21. Kết quả thảo luận nhóm về “Đầu tư và nguồn tài chính cho Quản lý ô nhiễm công
nghiệp”
Các đại biểu được chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời một số câu hỏi.
Nhóm 1:
Câu hỏi 1. “Chi sự nghiệp môi trường” có được phân chia theo các loại hoặc các hoạt động
khác nhau (ví dụ như: kiểm soát ô nhiễm khí; kiểm soát ô nhiễm nước; quản lý chất thải nguy
hại; quan trắc; phân tích phòng thí nghiệm; v.v.
Trả lời:
- Nguồn chi 1: chi theo công tác QLMT; chi theo cấp tỉnh, huyện , xã, chi cho công tác
tuyên truyền, phối hợp với ban ngành đoàn thể, làm công tác tuyên truyền, chi công tác
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp; chi cho các đề án dự án liên quan đến
BVMT; chi công tác quan trắc môi trường, một số tỉnh hỗ trợ cho các sở ngành có hoạt
động liên quan đến BVMT; chi cho quản lý nhà nước ; một số tỉnh có Quỹ BVMT trích
10% chi cho BVMT.
- Nguồn chi 2: Chi hỗ trợ thu gom xử lý rác chiếm 85% cho nguồn chi. Một số tỉnh áp
dụng thêm chi hỗ trợ cho cán bộ công tác môi trường cấp huyện, như Quảng ngãi chi
thêm cấp thành phố 4.000 VND/người, cấp xã là 3.000VND/người. Số tiến này chuyển
về phòng tài chính của huyện.
Câu hỏi 2: “Chi sự nghiệp môi trường” có bao gồm cả hai “chi cho đầu tư” (ví dụ như các
phương tiện và thiết bị), và “chi thường xuyên”?
Trả lời:
- Hiện nay các chi về mua sắm thiết bị cho QLMT vẫn chi từ nguồn Xây dựng cơ bản do
Sở kế hoạch câp. Do đó nguồn chi cho hỗ trợ thu gom xử lý rác, nên xem xét kiến nghị
tách riêng nguồn này ra và xem xét chi đã hợp lý hay chưa.
Thảo luận: Theo bài trình bày của bà Toàn, vốn đầu tư cơ bản từ ngân sách nhà nước là chưa
có vốn dành riêng cho chi môi trường, nhóm 1 khi thảo luận cho rằng có thể xin được dòng
ngân sách chi cho môi trường trong quỹ cơ bản này hay không?
Trả lời: Ngoài nguồn vốn chi cho môi trường còn có các vốn chi xây dựng cơ bản. Dự án đầu tư
xây dựng cơ bản về thoát nước, xử lý nước thải lấy từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Nhóm 2:
Câu hỏi 3: Chi sự nghiệp môi trường có được phân bổ theo các ưu tiên môi trường trong tỉnh?
Trả lời:
- Có ưu tiên. Hàng năm Sở TNMT tổng hợp mục chi của địa phương, các sở ban ngành,
địa bàn tỉnh thành phố, làm việc với Sở tài chính về phân bố ngấn sách và trinh phân bổ
ngân sách với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Ưu tiên cho thu gom xử lý rác thải. theo nghị định 45, Đà Nẵng, Sóc Trăng trong tổng 41
tỷ, chi 2/3 cho xử lý rác, 1/3 cho các hoạt động BVMT như quan trắc, tranh tra kiểm tra,
ĐTM và chương trình kế hoạch dự án cho công tác BVMT.
Câu hỏi 4: Chi sự nghiệp môi trường có được phân bổ để đạt được các mục tiêu kiểm soát ô
nhiễm cụ thể và có thể lượng hóa được (ví dụ: đạt được x% các nhà máy có thiết bị kiểm soát
ô nhiễm hoặc giảm x% ô nhiễm nước; hoặc mục tiêu chất lượng môi trường không khí cụ thể
và có thể lượng hóa được?)
Trả lời:
- Có phân bổ. Căn cứ nghị quyết HĐND 5 năm ở Đà nẵng, tập trung thu gom chất thải
rắn chiếm 90-95%. Kế hoạch phân bổ hàng năm của UBND tỉnh, hàng năm các sở,
quận, huyện có chương trình mục tiêu quốc gia.
Thảo luận:
- Tổng chi tiêu của tỉnh do ai quyết định, kế hoạch QLMT 5 năm, ai là người xác định ưu
tiên
Trả lời: Thông qua UBND, Hội đồng nhân dân quyết định ưu tiên, phân bổ ngân sách.
Nhóm 3:
Câu hỏi 5: Đâu là mối liên kết giữa công tác lập kế hoạch cho các hoạt động kiểm soát ô nhiễm
và lập kế hoạch cho chi sự nghiệp môi trường?
Trả lời:
- Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm 1% theo quy định, từ nguồn kinh phí
này sẽ có nguồn kinh phí khác liên quan như kinh phí kiểm soát ô nhiễm.
- Trên cơ sở nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm, sự nghiệp môi trường của
tỉnh, thành sẽ có khi có kế hoạch liên quan đến BVMT, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm, kế
hoạch về kinh phí kiểm soát ô nhiễm phải được xây dựng.
Câu hỏi 6: Liệu có thể lập kế hoạch ngân sách môi trường cho một giai đoạn dài hơn 1 năm, ví
dụ cho một giai đoạn từ 3 đến 5 năm?
Trả lời:
- Có. Xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm, xây dựng kinh phí 5 năm, xây dựng
mạng lưới quan trắc 5 năm. Thống nhất xây dựng kế hoạch ngắn, trung và dài hạn.
Trong xây dựng kế hoạch, có lộ trình thực hiện, đưa ra mục tiêu cho từng năm, kết quả
thực hiện, có chương trình dự án, tổ chức thực hiện phối hợp với các ban ngành.
Thường tháng 8 hàng năm các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch của tỉnh/ thành phố
đó, cuối năm hội đồng thông qua kế hoạch chi tiêu ngân sách của năm đó để năm sau
đi vào thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm được HĐND thành phố thông qua, báo cáo chính phủ, quốc
hội có phần dự toán về kinh phí để triển khai đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội. Đối với tỉnh có
nguồn thu hạn chế, hội đồng phải trình nhà nước trong cuộc họp cuối năm để phân bổ ngân
sách của năm sau. Kế hoạch 5 năm là tầm nhìn chiến lược.
Nhóm 4:
Câu hỏi 7: Có bao nhiêu phần trăm ngân sách môi trường được lấy từ nguồn địa phương do
hoạt động thu phí như phí nước thải?
Trả lời:
- Bình Dương có nguồn thu ngân sách lớn nhất; thu phí từ khai thác khoáng sản được 40
tỷ; thu phạt, thu phí theo Nghị định 67 được 10 tỷ chiếm 50% của nguồn 1% trích từ
ngân sách.
Câu hỏi 8: Ông/bà hiểu 1% chi ngân sách nên chi cho chi tiêu cho môi trường như thế nào?
Công tác này được thực hiện như thế nào ở tỉnh của ông/bà?
Trả lời:
Tất cả các hoạt động thu gom, xử lý rác thải đều sử dụng kinh phí này. Hiện đã sử dụng khoảng
80%. Ở Bắc Ninh, đã đầu tư cho một bãi rác thải rắn, 60ha. Theo thông tư 45 phải chi cho
Công ty môi trường là không hợp lý. Đề xuất: chi sự nghiệp môi trường cần ưu tiên cho các dự
án điểm, hỗ trợ cho các dự án xử lý các điểm nóng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tổng số
chi chiếm 50% trong tổng 1%. Nếu đề xuất tăng lên 1,5% hoặc 2% những vẫn chi như cũ thì
không hiệu quả, do đó cần cơ cấu lại mục chi.