Kính gửi: Bộ NN&PTNT Việt Nam
Từ: Giáo sư David Dapice
Về việc: Góp ý cho đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp
Ngày: 1 tháng 4 năm 2012
Góp ý chung của tôi là tôi không rõ lắm vai trò của Nhà nước và Bộ định đạt được gì. Cảm nhận
lớn nhất là có một “tuyên bố về tầm nhìn” về các xu hướng chung cần xây dựng nhằm đạt được
cải thiện năng suất và tính bền vững trong lĩnh vực NN&PTNT. Tuy nhiên, hầu hết đầu tư thực tế
và các quyết định trong sản xuất đều do tư nhân thực hiên. (dĩ nhiên là có các doanh nghiệp và cơ
sở sản xuất nhà nước, nhưng các doanh nghiệp và cơ sở này quá nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp;
đầu tư cho kiểm soát nước là chức năng chính của nhà nước). Mặc dù hầu hết các hoạt động R&D
trong sản xuất giống và hệ thống mùa vụ do các công ty tư nhân thực hiện (như Cargill hay các
công ty TQ kinh doanh giống) hay do các tập đoàn quốc tế như IRRI. Bản Đề án đưa ra rất nhiều
mục tiêu lập kế hoạch vật lý nhưng để đạt được chúng cần có động cơ, chứ không phải là lãnh đạo
đường hướng. Và một số “mục tiêu” như có đủ các nhà máy lốp, dường như hoàn toàn không nằm
trong trách nhiệm của MARD.
Một vấn đề khác cũng khiến tôi quan tâm sâu sắc là cơ cấu lực lượng lao động thuộc các tiểu
ngành nông, ngư, lâm nghiệp đang giảm đáng kể. Từ 55% năm 2005 xuống còn 49% năm 2010.
Lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp ngày càng già và chủ yếu là nữ giới. Rất ít người
được giáo dục cao và còn trẻ lại muốn nằm trong lực lượng lao động nông nghiệp – do thu nhập
thấp (1,8 triệu đồng/ tháng so với 2,3 triệu tại khu vực nhà máy sản xuất và 2,7 triệu ở khu vực
thương mại dịch vụ theo như Điều tra lực lượng lao động năm 2010) và công việc thì nặng nhọc.
Trong khi ở khu vực đô thị chỉ có khoảng 2/3 số công nhân không có bằng cấp thì ở khu vực nông
thôn con số này là trên 90%. Tất cả điều này có nghĩa là quy mô trang trại tăng mà lực lượng lao
động thì ngày càng giảm. Chỉ có cách duy nhất là làm sao để thu nhập tăng lên đủ thu hút lực
lượng nhân công trẻ có kỹ năng – nhân công phù hợp trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến như
được đề cập trong Đề án. Ngoài ra cũng không thấy đề cập đến chính dách đất đại và nhu cầu mà
ai cũng nhận thấy là rất nhiều nông dân sẽ và nên rời khỏi mảnh đất của mình (hoặc con họ sẽ) và
việc thống nhất ruộng đất là cần thiết. (chỉ có một điểm nhỏ đề cập đến vấn đề này ở trang 20.)
Một vấn đề ngoài lề đáng quan tâm khác, là giá đất ở khu vực đô thị cao một cách vô lý, do đó
nhiều công nhân đành phải mua đất ở khu vực “nông thôn” trong khi vẫn làm việc tại khu vực đô
thị. Việc này có thể giải quyết bằng cách điều chỉnh lại giá đất khu vực đô thị bằng thuế bất động
sản và phân chia khu vực hiệu quả hơn. Chỉ là có hại hơn lợi khi khẳng định rằng giá trị đất cao
hơn tại Đồng Nai (một ví dụ) là do đất này được sử dụng trồng cây ăn quả hay lúa thay vì là đất
thổ cư. Tôi không ủng hộ việc áp dụng nghiêm khắc đất nông nghiệp tại các khu vực bán đô thị.
Điều này thật phi thực tế và chỉ tạo ra nhiều tham nhũng cũng như giá đất cao hơn đối với công
nhân những người muốn có công việc tại các khu đô thị. (Xem bài trên Kinh kế Việt Nam, tháng
12 năm 2011, tiêu đề “Chính sách đất đai của Việt Nam cho Nông nghiệp: thực trạng và khuyến
1
nghị” của tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn. Trường Đại học Harvard cũng có điều tra rất hay về chính
sách đất nông thôn theo yêu cầu của UNDP.)
Nếu nông dân có thể kiếm đủ nguồn lực để giữ con cái họ làm việc tại đồng ruộng, họ sẽ kiếm
được nhiều hơn nữa khi thu nhập quốc gia và thu nhập tại khu vực đo thị tăng thêm 4-5% một
năm, thậm chí còn hơn thế nữa. Một ha đất lúa có thể đem lại khoảng 10 tấn lúa, trên hoặc dưới, từ
hai vụ một năm. Và nếu một phần hai giá trị của số lúa thu được (có thể là 300USSD một tấn),
chưa tính chi phí sản xuất, thì thu nhập tối đa từ một ha chỉ là 1500USD một năm, hay 125USD
một tháng. (nếu con số một phần hai là sai, hay đưa vào các chi phí như cày, gieo, phân bón, thuốc
trừ sâu, thuế, chi phí, thu hoạch, v…v). Rất nhiều nông dân không có một ha đất tốt và đồng nghĩa
với việc sẽ thu nhập ít hơn con số vừa nêu. (thật ra con số thu nhập bình quân từ nông nghiệp năm
2010 chỉ là 100USD/tháng). Nếu một gia đình có một công nhân làm việc tại khu vực sản xuất hay
thương mại dịch vụ, họ có thể thu được 250USD đến 300USD một tháng, chứ không phải là 125.
Cho dù có tính cả sự khác biệt về chi phí cuộc sống, rõ ràng là một là nông dân cần có các mùa vụ
có giá trị cao hơn và không còn bị bắt buộc phải trồng lúa, hoặc họ sẽ cần diện tích canh tác lớn
hơn. Một vấn đề nữa là hầu hết các hộ nông dân đều làm bán nông nghiệp, với một số công việc
phi nông nghiệp khác. Liệu có kế hoạch gì cho vấn đề này không? Đề án hoàn toàn không đề cập
đến. Tất cả để là lập kế hoạch từ trên xuống, không phải từ dưới lên. Mối hộ gia định sẽ phải quyết
định làm gì là tốt nhất cho chính họ, để đạt được các mục tiêu được đưa ra bởi những người mà họ
dường như hoàn toàn bị lãng quên.
Mặc dù vậy, có nhiều điểm trong Đề án là chính xác. Các doanh nghiệp nhà nước cần phải được
tái cơ cầu và tư nhân hóa (không chỉ là sát nhập hay cổ phẩn hóa, nếu các việc này không cải thiện
được tình hình quản lý). Các loại cây trồng đem lại giá trị gia tăng cao và có thể chế biến nên cần
chú trọng. Ô nhiễm và suy giảm nguồn tài nguyên cũng là các vấn đề ngày càng cấp bách. Cần có
nhiều nghiên cứu, hoạt động pháp triển và khuyến nông. Dòng tài chính và đào tạo cũng là rất cần
thiết.
Thêm nữa, các mối đe dọa môi trường tại khu vực đồng bằng sông Mekong, cũng chỉ được đề cập
qua loa - trên thực tế sự kết hợp của hiện dượng sụt nền đáy do bơm nước quá tải, xây dựng nhà
máy thủy điện wor đầu nguồn và mức nước biển dâng có thể tàn phá nặng nề hệ sinh thái. Tôi
không cho rằng việc xây dựng đê kè là câu trả lời cho vấn đề này bởi hiện tượng lụt theo gió mùa
là cần thiết kể rửa sạch và có lớp đất bồi mới. Do vậy đê kè lại là sự can thiệp có hại đối với chu
ký tự nhiên này. Hơn nữa việc xây đê kè rất tốn kém. Tốt hơn là nên trồng rừng ngập mặn và phát
triển các hệ thống nuôi trồng thủy sản, tái tạo nước ngầm, và tạo cơ sở cho các vụ mùa có giá trị
cao hơn. Cơ quan phụ trách quản lý nguồn nước nên tập trung theo khu vực chứ không phải theo
tỉnh vì các quyết định tại một tỉnh có thể ảnh hưởng đến các tỉnh khác ở hạ nguồn. Yếu tố này nên
được phản ánh rõ rệt trong Đề án. Nhìn chung, các cơ chế quản lý ô nhiễm tốt hơn (ví dụ) cần
được đưa ra – có nên chăng báo chí hay các tổ chức phi chính phủ sẽ xác định các nguồn gây ô
nhiễm? có nên chăng các bên bị thiệt hại cần được mời tố cáo các bên gây ô nhiễm? nếu chính
quyền địa phương che chắn cho các doạnh nghiệp taijddiaj phương, làm cách nào để đưa họ ra?
2
Đơn giản là đưa ra luật pháp, hay như hiện nay là lờ đi, và việc thực hiện vẫn cứ tiếp tục không
hiệu quả.
Còn có các câu hỏi quan trọng về việc làm thế nào để công nghệ giống và sản xuất được xác
định/tạo ra, kiểm nghiệm và nhân rộng? đâu là những yếu điểm trong cả hệ thống? hiện nay hệ
thống đang nhắm tới các doanh nghiệp quy mô nhỏ hay tập trung vào các nông trại lớn, đã được cổ
phẩn hóa và có nền giáo dục tốt? vai trò của các công ty thương mại giống là gì? Nông dân có nên
dựa vào các nhà cung cấp thương mại về thuộc trừ sâu để lấy thông tin hay gọ nên lấy thoogn tin
từ nguồn quản lý tổng hợp (và nếu có thì là ở đâu?)? chính phủ có thwcjhieenj đúng vai trò cung
cấp vật tư và công nghệ cho nông dân không? Và nông dân chi trả như thế nào cho các dịch vụ
này? Thay vì việc kêu gọi các mục tiêu cụ thể sử dụng tốt hơn các nguồn cung cấp hay tăng năng
suất cao su hoặc cải thiện chất lượng cà phê, sẽ là hữu ích hơn nếu xác định các phương thức làm
thế nào đề đạt được các mục tiêu này và làm thế nào để các cơ quan chính quyền phối hợp với
khối tư nhân có cùng vai trò. Chính quyền khoogn thể làm một mình mà khoogn có sự tham gia
của khối tư nhân – đơn cử như việc điều tiết và hợp đồng với các đơn vị tư nhân, loại “hợp tác xã”
mới này có thể thực hiện vai trò cùng nông dân tốt hơn không?
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng cần được làm rõ. Có nên chăng các công ty nước
ngoài (rõ nhất là Trung Quốc) được cho phép kiểm soát một loạt các trang trại? có nên chắng các
công ty chế biến nước ngoài hay các thương lái nước ngoài được cấp giấy phép? Nếu vậy, sẽ cần
có một phương thức đảm bảo cạnh tranh, cho phép các nhà sản xuất có một có hội bán sản phẩm
của họ? Nếu các công ty chế biến và thương lái địa phương (thường có liên quan đến chính phủ)
phàn nàn rằng họ bị chiếm chỗ? Tất cả các yếu tố này đều cần được thảo luận Mặt khác, có sự
nhạy cảm trong vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài trong một số trường hợp. (kinh doanh gạo là
một ví dụ cũ, lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua trực tiếp từ noogn dan
và phải có sản phẩm gạo chất lượng tốt hơn. Vấn đề này hiện nay ra sao?)
Gần đây, như một số báo có viết, tỉ lệ tăng trưởng nông nghiệp giảm 2-3% trong khi kinh tế tăng
trưởng 4-6% và các khối phi nông nghiệp răng 5-8%. Mối quan tâm cũng như sự chú trọng vào
nông nghiệp suy giảm. Với tỉ lệ dân số tăng it nhất hơn 1% (và giảm) cùng với nhu cầu lượng thực
trong nước tăng không quá 2-2.5%, thì tỉ lệ tăng trưởng “thêm” khoảng 2-3% từ ngành nông
nghiệp không phải là vấn đề an ninh lương thực nữa mà là câu hỏi những lĩnh vực nào đem lại
công việc “tốt” và xuất khẩu cao? Có thể là các nguồn lực nên được chuyển giao khỏi các trang
trại còn nhanh hơn nguồn lao động chuyển đi khỏi ngành này 1+% một năm. Cuối cùng, tỉ trọng
lao động nông nghiệp (không chỉ lâm nghiệp hay thủy sản) khoảng gấp đôi tỉ trọng 17% GPD của
ngành. Hiệu quả đầu ra trung bình tính trên một lao động trong ngành nông nghiệp chỉ bằng một
nửa so hoặc thấp hơn với hiệu quả đầu ra trung bình của lao động phi nông nghiệp. Cuộc chiến thu
hút nguồn đầu tư là cơ sở để tạo ra (a) nhu cầu việc làm trong ngành nông nghiệp hơn là các ngành
khác hay (b) đầu ra hiện có bị đe dọa do vấn đề mối trường hoặc sâu bệnh, hay (c) các cơ hội lợi
ích cao sẽ mất đi do thiếu đầu tư công. Tỉ lệ tăng trưởng nông nghiệp cao là cần thiết song tốt hơn
cả là nên tăng chế biến hay dịch vụ? các nhân công trẻ có mong muốn làm việc trong ngành nông
nghiệp không? Chỉ là một ý nghĩ thử nghiệm, giả sử là số lao động trong ngành nông nghiệp giảm
3
nhanh chóng và tỉ trọng lao động của ngành giảm 2% năm. Và nếu nông nghiệp tăng trưởng 2.5%
năm và tổng GDP tăng 5%, thì sau năm tỉ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm khoảng 1
phần tư và tỉ trọng GDP của ngành tăng 15%. Sự không cân đối giữa lao động nông nghiệp và phi
nông nghiệp vẫn còn những sẽ giảm đi. Đây có phải là đầu ra tồi không? Tỉ lệ tái đầu tư cho hạ
tầng nông nghiệp so với các ngành khác như thế nào?
Các lý do không mong muốn này có thể phản biện nếu có một tỉ kệ cao các nhân công trẻ không
phù hợp với bất kể công việc gì mà chỉ có thể làm nghề nông hoặc không có công việc nào khác
được tạo ra đủ trong các ngành phi nông nghiệp hay việc di dân cơ học của các nhân công trẻ đến
các thành phố gây bất ổn nghiêm trọng. Tôi không biếu nếu liệu các lý do vừa nêu có xảy a không,
nhưng rõ rang là đầu tư cho nông nghiệp như là một đầu tư “xã hội” vẫn cần phải tranh cãi. Dĩ
nhiên, nếu các công việc trong ngành NN được trả công cao có thể được tạo ra, thì lại là vấn đề
khác. Nhưng lại một lần nữa, việc đó cần có các trang trại lớn, các loiaj cây trồng không chỉ là lúa,
và thêm giáo dục, thêm vốn và công nghệ. Tại Malaysia, ví dụ, sản xuất cao su suy giảm do lương
cho người thu mủ cao su tăng hơn mức cho phép. Nếu lương Việt Nam tăng nhanh, tác động tương
tự cũng sẽ xảy ra với nhành NN VN. Nói cách khác, các mục tiêu đặt ra trong Đề án đều khả thi về
mặt kỹ thuật nhưng có thể hoặc không thể xem xét trên phương diện kinh tế. Nếu nhân công không
thu hút được và nguồn vốn tìm được chỗ đầu tư tốt hơn, thì các mục tiêu đó sẽ không thể đạt được.
Vốn cần được thu hút, và có cách nào để thu hút vốn tốt hơn không trừ khi tổng chi phí bằng cách
nào đó giảm xuống do sử dụng ít lao động và vật tư hơn đi thôi.
Ngoài ra không có dòng nào về việc đưa các sản phẩm NN ra thị trường, chắc là bằng điện thoại di
động hay điện. Một số dịch vụ cơ bản tất cả các vùng đều có. Nếu cần phải tập trung hơn vào các
loại cây trồng có GTGT cao hơn, các dịch vụ này là rất cần thiết. Nhưng yếu tố quản lý nước đắt
đỏ cần phải điều chỉnh, cho dù điều này có nghĩa là nếu khoogn có đầu tư thì một số khu vực trồng
một số loại cây trồng cần phải thay đổi cơ cấu. An sinh lương thực được đảm bảo rồi. vấn đề là
làm thé nào để giúp người dân sống ở khu vực nông thôn tăng thu nhập. nếu tăng trồng sẵn có thể
giúp họ kiếm nhiều hơn các cây khác, thì hãy trồng thêm sắn – nhưng không phải vì có mục tiêu
sản xuất nhiều ethanol hơn.
Nhìn chung tầm nhìn cải thiện giống và các yếu tố khác, chọn các loại vụ mùa có GTGT cao hơn,
và chú trọng chế biến, và các bước đảm bảo tính bền vững là hợp lý. Dĩ nhiên là công tác quản trị
cần được cải thiện. Vẫn có yếu tố bị thiếu hụt (theo quan điểm của tôi) là kết nối các tầm nhìn với
khối tư nhân, các chọn lựa của tầng lớp lao động trẻ và các có chế cho phép chính phủ làm chất
xúc tác cải thiện khu vực nông thôn. Nếu công nghệ tiên tiến hơn và hạ tầng không cải thiện được
lợi ích và thu nhập so với các ngành khác thì các đầu tư của khối tư nhân sẽ không chảy về và các
mục tiêu sẽ không đạt được. cần có sự kết nối với những ngời trồng, thu hoạc và chế biến sản
phẩm. Những người làm trực tiếp này nên được tham gia vào quá trình lập kế hoạch, chứ không
chỉ là bị chỉ đâu đánh đấy. Chỉ có như vậy thì thực tế và các đầu vào cần thiết mới được xác định.
Lại nữa, điều này yêu cầu sự thay đổi trong chính sách đát và tài chính. Không chỉ là vật tư trộng
trọt và hạ tầng nông nghiệp.
4
Góp ý cuối cùng là tỉ giá thực và giá lương thực quốc tế. Giá các loại lương thực quốc tế tính bằng
đồng đô la cao hơn cho phép nông dân thu lợi nhiều hơn khi tỉ gia giảm xuống so với lạm phát.
Nếu giá lương thực thế giới giảm đi, thì lợi nhuận của nông dân bị ảnh hưởng (điều chỉnh lạm
phát). Do đó tỉ giá có vai trò lớn. Vai trò của giá cả cũng không được đề cập trong Đề án, nhưng
đây lại là yếu tố quan trọng có lẽ là quyết định trong việc xác định sản xuất tăng vao nhiêu trong
một thời gian nhất định, do vậy yếu tố giá nên được đưa vào!
5