa VN đã
được định vị từ thời tiền sử. Theo Arnold Toynbee thì “từ
xưa đến nay có 34 nền văn minh lâu đời, văn minh VN là
một trong 18 nền văn minh còn tồn tại và phát triển trong
thế giới hiện đại”
Văn hóa của ta đã trải qua 5 thời kì:
Thời kỳ cơ tần văn hóa bản địa
Thời kỳ xác lập bản sắc văn hóa Việt
Thời kỳ giao lưu văn hóa Bắc thuộc
Thời kỳ văn hóa đại việt
Thời kỳ giao lưu với Âu Tây và độc lập

Thực trạng nền văn hóa VN
trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
Song song với việc phát triển và tăng trưởng
kinh tế, Đảng đã xác định: văn hóa vừa là mục
tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội,
là nguồn nội lực quan trọng của phát triển. Vì
vậy việc xây dựng nền văn hoá mới và giải
quyết các vấn đề xã hội, con người luôn luôn
được quan tâm. Bao gồm các vấn đề về:
Văn hóa giáo dục
Văn hóa văn nghệ
Văn hóa đời sống

×