MỤC TIÊU VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH RÀ
SOÁT TRỌNG TÂM 2012
Người trình bày: Tiến sỹ Ngô Hải Phan
Cục trưởng, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính
Tháng 3 năm 2012
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Thực trạng và giải pháp
2. Mục tiêu và yêu cầu rà soát
3. Nét mới trong rà soát trọng tâm năm 2012
4. Cách thức triển khai kế hoạch rà soát trọng tâm năm
2012
5. Sản phẩm
6. Nhiệm vụ của các bên tham gia rà soát
2
Thực trạng và giải pháp
•
Qua 10 năm thực hiện công tác cải cách TTHC trong các lĩnh vực quản
lý nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 mà trọng tâm là giai đoạn thực hiện
Đề án 30 (2007 – 2010), Việt Nam đã có những cải cách quan trọng, đặc
biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan.
•
Thực tiễn từ triển khai Đề án 30 cho thấy:
–
Một số TTHC còn nhiều khâu, nhiều loại giấy tờ không hợp lý, chồng
chéo, dễ bị lợi dụng, lạm dụng đã được rà soát để loại bỏ hoặc sửa đổi;
–
Nhiều TTHC mới được ban hành theo hướng công khai, minh bạch, đơn
giản, thuận lợi, hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên
nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, vừa đáp ứng
yêu cầu quản lý nhà nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã
hội;
–
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã có bước trưởng thành cả về
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức, phẩm chất cũng như tinh
thần phục vụ.
3
Thực trạng và giải pháp
•
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại:
–
Trong một số lĩnh vực, thủ tục hành chính vẫn còn bất cập, chồng chéo,
không hợp lý, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp;
–
Vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức giải quyết công việc
chậm trễ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, tiêu cực;
–
Kỷ cương, kỷ luật hành chính và việc xử lý cán bộ còn hạn chế;
–
Mô hình cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
một số lĩnh vực còn lúng túng, hình thức, chưa thực sự hợp lý;
–
Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong một số trường hợp thiếu nhất
quán, thiếu đồng bộ;
–
Chất lượng ban hành VBQPPL chưa cao, vẫn còn một số quy định chưa
sát thực tế, chưa cụ thể;
–
Việc hiện đại hóa, ứng dụng CNTT vào giải quyết TTHC còn hạn chế.
4
Thực trạng và giải pháp
Vì những tồn tại nêu trên, người dân và doanh nghiệp khi thực hiện thủ
tục hành chính vẫn phải đi lại nhiều lần, tốn nhiều thời gian, chi phí,
làm chậm hoặc mất cơ hội đầu tư, kinh doanh, làm giảm khả năng
cạnh tranh.
5
Thực trạng và giải pháp
•
Giải pháp
–
Xây dựng bộ công cụ kiểm soát quy định về TTHC từ khâu dự thảo
đến khâu thực thi: Hướng dẫn sơ đồ hóa quy trình thực hiện; Biểu mẫu
đánh giá tác động; Biểu mẫu rà soát; Biểu mẫu tính toán chi phí tuân thủ;
–
Giai đoạn xây dựng VBQPPL:
+ Biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ giúp cơ quan,
đơn vị chủ trì soạn thảo giải trình trước nhân dân về sự cần thiết, tính
hợp lý, hợp pháp và hiệu quả của quy định về TTHC dự kiến ban hành;
định hướng quy định TTHC theo phương án tối ưu; nâng cao chất
lượng dự án, dự thảo văn bản quy định TTHC.
+ Lấy ý kiến cơ quan kiểm soát TTHC
6
Thực trạng và giải pháp
•
Giải pháp
Đây là bước tiến trong quá trình xây dựng văn bản QPPL, nhằm khắc
phục những nhược điểm cố hữu trong xây dựng văn bản QPPL hiện nay,
đó là tính cục bộ, tính bảo thủ chỉ muốn đặt ra những quy định nhiêu khê,
rườm rà, phi lý phục vụ hoàn toàn ý chí của nhà quản lý mà không tính tới
quyền và lợi ích của đối tượng tuân thủ.
Trên thế giới, việc đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ các quy
định, thủ tục hành chính tại nhiều nước là công việc bắt buộc trong quá
trình xây dựng văn bản QPPL và họ coi đây là biện pháp cơ bản bảo đảm
chất lượng và sức sống thực tế của văn bản QPPL được ban hành.
7
Thực trạng và giải pháp
•
Giải pháp
–
Giai đoạn thực thi VBQPPL: phương pháp sơ đồ hóa quy trình thực
hiện, Biểu mẫu rà soát và tính toán chi phí tuân thủ giúp cơ quan, đơn vị
thực hiện thủ tục hành chính rà soát quy định, thủ tục hành chính nhằm
loại bỏ những khâu trung gian, không cần thiết; sửa đổi, bổ sung, thay
thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ quy định, thủ tục hành chính không cần thiết,
không phù hợp, không đúng thẩm quyền;
–
Tổng kết việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải
quyết TTHC để có giải pháp phù hợp;
–
Nghiên cứu toàn diện các mặt và sớm ban hành đồng bộ, cụ thể các
chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật, hồ sơ, quy
trình, thủ tục, thời hạn giải quyết TTHC trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã
hội, tạo khuôn khổ pháp lý công khai, minh bạch để các cơ quan, tổ chức,
cá nhân thực hiện;
8
Thực trạng và giải pháp
•
Giải pháp
–
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời các vi phạm;
–
Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm
và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
–
Tăng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bao gồm cả hạ tầng CNTT và
đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước
đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân
9