Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tỉ lệ bệnh lý võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.94 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH

VÕ TRẦN NGUYÊN DUY

TỈ LỆ BỆNH LÝ VÕNG MẠC
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÍP 2
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: NỘI TIẾT
Mã số: NT 62 72 20 15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học :
PGS.TS NGUYỄN THY KHUÊ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kì cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Ngƣời thực hiện đề tài

VÕ TRẦN NGUYÊN DUY




ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ....................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. x
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................ 3
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
1.1 ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ...................................................................................... 4
1.1.1 Dịch tễ học đái tháo đƣờng .......................................................................... 4
1.1.2 Biến chứng mạn tính của đái tháo đƣờng ..................................................... 6
1.2 BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ................................................... 6
1.2.1 Sơ lƣợc về cấu trúc võng mạc ...................................................................... 6
1.2.2 Chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đƣờng .................................................. 8
1.2.3 Cơ chế bệnh sinh bệnh võng mạc đái tháo đƣờng ...................................... 14
1.2.4 Tần suất hiện mắc của bệnh võng mạc đái tháo đƣờng.............................. 17
1.2.5 Nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................. 20
1.2.6 Các yếu tố nguy cơ của bệnh võng mạc đái tháo đƣờng ............................ 22
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 26
2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 26
2.2 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 26


iii

2.2.1 Dân số mục tiêu .......................................................................................... 26
2.2.2 Dân số nghiên cứu ...................................................................................... 26
2.2.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu ................................................................................. 26
2.2.4 Khám mắt ................................................................................................... 27
2.2.5 Cỡ mẫu ....................................................................................................... 27
2.3 THU THẬP SỐ LIỆU ................................................................................... 27
2.4 BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 29
2.4.1 Biến định lƣợng .......................................................................................... 29
2.4.2 Biến định tính ............................................................................................. 33
2.4.3 Biến số chính .............................................................................................. 36
2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................................... 37
2.6 Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .................................................................. 38
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 39
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ LÂM SÀNG CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU..... 39
3.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TIỀN CĂN CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ....... 40
3.3 ĐẶC ĐIỂM VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ CỦA DÂN SỐ NGHIÊN
CỨU

41
3.4 ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ................. 43
3.5 ĐẶC ĐIỂM BỆNH VÕNG MẠC ................................................................. 46
3.5.1 Đặc điểm bệnh võng mạc chung của dân số nghiên cứu ........................... 46
3.5.2 Đặc điểm bệnh võng mạc trong từng nhóm đối tƣợng ............................... 47
3.6 SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHĨM CĨ BỆNH VÕNG MẠC VÀ

KHƠNG CĨ BỆNH VÕNG MẠC .............................................................................. 49


iv
3.7 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO

ĐƢỜNG QUA PHÂN TÍCH ĐƠN BIẾN ................................................................... 53
3.8 PHÂN TÍCH ĐA BIẾN CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH VÕNG
MẠC ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ......................................................................................... 55
3.9 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO
ĐƢỜNG TĂNG SINH ................................................................................................. 57
3.9.1 Các yếu tố liên quan bệnh võng mạc tăng sinh qua phân tích đơn biến .... 57
3.9.2 Các yếu tố liên quan bệnh võng mạc tăng sinh qua phân tích đa biến ....... 59
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN ............................................................................................. 60
4.1 TỈ LỆ BỆNH LÝ VÕNG MẠC Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
TÍP 2

60

4.1.1 So sánh tỉ lệ bệnh võng mạc với các nghiên cứu trong nƣớc ..................... 61
4.1.2 So sánh tỉ lệ bệnh lý võng mạc ở các nƣớc trên thế giới ............................ 65
4.2 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO
ĐƢỜNG ....................................................................................................................... 66
4.2.1 Tuổi............................................................................................................. 66
4.2.2 Giới ............................................................................................................. 67
4.2.3 CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ ............................................................................. 68
4.2.4 Huyết áp...................................................................................................... 69
4.2.5 Thời gian đái tháo đƣờng ........................................................................... 71
4.2.6 Tiền căn gia đình ........................................................................................ 73
4.2.7 Sử dụng insulin ........................................................................................... 74
4.2.8 Sử dụng thuốc ƢCMC/TT .......................................................................... 75
4.2.9 Bệnh thận .................................................................................................... 76


v
4.2.10 Dung tích hồng cầu................................................................................... 77

4.2.11 HbA1c....................................................................................................... 78
4.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO
ĐƢỜNG TĂNG SINH ................................................................................................. 79
4.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 81
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 82
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 84
PHỤ LỤC 1 PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU ................................................................. 92


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Hình chụp võng mạc bình thƣờng ......................................................7
Hình 1.2 Các lớp của võng mạc .........................................................................8
Hình 1.3 Bệnh võng mạc tăng sinh và không tăng sinh và vai trò của VEGF 17


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các biến chứng mạch máu của đái tháo đƣờng ..................................6
Bảng 1.2 Các phƣơng tiện chẩn đoán bệnh võng mạc .......................................9
Bảng 1.3 Phân loại quốc tế bệnh võng mạc đái tháo đƣờng (2002) ................12
Bảng 1.4 Phân loại phù hoàng điểm do đái tháo đƣờng ..................................13
Bảng 1.5 Các nghiên cứu BVMĐTĐ tại Việt Nam .........................................20
Bảng 1.6 Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh võng mạc đái tháo đƣờng ........24
Bảng 3.1 Đặc điểm chung về lâm sàng của dân số nghiên cứu .......................39
Bảng 3.2 Đặc điểm chung về tiền căn của dân số nghiên cứu .........................40
Bảng 3.3 Đặc điểm sử dụng thuốc của dân số nghiên cứu ..............................41

Bảng 3.4 Đặc điểm cận lâm sàng của dân số nghiên cứu ................................43
Bảng 3.5 Đặc điểm bệnh võng mạc của dân số nghiên cứu ............................46
Bảng 3.6 Tỉ lệ bệnh võng mạc trong từng nhóm đối tƣợng ............................48
Bảng 3.7 So sánh sự khác biệt của nhóm bệnh nhân có và khơng có BVM ...50
Bảng 3.8 Các yếu tố liên quan đến BVMĐTĐ trong phân tích đơn biến ........54
Bảng 3.9 Các yếu tố liên quan đến BVMĐTĐ trong phân tích đa biến ..........56
Bảng 3.10 Các yếu tố liên quan BVMts qua phân tích đơn biến .....................57
Bảng 3.11 Các yếu tố liên quan bệnh võng mạc tăng sinh qua phân tích đa
biến ............................................................................................................................59
Bảng 4.1 Tỉ lệ BVMĐTĐ trong các nghiên cứu trong nƣớc ...........................62
Bảng 4.2 Ảnh hƣởng của giới tính đến BVMĐTĐ ..........................................67
Bảng 4.3 Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể và bệnh võng mạc ...............68
Bảng 4.4 Mối liên quan giữa huyết áp tâm thu và BVM .................................70


viii
Bảng 4.5 Mối liên quan giữa tiền căn tăng huyết áp và BVM ........................71
Bảng 4.6 Mối liên quan giữa thời gian đái tháo đƣờng và BVM ....................72
Bảng 4.7 Mối liên quan giữa tiền căn gia đình đái tháo đƣờng và BVM ........74
Bảng 4.8 Mối liên quan giữa sử dụng insulin và BVM ...................................74
Bảng 4.9 Nghiên cứu cắt ngang mối liên quan bệnh thận và BVM ................76
Bảng 4.10 Nghiên cứu cắt ngang mối liên quan HbA1c và BVM ..................78


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Số ngƣời đái tháo đƣờng trên thế giới qua các năm .......................5
Biểu đồ 1.2 Tỉ lệ phần trăm giảm thị lực ở ngƣời đái tháo đƣờng ..................18
Biểu đồ 3.1 Diễn biến HbA1c trung bình qua các năm ...................................45

Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ bệnh lý võng mạc của dân số nghiên cứu ............................47
Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ BVM theo nhóm tuổi ...........................................................47
Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ BVM theo thời gian mắc đái tháo đƣờng ............................49


x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BVM
BVMĐTĐ
BVMkts
BVMts
Cho TP
ĐLCT
ĐTĐ
HA
HATTh
HATTr
HbA1c
KTC
pO2
PHĐ
RLCH
TC
TM
THA
ƢCMC/TT

Bệnh võng mạc

Bệnh võng mạc đái tháo đƣờng
Bệnh võng mạc không tăng
sinh
Bệnh võng mạc tăng sinh
Cholesterol toàn phần
Độ lọc cầu thận
Đái tháo đƣờng
Huyết áp
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trƣơng
Hemoglobin A1c
Khoảng tin cậy
Áp suất riêng phần Oxy
Phù hồng điểm
Rối loạn chuyển hóa
Tiền căn
Tim mạch
Tăng huyết áp
Ức chế men chuyển/thụ thể

Tiếng Anh

ACCORD
ACR
ADA
AGEs products
ARBs
BMI

Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes

Albumin Creatinine Ratio: Tỉ số Albumin Creatinine
American Diabetes Association: Hiệp hội Đái Tháo Đƣờng
Hoa Kì
Advanced glycation end-product
Angiotensin Receptor Blockers
Body Mass Index: Chỉ số khối cơ thể


xi
CO2
DCCT/EDIC
DIRECT
eGFR
FIELD
HIF- α
Hct
HDLc
HR
ICO
IDF
IGF-1
KDOKI
LDLc
MDRD
Min
Max
NCEP ATP III
NF-κB
NHANES
NPDR

OCT
OR
PDR
PKC
Q1
Q2
Q3
RAAS
RASS

Carbon dioxide
Diabetes Control and Complication Trial/Epidemiology of
Diabetes Interventions Complications
Diabetic Retinopathy Candesartan Trials
Estimated Glomerular Filtration Rate: Độ lọc cầu thận ƣớc
tính
Fenofibrate Intervention and Event Lowering in Diabetes
Hypoxia-inducible factor α: yếu tố gây thiếu oxy α
Hematocrit: dung tích hồng cầu
High-density liporotein cholesterol: Lipoprotein trọng lƣợng
phân tử cao
Hazard Ratio
International Council of Ophthalmology: Hội Đồng Nhãn
Khoa Quốc Tế
International Diabetes Federation: Liên Đoàn Đái Tháo Đƣờng
Thế Giới
Insulin-like growth factor 1: Yếu tố tăng trƣởng giống insulin
1
National Kidney Foundation-Kidney Disease Outcomes
Quality Initiatives

Low-Density Liporotein Cholesterol: Lipoprotein trọng lƣợng
phân tử thấp
Modification of Diet in Renal Disease
Minimum: giá trị nhỏ nhất
Maximum: Giá trị lớn nhất
National Cholesterol Education Programme Adult Treatment
Panel III
Nuclear Factor-Kappa B: Yếu tố nhân điều hòa kappa B
National Health and Nutrition Examination Survey: Khảo sát
quốc gia về dinh dƣỡng và sức khỏe
Non-proliferative Diabetic Retinopathy: Bệnh võng mạc đái
tháo đƣờng không tăng sinh
Optical coherence tomography: Chụp cắt lớp võng mạc
Odds Ratio: Tỉ số số chênh
Proliferative Diabetic Retinopathy: Bệnh võng mạc đái tháo
đƣờng tăng sinh
Protein kinase C
Quartile 1: Tứ phân vị thứ nhất
Quartile 2: tứ phân vị thứ hai
Quartile 3: Tứ phân vị thứ ba
Renin-Angiotensin-Adosterone System
Renin Angiotensin System Study


xii
RR
UKPDS
VEGF
WESDR
WHO


Risk Ratio: Nguy cơ tƣơng đối
United Kingdom Prospective Diabetes Study
Vascular Endothelial Growth Factor
Wisconsin Epidemiological Study of Diabetic Retinopathy
World Health Organization: Tổ Chức Y Tế Thế Giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đƣờng típ 2 ngày càng phổ biến trên thế giới. Theo số liệu của liên
đoàn đái tháo đƣờng thế giới (IDF) năm 2015, số hiện mắc của đái tháo đƣờng
(ĐTĐ) trên toàn thế giới khoảng 415 triệu ngƣời trong độ tuổi từ 20 đến 79 [74]. Số
ngƣời chết do ĐTĐ hằng năm khoảng 5 triệu ngƣời. Chi phí cho chăm sóc y tế liên
quan đến đái tháo đƣờng khoảng 673 tỉ đô la Mỹ. Đáng lƣu ý rằng ba phần tƣ số
ngƣời bị đái tháo đƣờng thuộc các nƣớc có thu nhập thấp và trung bình. Hơn thế
nữa, con số đái tháo đƣờng đang ngày càng tăng. Ƣớc tính đến năm 2040, số lƣợng
ngƣời mắc đái tháo đƣờng sẽ là 642 triệu ngƣời, tăng khoảng 40,2 % [49]. Chính vì
thế đái tháo đƣờng đã và đang là đại dịch của thế giới, ảnh hƣởng nhiều mặt đến đời
sống con ngƣời.
Biến chứng mạch máu nhỏ là phần quan trọng trong gánh nặng chung của
đái tháo đƣờng. Trong đó biến chứng võng mạc đái tháo đƣờng ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến chất lƣợng cuộc sống, sức lao động cũng nhƣ sức khỏe chung của ngƣời
bệnh đái tháo đƣờng. Đái tháo đƣờng là nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa
hàng đầu tại các nƣớc phát triển cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển [49]. Các thử
nghiệm lâm sàng đáng tin cậy đã chứng minh rõ ràng ảnh hƣởng của đái tháo đƣờng
đến biến chứng võng mạc, cũng nhƣ chỉ ra việc điều trị kiểm soát đƣờng huyết cùng
một số yếu tố khác có thể giảm đƣợc nguy cơ khởi phát và tiến triển của bệnh võng
mạc đái tháo đƣờng [56],[87],[91]. Điều trị kịp thời bệnh võng mạc cũng giúp ngăn

ngừa phần lớn nguy cơ mất thị lực do đái tháo đƣờng và khám mắt định kì thực sự
cần thiết với những ai đang sống với căn bệnh đái tháo đƣờng [48].
Những nghiên cứu ở các nƣớc trên thế giới cho thấy những bệnh nhân đƣợc
chẩn đoán đái tháo đƣờng gần đây có tỉ lệ bệnh võng mạc (BVM) thấp hơp so với
những thập niên trƣớc đó [57]. Tuy nhiên do sự tăng nhanh của số ngƣời đái tháo
đƣờng, cũng nhƣ tính chất nghiêm trọng của bệnh võng mạc đái tháo đƣờng, việc
quan tâm đến biến chứng võng mạc đái tháo đƣờng và khám mắt định kì để phát
hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh võng mạc đã đƣợc khuyến cáo rõ ràng trong các


2
hƣớng dẫn của Hiệp Hội Đái Tháo Đƣờng Hoa Kì, Hội Đồng Nhãn Khoa Quốc
Tế…
Khi ngƣời bệnh đái tháo đƣờng đƣợc theo dõi, điều trị trong đời thực thì tỉ
lệ hiện mắc của bệnh lý võng mạc là bao nhiêu, đặc biệt trên dân số ngƣời Việt
Nam cịn chƣa có nhiều dữ liệu. Một vài nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu là nghiên
cứu cắt ngang tại một số trung tâm là phòng khám Nội Tiết hoặc phòng khám Mắt
đánh giá tỉ lệ lƣu hành các biến chứng mắt của đái tháo đƣờng nói chung với số
lƣợng mẫu cịn thấp. Cũng chƣa có nghiên cứu nào tiến hành lặp lại tại một trung
tâm để đánh giá sự thay đổi theo thời gian sự lƣu hành của biến chứng võng mạc đái
tháo đƣờng. Việc xác định gánh nặng của bệnh lý võng mạc ở bệnh nhân đái tháo
đƣờng là cần thiết. Chính vì thế chúng tơi thực hiện nghiên cứu “Tỉ lệ bệnh lý võng
mạc ở bệnh nhân đái tháo đƣờng típ 2 và các yếu tố liên quan” nhằm xác định
khi đƣợc điều trị trong thực tế biến chứng võng mạc đái tháo đƣờng lƣu hành nhƣ
thế nào, cũng nhƣ khảo sát các yếu tố có liên quan đến việc xuất hiện biến chứng
võng mạc đái tháo đƣờng. Qua đó góp thêm dữ liệu cho việc đánh giá bệnh võng
mạc đái tháo đƣờng ở Việt Nam cũng nhƣ cung cấp thêm cơ sở khoa học các yếu tố
giúp tiên lƣợng bệnh, nhất là các yếu tố có thể can thiệp đƣợc nhằm làm giảm nguy
cơ biến chứng võng mạc đái tháo đƣờng.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tỉ lệ bệnh lý võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đƣờng típ 2.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Khảo sát tỉ lệ bệnh lý võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đƣờng típ 2 tại phịng
khám Nội Tiết – Cơng ty trách nhiệm hữu hạn y tế Hòa Hảo.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến tỉ lệ bệnh lý võng mạc ở bệnh nhân đái tháo
đƣờng típ 2.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
1.1.1 Dịch tễ học đái tháo đƣờng
1.1.1.1 Tình hình đái tháo đƣờng trên thế giới
Đái tháo đƣờng là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, có yếu tố di
truyền, do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tƣơng đối. Bệnh đƣợc
đặc trƣng bởi tình trạng tăng đƣờng huyết cùng với những rối loạn quan trọng về
chuyển hóa đƣờng, đạm, mỡ, chất khống. Các rối loạn này có thể đƣa đến các biến
chứng cấp tính, tình trạng dễ nhiễm trùng và về lâu dài có thể đƣa đến các biến
chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ [5].
Bệnh đái tháo đƣờng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới và trở thành đại
dịch. Số ngƣời mắc đái tháo đƣờng gia tăng nhanh theo số liệu của Liên Đoàn Đái
Tháo Đƣờng Thế Giới (IDF). Tần suất đái tháo đƣờng cao nhất ở các nƣớc phát
triển, tuy nhiên ba phần tƣ số ngƣời đái tháo đƣờng trên thế giới lại sống trong các

khu vực có thu nhập thấp và trung bình. Khu vực có tần suất hiện mắc cao nhất là
Bắc Mỹ và khu vực Ca-ri-bê (9,5-13%), châu Phi là khu vực có tần suất đái tháo
đƣờng thấp nhất (2,6-7,9%). Khu vực Đơng Nam Á của Việt Nam và Tây Thái Bình
Dƣơng chiếm đến hơn một phần hai số ngƣời đái tháo đƣờng (56%) [49].


5

Số Người Đái Tháo Đường Qua Các Năm
Triệu người
415
366

382

285
246
194
151

Năm
2000

2003

2006

2009

2011


2013

2015

Biểu đồ 1.1 Số người đái tháo đường trên thế giới qua các năm
“Nguồn: IDF Atlas 2017”[49]
Nhìn vào Biểu đồ 1.1 có thể thấy số ngƣời mắc đái tháo đƣờng trên thế giới
tăng khá đều đặn qua các năm từ 2000 đến 2015.
1.1.1.2 Tình hình đái tháo đƣờng ở Việt Nam
Số liệu của Liên Đồn Đái Tháo Đƣờng Thế Giới về tình hình đái tháo đƣờng
Việt Nam năm 2015, số ngƣời đái tháo đƣờng tại Việt Nam khoảng 3,6 triệu ngƣời
và ƣớc tính đến năm 2045 số ngƣời ĐTĐ sẽ tăng đến 70 % với hơn 6,1 triệu ngƣời
[49]. Theo số liệu của Hội Nội Tiết - Đái Tháo Đƣờng Việt Nam: tỉ lệ đái tháo
đƣờng ở Việt Nam năm 1990 chỉ khoảng 1,1 đến 2,25%. Tuy nhiên theo nghiên cứu
của Viện Nội Tiết Trung Ƣơng năm 2012 tỉ lệ hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc là
5,42%, tỉ lệ đái tháo đƣờng chƣa đƣợc chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Đánh
giá về chi phí điều trị của đái tháo đƣờng tại Việt Nam, một nghiên cứu cắt ngang
năm 2016 của tác giả Đặng Lê Nguyên Tú và cộng sự tiến hành lựa chọn ngẫu
nhiên 392 bệnh nhân đái tháo đƣờng típ 2 đang điều trị tại các bệnh viện công trong
thành Hồ Chí Minh cho thấy chi phí điều trị hằng năm của một bệnh nhân đái tháo


6
đƣờng típ 2 là 246,1 đơ la Mỹ, con số này chiếm 12 % thu nhập bình quân đầu
ngƣời của Việt Nam năm 2017 [63].
1.1.2 Biến chứng mạn tính của đái tháo đƣờng
Đái tháo đƣờng là một bệnh dễ gây nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính.
Các biến chứng mạn tính của đái tháo đƣờng rất đa dạng trong đó chủ yếu là biến
chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ [5].

Bảng 1.1 Các biến chứng mạch máu của đái tháo đường
Biến chứng mạch máu lớn

Biến chứng mạch máu nhỏ

 Bệnh mạch vành

 Bệnh võng mạc

 Tai biến mạch máu não

 Bệnh thận

 Bệnh mạch máu ngoại biên

 Bệnh thần kinh

Ngoài ra, ngƣời bệnh đái tháo đƣờng còn dễ bị các biến chứng nhƣ viêm võng
mạc, đục thủy tinh thể, biến chứng ở da, biến chứng xƣơng khớp và biến chứng
nhiễm khuẩn nhƣ khuẩn niệu, viêm thực quản do candida, viêm âm đạo do candida
và nhiễm trùng bàn chân đái tháo đƣờng…[5]
1.2 BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
Biến chứng mắt do đái tháo đƣờng, đặc biệt biến chứng võng mạc đái tháo
đƣờng là nguyên nhân chính gây mù lòa ở các nƣớc phát triển và đang phát triển
[49].
1.2.1 Sơ lƣợc về cấu trúc võng mạc
1.2.1.1 Cấu trúc đại thể của võng mạc
Hình 1.1 là cấu trúc bình thƣờng của võng mạc khi chụp hình đáy mắt với
giãn đồng tử. Trung tâm võng mạc là thần kinh thị, nơi xuất phát của các mạch máu
võng mạc. Cách đĩa thị về phía bên ngồi khoảng 4,5-5 mm (hay 2,5 đƣờng kính đĩa

thị) là vùng vơ mạch hình trái xoan đƣợc gọi là hố thị giác (fovea). Đó là trung tâm
của hoàng điểm. Bao quanh hố thị khoảng 6mm là vùng võng mạc trung tâm, ngoài


7
vùng này cho đến võng mạc thể mi (ora serrata) là vùng võng mạc ngoại biên, cách
vùng hố trung tâm 21 mm. Đƣờng kính của võng mạc dao động từ 30mm đến
40mm [61].

Hồng điểm

Thần kinh thị

Hình 1.1 Hình chụp võng mạc bình thường
“Nguồn: Helga Kolb 2013” [61]
1.2.1.2 Cấu trúc vi thể của võng mạc
Về vi thể các lớp võng mạc đƣợc chia thành 10 lớp xếp từ ngoài vào trong nhƣ
Hình 1.2: Ngồi cùng là màng Bruch, kế đến là các lớp biểu mơ sắc tố, lớp tế bào
hình nón và tế bào hình que, màng ngăn ngồi, lớp rối ngoài, lớp nhân trong, lớp rối
trong, lớp tế bào hạch, lớp sợi thần kinh, và màng ngăn trong [3].


8

Hình 1.2 Các lớp của võng mạc
“Nguồn: Lê Minh Thơng 1997” [3]
1.2.2 Chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đƣờng
1.2.2.1 Các phƣơng tiện chẩn đoán
Bệnh nhân đái tháo đƣờng cần đƣợc khám mắt định kì với đo thị lực xa và gần bằng
kính lỗ trƣớc khi khám đáy mắt. Các phƣơng tiện khám đáy mắt đƣợc mô tả trong

Bảng 1.2 theo hƣớng dẫn của Hội Đồng Nhãn Khoa Quốc Tế (International Counsil
of Ophthalmology)[48]:


9
Bảng 1.2 Các phương tiện chẩn đoán bệnh võng mạc
Phƣơng tiện
Soi đáy mắt trực tiếp

Công dụng

Nhân xét

Khám lâm sàng Thuận lợi
thƣờng quy

Rẻ tiền
Lƣu động
Bất lợi
Cần giãn đồng tử
Trƣờng khảo sát hẹp
Độ nhạy thấp dù bác sĩ có kinh
nghiệm
Khơng hiệu quả bằng kính sinh hiển
vi đèn khe
Khơng lƣu trữ đƣợc

Soi đáy mắt gián tiếp

Khám lâm sàng Thuận lợi

thƣờng quy

Trƣờng khảo sát rộng
Lƣu động
Rẻ tiền
Bất lợi
Cần giãn đồng tử
Độ nhạy thấp dù bác sĩ có kinh
nghiệm
Khơng hiệu quả bằng kính sinh hiển
vi đèn khe
Không lƣu trữ đƣợc


10
Sử dụng kính sinh hiển Sử dụng thƣờng Thuận lợi
vi đèn khe

quy trong khám Trƣờng khảo sát rộng
lâm sàng
Bất lợi
Cần giãn đồng tử
Khơng lƣu động
Cần thấu kính đặc biệt
Khơng thể kiểm tra lại

Chụp ảnh đáy mắt Khuyến nghị sử Thuận lợi
không giãn đồng tử

dụng cho khám Trƣờng khảo sát rộng

tầm sốt
Ngƣời sử dụng có thể khơng phải bác

Khơng cần giãn đồng tử trong 8090% trƣờng hợp
Lƣu động, có thể khám trong cộng
đồng
Có thể lƣu trữ hình ảnh
Có thể so sánh các thời điểm, giữa
các bác sĩ khác nhau
Có thể là phƣơng tiện hình ảnh trực
tiếp giáo dục bệnh nhân
Có thể kiểm tra lại
Bất lợi
Khá đắt tiền
Cần buồng tối cho giãn đồng tử tối đa


11

Chụp ảnh đáy mắt có Khuyến nghị sử Thuận lợi
giãn đồng tử

dụng cho khám Nhƣ trên ngoại trừ giãn đồng tử
tầm sốt
Bất lợi
Nhƣ trên

Chụp mạch máu võng Khơng
mạc huỳnh quang


sử

dụng Thuận lợi

thƣờng quy, chỉ Phƣơng pháp duy nhất đánh giá tuần
dùng khi có chỉ hồn mao mạch võng mạc
định
Bất lợi
Xâm lấn và cần đánh giá tổng trạng
Đắt tiền
Cần giãn đồng tử, cần bác sĩ chuyên
khoa

Chụp cắt lớp võng mạc Lựa chọn cho một Thuận lợi
(OCT)

số trƣờng hợp tầm Một trong những phƣơng tiện tốt
soát và quản lý khi nhất để đánh giá phù hồng điểm
nghi ngờ có phù
hồng điểm

Bất lợi
Đắt tiền
Cần giãn đồng tử
Cần bác sĩ chuyên khoa


12
1.2.2.2 Phân loại bệnh võng mạc đái tháo đƣờng
Theo phân loại quốc tế bệnh võng mạc đái tháo đƣờng (2002), BVMĐTĐ

đƣợc xác định qua soi đáy mắt có giãn đồng tử khi có 1 trong các biểu hiện sau [48]:
 Vi phình mạch: Phình các vi mạch máu của võng mạc dẫn tới rò rỉ chất
lỏng dịch võng mạc.
 Xuất huyết võng mạc: các điểm máu nhỏ có thể bị rò rỉ vào võng mạc.
 Xuất tiết cứng: Lắng đọng mỡ ở võng mạc.
 Xuất tiết dạng bông: Sợi trục thần kinh bị thiếu máu cục bộ sƣng phù
trong lớp sợi mạc thần kinh.
 Giãn phình tĩnh mạch
 Các bất thƣờng vi mạch nội võng mạc: Nhánh bất thƣờng hoặc giãn nở
các mạch máu hiện có.
 Tân mạch bất thƣờng: Tùy vào vị trí của tân mạch sẽ phân thành “Tân
mạch đĩa thị” và “Các tân mạch vùng khác”.
Bảng 1.3 Phân loại quốc tế bệnh võng mạc đái tháo đường (2002)
Bệnh võng mạc đái tháo

Dấu hiệu

đƣờng
Khơng có bệnh võng mạc đái Khơng có dấu hiệu bất thƣờng
tháo đƣờng
Bệnh

võng

mạc

đái

tháo Chỉ có vi phình mạch


đƣờng khơng tăng sinh nhẹ
Bệnh

võng

mạc

đái

đƣờng khơng tăng sinh vừa

tháo Vi phình mạch và thêm các tổn thƣơng khác
nhƣng nhẹ hơn các tổn thƣơng của bệnh võng mạc
đái tháo đƣờng không tăng sinh nặng


×