Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG LƯỢNG đạm bón đến SINH TRƯỞNG và PHÁT TRIỂN của GIỐNG lúa BC15 tại THÁI DƯƠNG THÁI THỤY THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 76 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC

NHẬT KÝ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG LÚA BC15
TẠI THÁI DƯƠNG - THÁI THỤY- THÁI BÌNH

Giáo viên hướng dẫn

: TS. TRẦN THỊ THIÊM

Bộ môn

: CANH TÁC HỌC

Sinh viên thực hiện

: ĐÀO VĂN HƯNG

Mã sinh viên

: 599319

Lớp

: CDK6-CTA

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong chuyên đề này là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác. Mọi sự giúp trong việc thực hiện chuyên đề này đã được cảm ơn, các
thông tin trích dẫn trong chuyên đề đã được chỉ rõ nguồn gốc.

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của
bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè, anh chị
và người thân.
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.Trần Thị
Thiêm đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian qua, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt chuyên đề khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo Học viện nông nghiệp Việt
Nam, các thầy cô Khoa Nông Học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt quá
trình học tập của mình.
Thí nghiệm được thực hiện tại xã Thái Dương, Thái Thụy, Thái Bình.
Tại đây em đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của gia đình và các cô chú
trong khuyến nông xã. Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng em xin bày tỏ sự cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan
tâm, động viên giúp đỡ em.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội , ngày tháng năm 2018
Sinh viên


Đào Văn Hưng

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................................................ii
PHẦN I......................................................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề...........................................................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài........................................................................................................................3
2.1. Mục đích............................................................................................................................................................3
2.2. Yêu cầu của đề tài.............................................................................................................................................3

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng của giống
BC15 tại thái bình.........................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tăng trưởng chiều cao cây của
giống BC15...................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của giống BC15......................................Error: Reference source not found
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tăng trưởng số lá của giống lúa
BC15.............................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của lượng đạm bón tới tốc độ tăng trưởng số lá của
giống lúa BC15.............................................Error: Reference source not found

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của mức phân bón đến tăng trưởng số nhánh của giống
lúa BC15 trong vụ Xuân 2018......................Error: Reference source not found
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá của giống lúa
BC15.............................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của lượng đạm đến lượng chất khô tích luỹ của giống
BC15 (g/m2 )................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến mức độ nhiễm
sâu bệnh của giống lúa BC15 trong vụ xuân 2018. Error: Reference source not
found

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Giá gạo thế giới ( trung bình hàng tuần ) 4 năm qua...Error: Reference
source not found
Hình 2: Sản lượng gạo thế giới trong các năm từ 2012-2018. .Error: Reference
source not found
Hình 3: Tiêu thụ ngũ cốc lương thực ở Bangladesh và ở indonesia..........Error:
Reference source not found
Hình 4: Tiêu thụ, sản lượng và nhập khẩu gạo của châu Phi cận Sahara. .Error:
Reference source not found
Hình 5: Tình hình nhập khẩu của châu Phi và Top 10 nước nhập khẩu hàng
đầu của châu Phi cận Sahara.........................Error: Reference source not found
Hình 6: Tình hình dự trữ gạo trên thế giới....Error: Reference source not found
Hình 7: So sánh nhập khẩu gạo năm 2018 so với năm 2017....Error: Reference
source not found

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

CT

Công thức

CCCC

Chiều cao cuối cùng

SLCC

Số lá cuối cùng

ĐNR

Đẻ nhánh rộ

TB

Trung bình

NHH

Nhánh hữu hiệu


LAI

Chỉ số diện tích lá

vi


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Theo
quan niệm xưa lúa cũng là một trong sáu loại lương thực chủ yếu trong Lục
cốc. Cây lúa không chỉ mang lại cho ta cuộc sống ấm no mà nó còn mang lại
giá trị tinh thần trong đời sống văn hóa của Việt nam. Lúa thích nghi với
nhiều môi trường với nhiều loại đất: ở trên cạn hay ở dưới nước, dưới bùn,.
cũng như người dây, cây lúa cần cù chắt lọc những gì tinh túy nhất ở đất mẹ
mà lớn lên trở thành cây lương thực chỉ yếu của nền kinh tế nông nghiệp Việt
Nam. Lúa là cây trồng cổ truyền của Việt Nam và là cây trồng quan trọng nhất
hiện nay vì diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng trọt cả
nước và 80% nông dân Viêt Nam là nông dân trồng lúa. Gạo là lương thực
thiết yếu hàng đầu của người Việt Nam vì 100% của dân số 87 triệu người
không ai không ăn gạo hàng ngày từ người thu nhập thấp đến người thu nhập
cao, từ nông thôn đến thành thị. Chính vì tầm quan trọng của lúa gạo, thời
gian qua Chính phủ Việt Nam luôn luôn đặt phát triển lúa gạo là nhiệm vụ
trung tâm của phát triển nông nghiệp và đã có những đầu tư thích đáng cho
xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, nhờ vậy chỉ trong vòng
30 năm đã biến nhiều vùng đất khó khăn trở thành những vùng đất trồng lúa
trù phú cho đất nước, mà điển hình nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, Nhà nước cũng đã quan tâm đầu tư về khoa học
công nghệ và khuyến nông đối với cây lúa và các chính sách hỗ trợ nông dân.

Nhìn lại 20 năm qua, sản xuất lúa ở Việt Nam đã có những tựu đặc biệt ấn
tượng, mà dấu mốc lịch sử là năm 1989, khi Việt Nam, một nước thiếu lương
thực lần đầu xuất hiện là nước xuất khẩu gạo với số lượng lến đến 1 triệu tấn
và sau đó, từ 1990 đến 2010 sản lượng lúa từ 19 triệu tấn tăng lên 40 triệu tấn,
xuất khẩu gạo từ 1,6 triệu tấn tăng lên 6,7 triệu tấn, trong bối cảnh diện tích
1


đất lúa năm 2010 đã giảm 380.000 ha nếu so với năm 2000. Năng suất lúa
bình quân toàn quốc đã tăng từ 3,18 tấn/ha năm 1990 lên 5,3 tấn/ha năm
2010. Từ năm 2002 đến nay, năng suất lúa bình quân của Việt Nam luôn dẫn
đầu các nước ASEAN và ít nhất trên nửa triệu ha năng suất lúa Việt Nam đạt
trên 7 tấn/ha trong vụ Đông Xuân là mức năng suất lúa tiên tiến của thế giới
hiện nay. Trong báo cáo Triển vọng Lương thực Toàn cầu số tháng 6/2017,
FAO dự báo sản xuất gạo toàn cầu năm nay sẽ đạt 502,6 triệu tấn, tăng nhẹ so
với con số ước tính 499,3 triệu tấn của năm 2016 và cũng cao hơn so với mức
bình quân 493,7 triệu tấn/năm của giai đoạn 2013-2015. FAO nhận định sản
lượng gạo của Việt Nam sẽ đạt 28,6 triệu tấn trong năm 2017, tăng nhẹ so với
mức 28,3 triệu tấn của năm trước. Để đạt được những thành tựu như trên,
nhiều tiến bộ kĩ thuật đã được áp dụng trong sản xuất lúa ở nước ta trong đó
nổi bật là công tác tạo chọn giống. Đã có nhiều giống lúa mới ra đời cho năng
suất chất lượng cao, thích ứng rộng với nhiều nguồn sinh thái. Trung Tâm
Khảo nghiệm Khuyến nông đã đưa vào khảo nghiệm giống lúa mới BC15.
Giống lúa này được phát hiện và chọn lọc ra từ 1 đột biến tự nhiên của giống
IR17494 (13/2). Giống lúa 13/2 được đưa vào sản xuất ở tỉnh Thái Bình từ
những năm 1986. Đây là giống lúa có tiềm năng năng suất cao, chống chịu
tốt, chất lượng gạo khá, được ưa chuộng và đưa vào sản xuất rất nhanh, tồn tại
lâu trong sản xuất. Tuy nhiên 13/2 không mở rộng diện tích được, nguyên
nhân là thời gian sinh trưởng quá dài (220 ngày vụ xuân, 170 ngày vụ mùa),
chịu rét kém, chết hàng loạt khi gặp rét đậm lúc gieo hoặc cấy (thời điểm

25/01). Liên tục chọn lọc trong 10 vụ, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông
đã chọn ra giống BC15. BC15 là giống lúa ngắn ngày (tương đương với giống
lúa Q5), có độ thuần ổn định, năng suất cao, chống chịu khá tốt với bạc lá,
khô vằn, kháng rầy, thích ứng rộng, đặc biệt gạo trong và cơm dẻo đậm. BC15
có chất lượng gạo tốt được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến nay, bước đầu
BC15 đã nhanh chóng được sản xuất tiếp nhận. Vụ xuân 2006 toàn tỉnh đạt
2


khoảng 600 ha. Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức nhân giống được 2 ha, có
thể thu hoạch khoảng 10 tấn. Ngoài các biện pháp kỹ thuật như bố trí thời vụ,
kỹ thuật làm đất, chế độ nước, phòng trừ sâu bệnh thì việc xác định lượng
đạm bón là vấn đề quan trọng đối với cây trồng. Vì vậy, tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng và
phát triển của giống lúa BC15 tại Thái Dương, Thái Thụy, Thái Bình ’’ .
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lượng đạm bón đến sinh trưởng và phát triển của
BC15 để tìm ra lượng đạm bón thích hợp cho BC15 trong vụ xuân 2018 trên
đất Thái Dương - Thái Thụy - Thái Bình
2.2. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng của BC15.
Đánh giá ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ tiêu sinh lý của BC15
Đánh giá ảnh hưởng của lượng đạm bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại
của BC15

3


PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây lúa
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại
Nguồn gốc: Cho đến nay, nhiều ý kiến khác nhau cho rằng: Cây lúa bắt
nguồn từ Ấn Độ như Watt, 1908; Vavilop, 1926. Một số tác giả khác coi Nam
Trung Quốc là vùng

xuất

hiên cây lúa đầu tiên (De Cadolle , 1885;

Roshevits, 1930). Lại có người cho rằng cây lúa có nguồn gốc ở Việt Nam,
Campuchia như Chevalier, 1937; Komarov, 1938; Erughin, 1950 … Một số
tác giả khác lại cho rằng quê hương cây lúa là vùng đồng bằng Đông Nam Á.
Như vậy, những ý kiến có tính chất chung nhất đều cho rằng cây lúa trồng có
nguồn gốc từ Đông Nam Á (Đinh Văn Lữ, 1978).
Phân loại : Cây lúa thuộc nghành thực vật có hoa Angiospermae, lớp
một lá mầm Monocotyledones, bộ hòa thảo có hoa Graminales, họ hòa thảo
Graminae, chi Oryza, (Nguyễn Văn Hoan, 2004).
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng
Lúa gạo là lương thực, thực phẩm chính của hơn một nửa dân số thế
giới. Hạt gạo chứa 80% tinh bột; 7,5 % protein; 12 % là nước; còn lại là các
vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể: vitamin B1, B2, B6, vitamin PP,
Vitamin E, …
Hạt gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa và cung cấp loại protein tốt nhất cho
cơ thể con người. Giá trị dinh dưỡng của hạt gạo được xác định thông qua
một số chỉ tiêu như hàm lượng protein, amylose, lipid, khoáng chất, độ bền
thể gel, ... Trong đó, có hai chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất là hàm lượng
amylose và protein.
2.1.3. Giá trị kinh tế

Ngoài việc cung cấp lương thực, cây lúa còn tạo ra nhiều việc làm cho
nông dân nông thôn, mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho các quốc gia xuất
khẩu gạo và là nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc (sản xuất tinh dầu cám,
4


dược phẩm, …). Rơm rạ làm phân bón để tăng cường mùn hữu cơ trong đất,
trồng nấm và nấm dược liệu …Vỏ trấu được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sản
xuất năng lượng như nhiệt điện và gas, làm giá thể trồng cây (trấu hun).
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên Thế Giới
FAO dự báo thương mại gạo thế giới sẽ tăng trong
năm 2017
Mặc dù được điều chỉnh giảm, con số dự báo 748 triệu tấn vẫn là mức
cao kỷ lục, tăng 8,1 triệu tấn (1,1%) so với năm 2015. Đó là kết quả của diện
tích trồng lúa tăng lên 163,1 triệu ha, trong khi năng suất vẫn ở mức 4,6
tấn/ha.
Châu Á dẫn đầu về sản lượng tăng trong năm 2016, với kỷ lục 676,5
triệu tấn, tăng 7,3 triệu tấn so với năm 2015, chủ yếu nhờ thời tiết trở lại bình
thường sau mấy năm thất thường. Nhiều nước đã có đủ mưa đem lại sự thuận lợi
cho việc gieo trồng ở khu vực châu Á nằm trên bán cầu nam. Ngoại trừ một số nơi
vẫn gặp khó khăn trong sản xuất, như Trung Quốc lục địa, các nước còn lại như
Philippines, Thái Lan và nhất là Ấn Độ sản lượng đã hồi phục khi kết thúc hạn
hán. Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc), CH Hồi giáo Iran, Iraq, Nhật Bản, Bắc
Triều Tiên, CHDCND Lào, Myanmar, Nepal và Pakistan cũng tăng sản lượng
trong năm nay, thừa sức bù đắp cho sự sụt giảm ở Trung Quốc lục địa, Indonesia,
Hàn Quốc, Malaysia, Sri Lanka và Việt Nam.
Điều kiện gieo trồng ở hầu khắp châu Phi cũng thuận lợi nên sản lượng
năm 2016 ước tính tăng 5% lên kỷ lục cao 30,2 triệu tấn. Ở khu vực này,
Guinea, Mali, Nigeria và Tanzania đều bội thu; sản lượng của Ai Cập hồi

phục sau khi giá tăng hấp dẫn nông dân và xu hướng chuyển từ trồng bông
sang trồng lúa. Sản lượng tăng ở những nước này bù lại cho sự sụt giảm ở Bờ
Biển Ngà, Malawi, Mauritania, Mozambique và Zambia (chủ yếu do thiếu
mưa).
5


Sản lượng ở Mỹ Latinh và Caribê ước tính giảm xuống mức thấp nhất 6
năm là 26,1 triệu tấn chủ yếu do mất mùa ở Argentina, Bolivia, Brazil,
Ecuador, Guyana, Paraguay, Uruguay và Venezuela bởi thời tiết xấu và triển
vọng lợi nhuận từ cây lúa giảm. Khu vực này gặp khô hạn đầu năm, tiếp đến
là mưa bão trên toàn khu vực Trung Mỹ và Caribê. Ở Bắc Mỹ, lũ lụt hồi tháng
8 khiến sản xuất bị gián đoạn. Sản lượng tại Mỹ đã hồi phục sau đó lên mức
cao thứ 2 trong lịch sử khi lợi nhuận của một số cây trồng khác giảm khiến
nông dân gia tăng trồng lúa. Sản lượng ở Italia, liên bang Nga tăng sẽ góp
phần làm tăng nhẹ sản lượng của châu Âu, trong khi sản lượng
của Australia giảm do thiếu nước.
FAO đã hạ mức tính toán về thương mại gạo toàn cầu trong năm
2016 so với báo cáo hồi tháng 10, hạ 1,1 triệu tấn xuống 42 triệu tấn gạo, tức
là giảm 6,6% so với năm 2015. Lý do bởi nhiều nước châu Á công bố nhập
khẩu ít hơn mức dự tính sau khi nguồn cung trong nước tăng kết hợp với
những chính sách thương mại thắt chặt hơn. Điển hình là trường hợp của
Bangladesh, Trung Quốc lục địa, CH Hồi giáo Iran và Philippines. Những thị
trường này là lý do chính khiến FAO phải điều chỉnh mức dự báo về nhập
khẩu. Khách hàng châu Á giảm mua trong khi nhu cầu từ châu Phi chỉ hồi
phục nhẹ bởi nhu cầu vẫn hạn chế năm thứ 2 liên tiếp do được mùa và nội tệ
mất giá. Nhập khẩu vào châu Âu, Bắc Mỹ và nhất là Mỹ Latinh và Caribê
tăng lên mức kỷ lục mới do sản lượng giảm và giá trong nước tăng. Tuy
nhiên, trong mậu dịch gạo toàn cầu thì khu vực này đóng góp không nhiều.
Về nguồn cung, sản lượng của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi

thương mại gạo thế giới giảm trong năm 2016. Xuất khẩu gạo Việt Nam ước
tính giảm xuống mức thấp nhất 7 năm một phần do sản lượng giảm, phần nữa
do nhu cầu của những thị trường trọng điểm giảm sút. Ở những nơi khác,
Australia, Brazil và Ấn Độ cũng bị giảm xuất khẩu. Xuất khẩu của Myanmar
cũng bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát nhập khẩu gạo qua
6


tất cả các đường biên giới. Trong khi đó, lượng tồn trữ còn nhiều tạo cơ hội
cho Argentina, Pakistan, Paraguay, Thái Lan, Mỹ và Uruguay tăng xuất khẩu
trong năm nay. Campuchia, Trung Quốc lục địa, Liên minh châu Âu và Liên
bang Nga cũng tương tự như vậy.
Dự báo trong năm 2017, thương mại gạo toàn cầu sẽ đạt 42,9 triệu tấn,
tăng 2% so với năm 2016. Giá gạo rẻ khuyến khích các nhà nhậ khẩu châu Á
và châu Phi mua vào, trong bối cảnh nguồn cung bị sụt giảm bởi sản lượng
thấp hoặc nhập khẩu ít trong năm 2016. Nhưng nhu cầu nhập khẩu gạo của 2
khu vực này vẫn bị hạn chế bởi yếu tố tỷ giá tiền tệ và chính sách kiểm soát
nhập khẩu, khiến lượng nhập sẽ vẫn thấp hơn mức của năm 2014 hoặc 2015.
Triển vọng nhập khẩu vào châu Âu và Bắc Mỹ sẽ tăng, nơi nhu cầu
trong nước mạnh và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017. Nhu cầu mua ở Mỹ
Latinh và Caribê có thể giảm nhẹ bởi sản lượng trong nước tăng và giá gạo
nội địa giảm. Trong số những nước xuất khẩu, sản lượng hồi phục sẽ cho phép
Ấn Độ duy trì vị thế nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm thứ 6 liên tiếp.
Australia, Trung Quốc lục địa, Pakistan, Mỹ và Việt Nam đều sẽ tăng xuất
khẩu trong năm 2017, trái lại Argentina, Brazil, Campuchia, Guyana,
Myanmar, Paraguay, Thái Lan và Uruguay sẽ giảm xuất khẩu do cạnh tranh
khó hơn trên các thị trường.
Mặc dù điều chỉnh giảm 1 triệu tấn, tiêu thụ gạo toàn cầu năm
2016/17 dự báo sẽ vượt 5,2 triệu tấn so với năm 2015/16, lên 500,2 triệu tấn.
Sử dụng gạo làm lương thực sẽ tăng 1,5% lên 402,5 triệu tấn, mức tăng tập

trung ở châu Á do dân số tăng, và nhu cầu ở châu Phi sau ki nguồn cung được
cải thiện và giá rẻ. Khối lượng gạo trong ngành chăn nuôi và các mục đích/lý
do khác (chủ yếu là hạt giống, thất thoát sau thu hoạch và sử dụng trong cong
nghiệp) sẽ lần lượt ở mức 18 triệu và 79,9 triệu tấn. Trên cơ sở đó, tiêu thụ
gạo lương thực trung bình người trên toàn cầu năm 2016/17 chắc chắn sẽ vượt
mức trung bình 54,1 kg năm 2015/16 lên 54,2 kg năm 2016/17.
7


Do sản lượng dự báo thấp hơn chút ít so với sử dụng trong niên vụ
2016/17, tồn trữ gạo toàn cầu cuối năm 2016/17 sẽ giảm nhẹ 0,4% so với năm
trước xuống 170,3 triệu tấn. Tỷ lệ dự trữ – sử dụng cũng giảm từ 34,2 năm
2015/16 xuống 33,5 năm 2016/17. Tồn trữ ở Ấn Độ và Thái Lan sẽ giảm
mạnh nhất, tiếp đến là Australia. Bangladesh và Brazil. Trái lại, tồn trữ sẽ tăng
ở Trung Quốc lục địa, Colombia, Ai Cập, Mỹ và Việt Nam.
Mặc dù giá gạo phụ thuộc vào xuất xứ và chất lượng, nhiều quốc gia
thu hoạch lúa trong khi nhu cầu mua yếu khiến giá gạo thế giới mấy tháng
qua giảm nhẹ. Chỉ số giá gạo của FAO (2002-2004=100) kể từ tháng 10 đến
nay ở quanh mức 185-186. Chỉ số giá gạo Thái Lan tăng nhẹ nhờ tiêu thụ duy
trì ổn đinịh và nỗ lực của Chính phủ để đẩy giá tăng lên. Chỉ số giá gạo Indica
chất lượng cao của Ấn Độ tăng 1% kể từ tháng 10 đến giữa tháng 12 lên 170
điểm. Thương mại tích cực ở khu vực Viễn Đông giúp chỉ số giá Japonica tăng 2
điểm lên 219 điểm. Tuy nhiên, chỉ số giá gạo Aromatica và gạo Indica chất lượng
thấp giảm 1 điểm sau khi có nguồn cung từ vụ mới đối với loại Hom Mali và
nguồn cung gạo tấm bớt khan hiếm. Ước tính giá gạo quốc tế trung bình năm
2016 thấp hơn 8% so với năm 2015, phản ánh giá gạo Japonica và Aromatic giảm.
USDA: Năm 2017/18 sản lượng gạo thế giới sẽ giảm, tiêu thụ tăng

Hình 1: Giá gạo thế giới ( trung bình hàng tuần ) 4 năm qua


8


Sản lượng gạo toàn cầu dự báo sẽ giảm nhẹ xuống 481,3 triệu tấn, tuy
nhiên sẽ vẫn vượt nhu cầu tiêu thụ. Sản lượng của Mỹ dự báo sẽ giảm 10%
xuống 6,4 triệu tấn. Tại Ai Cập, sản lượng dự báo sẽ giảm do việc hạn chế sử
dụng nước. Sản lượng của Ấn Độ cũng sẽ giảm chút ít, trong khi của Sri
Lanka sẽ hồi phục sau đợt hạn hán trầm trọng nhất trong vòng 9 năm. Sản
lượng của Thái Lan dự báo cũng sẽ tăng do vụ mùa chính có đủ nước.

Hình 2: Sản lượng gạo thế giới trong các năm từ 2012-2018
Tiêu thụ gạo thế giới tiếp tục tăng mặc dù tốc độ chậm. Tiêu thụ gạo
lương thực tăng mạnh nhất ở Ấn Độ do dân số tăng. Tiêu thụ gạo chăn nuôi
và trong công nghiệp dự báo sẽ tăng ở Thái Lan, do số gạo bán ra từ kho dự
trữ của Chính phủ hiện tại và sắp tới chỉ đủ chất lượng dùng trong công
nghiệp và chăn nuôi. Dự báo tiêu thụ gạo sẽ giảm ở Trung Quốc.
Tại một số quốc gia Đông Nam và Nam Á, người dân có xu hướng
chuyển từ gạo sang sử dụng các sản phẩm làm từ bột mì. Do vậy, mặc dù dân
số tăng nhưng tiêu thụ gạo ở Bangladesh dự báo sẽ vững, trong khi ở
Indonesia sẽ giảm.

9


Hình 3: Tiêu thụ ngũ cốc lương thực ở Bangladesh và ở indonesia
Tiêu thụ gạo tại châu Phi cận Sahara (SSA) tăng nhanh do dân số tăng
và người dân chuyển dần từ sử dụng các loại củ truyền thống sang dùng gạo.
Hiện gạo đã trở thành lương thực chính của nhiều quốc gia châu Phi, trong
khi tiêu thụ tăng nhanh hơn nhiều so với sản lượng khiến nhập khẩu tăng
theo. Nhập khẩu gạo của SSA đã tăng gấp đôi kể từ 2001, và dự báo sẽ đạt

12,9 triệu tấn trong năm 2018. Đặc biệt, Bờ Biển Ngà sẽ trở thành nước nhập
khẩu gạo lớn thứ 5 thế giới trong năm 2018 với 1,5 triệu tấn. Mặc dù sản
lượng tăng nhanh ở nước này trong những năm gần đây, song tiêu thụ vẫn
vượt xa cung, và thị trường này phải phụ thuộc vào nhập khẩu gạo tấm và gạo
xay của Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ mới đáp ứng đủ nhu cầu. Các nước
Tây và Nam Phi thường nhập khẩu gạo của Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ,
trong khi các nước Đông Phi nhập của Pakistan.

10


Hình 4: Tiêu thụ, sản lượng và nhập khẩu gạo của châu Phi cận Sahara
Nigeria là nước đông dân nhất châu Phi, và là nước nhập khẩu gạo lớn
thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Tuy nhiên, nỗ lực của Chính phủ trong việc tự
cung tự cấp lương thực và chính sách hạn chế nhập khẩu đã làm giảm lượng
nhập gạo từ 3,4 triệu tấn năm 2012 xuống dự báo chỉ 2,1 triệu tấn năm 2018.
Kể từ khi nguồn cung trong nước bị hạn chế và giá gạo nội cũng như gạo
nhập khẩu tăng mạnh, tiêu thụ gạo tại Nigeria đã giảm trong khoảng 2 năm
qua. Mặc dù nhu cầu nhập khẩu của Indonesia giảm song nhập khẩu ở hầu hết
các nước khác trong khu vực vẫn tăng mạnh, mở ra những thị trường tiêu thụ
đầy tiềm năng tăng trưởng cho những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.

Hình 5: Tình hình nhập khẩu của châu Phi và Top 10 nước nhập khẩu
hàng đầu của châu Phi cận Sahara

11


Do nguồn cung gạo thế giới dự báo sẽ vượt tiêu thụ, tồn trữ gạo toàn
cầu năm 2017/18 sẽ tăng mạnh, chủ yếu do Trung Quốc, nơi dự trữ dự báo sẽ

tăng 9% lên trên 75 triệu tấn. Đây là mức tăng nhiều nhất kể từ 2001/02 và
chiếm trên 60% dự trữ toàn cầu. Các chính sách của chính phủ đang khuyến
khích sản xuất tăng vượt nhu cầu. Tuy nhiên, giá hỗ trợ của Chính phủ Trung
Quốc dành cho mặt hàng gạo cao hơn so với giá gạo ở các nước láng giềng
nên vẫn kích thích hoạt động nhập khẩu gạo vào Trung Quốc. Nước này vừa
là thị trường sản xuất, vừa nhập khẩu và dự trữ gạo lớn nhất thế giới.
Trái lại, dự trữ gạo ở top 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới dự báo
sẽ tiếp tục giảm. Dự trữ ở Thái Lan dự báo sẽ giảm 28% xuống 4,5 triệu tấn
do chính phủ nỗ lực bán đấu giá số gạo tồn trữ từ rất lâu, và lĩnh vực tư nhân
dự báo sẽ mua phần lớn số gạo đó. Trong khi đó, tồn trữ ở Ấn Độ dự báo sẽ
đạt 17,4 triệu tấn, giảm 8% so với năm trước nhưng vẫn cao hơn mức quy
định về dự trữ đệm. Dự trữ ở 2 nước xuất khẩu gạo lớn nhất này dự báo sẽ
xuống mức thấp nhất kể từ 2007/08. Ở Mỹ, do sản lượng giảm và xuất khẩu
vững, dự trữ dự báo sẽ giảm 21% xuống 1,2 triệu tấn, thấp nhất kể từ
2013/14.

Hình 6: Tình hình dự trữ gạo trên thế giới

12


Thương mại gạo thế giới năm 2018 dự báo sẽ tăng lên 42,2 triệu tấn,
tăng 2% so với năm 2017 và là mức cao kỷ lục thứ 3 trong lịch sử, với nhập
khẩu cao hơn năm trước ở châu Phi cận Sahara và Đông Nam Á. Nhu cầu của
Trung Quốc, EU, châu Phi và Philippines sẽ vẫn mạnh. Phần lớn gạo sẽ vẫn
được tiêu thụ ở chính các nước sản xuất, và chỉ gần 10% sản lượng trên toàn
cầu được xuất nhập khẩu. USDA dự báo Trung Quốc sẽ nhập khẩu 5 triệu tấn
gạo trong năm 2017, tăng 8,7% so với năm 2016.
Về năm 2018, USDA dự báo Trung Quốc sẽ nhập khẩu 4,8 triệu tấn,
giảm 200.000 tấn so với năm 2017 do sản lượng tăng. Trung Quốc sẽ vẫn là

thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới do giá ở các nước láng giềng rẻ hơn
khích lệ hoạt động nhập khẩu gạo, kể cả nhập qua biên giới. Nigeria dự báo sẽ
vẫn nhập khẩu 2,1 triệu tấn với nhu cầu nhập gạo đồ sẽ tiếp tục mạnh, nhưng
việc hạn chế sử dụng ngoại tệ và thuế cao sẽ hạn chế nhập khẩu gạo vào thị
trường này. Tiêu thụ gạo của Nigeria sẽ tiếp tục giảm vì gạo trở nên đắt hơn
so với các loại ngũ cốc và củ khác. Dự báo EU sẽ tăng nhập khẩu 50.000 tấn
lên 1,9 triệu tấn; Philippines sẽ tăng 400.000 tấn lên 1,8 triệu tấn do nhu cầu
mạnh đối với gạo nhập khẩu giá rẻ sau khi kết thúc những hạn chế về khối
lượng NK; Malaysia sẽ nhập khẩu 900.000 tấn, vững so với năm trước;
Indonesia cũng sẽ duy trì nhập khẩu 500.000 tấn trong bối cảnh sản lượng
tăng và tiêu thụ ổn định; Bangladesh sẽ tăng nhập khẩu thêm 150.000 tấn lên
300.000 tấn.

13


Hình 7: So sánh nhập khẩu gạo năm 2018 so với năm 2017
USDA dự báo năm 2018 Ấn Độ sẽ xuất khẩu 10 triệu tấn, vững so với
năm 2017 mặc dù sản lượng giảm và nhu cầu trong nước mạnh. Xuất khẩu
gạo basmati và phi-basmati của nước này dự báo sẽ tiếp tục cạnh tranh tốt.
Xuất khẩu của Thái Lan dự báo cũng sẽ đạt 10 triệu tấn mặc dù sản lượng
tăng nhưng dự trữ đệm sẽ sụt giảm và khối lượng gạo giá rẻ dành cho xuất
khẩu không nhiều. Xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 dự báo sẽ tăng 400.000
tấn so với mức 5,6 triệu tấn của năm 2017 lên 6 triệu tấn do nhu cầu tăng,
nhất là từ các thị trường Đông Nam Á như Philippines. Thương mại qua biên
giới với Trung Quốc dự báo vẫn chiếm phần lớn lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam .
Xuất khẩu của Pakistan dự báo sẽ tăng 100.000 tấn lên 4,1 triệu tấn nhờ
sản lượng tăng; của Mỹ sẽ giảm 50.000 tấn xuống 3,5 triệu tấn do sản lượng
giảm, của Myanmar sẽ tăng 100.000 tấn lên 1,7 triệu tấn do nhu cầu tăng từ

EU và các thị trường trong khu vực; của Campuchia dự báo sẽ tăng 50.000
tấn lên 1,3 triệu tấn nhờ sản lượng tăng và nhu cầu tiếp tục tăng từ các thị
trường láng giếng và EU; của Trung Quốc dự báo sẽ tăng 300.000 tấn lên
800.000 tấn do tăng xuất khẩu gạo vụ cũ sang Tây Phi.
2.1.2 . Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Việt Nam
14


Gạo luôn là loại lương thực được tiêu thụ chính của Việt Nam. Lượng
gạo tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam cũng như các nước châu Á
khác vẫn ở mức ổn định. Khi nền kinh tế phát triển, sức mua lớn hơn và người
tiêu dùng có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các loại thực phẩm khác, vì thế
lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người sẽ giảm khi thu nhập tăng.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dân số mạnh có thể kiểm soát được xu
hướng giảm lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người. Theo số liệu gần đây
nhất của Bộ NN & PTNT, lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người của Việt
Nam là khoảng 136 kg. Bộ NN & PTNT cũng sử dụng số liệu trên để đưa ra
dự báo về cung và cầu gạo. Nguồn cung của các loại thực phẩm khác luôn có
sẵn trên thị trường cũng khiến cho lượng tiêu thụ gạo bình quân đầu người sụt
giảm. Lượng gạo tiêu thụ đầu người hàng tháng tại các khu vực đô thị là ít
hơn so với khu vực nông thôn. Uớc tính, mỗi năm Việt Nam sẽ tiêu thụ thêm
150.000 tấn gạo.
Theo GAIN, lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam
phải cao hơn, ở mức trên 200kg. Nguyên nhân một phần là do một số khối
lượng gọi là lượng gạo dư thừa thực tế thông qua thương mại biên giới không
được thống kê (ước tính khoảng 2 triệu tấn gạo trong niên vụ 2015/16 và dự
kiến sẽ không thay đổi trong niên vụ 2016/17 và 2017/18). Lượng gạo dư
thừa khiến giá lúa tăng mạnh vào đầu niên vụ 2016/17.
Các yếu tố khác có thể kể đến là nhu cầu sử dụng gạo cao hơn trong
chăn nuôi hộ gia đình và nuôi trồng thủy sản cũng như sự tăng trưởng của

ngành chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, đặc biệt ngành công nghiệp
bia và rượu.
Sản lượng gạo được trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là
khoảng 6 triệu tấn một năm và sẽ tăng thêm từ 50.000 đến 100.000 tấn mỗi
năm. Trong lĩnh vực này, gạo được sử dụng nhiều trong các loại thực phẩm

15


làm từ tinh bột gạo như bánh bao, mì, bánh tráng, bánh bột gạo, bia và rượu
nội địa.
Trong ngành thức ăn chăn nuôi, sản phẩm công nghiệp chỉ đáp ứng
được khoảng 60% nhu cầu; còn 40% là nguồn thức ăn chăn nuôi tự chế. Gạo
là một trong những nguồn nguyên liệu chính của thức ăn tự chế cho lợn, cá,
và gia cầm, đặc biệt là ở ĐBSCL. Trong khi Việt Nam chỉ có thể cung cấp tối
đa 500.000 tấn gạo dùng trong thức ăn chăn nuôi thì nhu cầu về gạo trong
ngành công nghiệp này của nước ta sẽ tăng 50.000 đến 100.000 tấn mỗi năm,
tùy thuộc vào lợi thế về giá của gạo so với các nguồn nguyên liệu khác như
ngô và sắn.
Theo các thương nhân, tổng cộng Việt Nam sẽ tiêu thụ thêm tối đa
500.000 tấn gạo mỗi năm.
Dự trữ : Không có con số chính thức về lượng gạo dự trữ của Việt
Nam. Lượng gạo dự trữ được tính từ tổng sản lượng gạo, bao gồm lượng dự
trữ niên vụ trước và nhập khẩu sau khi trừ đi sản lượng xuất khẩu, tiêu dùng
và còn dư. Dự trữ gạo niên vụ 2015/16 của nước ta đạt khoảng 1,46 triệu tấn
do sản lượng thực tế thấp hơn so với kỳ vọng.
Sản lượng gạo dự trữ niên vụ 2016/17 và 2017/18 được dự đoán sẽ duy
trì xung quanh mức 1 triệu tấn gạo xay, cụ thể lần lượt là 1,42 triệu tấn và
1,02 triệu tấn, do chính phủ Việt Nam quyết định giới hạn sản lượng gạo xuất
khẩu đường chính ngạch và đường tiểu ngạch qua biên giới. Theo tính toán

của GAIN, 93 triệu người dân Việt Nam có thể tiêu thụ 1 triệu tấn gạo xay
trong vòng 28 ngày.
Gía gạo trong nước : Giá nội địa dao động phụ thuộc vào một số yếu tố:
nguồn cung có sẵn của lúa trong các vụ khác nhau trong năm, nhu cầu xuất
khẩu, và sản lượng gạo dữ trữ cuối niên vụ. Nhìn chung, giá lúa sẽ xuống
mức thấp nhất vào 2 thời điểm trong năm: đỉnh điểm giai đoạn thu hoạc vụ
Đông – Xuân (thường kéo dài từ tháng 3- tháng 4); đỉnh điểm giai đoạn thu
16


hoạch vụ Hè – Thu (thường kéo dài từ tháng 6 – tháng 7). Thời điểm thu
hoạch vụ lúa Đông – Xuân ở khu vực ĐBSCL thường bắt đầu diễn ra vào cuối
tháng 1 hàng năm. Hơn thế nữa, giá lúa còn phụ thuộc vào nguồn hàng dự trữ
có sẵn, đặc biệt là sản lượng dự trữ cuối niên vụ. Xu hướng giá nội địa trong
niên vụ 2015/16 vẫn không có sự thay đổi so với niên vụ trước; tuy nhiên, giá
lúa vào thời điểm tháng 3 – tháng 5/2016 lại đạt đỉnh do nhu cầu xuất khẩu
tăng cao. Mặt khác, giá lúa trong 3 tháng cuối năm 2016 (từ tháng 10 – tháng
12) lại thấp hơn so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu xuất khẩu giảm.
2.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân đạm trên thế giới và Việt
Nam.
Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân đạm trên thế giới
Phân bón không chỉ có vài trò quan trọng đối với an toàn lương thực
mà còn có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người. Việc trao giải hòa
bình năm 1970 cho tiến sĩ Norman Borlaug cho thấy thế giới đã ghi nhận mối
liên kết khoa học nông nghiệp với sức khỏe cộng đồng. Tăng cường sử dụng
phân bón cho cây trồng đã đẩy mạnh sản xuất trên một đơn vị diện tích, tăng
nguồn cung cấp lượng thực cũng như góp phần vào cải thiện chất lượng thực
phẩm như bổ sung các vi lượng thiết yếu (Tom W. Bruulsema et al., 2012 .
Tuy nhiên cho mãi đến giữa thế kỷ 18 thế giới mới quan tâm đến các yếu tố
hóa học và dinh dưỡng cây trồng. Ngành công nghiệp sản xuất phân bón được

ra đời vào cuối thế kỷ 18 và nữa đầu thế kỷ 19, bắt đầu từ vùng tây bắc của
châu Âu (IFA, 1998), song chỉ thật sự phát triển mạnh vào những năm 60 của
thế kỷ 20 khi mà cuộc cách mạng xanh ra đời. Việc ứng dụng các giống cây
trồng có năng suất cao và kỹ thuật canh tác mới vào thời điểm đó đã đưa sản
lượng lương thực tăng từ 830 triệu tấn lên 1.820 triệu tấn từ 1960 đến 1990,
trong khi đó diện tích đất sử dụng chỉ tăng từ 1,4 tỷ ha lên 1,48 tỷ ha. Cũng
trong khoảng thời gian đó thì lượng phân bón của thế giới cũng gia tăng từ 30
triệu tấn lên 138 triệu tấn (IFA, 1998). Như vậy, với diện tích đất chỉ tăng
17


3,5% trong khi sản lượng lương thực tăng đến 120% trong vòng 30 đã năm
nói lên vai trò của thâm canh trong đó phân bón giữ vai trò quyết định. Theo
FAO (1980), phân bón làm gia tăng năng suất đến 55% ở những nước đang
phát triển trong giai đoạn 1965 đến 1975 và đầu tư 1 kg N-P2O5-K2O sẽ thu
được 10 kg hạt ngũ cốc. Vì vậy trong giai đoạn này các nước đang phát triển
sử dụng phân bón rất nhiều từ 4 triệu tấn năm 1960 lên đến 65 triệu tấn năm
1990 để gia tăng năng suất. Nhu cầu và tiêu thụ phân bón của thế giới Tiêu
thụ phân bón có liên quan chặt đến sản xuất nông nghiệp. Nếu như sản xuất
thuận lợi, kinh tế và thị trường phát triển thì nhu cầu phân bón tăng cao.
Chính vì vậy, trong một số giai đoạn tình hình kinh tế thế giới bất ổn, sản xuất
khủng hoảng sẽ kéo sản xuất và tiêu thụ phân bón giảm xuống. Theo FAO
(2008), dự báo nhu cầu phân bón trong các năm 2008-2009 sẽ tăng 1,9%
trong đó đạm tăng 1,4%, lân tăng 2,0% và kali tăng 2,4% nhưng thực tế thì
trong giai đoạn này lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu lại giảm mạnh, cùng với
khủng khoảng kinh tế tại nhiều nước. Mức tiêu thụ phân bón đạt gần 173 triệu
vào năm 2007, sau đó giảm mạnh xuống còn 155,3 triệu tấn vào năm
2008/2009 và tăng trở lại từ cuối năm 2009 lên 163,5 triệu tấn, đạt 172,6 triệu
tấn năm 2010/2011 và 176,8 triệu tấn năm 2011/2012. Trong các sản phẩm
phân bón được tiêu thụ thì sản lượng urê chiếm nhiều nhất, có đến 150 triệu

tấn urê được tiêu thụ trong năm 2010 và lượng này tăng lên 155 triệu năm
2011 (Magnus Berge, 2012), trong số đó Trung Quốc chiếm trên 54 triệu tấn,
kế đến Ấn độ trên 21 triệu tấn, các nước Nga, Indonesia, Mỹ mỗi nước trên 6
triệu tấn, còn lại của các nước khác (IFA, 2012). Đối với phân DAP và MAP
năm 2011 tiêu thụ 56 triệu tấn, trong đó Ấn Độ tiêu thụ DAP chiếm 34%,
Trung Quốc chiếm 25% thì Trung Quốc tiêu thụ MAP đến 47%, Bắc Mỹ 20%
và Nam Mỹ 15% sản lượng của toàn cầu (Eduar Lindner, 2012). Ngoài ra, các
loại phân bón NPK, SSP và CAN cũng được người nông dân ngày quan tâm
và tiêu thụ ngày càng tăng, trong số đó Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nga, Mỹ
18


×