Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY GIA súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.36 KB, 11 trang )

HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY GIA SÚC
Hội chứng tiêu chảy
A. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta có những chuyển biến rõ rệt
tăng cả về số lượng và chất lượng. Song việc phát triển chăn nuôi đang gặp nhiều
khó khăn. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả kinh tế
của chăn nuôi đó là tình hình dịch bệnh. Trong đó đặc biệt là bệnh về tiêu chảy.
Tiêu chảy là triệu chứng chung, đặc trưng và thường xuất hiện trong bệnh lý đường
tiêu hóa của gia súc. Xuất phát từ nguyên nhân hay triệu chứng lâm sàng, căn cứ
vào đặc điểm, thời gian hoặc tính chất của bệnh mà có cách gọi tên khác nhau: hội
chứng tiêu chảy, bệnh tiêu chảy không nhiễm trùng, bệnh tiêu chảy ở gia súc sơ
sinh, bệnh phân sữa
Đến nay, triệu chứng tiêu chảy ở gia súc con được khẳng định xuất hiện gắn liền
với các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa; gây ra bởi nguyên nhân vi khuẩn: tiêu
chảy do E.coli, viêm ruột hoại tử do Cl. penrfringens, bệnh phó thương hàn ở gia
súc sau cai sữa Trong các bệnh truyền nhiễm do virus: dịch tả, viêm dạ dày ruột
truyền nhiễm (TGE) hoặc bệnh do nội ký sinh trùng: cầu trùng, giun đũa, giun
lươn, sán lá ruột.
Với bất kể nguyên nhân gây bệnh nào thì triệu chứng tiêu chảy vẫn luôn được coi
là đặc điểm phổ biến nhất trong các dạng bệnh của đường tiêu hóa. Tiêu chảy dẫn
đến mất nước, thiếu hụt các chất điện giải, suy kiệt cơ thể, nếu trầm trọng dễ bị
trụy tim mạch và chết.
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do công tác chăm sóc nuôi dưỡng và
quản lý đàn gia súc chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết, tỷ lệ mắc
bệnh trong những năm gần đây tương đối cao. Mặc dù đã có rất nhiều phương
pháp phòng và điều trị song hiệu quả trong thực tế vẫn chưa thực sự tốt.Xuất phát
từ thực tế yêu cầu sản xuất, phục vụ mục đích học tập của sinh viên chuyên
ngành chăn nuôi thú y. Nhóm 5 tiến hành chuyên đề tìm hiểu về “ Hội chứng
tiêu chảy ở gia súc” gồm các nội dung sau:
Nguyên nhân gây tiêu chảy
Cơ chế


Triệu chứng
Chẩn đoán
Phòng và điều trị bệnh
Phân biệt các dạng tiêu chảy thường gặp
Hội chứng tiêu chảy
B. Giải quyết vấn đề
Khái niệm : Tiêu chảy là hiện tượng gia tăng số lần thải phân hoặc tăng thàn phần
nước trong phân, tăng khối lượng phân.
1. Nguyên nhân chung:
Do ăn nhiều, thức ăn không kịp tiêu hoá bị lên men dẫn đến ỉa chảy.
Do thay đổi thức ăn đột ngột
Ăn các loại thức ăn bột đường không chín.
Ăn phải thức ăn bị hỏng.
Chó mèo, loài ăn thịt sống có nhiều khả năng gặp tiêu chảy.
Do các bệnh truyền nhiễm, bệnh kst, quá trình viêm ở dạ dày, ruột.
Nguyên nhân: Cụ thể từng loại gia súc
-Ở trâu bò: Bệnh thường xảy ra ở bê, nghé non dưới 6 tháng tuổi và vào mùa mưa
ẩm làm bãi chăn, chuồng trại bị ô nhiễm. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân:
Do nhiễm vi khuẩn gây viêm ruột, nhiễm virus (thường là virus Parvo ở bê non),
Do ký sinh trùng (giun đũa, sán lá gan),
Do thức ăn nhiều đạm nhiều béo hoặc thức ăn ôi mốc.
Nguyên nhân: Cụ thể từng loại gia súc
-Ở lợn:
* Do bộ máy tiêu hoá heo con phát triển chưa hoàn chỉnh, khả năng tiết dịch tiêu
hoá chưa đầy đủ, các men tiêu hoá còn quá ít không đủ để tiêu hoá các chất đạm
khó tiêu từ cám, gạo, bánh dầu, bột cá mà chỉ tiêu hoá được đạm từ sữa là Casein
dễ tiêu, Acid Chlohydric (HCl) tiết quá ít; không đủ để làm giảm độ PH trong ruột
non làm ức chế quá trình xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây tiêu chảy ở heo
con.
* Do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc:

- Không cho heo con bú sữa đầu: trong thành phần sữa đầu ngoài các chất dinh
dưỡng còn có chứa một lượng kháng thể nhất định giúp cho heo con chống chọi
với bệnh tật được truyền từ cơ thể mẹ thông qua nguồn sữa đầu.
- Heo con phải được bú sữa đầu từ 30 phút đến 1giờ sau khi lọt lòng mẹ, không
nên để quá lâu; có thể heo mẹ vừa đẻ vừa cho con bú.
- Không giữ ấm cho heo con: heo con bị lạnh sẽ dễ bị tiêu chảy do hoạt động tiết
dịch tiêu hoá bị giảm, hoạt động như động ruột yếu.
- Nhiễm trùng cuống rốn: do giữ gìn vệ sinh không tốt lúc đỡ đẻ, không sát trùng
cuống rốn bằng cồn Iod sau khi cắt cho đến khi lành hẳn.
- Không bổ sung sắt cho heo con bằng cách chích sắt cho heo con 3 lần vào lúc 1-3
ngày, 12 - 14 ngày và 21 - 24 ngày sau khi đẻ, cũng có thể tiêm sắt cho heo con
một lần lúc 1 - 3 ngày tuổi với loại sắt có hàm lượng 300 mg/ml.
Do chuồng trại ẩm ướt, dơ bẩn.
Do thức ăn nước uống của heo mẹ và heo con không đảm bảo vệ sinh và chất
lượng kém có chứa nấm mốc và độc tố.
Do nhiễm trùng đường ruột: với các loại vi khuẩn Samonella, Echerchia Coli,
Clostridium hoặc các loại Virus có sẵn ở chuồng trại, thức ăn, nước uống.
Do virut như virut dịch tả lợn
Do kí sinh trùng (ví dụ: giun đũa lợn, sán lá ruột lợn ).
2.Cơ chế sinh bệnh
Theo giáo trình bệnh nội khoa gia súc Giải thích về cơ chế chung của hội chứng
tiêu chảy, do 4 yếu tố sau:
- Tiêu chảy do giảm tính thẩm thấu (do giảm hấp thu nước). Đây là cơ chế thường
thấy nhất là trong tiêu chảy. Sự tồn tại của các chất có hoạt tính thẩm thấu trong kết
tràng dẫn đến sự kém hấp thu nước như: Những chất không tiêu hoá được( chẳng
hạn như thuốc), thức ăn không tiêu hoá được, thành ruột bị viêm. Đối với dạng tiêu
chảy này thì việc ăn kiêng có thể cải thiện tình trạng bệnh.
2.Cơ chế sinh bệnh
- Tiêu chảy do thẩm xuất ( tăng sức thẩm thấu ngược) là việc thải vào lòng ruột
máu, huyết tương, niêm dịch sau khi thành ruột bị tổn thương ( do loét, viêm).

Trong trường hợp này phân có màu đỏ, đỏ sẫm và có nhiều chất nhầy trong phân.
- Tiêu chảy do tăng bài tiết dịch, do thoát nhiều nước và chất điện giải vào lòng
ruọt qua niêm mạc thành ruột, đặc biệt là ở ruột non. Trường hợp này là do tác
động của độc tố của VSV gây bệnh. Thức ăn có quá nhiều chất béo cũng có thể là
nguyên nhân gây ỉa chảy.
- Tiêu chảy do rối loạn nhu động: ít khi là cơ chế khởi phát của tiêu chảy mà
thường kế phát của sự nhiễm trùng, dẫn đến sự tăng tiết dịch và rối loạn trương lực
thẩm thấu.
3.Triệu chứng chung:
Được phân rõ tuỳ theo thời gian diễn biến bệnh chia ra : tiêu chảy cấp tính và tiêu
chảy mãn tính và vị trí xảy ra ở ruột non hay ruột già.
Phân có thể còn lổn nhổn những hạt thức ăn chưa tiêu hoá, hơi sệt đến lỏng, màu
vàng đến màu đỏ, đỏ đen, có mùi tanh, có thể có lẫn ký sinh trùng.
Tiêu chảy cấp tính
Là dạng tiêu chảy xuất hiện nhanh do nhiều nguyên nhân, trên thực tế rất khó xác
định chính xác căn nguyên. Tiêu chảy cấp tính thường xảy ra trong trường hợp do
rối loạn về tính thẩm thấu của thành ruột.
Triệu chứng toàn thân: sốt, ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều. Cơ thể suy nhược nhanh
chóng, da khô, mắt trũng.
Triệu chứng cục bộ: sôi bụng, thành bụng căng và có cảm giác đau. Khi sờ nắn
bụng, gia súc có thể bị nôn mửa
Tiêu chảy mãn tính
Triệu chứng:
Gia súc gầy dần, hố mắt trũng sâu.
Phân có màu sáng, nát như bùn và có mùi thiu.
3.Triệu chứng riêng:
Ở trâu bò: Gia súc uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại sau đó ỉa
lỏng, đầu tiên phân sệt sau đó vài ngày sau ỉa chảy nặng phân chỉ là dịch màu xám
xanh, xám vàng có mùi tanh, vật bệnh bị mất nước nhanh, da nhăn nheo. Trường
hợp nặng gia súc bị xuất huyết ruột, phân lẫn máu và niêm mạc lầy nhầy

3.Triệu chứng riêng:
ở lợn: - Tiêu chảy phân vàng lỏng, nhiều nước là tiêu chảy do Virus gây ra.
- Tiêu chảy phân vàng, nhiều nước, sốt 40- 410C, xuất huyết vùng da mỏng là tiêu
chảy do Samonella Cholerasius hoặc do Samonella Typhimurium.Thể mãn tính sốt
vừa kéo dài, các vùng da mỏng xuất huyết, rìa tai, mỏm tím bầm, rìa và gốc tai
lạnh bệnh kéo dài heo suy nhược rồi chết.
- Tiêu chảy phân vàng lỏng, nhiều nước có hoặc không có sốt, heo gầy còm xù
lông, đuôi cụp xuống là tiêu chảy do Echerichia Coli: ( lợn con bị Bệnh phân
trắng )
3.Triệu chứng:
- Tiêu chảy khi lợn con bị Bệnh phân trắng gặp nhiều ở lợn từ sơ sinh cho đến 21
ngày tuổi. Lợn kém bú, rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Lợn đi ỉa, da khô nhăn
nheo, đầu to bụng hóp, lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân. Niêm
mạc mắt lợn nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh.
Lợn rặn rất nhiều khi ỉa. Màu phân lúc đầu xanh đen sau đó chuyển sang sám rồi
chuyển sang màu sám như cứt cò, có mùi tanh, khắm đặc trưng. Phân dính nhiều
vào hậu môn.
Lợn con bị bệnh thường hay khát nước, nên tìm nước bẩn trong chuồng uống, làm
bệnh nặng thêm nếu không đảm bảo đủ nước sạch. Đôi khi có lợn nôn ra sữa chưa
tiêu hoá nên có mùi chua. bệnh kéo dài 2-4 ngày, lợn suy nhược nhanh, co giật, run
rẩy và chết. Tỷ lệ chết 50-80%.
Thể kéo dài gặp nhiều ở lợn từ 22 ngày tuổi. Bệnh có thể kéo dài từ 7-10 ngày. Lợn
con vẫn bú nhưng giảm dần đi. Phân màu trắng đục, trắng vàng. Nhiều con mắt có
dử và vầng thâm xung quanh. Lợn suy dinh dưỡng, niêm mạc nhợt nhạt, nếu chữa
trị không kịp thời lợn thường bị chết sau 1 tuần bị bệnh. Lợn con từ 45-50 ngày
vẫn còn bú mẹ cũng bị bệnh ỉa phân trắng với các triệu chứng nhẹ hơn.
Nếu bệnh kéo dài, lợn sẽ bị còi cọc.
3.Triu chng:
Hỡnh 1. Ln b tiờu chy
4. Bnh tớch:

Rut non mng v cng phng, cha y dch, khụng cú viờm loột bnh tiờu
chy do Virus.
Rut viờm xut huyt nhiu ni, hch rut sng to, lỏch sng to, xut huyt vựng
da mng l tiờu chy do Samonella.
Rut non sung huyt, d dy cha y sa hoc thc n khụng tiờu hoỏ c l do
bnh tiờu chy do E.Coli.
Phõn tiêu chảy màu xám-vàng trắng, có mùi khó chịu
Bờ gy hc hỏc v mt nc do b tiờu chy nng
5. Chn oỏn
Da vo triu chng in hỡnh ca bnh nh n ớt hoc b n, ung nhiu nc,
phõn lng cú mựi tanh, hu mụn, gc uụi cú dớnh phõn
Phõn tiờu chy loóng, mu tng sa-vng ng li trờn nn chung
6. Phũng bnh
i vi trõu bũ : Cn kim tra li nguyờn nhõn gõy bnh l vi khun, virus, ký sinh
trựng hay thc n cú bin phỏp iu tr thớch hp. Trc mt:
- Cỏch ly con bnh, cho n nh, gim lng rm c, cho n thờm chỏo go, v sinh
chung tri.
6. Phũng bnh
- Cho ung t do Veme - Electrolyte 1g/4 lớt nc bự nc v cõn bng cht
in gii. Nu tiờu chy nng cn truyn nc sinh lý chng mt nc.
- Nu tiờu chy phõn hụi thi hoc ln mỏu cn tiờm vitamin K 1ml/20kg trng
lng cm mỏu v Marbovitryl 1ml/10kg trng lng phũng nhim trựng k
phỏt v tiờm Poly AD 1ml/20kg th trng giỳp hi phc niờm mc rut b tn
thng. (Vemedim)
6. Phòng bệnh
Đối với lợn : Tuỳ theo nguyên nhân bệnh mà áp dụng các biện pháp phòng trị hữu
hiệu:
* Phòng bệnh:
Tiêm phòng E. coli cho heo mẹ 2 lần lúc 4 tuần và 2 tuần trước khi đẻ.
Tiêm phòng Vaccin PTH cho cả heo mẹ và heo con 30 ngày truoc khi sinh (heo con

chích ½ liều sau 2 tuần chích thêm ½ liều nữa).
6. Phòng bệnh
Vệ sinh sát trùng chuồng trại sạch sẽ trước khi đưa heo nái vào đẻ.
Giữ ấm cho heo con.
Heo con tập ăn nên cho ăn từ từ, chú ý không cho ăn quá nhiều bột cá hoặc bánh
dầu.
Tiêm ngừa TGE cho heo mẹ 2 tuần trước khi đẻ.
Không cho heo ăn uống thức ăn, nước uống dơ bẩn kém vệ sinh, kém phẩm chất.
Chích sắt cho heo con theo đúng lịch hướng dẫn của cán bộ thú y.
7. Điều trị:
Hộ lý: + Trường hợp tiêu chảy cấp tính:
- Kiêng ăn nghiêm ngặt trong 24-48 giờ.
- Không cho ăn nếu tiêu chảy ở ruột non.
- Sau đó cho gia súc ăn lại dần dần bằng thức ăn nấu chín (gạo thịt gà trộn lẫn với
nhau) và chia thành nhiều bữa nhỏ làm sao tránh khởi phát một đợt tiêu chảy mới
do thay đổi trương lực thẩm thấu. Chế độ phục hồi này được duy trì cho đến khi trở
lại tình trạng bình thường. Sau đó chế độ ăn bình thường sẽ được thiết lập dần trở
lại, trừ trường hợp nghi ngờ là do dị ứng bởi thức ăn.
+ Trường hợp tiêu chảy mãn tính: Trong mọi trường hợp việc thay đổi khẩu phần
ăn có thể mang lại hiệu quả. Giảm chất sơ tăng cường tỷ lệ đạm, mỡ và có độ tiêu
hoá cao hơn.
7. Điều trị:
7.1 Ở Trâu bò: Điều trị bằng thuốc nam có hiệu quả cao
Tuỳ nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng mà ta dùng các biện pháp khác nhau:
* Tiêu chảy kèm đau bụng ở Trâu bò:
Bài 1: Vỏ quả măng cụt khô: 60g; hạt mùi: 5g; hạt thì là: 5g; nước: 1.200ml. Cho
tất cả các vị vào xoong nhôm hay siêu bằng đất nung, siêu sắc thuốc bằng điện,
đun sôi cho cạn còn chừng 600ml. Cho trâu, bò uống, ngày 2 lần, mỗi lần 200-
300ml (tuỳ con vật lớn hay nhỏ).
Bài 2: Vỏ quả măng cụt: 10 vỏ. Cho nước ngập vỏ măng cụt, đun sôi 15 phút, ngày

uống 5-10 chén to (mỗi chén 50 ml).
7. Điều trị:
Bài 3: Ngũ bội tử: Liều 0,5-1g. Cho nước ngập và đun sôi, cô đặc, cho uống 1 lần,
ngày uống 2-3 lần.
Hoặc 0,5-1g ngũ bội tử tán nhỏ thành Bột, boà nước và cho uống. Hoặc ngũ bội tử
tán thành bột, thêm hồ vào để viên thành viên bằng hạt đậu xanh cho uống. Ngày
uống 15-30 viên.
Hồ tiêu: 100g; bán hạ: 100g. Hai thứ trên tán nhỏ, dùng nước gừng viên bằng hạt
đậu. Ngày uống 15 -30 viên. Dùng nước gừng chiêu thuốc.
7. Điều trị:
* Chữa tiêu chảy mất nước, đau bụng
Bài 1: Gừng sấy khô, tán nhỏ: 50g: nước cơm trộn vừa đủ làm thành bột nhão.
Ngày cho trâu, bò uống 10-20g, chiêu bằng nước cơm hay cháo.
Bài 2: lá ổi non, búp ổi 15-20g, phối hợp với lá chè: 10g; củ gừng tươi 5g và nước
1.200ml. Rửa sạch đun sôi, cô đặc còn 500-600ml cho uống 1-2 lần. Ngày uống 2
lần.
* Trị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân thối khắm:
Hoàng đằng: 500g; bột cỏ sữa lá nhỏ: 500g: nước sạch 1.000ml. Đun sôi cô đặc
còn 300ml, chắt lấy nước cho thêm đường glucoza và cho trâu bò uống với liều
1ml/kg trọng lượng. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
7. Điều trị:
7.2: Khi lợn con bị ỉa chảy:
- Không được ngừng cho lợn con uống nước.
- Cho lơn con uống dung dịch điện giải.
Nếu không có chất điện giải thì pha chế theo tỉ lẹ sau:
Nửa thìa cà phê muối ăn,
7 thìa cà phê đường Glucoza.
+ Pha với 1 lít nước đun sôi để nguội.
+ Cho lợn con uống tự do.
-Bổ sung vitamin.

7. Điều trị:
Dùng thuốc đặc hiệu : tuỳ theo nguyên nhân.
+ Kháng sinh: Norfloxacin, Neomycin, Colistin và Oxytetracylin, Gentamycin
+ Thuốc nam (lá, quả chát ).
+ Thuốc trị kí sinh trùng.
- Tiêu chảy do Virus không có thuốc đặc trị, chỉ có cách nâng cao thể trạng heo con
bằng các loại Vitamin và chống mất nước bằng cách bổ sung nước bằng Glucose
truyền xoang bụng 20ml ngày 3lần / con, chống rối loạn điện giải bằng Electrolyte
hoà nước 2g/1lít nước cho uống tự do.
7. Điều trị:
Tiêu chảy do Samonella: Sử dụng các loại kháng sinh như Gentamycin,
Norfloxacin, Colistin liều 1ml/ 10kg trọng lượng kết hợp truyền dịch (Glucose,
Lactat Ringer, bổ sung Vitamin C liều 20-30 mg/ kg trọng lượng, liệu trình 5 - 6
ngày.
Tiêu chảy do Echerichia coli: Tiêm kháng sinh Gentamycin hoặc Colistin liều 1ml/
10 kg trọng lượng, kết hợp bổ sung thêm Vitamin C, A và chất điện giải Electrolyte
2g/ lít nước, chích tĩnh mạch hoặc xoang bụng Glucose hoặc Lactat Ringer 20 ml/
con ngày 3 lần, giữ ấm cho heo con.
Một số loại thuốc dùng trị bệnh tiêu chảy:
* Trị bệnh bằng thuốc nam:
Bài 1: Cỏ nhọ nồi khô 100g; Lá bạc thau khô 100g; Gừng khô (can khương) 100g;
nước sạch 1.000ml. Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con
dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 2: Cây Bồ bồ rửa sạch, chặt nhỏ 500g; Gừng tươi (sinh khương) 50g; nước
sạch: 1.000ml.
Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều
2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 5-7 ngày.
* Trị bệnh bằng thuốc nam:
Bài 3: Rễ cây cỏ xước (khô) 400g; Riềng gió (cao lương khương) 50g; Vỏ quít hay
vỏ cam, vỏ bưởi 50g; nước sạch 1.500ml.

Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều
2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 4: Hoàng đằng 500g; cỏ sữa lá lớn 100g; nước sạch 1.000ml.
Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều
2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
* Trị bệnh bằng thuốc nam:
Bài 5: Gồm 3 bài nhỏ
- Tô mộc 500g; Ngũ bội tử 300g; nước sạch 1.500ml. Đun sôi, cô đặc lọc lấy
500ml nước cốt, trộn vào thức ăn cho lợn con ăn. Liều 5ml/con, cho ăn 7-10 ngày
liền.
- Viên tô mộc (loại dùng cho người càng tốt) trộn vào thức ăn liều 20g/con lợn 1
tháng tuổi cho 1 ngày. Cho ăn 7-10 ngày.
- Viên Pamatin chiết từ cây Hoàng đằng hoặc viên Becberin hoà nước cho thêm
đường cho uống: Liều 20-40mg/lợn con (2-4 viên/con hay 1 viên/2-3kg thể trọng).
Cho uống 2 lần/ngày. trong 7-10 ngày.
Bài 6: Rễ cỏ xước khô 500g; Gừng tươi 50g; nước sạch 2000ml. Đun sôi, cô đặc
còn 500ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 3-5ml/con/lần.
Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
C. KẾT LUẬN
Hội chứng Tiêu chảy là một bệnh rất hay gặp ở gia súc ở mọi lứa tuổi nhưng chịu
ảnh hưởng lớn nhất vẫn là gia súc non. Nó không chỉ làm cho gia súc chết nhiều
mà còn làm cho gia súc còi cọc, chậm lớn… gây nhiều thiệt hại về kinh tế. Vì vậy
trong chăn nuôi cần chú ý nhiều đến hội chứng tiêu chảy này, qua đó cần có các
biện pháp phòng và điều trị bệnh thích hợp.
Do thời gian hạn chế và kinh nghiệm chưa có nhiều nên chắc chắn chuyên đề của
chúng em thực hiện còn nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý
kiến đóng góp của thày cô và các bạn để chuyên đề của nhóm 5 chúng em được
hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
D. Tài liệu tham khảo

Sách Cẩm nang thú y viên
Giáo trình bệnh nội khoa gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội năm 2004
/>objectPath=home/database/an_pham_dien_tu/nong_thon_doi_moi
/> /> /> /> />

×