Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Khảo sát giải phẫu của động mạch hàm trong hố dưới thái dương trên xác tại bộ môn giải phẫu đại học y dược tp hcm từ năm 2020 đến năm 2021 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 113 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---oOo---

LÊ THÙY DUNG

KHẢO SÁT GIẢI PHẪU CỦA ĐỘNG MẠCH HÀM
TRONG HỐ DƢỚI THÁI DƢƠNG TRÊN XÁC
TẠI BỘ MÔN GIẢI PHẪU ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP.HCM
TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH TAI MŨI HỌNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


---oOo---

LÊ THÙY DUNG

KHẢO SÁT GIẢI PHẪU CỦA ĐỘNG MẠCH HÀM
TRONG HỐ DƢỚI THÁI DƢƠNG TRÊN XÁC
TẠI BỘ MÔN GIẢI PHẪU ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP.HCM
TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2021

NGÀNH: TAI – MŨI – HỌNG
MÃ SỐ: 8720155

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS.BS. NGÔ VĂN CÔNG
2. PGS.TS.BS. TRẦN MINH TRƢỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

.


.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và do chính tơi thu thập, dưới sự hướng dẫn của nhóm nghiên cứu đề tài

cấp Sở Khoa Học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh. Các số liệu này chưa từng
được cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu được Sở Khoa Học Cơng Nghệ TP Hồ Chí Minh hỗ trợ về
mặt kinh phí. Các số liệu sau đó sẽ được bàn giao lại để hồn thành cơng trình
nghiên cứu của Sở.

Người thực hiện đề tài

LÊ THÙY DUNG

.


.

ii

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iv
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ......................................................... v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. ix
DANH MỤC CÔNG THỨC........................................................................... x
DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... xii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu hố dưới thái dương ..................................................... 3
1.2. Động mạch hàm ....................................................................................... 12
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................. 19

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.3. Y Đức trong nghiên cứu ........................................................................... 41
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 42
3.1. Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu ..................................................... 42
3.2. Khảo sát đặc điểm giải phẫu của động mạch hàm ................................... 43
3.3. Khảo sát đặc điểm giải phẫu một số nhánh của động mạch hàm ............ 51
3.4. Khoảng cách giữa lỗ gai và lỗ bầu dục .................................................... 61
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 63
4.1. Về cơ sở nghiên cứu ................................................................................. 63
4.2. Về dịch tễ mẫu nghiên cứu....................................................................... 67
4.3. Về đặc điểm giải phẫu của động mạch hàm ............................................ 67
4.4. Về đặc điểm một số nhánh chính của động mạch hàm ............................ 75
4.5. Về đặc điểm của một số mốc giải phẫu ................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
.


.

iii

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 87

.


.


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐM

Động mạch

TM

Tĩnh mạch

TK

Thần kinh

CCBN

Cơ chân bướm ngoài

ĐMH

Động mạch hàm

ĐMHRD

Động mạch huyệt răng dưới

ĐMMNG

Động mạch màng não giữa


ĐMCC

Động mạch cơ cắn

ĐMTDN

Động mạch thái dương nông

mm

Milimet

.


.

v

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

Foramen spinosum

Lỗ gai

Foramen ovale


Lỗ bầu dục

Sphenoid bone

Xương bướm

Greater wing of sphenoid Cánh lớn xương bướm
bone
Temporal bone

Xương thái dương

Lateral pterygoid plate

Mảnh ngoài mỏm chân bướm

Medial pterygoid plate

Mảnh trong mỏm chân bướm

Infratemporal fossae

Hố dưới thái dương

Temporal fossae

Hố thái dương

Pterygomaxillary fissure


Khe chân bướm hàm

Pterygopalatine fossae

Hố chân bướm khẩu cái

Lateral pterygoid muscle

Cơ chân bướm ngoài

Medial pterygoid muscle

Cơ chân bướm trong

Masseter muscle

Cơ cắn

Buccinator muscle

Cơ mút

Parotid gland

Tuyến mang tai

Facial nerve

Dây thần kinh mặt


Tragal pointer

Sụn chỉ

Maxillary artery

Động mạch hàm

Middle menigeal artery

Động mạch màng não giữa

.


.

vi

Inferior alveolar artery

Động mạch huyệt răng dưới

Superficial temporal artery

Động mạch thái dương nông

.



.

vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân đoạn động mạch hàm................................................... 14
Bảng 2.1. Biến số dịch tễ của mẫu nghiên cứu..................................... 34
Bảng 2.2. Các biến số liên quan đặc điểm giải phẫu của động mạch
hàm ........................................................................................ 36
Bảng 3.1. Vị trí động mạch hàm so với cơ chân bướm ngoài ở 2 bên . 43
Bảng 3.2. Đường kính ĐMH tại nguyên ủy ......................................... 45
Bảng 3.3. Đường kính ĐMH tại chỗ giao nhau với cơ chân bướm ngoài
............................................................................................... 45
Bảng 3.4. Chiều dài thẳng của động mạch hàm ................................... 46
Bảng 3.5. Chiều dài lượn của động mạch hàm ..................................... 47
Bảng 3.6. Chiều dài động mạch hàm .................................................... 47
Bảng 3.7. Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch hàm đến góc hàm... 48
Bảng 3.8. Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch hàm đến sụn chỉ ..... 48
Bảng 3.9. Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch hàm đến lỗ gai ....... 49
Bảng 3.10. Tỉ lệ xuất hiện một số nhánh của động mạch hàm trong
đoạn hố dưới thái dương ..................................................... 50
Bảng 3.11. Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch hàm đến động mạch
màng não giữa ..................................................................... 51
Bảng 3.12 Đường kính động mạch màng não giữa .............................. 53
Bảng 3.13. Đường kính động mạch hàm tại lỗ gai ............................... 54
Bảng 3.14. Chiều dài động mạch màng não giữa ................................. 56

.



.

viii

Bảng 3.15. Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch màng não giữa đến
góc hàm ................................................................................. 56
Bảng 3.16. Khoảng cách từ động mạch hàm đến động mạch huyệt răng
dưới ........................................................................................ 57
Bảng 3.17. Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch huyệt răng dưới đến
góc hàm ............................................................................... 58
Bảng 3.18. Đường kính động mạch huyệt răng dưới tại nguyên ủy..... 59
Bảng 3.19. Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch cơ cắn đến góc hàm
............................................................................................... 61
Bảng 3.20. Đường kính động mạch cơ cắn tại nguyên ủy.................... 61
Bảng 3.21. Khoảng cách giữa lỗ gai và lỗ bầu dục. ............................. 62
Bảng 4.1. Bảng so sánh hai kĩ thuật tiếp cận hố dưới thái dương ........ 66
Bảng 4.2. Bảng so sánh đường kính động mạch hàm .......................... 71
Bảng 4.3. Bảng so sánh chiều dài động mạch hàm .............................. 73
Bảng 4.4. Bảng so sánh đường kính một số nhánh của động mạch hàm
............................................................................................... 76
Bảng 4.5 .Bảng so sánh khoảng cách từ nguyên ủy động mạch hàm đến
các nhánh ............................................................................... 77
Bảng 4.6. Bảng so sánh khoảng cách từ các nhánh đến góc hàm ........ 81
Bảng 4.7. Bảng so sánh khoảng cách từ lỗ bầu dục đến lỗ gai............. 84

.


.


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của mẫu nghiên cứu ............................. 42
Biểu đồ 3.2. Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu .................................... 43
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ động mạch hàm nằm ngoài cơ chân bướm ngoài .... 68

.


.

x

DANH MỤC CÔNG THỨC

.


.

xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Các bước thực hiện nghiên cứu ........................................... 24

.



.

xii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giới hạn hố dưới thái dương................................................... 3
Hình 1.2. Các thành phần trong hố dưới thái dương .............................. 4
Hình 1.3. Dây chằng bướm – hàm dưới ................................................. 5
Hình 1.4. Hai đầu của cơ chân bướm trong ............................................ 6
Hình 1.5. Cơ chân bướm ngồi ............................................................... 7
Hình 1.6. Dây thần kinh hàm dưới đi trong hố dưới thái dương. ........... 9
Hình 1.7. Phơi thai học động mạch hàm và động mạch màng não giữa ..
............................................................................................... 13
Hình 1.8. Động mạch hàm và các nhánh. ............................................. 15
Hình 1.9. Động mạch màng não giữa ................................................... 16
Hình 1.10. Động mạch cơ cắn .............................................................. 18
Hình 1.11. Ba đoạn của động mạch hàm ............................................. 19
Hình 1.12. Hai dạng đường đi của động mạch hàm ............................. 20
Hình 1.13. Động mạch hàm đi nơng so với cơ chân bướm ngồi ........ 21
Hình 1.14. Động mạch hàm và các nhánh ............................................ 22
Hình 2.1. Dụng cụ phẫu tích cơ bản ..................................................... 25
Hình 2.2. Chuẩn bị tư thế ...................................................................... 25
Hình 2.3. Đường rạch da trước tai tiếp cận hố dưới thái dương .......... 26
Hình 2.4. Đường rạch da trước tai tiếp cận hố dưới thái dương .......... 26
Hình 2.5. Bộc lộ dây thần kinh mặt và các nhánh ................................ 27
Hình 2.6. Cắt tuyến mang tai ................................................................ 28
.


.


xiii

Hình 2.7. Vén cơ cắn, cắt cung gị má. ................................................. 29
Hình 2.8. Cắt ngành lên xương hàm dưới ............................................ 30
Hình 2.9. Bộc lộ động mạch hàm ......................................................... 31
Hình 2.11. Đánh dấu điểm mốc sụn chỉ................................................ 33
Hình 2.11. Đánh dấu điểm mốc góc hàm ............................................. 33
Hình 2.12. Đánh dấu lỗ gai và lỗ bầu dục ............................................ 34
Hình 2.13. Dụng cụ đo đạc ................................................................... 40
Hình 3.1. Động mạch hàm nằm ngồi cơ chân bướm ngồi ................ 44
Hình 3.2. Đường kính động mạch hàm ................................................ 45
Hình 3.3. Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch hàm đến sụn chỉ ..... 49
Hình 3.4. Đo khoảng cách từ nguyên ủy động mạch hàm đến chỗ phân
nhánh động mạch màng não giữa .......................................... 52
Hình 3.5. Đo đường kính động mạch màng não giữa .......................... 53
Hình 3.6. Động mạch màng não giữa chui vào lỗ gai .......................... 55
Hình 3.7. Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch hàm đến động mạch
huyệt răng dưới...................................................................... 58
Hình 3.8. Đo đường kính động mạch huyệt răng dưới ......................... 60
Hình 4.1. Phương pháp tiếp cận hố dưới thái dương theo đường mổ
trước tai.................................................................................. 65
Hình 4.2 Phân loại dựa vào tương quan vị trí của ĐM hàm so với cơ
chân bướm ngồi. .................................................................. 68
Hình 4.3. Động mạch hàm nằm ngoài cơ chân bướm ngoài ................ 69
Hình 4.4. Đường kính động mạch hàm ................................................ 72

.



.

xiv

Hình 4.5. Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch hàm đến góc hàm ... 74
Hình 4.6. Khoảng cách từ ngun ủy động mạch hàm đến sụn chỉ ..... 75
Hình 4.7. Mối liên quan giữa động mạch màng não giữa và thần kinh
tai thái dương ......................................................................... 78
Hình 4.8. Động mạch màng não giữa ................................................... 79
Hình 4.9. Động mạch màng não giữa chui vào lỗ gai .......................... 79
Hình 4.10. Các nhánh chính của đoạn hàm động mạch hàm ............... 82
Hình 4.11. Khoảng cách từ lỗ gai đến lỗ bầu dục................................. 84
Hình 4.12. Khoảng cách giữa lỗ bầu dục và lỗ gai ............................... 85

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hố dưới thái dương là một khoang sâu, nằm bên dưới nền sọ giữa,
được giới hạn phía trước bởi xương hàm trên và xoang hàm, phía trên bởi
xương bướm và một phần xương thái dương, phía trong bởi mỏm chân bướm
ngồi và thành ngồi của hầu, phía ngồi bởi cơ thái dương và ngành lên
xương hàm dưới, và phía dưới bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua góc hàm. Hố
dưới thái dương chứa các cấu trúc quan trọng, trong đó có động mạch hàm.
Động mạch hàm là một trong hai nhánh tận và là nhánh lớn nhất của động
mạch cảnh ngoài ở vùng cổ. Đây là nguồn cung cấp máu chủ yếu cho hốc mũi

và khoang miệng, răng và màng cứng [6], [28], [30], [60]. Động mạch hàm
được chia làm ba đoạn dựa vào tương quan với cơ chân bướm ngoài: đoạn
hàm, đoạn chân bướm, đoạn chân bướm – khẩu cái.
Đoạn thứ nhất và thứ hai của động mạch hàm có liên quan đến vùng
khớp thái dương hàm và cơ chân bướm [6], [19], [28], [31], [34]. Vì thế, bất
kì chấn thương nào liên quan đến khớp thái dương hàm, hay các phẫu thuật
cắt ngành lên xương hàm dưới, cũng như tạo hình khớp thái dương hàm đều
có thể gây chảy máu ồ ạt, lượng nhiều và khó kiểm soát, chủ yếu do tổn
thương động mạch hàm [30]. Trong trường hợp chảy máu khơng kiểm sốt
được, cần phải thắt động mạch cảnh ngồi. Vì thế, trong phẫu thuật cắt xương
hàm bán phần hay tồn bộ, thì việc thắt đoạn gần của động mạch hàm được
xem là cần thiết để giảm nguy cơ chảy máu lượng nhiều trong lúc mổ [8],
[43].
Khác với hai đoạn đầu, đoạn thứ ba của động mạch hàm - đoạn chân
bướm – khẩu cái lại liên quan mật thiết đến xương hàm trên và hốc mũi. Tổn
thương động mạch hàm đoạn này khi thực hiện các phẫu thuật Le Fort hay cắt
bỏ xương hàm có thể gây chảy máu trong và sau mổ, giả phình mạch và dò
.


.

2

động tĩnh mạch [23]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mạch máu dễ bị tổn
thương nhất sau phẫu thuật cắt xương hàm trên chính là động mạch hàm và
các nhánh của nó [9], [43]. Ngồi ra, trong các trường hợp chảy máu mũi
lượng nhiều và không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn như nhét
bấc mũi sau thì cần phải xem xét thực hiện phẫu thuật thắt động mạch bướm –
khẩu cái hoặc thắt động mạch hàm [33], [37].

Bên cạnh đó, các khối u nằm ở vùng nền sọ giữa và hố dưới thái
dương, hố chân bướm có liên quan mật thiết đến động mạch hàm. Do đó, cần
phải hiểu biết về đường đi và giải phẫu của động mạch hàm để giảm nguy cơ
chảy máu khi thực hiện các phẫu thuật vào vùng này hoặc khi cần can thiệp
thắt động mạch hàm chọn lọc.
Tuy nhiên, hiện nay các báo cáo trong và ngoài nước rất ít nghiên cứu
về giải phẫu của động mạch hàm. Đây là động lực để chúng tôi thực hiện đề
tài: “Khảo sát giải phẫu của động mạch hàm trong hố dưới thái dương trên
xác tại Bộ Môn Giải Phẫu Đại Học Y Dược TP.HCM từ năm 2020 đến năm
2021” với mục tiêu sau:
- Khảo sát đặc điểm giải phẫu của động mạch hàm và các nhánh chính
trong hố dưới thái dương.
- Khảo sát mối liên quan giữa động mạch hàm và các mốc giải phẫu lân
cận.

.


.

3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu hố dƣới thái dƣơng
1.1.1. Giới hạn

Hình 1.1. Giới hạn hố dưới thái dương
“Nguồn: Gray’s atlas” [57].

Hố dưới thái dương có hình chêm. Giới hạn bởi:

- Thành trên: mặt dưới cánh lớn xương bướm và xương thái dương,
chứa lỗ gai, lỗ bầu dục, khe đá nhĩ, nằm bên ngoài mào dưới thái dương của
cánh lớn xương bướm.
- Thành ngoài: mặt trong ngành lên xương hàm dưới.
- Thành trong: phía trước tạo bởi mảnh ngồi mỏm chân bướm, phía
sau tạo bởi hầu và các cơ của khẩu cái mềm gồm cơ nâng màn khẩu cái và cơ
căng màn khẩu cái.
- Thành trước: tạo bởi mặt sau xương hàm trên. Phần trên của thành
trước mở vào khe dưới ổ mắt.
.


.

4

1.1.2. Thành phần trong hố dưới thái dương
Các thành phần chính của hố dưới thái dương bao gồm dây chằng
bướm - hàm dưới, cơ chân bướm trong và ngoài, động mạch hàm, thần kinh
hàm dưới, các nhánh của dây thần kinh mặt, dây thần kinh thiệt hầu và đám
rối tĩnh mạch chân bướm.

Hình 1.2. Các thành phần trong hố dưới thái dương
“Nguồn: Sobotta’s Atlas” [14].

.


.


5

1.1.2.1. Dây chằng bướm - hàm dưới
Dây chằng bướm – hàm dưới là dây chằng nằm phía ngồi bao khớp
thái dương hàm. Bám từ gai xương bướm đến lưỡi xương hàm dưới và bờ sau
lỗ hàm dưới.

Hình 1.3. Dây chằng bướm – hàm dưới
“Nguồn: Sobotta’s Atlas” [14].

1.1.2.2. Cơ chân bướm trong
Cơ chân bướm trong có hình tứ giác, có hai đầu: đầu nơng và đầu sâu.
Cơ chân bướm trong có tác dụng chính là nâng hàm dưới, được chi phối bởi
thần kinh cơ chân bướm trong – một nhánh của dây thần kinh hàm dưới [6],
[14], [19], [20], [34] .
a). Đầu sâu
Đầu sâu ở phía trên bám vào mặt trong của mảnh ngoài mỏm chân
bướm và mỏm tháp của xương khẩu cái, đi xuống theo hướng chéo về phía

.


.

6

trong của dây chằng bướm – hàm dưới để đến bám vào mặt trong của ngành
lên xương hàm dưới gần góc hàm.
b). Đầu nơng
Đầu nơng xuất phát từ lồi xương hàm trên và mỏm tháp xương khẩu

cái, hợp với đầu sâu gắn vào xương hàm dưới.

Hình 1.4. Hai đầu của cơ chân bướm trong
“Nguồn: Gray’s atlas” [57].
1.1.2.3. Cơ chân bướm ngồi
Cơ chân bướm ngồi là khối cơ dày hình tam giác, cũng có 2 đầu: đầu
trên và đầu dưới. Cơ chân bướm ngồi có tác dụng kéo đĩa khớp và đầu
xương hàm dưới về hướng củ khớp, hay nói cách khác là đẩy hàm dưới. Cơ

.


.

7

chân bướm ngoài được chi phối bởi thần kinh chân bướm ngồi – nhánh của
dây thần kinh hàm dưới.

Hình 1.5. Cơ chân bướm ngoài
“Nguồn: Gray’s atlas” [57].
a). Đầu trên
Đầu trên xuất phát từ trần của hố dưới thái dương (mặt dưới của cánh
lớn xương bướm và mào dưới thái dương) đến phía ngồi lỗ bầu dục và lỗ
gai.

.


.


8

b). Đầu dưới
Đầu dưới lớn hơn đầu trên, xuất phát từ mặt ngoài của mảnh ngoài
mỏm chân bướm.
Sợi cơ của cả 2 đầu đều hòa vào bao khớp thái dương hàm. Khơng
giống như cơ chân bướm trong có các sợi cơ hướng dọc, sợi cơ chân bướm
ngoài theo hướng ngang.
1.1.2.4. Dây thần kinh hàm dưới
Thần kinh hàm dưới, còn gọi là dây thần kinh V3, là nhánh lớn nhất
của dây thần kinh sinh ba, vừa chi phối cảm giác vừa chi phối vận động:
- Cảm giác: cảm giác vùng răng và nướu hàm dưới, hai phần ba trước
của lưỡi, niêm mạc sàn miệng, môi dưới, da vùng thái dương và phần dưới
mặt, một phần màng cứng.
- Vận động: hầu hết các cơ vùng hàm dưới, cơ căng màng nhĩ, cơ căng
màn khẩu cái.
Tất cả các nhánh của dây thần kinh hàm dưới đều xuất phát trong hố
dưới thái dương. Phần cảm giác của dây thần kinh hàm dưới xuất phát từ hạch
sinh ba ở hố sọ giữa, đi xuống qua lỗ bầu dục và đi vào hố dưới thái dương, đi
giữa 2 cơ: cơ căng màn khẩu cái và đầu trên cơ chân bướm ngoài. Phần vận
động nhỏ của dây thần kinh hàm dưới đi qua phía trong hạch sinh ba, sau đó
đi qua lỗ bầu dục và ngay lập tức hợp với phần cảm giác của dây thần kinh
hàm dưới [2], [6], [19], [20], [34].
Phân nhánh: ngay sau khi rễ vận động và cảm giác hợp lại, dây thần
kinh hàm dưới cho nhánh màng não và nhánh cho cơ chân bướm trong, sau
đó lại chia thành 2 thân trước và sau:

.



.

9

- Thân trước cho nhánh vận động: nhánh cơ cắn, nhánh thái dương sâu,
nhánh cho cơ chân bướm ngoài và ngoại lệ là nhánh cơ mút chi phối cảm
giác.
- Thân sau cho nhánh cảm giác: thần kinh tai thái dương, thần kinh
lưỡi, thần kinh huyệt răng dưới.

Hình 1.6. Dây thần kinh hàm dưới đi trong hố dưới thái dương.
“Nguồn: Surgical anatomy of the head and neck” [47].
a). Nhánh màng não
Nhánh màng não xuất phát từ mặt trong dây V3, đi lên rời khỏi hố dưới
thái dương cùng với động mạch màng não giữa và đi vào hộp sọ qua lỗ gai.
Chức năng: cảm giác màng cứng, chủ yếu ở vùng hố sọ giữa và các tế
bào chũm thông với tai giữa.
.


×