Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 112 trang )




















































CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN















BÁO CÁO CHUY£N §Ề
§ỊA CHẤT TAI BIẾN BA VÙNG : PHONG THỔ,
NÔNG S¥N, HÀM T¢N
TỶ LỆ: 1/50.000

Thuộc Đề tài “ Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện
Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận)
và đề xuất giải pháp phòng ngừa”









6383-3
23/5/200
7




Hà Nội, 2006




















































CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN




Tác giả: TS. Đào Văn Thịnh
KS. Lê Văn Học
KS. Nguyễn Trọng Phương
KS. Nguyễn Thái Hà và nnk.

Chủ nhiệm chuyên đề:
TS. Đào Văn Thịnh




BÁO CÁO CHUY£N §Ề
§ỊA CHẤT TAI BIẾN BA VÙNG : PHONG THỔ,
NÔNG S¥N, HÀM T¢N
TỶ LỆ: 1/50.000

Thuộc Đề tài
“ Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện
Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận)
và đề xuất giải pháp phòng ngừa” do TS. Đào Mạnh Tiến làm chủ nhiệm


LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG CHỦ NHIỆM CHUYÊN ĐỀ
LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHÂT BIỂN





TS. Đào Mạnh Tiến TS. Đào Văn Thịnh










Hà Nội, 2006


1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TAI BIẾN ĐỊA CHẤT 8
A. VÙNG PHONG THỔ 8
A.I.1. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN KINH TẾ NHÂN VĂN 8
A.I.1.1. Vị trí địa lý 8
A.I.1.2. Địa hình, địa mạo 8
A.I.1.3. Đặc điểm thủy văn và mạng lưới sông suối 9
A.I.1.4. Khí hậu 9
A.I.1.5. Động vật và thực vật 9
A.I.1.6. Kinh tế, nhân văn 10
A.I.1.7. Các hoạt động kinh tế 10
A.I.2.
CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT 11
A.I.2.1. Các thành tạo địa chất 11
A.I.2.2. Kiến tạo 11
B. VÙNG NÔNG SƠN 15
B.I.1. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN KINH TẾ NHÂN VĂN

15

B.I.1.1. Vị trí địa lý 15
B.I.1.2. Địa hình, địa mạo 15
B.I.1.3. Khí hậu 15
B.I.1.4. Đặc điểm thủy văn và mạng lưới sông suối 16
B.I.1.5. Động vật và thực vật 16
B.I.1.6. Kinh tế, nhân văn 16
B.I.2.
CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT 18
B.I.2.1. Các thành tạo địa chất 18
B.I.2.2. Kiến tạo 22
C. VÙNG HÀM TÂN 23
C.I.1. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN KINH TẾ NHÂN VĂN 23
C.I.1.1. Vị trí địa lý 23
C.I.1.2. Địa hình, địa mạo 23
C.I.1.3. Đặc điểm thủy văn và mạng lưới sông suối 24
C.I.1.4. Khí hậu 24
C.I.1.5. Động vật và thực vật 26
C.I.1.6. Kinh tế, nhân văn 26
C.I.2.
CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT 33
C.I.2.1. Các thành tạo địa chất 33
C.I.2.2. Kiến tạo 37

2
CHƯƠNG II: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT TAI BIẾN 39
II.1
. KHÁI QUÁT VỀ TAI BIẾN ĐỊA CHẤT 39
II.2.
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT 40
TRÊN THẾ GIỚI

II.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT Ở VIỆT NAM 41
II.3.1. Tình hình nghiên cứu ĐCTB ở Việt Nam nói chung và vùng Tây 41
Bắc nói riêng
II.3.2. Tình hình nghiên cứu ĐCTB chính khu vực Miền Trung 43
II.3.2. Tình hình nghiên cứu ĐCTB vùng ven biển, biển ven bờ Hàm 47
Tân – Bình Thuận
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
CHƯƠNG IV: HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN MỘT SỐ DẠNG 52
TAI BIẾN ĐỊA CHẤT CHỦ YẾU
IV. 1.
ĐỘNG ĐẤT 52
IV.1.1. Vùng Phong Thổ 52
IV.1.2. Vùng Nông Sơn 52
IV.1.3. Vùng Hàm Tân 52
IV. 2.
ĐỨT GÃY HOẠT ĐỘNG 53
IV.2.1. Vùng Phong Thổ 54
IV.2.2. Vùng Nông Sơn 54
IV.2.3. Vùng Hàm Tân 54
IV. 3.
TRƯỢT LỞ, SỤT LÚN ĐẤT ĐÁ 55
IV.3.1. Vùng Phong Thổ 55
IV.3.2. Vùng Nông Sơn 59
IV.3.3. Vùng Hàm Tân 63
IV. 4
. LŨ LỤT 63
IV.4.1. Vùng Phong Thổ 63
IV.4.2. Vùng Nông Sơn 64
IV.4.3. Vùng Hàm Tân 66
IV. 5.

XÓI LỞ - BỒI TỤ 67
IV.5.1. Vùng Nông Sơn 67
IV.5.2. Vùng Hàm Tân 72
IV.6.
TBĐC DO TRƯỜNG BỨC XẠ PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN 75
LIÊN QUAN ĐẾN KHOÁNG SẢN PHÓNG XẠ
IV.6.1. Vùng Phong Thổ 75
IV.6.2. Vùng Nông Sơn 77
IV.6.3. Vùng Hàm Tân 80
IV. 7.
TAI BIẾN ĐỊA HOÁ 81
IV.7.1. Vùng Phong Thổ 81

3
IV.7.2. Vùng Nông Sơn 82
IV.7.3. Vùng Hàm Tân 83
CHƯƠNG V. PHÂN VÙNG DỰ BÁO MỘT SỐ DẠNG TAI BIẾN 88
ĐỊA CHẤT CHÍNH
V.1.
ĐỘNG ĐẤT 88
V.1.1. Vùng Phong Thổ 88
V.1.2. Vùng Hàm Tân 88
V.2.
TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ 88
V.2.1. Vùng Phong Thổ 88
V.2.2. Vùng Nông Sơn 89
V.3.
LŨ LỤT, LŨ QUÉT 90
V.3.1. Lũ quét vùng Phong Thổ 90
V.3.2. Lũ lụt vùng Hàm Tân 91

V.4.
XÓI LỞ, BỒI TỤ 91
V.4.1. Vùng Nông Sơn 91
V.4.2. Vùng Hàm Tân 93
V.5.
CÁT DI CHUYỂN, DÂNG CAO MỰC NƯỚC BIỂN VÙNG 94
HÀM TÂN
V.5.1. Cát di chuyển 94
V.5.2. Dâng cao mực nước biển 95
V.6.
PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ

95
V.6.1. Vùng Phong Thổ 95
V.6.2. Vùng Nông Sơn 95
V.6.3. Vùng Hàm Tân 97
V.7.
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NẶNG 98
V.7.1. Vùng Phong Thổ 98
V.7.2. Vùng Nông Sơn 98
V.7.3. Vùng Hàm Tân 99
V.8.
XÂM NHẬP MẶN 99
V.8.1. Vùng Nông Sơn 99
V.8.2. Vùng Hàm Tân 100
V.9.
PHÂN VÙNG MỨC ĐỘ NGUY CƠ XẢY RA 100
TAI BIẾN ĐỊA CHẤT

V.9.1. Vùng Phong Thổ 100

V.9.2. Vùng Nông Sơn 100
V.9.3. Vùng Hàm Tân 101
CHƯƠNG VI: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH GIẢM THIỂU 102
THIỆT HẠI
VI.1.
CÁC BIỆN PHÁP CHUNG 102

4
VI.2.
CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ 102
VI.2. 1. Đối với tai biến động đất, đứt gãy hoạt động 102
VI.2. 2. Đối với tai biến trượt lở 103
VI.2. 3. Đối với tai biến lũ quét 104
VI.2.4. Đối với tai biến xói lở, bồi tụ, biến đổi luồng lạch và nhiễm 106
mặn vùng Hàm Tân
VI.2. 4. Đối với tai biến do bức xạ phóng xạ tự nhiên 106
VI.2. 5. Đối với tai biến địa hoá sinh thái 107
VI.3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 107
VI.3.1. Giải pháp trữ nước động, phân tán, kéo dài đường đi của nước 107
trong đất trước khi ra biển
VI.3.2. Giải pháp sử dụng vật liệu địa kỹ thuật làm giảm nhẹ xói lở, 107
trượt lở đồi núi
VI.3.3. Giải pháp trồng cỏ Vetiver hạn chế cát bay, cát chảy, xói lở 108
bờ sông
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 109
VĂN LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 110

















5
MỞ ĐẦU

1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Quyết định số 1771/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công nhận các đơn vị trúng thầu Đề tài độc
lập cấp Nhà nước, trong đó Liên đoàn Địa chất biển là đơn vị trúng thầu Đề tài
“Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện Phong Thổ (Lai Châu),
Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận) và
đề xuất giải pháp phòng ngừa” do
TS. Đào Mạnh Tiến làm Chủ nhiệm.
- Căn cứ vào “Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”
đã được phê duyệt của Đề tài nêu trên.
- Căn cứ theo Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số
10/2005/HĐ-ĐTĐL ngày 8 tháng 4 năm 2005 về việc thực hiện Đề tài “Nghiên cứu
đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện Phong Thổ
(Lai Châu), Nông Sơn

(Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận) và đề xuất giải pháp phòng ngừa”, mã số:
ĐTĐL-2005/10 giữa Liên đoàn Địa chất biển và Bộ Khoa học và Công nghệ; Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam.
- Căn cứ Hợp đồng thuê khoán công việc số 87/HĐ-ĐTĐL-2005/10 ngày 23
tháng 8 năm 2005 giữa Chủ nhiệm Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm
phóng xạ tại ba huyện Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quả
ng Nam), Hàm Tân
(Bình Thuận) và đề xuất giải pháp phòng ngừa”; Lãnh đạo Liên đoàn Địa chất biển với
tác giả về việc: “Xây dựng báo cáo chuyên đề địa chất tai biến ba vùng Hàm Tân,
Phong Thổ, Nông Sơn và lập Sơ đồ địa chất tai biến ba vùng nói trên tỷ lệ 1/50.000 ”.
2. Tính cấp thiết của chuyên đề
Trong những năm gần đây, thiên tai đã và đang xảy ra rộng khắp và liên tục trên
nhiều vùng của nước ta, đặ
c biệt là vùng núi Tây Bắc và các tỉnh ven biển Miền Trung
với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó là các nguyên nhân địa chất nội sinh, địa chất
ngoại sinh, các biến đổi khí hậu toàn cầu, cộng thêm các tác động ngày càng gia tăng
của con người vào thiên nhiên, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người, của cải
vật chất, cơ sở hạ tầng và môi trường sinh thái. Tai biến địa chất và những thiệt hại do
chúng gây ra luôn chiếm phần lớn các loạ
i thiên tai. Riêng vùng ven biển Hàm Tân
bao gồm vùng đất liền ven biển và giải biển ven bờ 0-10m nước có những nét đặc thù
riêng về điều kiện tự nhiên (thuộc đới tương tác đất liền-biển) về tài nguyên môi
trường cũng như vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế. Đây là khu vực có nguồn tài
nguyên phong phú về rừng (động vật và thực vật), đất ngập nước, nguồn lợi thuỷ sản,
đa dạng sinh học cao,…cũng như mhiều loại hình khoáng sản: ilmenit, vàng (vàng sa
khoáng và vàng gốc), thiếc, cát thuỷ tinh, vật liệu xây dựng,…Chính vì lẽ đó, khu vực
Hàm Tân đã được con người khai thác và sử dụng từ lâu, cường độ khai thác ngày
càng tăng, đặc biệt trong những thập kỷ gần đây. Không thể phủ nhận những tác động
tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhưng những hoạt động phát triển không hợ
p lý

đã và đang gây sức ép lớn đến môi trường khu vực.
Các hoạt động khai thác rừng (gần như cạn kiệt về gỗ quý), chế biến thuỷ sản,
khai thác các vùng đất ngập nước, khai thác khoáng sản ven biển với cường độ ngày
càng tăng đã làm ô nhiễm môi trường, làm biến động đường bờ và quy luật phân bố

6
trầm tích hiện đại đới ven biển làm suy thoái cảnh quan và tài nguyên,…Mặt khác, do
cấu trúc địa chất phức tạp, các yếu tố khí tượng-thuỷ văn, các đặc điểm địa hình- địa
mạo chi phối nên khu vực nghiên cứu xuất hiện nhiều loại tai biến địa chất cũng như
tác động dẫn xuất của chúng như nứt-sụt đất, lũ lụt, lũ quét, trượt sạt l
ở (tập trung ở
Phong Thổ, Nông Sơn), xói mòn, nhiễm mặn, xói lở bờ biển, bồi tụ cảng và luồng
lạch, ô nhiễm môi trường nước, không khí và trầm tích biển (chủ yếu ở ven biển Hàm
Tân),…
Tuy đã có một số kết quả về điều tra địa chất, địa mạo, địa chất thuỷ văn, địa chất
công trình, thuỷ triều, sóng và dòng chảy cũng như địa ch
ất môi trường…nhưng các
khu vực Phong Thổ, Nông Sơn, Hàm Tân chưa được nghiên cứu chi tiết về địa chất tai
biến, chưa có quy mô rộng khắp mà giới hạn trong một số vùng kinh tế trọng điểm.
Điều này cùng với các nguyên nhân khác đã hạn chế hiệu quả công tác phongd chống
tai biến, sử dụng, bảo vệ, quản lý tài nguyên môi trường khu vực.
Trước yêu cầu bức thiết của công tác phòng chống tai biế
n để có cơ sở khoa học
định hướng, tiến hành một chương trình nghiên cứu, đánh giá, dự báo và đề xuất các
biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu quả tai biến địa chất, sử dụng khôn khéo các
nguồn tài nguyên, sử dụng bền vững, lãnh thổ nhằm hướng tới sự phát triển bền vững
cần thiết phải tiến hành nghiên cứu địa chất tai biến của vùng nghiên cứu. Nghiên cứ
u
này còn đáp ứng yêu cầu của việc hòa nhập với khu vực và cộng đồng quốc tế trong
lĩnh vực nghiên cứu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và khối lượng chính
a. Mục tiêu
Có đặc điểm các tai biến địa chất nhằm phục vụ cho việc hoạch định chính sách
chung sống và giảm thiểu tai biến tiến tới quản lý các tai biến trong các chương trình
phát triển kinh tế
- xã hội vùng nghiên cứu.
b. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tai biến địa chất (các yếu tố nội sinh,
ngoại sinh và họat động nhân sinh);
- Tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu các đặc điểm, hiện trạng và hậu quả
của các tai biến địa chất như xói lở, bồi tụ làm biến động luồng lạch, sập và đổ lở đất
đ
á, động đất, núi lửa, ô nhiễm nước, không khí và trầm tích,
- Đánh giá mức độ bị tổn thương của môi trường và cộng đồng do tai biến;
- Nghiên cứu cơ chế hoạt động, xuất hiện và dự báo một số tai biến địa chất;
- Đề xuất phương pháp giảm thiểu tai biến địa chất, phương hướng quy hoạch
phát triển bền vững trên cơ sở nghiên cứu địa ch
ất tai biến;
- Xây dựng sơ đồ địa chất tai biến vùng Phong Thổ, Nông Sơn và Hàm Tân, tỷ lệ
1: 50.000, viết báo cáo thuyết minh.
- Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu tai biến địa chất vùng nghiên cứu, phục vụ
cho việc giảm thiểu tai biến, quản lý môi trường, tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng,
quy hoạch phát triển bền vững.
c. Khối lượng chính:
- Thu thập tổng hợp các dạng tài li
ệu liên quan đã có trong vùng nghiên cứu.
- Phân tích, xử lý các tài liệu nêu trên.

7
- Đo đạc bổ sung một số phương pháp phóng xạ môi trường.

4. Sản phẩm giao nộp và thời gian thực hiện
a. Sản phẩm giao nộp
- Sơ đồ địa chất tai biến vùng Phong Thổ, tỷ lệ 1/50.000.
- Sơ đồ địa chất tai biến vùng Nông Sơn, tỷ lệ 1/50.000.
- Sơ đồ địa chất tai biến vùng Hàm Tân, tỷ lệ 1/50.000.
- Báo cáo chuyên đề tai biến địa chất ba vùng: Phong Thổ, Nông Sơn và Hàm
Tân.
b. Thời gian thực hiện
Từ tháng 01 năm 2005 đến tháng 06 năm 2006.
Sau thời gian thực hiện, các nhiệm vụ trên đã được hoàn thành và được thể hiện
trong báo cáo tổng kết này. Cơ sở để viết báo cáo là: kết quả khảo sát, nghiên cứu thực
địa tại khu vực Phong Thổ; Nông Sơn và Hàm Tân; kết quả xử lý các loại mẫu phân
tích, các số liệu, tài liệu về đặc điểm kinh tế xã hội, khả n
ăng phòng tránh thiên tai của
cư dân trong vùng; các tài liệu lưu trữ và công bố cũng như kết quả của các đề tài liên
quan tới địa chất tai biến trong khu vực nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện, hoàn thành báo cáo, tập thể tác giả luôn nhận được
sự chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của các đồng chí lãnh đạo Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, nhân dân
trong vùng nghiên cứu…sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong Liên đoàn Địa chất
biển, Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc, Liên đoàn Địa chất Xạ-Hiếm,…Nhân dịp
này tập thể tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ quý báu đó.



















8
CHƯƠNG I
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TAI BIẾN ĐỊA CHẤT

Tai biến địa chất là các điều kiện, hiện tượng, quá trình địa chất vận hành trong
môi trường địa chất gây hại đến môi trường, tài nguyên, tính mạng, tài sản và tinh thần
của con người cũng như đến sức khỏe của cộng đồng. Nguyên nhân gây ra tai biến địa
chất chính là các quá trình hoạt động địa chất vận hành trong môi trường. Nhưng hậu
quả do tai biến địa chất gây ra ngoài sự chi phối củ
a các quá trình địa chất còn chịu
ảnh hưởng của các yếu tố như mức độ nhạy cảm với tai biến địa chất và khả năng
chống chịu tai biến của các thành tạo địa chất. Bên cạnh đó còn có các yếu tố “phi địa
chất” khác cũng tham gia tác động đến hậu quả do tai biến gây ra. Đây chính là trình
độ dân trí và tiềm lực kinh tế của người dân sống trong vùng tai biến, công tác tổ chức
phòng chống tai biến hay gọi chung là khả năng phòng chống tai biến của cộng đồng
dân cư trong vùng chịu ảnh hưởng của tai biến.
A. VÙNG PHONG THỔ
A.I.1. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN KINH TẾ NHÂN VĂN
I.1.1. Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu thuộc các huyện Phong Thổ, Tam Đường và một phần của thị

xã Lai Châu mới. Phía Bắc vùng tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp
với huyện Sìn Hồ, phía Đông giáp với huyện Bát Xát - tỉnh Lào Cai.
A.I.1.2. Địa hình, địa mạo
Vùng nghiên cứu nằm trên khu vực chuyển tiếp của 2 đới kiến tạo (đới nâng
Fan Si Pan và đới sụt lún sông Đà). Vùng có độ cao tuyệt đối từ 300 – 2500m, đa phần
có độ dố
c lớn trên 50
0
đây là vùng núi cao hiểm trở nhất Việt Nam. Vùng núi khu vực
nghiên cứu bị phân cắt rất mạnh, các đường phân thuỷ hẹp, hiện tượng sạt lở xảy ra
nhiều. Nhìn chung ở các miền núi cao độ phân cắt địa hình rất lớn từ 200-1000m. Địa
hình núi phân bố trên diện tích các đá magma phức hệ Ye Yen Sun, Nậm Xe, Tam
Đường, Pu Sam Cap… và thành tạo trầm tích biến chất cổ của hệ tầng Sinh Quyền…
Phần lớn các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắ
c - Đông Nam gần trùng với
phương của các thành tạo địa chất, càng về phía Tây Bắc địa hình càng cao, về phía
Đông Nam địa hình thấp dần. Địa hình bị bào mòn và phân cắt bởi hệ thống sông suối
có phương Đông Bắc – Tây Nam và có thể chia ra các mức địa hình như sau:
Địa hình núi cao trên 1500m: Phân bố ở phía Đông Bắc (sườn Tây Fan Si Pan)
có nhiều vách đá hiểm trở.
Địa hình núi cao 1000 - 1500m: Thường chạy dọc theo rìa các dãy núi có địa
hình cao trên 1500m.
Địa hình núi cao trên 500 -1000m: Phân bố dọ
c theo các thung lũng sông Nậm
Na, Nậm Lúc .
Địa hình núi cao dưới 500m: Chiếm khoảng hơn 10% diện tích, sườn thoải, đất
phủ dày.
Địa hình cao nguyên và karst: Phân bố ở nhiều vị trí trong phạm vi vùng nghiên
cứu, tập trung chủ yếu ở các cao nguyên đá vôi Lang Nhị Thang, Tà Phìn, Sìn Hồ và
phía Tây Nam Phong Thổ.


9
A.I.1.3. Đặc điểm thủy văn và mạng lưới sông suối
Vùng nghiên cứu có 2 mạng lưới sông suối chính sau:
Hệ thống Tây Bắc - Đông Nam: thường trùng với các đứt gãy lớn với lòng
rộng, ít thác ghềnh, thuyền và canô có thể đi lại được như Nậm Na, Nậm So, Nậm
Mạ
Hệ thống Đông Bắc - Tây Nam và á vĩ tuyến: thường cắt phương cấu trúc địa
chất, các suối này thườ
ng ngắn, lòng hẹp, dốc, lắm thác như Than Theo Ho, Nậm Se,
Nậm Tần, Nậm Ten, Nậm Ban
Đặc điểm chung của hệ thống sông suối này là hẹp và dốc (độ dốc trung bình từ
30-50
0
) có nhiều thác, tiết diện chung của lòng suối thường có dạng chữ “V”. Lưu
lượng dòng chảy thay đổi theo từng mùa rõ rệt (mùa khô lưu lượng nước ít, mùa mưa
lưu lượng nước lớn, chảy xiết, tốc độ dòng chảy mạnh gây lũ quét, gây khó khăn cho
công tác thực địa).
A.I.1.4. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu có khí hậu đặc trưng của vùng núi cao, tuy nhiên vẫn mang
đặc tính chung của khí hậu gió mùa chí tuyến. Khí hậu vùng nghiên cứu có thể chia
làm hai mùa rõ r
ệt:
Mùa khô: Từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau: nhiệt độ thấp trung bình
10-15
0
C

nhiệt độ có khi xuống tới 1-2
0

C, độ ẩm không khí thấp. Nhiệt độ thấp nhất
trong năm là vào tháng 12 và tháng 1. Trong mùa khô thường xảy ra những hiện tượng
thời tiết đặc biệt như sương muối vào các tháng 1 và 2 (Sìn Hồ, vùng cao huyện Phong
Thổ). Gió và dông thường xảy ra vào những ngày nóng và khô (tháng 3 và 4), mưa đá
xuất hiện vào cuối mùa khô.
Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 9 , nhiệt độ trung bình 20-25
0
C,

nhiệt độ có khi
lên tới trên 30
0
C. Tổng lượng mưa khoảng 2.500 mm/năm, tập trung từ tháng 6 đến
tháng 8 (chiếm 65-75% lượng mưa trong năm). Độ ẩm trung bình trên 80%. Thường
vào đầu mùa mưa, mưa to kèm gió lốc và thỉnh thoảng có mưa đá còn những trận mưa
cuối mùa thường là mưa nhỏ nhưng kéo dài triền miên.
A.I.1.5. Động vật và thực vật
Hiện nay rừng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 19% diện tích vùng nghiên cứu, phát
triển chủ y
ếu trên địa hình các vùng núi cao trên 1500m ở phía Tây Fan Si Pan, vùng
núi đá vôi, đá phun trào ở phía Đông Nam Sìn Hồ, các thượng lưu sông Nậm Tần,
Nậm Ten, Nậm Ban Thảm thực vật phong phú và đa dạng từ các loại cây nhóm gỗ
quý (lát, dổi, sa mu ) đến các loại cây thân đốt, leo
Động vật tập trung khá nhiều loại từ các thú dữ như hổ, báo, gấu, cho đến các
loại khác như hươu, nai, lợn rừng, khỉ, trăn chúng thường sống ớ các sườn núi cao,
r
ừng rậm. nhưng hiện nay do phát nương, làm rẫy nên diện tích rừng bị thu hẹp dần và
các loại gỗ quý hiếm cũng đang biến mất, các loại động vật tự nhiên quí, hiếm có số
lượng giảm hoặc chúng đã di chuyển sang vùng khác.
A.I.1.6. Kinh tế, nhân văn

Dân cư: Vùng nghiên cứu thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, dân cư thưa thớt,
mật độ dân cư phân bố không đồng đều, tập trung thành những bả
n nhỏ dọc các con
suối, khe hẻm, thung lũng giữa núi. Các điểm dân cư tập trung đông đúc là thị xã Lai
Châu, thị trấn Phong Thổ, Tam Đường.

10
Dân cư vùng nghiên cứu gồm nhiều dân tộc chung sống như Lừ, H'mông, Cùi
Chu, Dao, Dáy, Hà Nhì, Lô Lô, Mảng, Thái, Thổ, Nhắng, Kinh Mật độ dân số 69
người/km
2
.
Trong những năm gần đây, hầu hết các xã trong huyện đều có trường cấp 1,
phần lớn thanh niên trong vùng đã biết đọc, biết viết và nói tiếng phổ thông. Ở thị xã
Lai Châu, thị trấn Tam Đường đã có trường cấp 2, cấp 3. Trạm y tế đã được xây dựng
phục vụ việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng nhưng số lượng còn ít. Ở thị
xã Lai Châu, thị trấn Phong Thổ, Tam Đường đ
ã có điện lưới quốc gia, một số nơi có
máy phát điện hoặc thuỷ điện nhỏ phục vụ sinh hoạt. Nhờ có điện đời sống văn hoá
ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên ở các bản làng xa xôi hẻo lánh người dân còn gặp
nhiều khó khăn. Đồng bào dân tộc ít người còn nhiều người mù chữ, tệ nạn, mê tín dị
đoan còn phổ biến. Nhìn chung trình độ dân trí và trình độ nghề nghiệp của ngườ
i lao
động thấp hơn so với các địa phương khác trong cả nước.
A.I.1.7. Các hoạt động kinh tế
Nông nghiệp: Trên 80% lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp. Diện tích lúa nương chiếm tỷ trọng lớn xấp xỉ 55% diện tích nông nghiệp, một
năm trồng 1 vụ, ngoài ra còn trồng các loại nông sản phụ khác như ngô, sắn,
đậu nhưng do diện tích đất trồng trọt hẹp nên kế
t quả thu hoạch không cao. Nghề

chăn nuôi trong vùng đang được chú ý. Thị trấn Tam Đường đã có các nông trường,
lâm trường quốc doanh (trồng chè, nuôi bò sữa).
Lâm nghiệp: Trong vùng đang triển khai chương trình giao đất lâm nghiệp để
trồng các loại cây lấy gỗ, gây lại các diện tích rừng đã bị khai thác và chặt phá.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong vùng nghiên cứu chưa phát triển
mạnh. Ở thị
trấn Phong Thổ có vài cơ sở sản xuất thủ công, chủ yếu là sản xuất và sửa
chữa công cụ thô sơ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ở thị xã Lai Châu, thị trấn Tam
Đường có các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như chế biến lâm sản, xí
nghiệp điện máy, xí nghiệp cơ khí.
Du lịch: Vùng nghiên cứu là một khu vực có phong cảnh thiên nhiên hữu tình,
giàu tiềm nă
ng du lịch. Nơi đây còn có những bản làng dân tộc với nhiều phong tục
tập quán vẫn nguyên sơ có thể triển khai các tuyến du lịch sinh thái để đón du khách
trong và ngoài nước.
Khai thác khoáng sản:
Trong những năm qua khu mỏ Nậm Xe, Đông Pao đã được nhiều đơn vị khai
thác quặng fluorit, đất hiếm Quặng được khai thác lộ thiên, tuyển quặng bằng phương
pháp thủ công và vận chuyển tập trung ở khu vực Tam Đường, Phong Th
ổ chờ chuyển
đến các đơn vị sử dụng và chế biến khoáng sản.
Khu mỏ Thèn Sin -Tam Đường có các điểm vàng gốc và sa khoáng, cộng sinh
với các mạch vàng gốc có chứa hàm lượng các nguyên tố phóng xạ. Những năm gần
đây dân địa phương và một số người ở nơi khác đến tiến hành đào bới, khai thác vàng
gây ô nhiễm nước, phá vỡ hệ sinh thái môi trường và sản xuất nông nghiệp tại vùng
này. Hiệ
n nay chính quyền địa phương đã ngăn chặn được hoạt động khai thác vàng tự
do này.


11
Hoạt động khai thác khoáng sản (quặng fluorit, đất hiếm, vàng ) trong vùng
thiếu quy hoạch đã làm thay đổi môi trường sinh thái và cân bằng tự nhiên: rừng đầu
nguồn bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, hàng năm gây ra lũ ở vùng hạ nguồn của các
dòng sông, đặc biệt ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng tới sức khỏe người dân trong vùng.
Giao thông:
Vùng nghiên cứu được nối với vùng khác của miền Bắc bởi các tuyến đường
chính sau:
H
ệ thống đường ôtô:
Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai - Sa Pa – Tam Đường (500km)
Hà Nội – Tuần Giáo – Lai Châu – Tam Đường (600km)
Hệ thống đường sắt :
Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai (từ Lào Cai đi ôtô đến Sa Pa – Tam Đường)
Hệ thống đường thuỷ: Sông Hồng đóng vai trò là tuyến giao thông nối liền khu
vực miền núi Tây Bắc với miền xuôi.
Ngoài các tuyến đường chính còn có các tuyến đường Phong Thổ-Dao
San, Phong Thổ-Then Sin-Tam Đường, Phong Thổ-Mường So, dọc sông Nậm
Na, Sìn Hồ nhưng việc đi l
ại trong vùng nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn,
đường mòn chật hẹp, khá dốc, di chuyển chủ yếu bằng ngựa hoặc đi bộ. Về mùa
mưa, đường trơn, lầy lội rất khó khăn trong việc đi lại. Tuy nhiên từ các mỏ
(Nậm Xe, Đông Pao) tới thị trấn, thị xã trong vùng việc đi lại dễ dàng hơn do
được nối liền bởi đường đất, ôtô có thể đi lạ
i được.
Đường thuỷ có con sông Nậm Na chạy dọc phía Tây, sông Nậm Ma chạy dọc
phía Đông vùng nghiên cứu.
Còn nhiều xã chưa có đường ô tô xuống trung tâm xã. Sự xuống cấp của hệ
thống giao thông vận tải cùng với sự lạc hậu của mạng lưới thông tin bưu điện, bưu
chính viễn thông, hệ thống cấp điện, cấp nước đang là những trở ngại lớn cho sự

phát triển kinh tế của vùng nghiên cứu. Tuy nhiên hiện nay một số tuyến đường giao
thông quan trọng đã được nâng cấp như Chiềng Chăn - Sìn Hồ; Lai Châu - Mường Tè
- Bom Lót - Suối Lư
A.I.2. CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT
A.I.2.1. Các thành tạo địa chất
Theo thành phần thạch học chiếm ưu thế, vùng nghiên cứu có 8 nhóm đá chính,
bao gồm:
A.I.2.1.1. Nhóm đá trầm tích bở rời.
Thuộc nhóm đá trầm tích bở rời là các thành tạo trầm tích Đệ tứ, phân bố hạn
chế dọc theo các thung lũng dưới dạng các bãi bồi, bậc thềm, trũng giữa núi gồm có:
- Trầm tích Pleistocen trung (aQ
1
2
), có nguồn gốc sông phân bố trong thung
lũng khá rộng ở vùng bản Mường Mới. Thành phần trầm tích từ dưới lên trên gồm:
cuội, sỏi, cát, tảng, ít cát bột. Thành phần đa khoáng, chiều dày 2-3m.
- Trầm tích Pleistocen thượng (aQ
1
3
), có nguồn gốc sông phân bố trong thung
lũng tương đối rộng ở vùng bản Mường Mới, Vàng Bâu. Thành phần trầm tích gồm:
cuội, cát, tảng. Thành phần đa khoáng, chiều dày 1-2m.

12
- Trầm tích Holocen hạ-trung (aQ
2
1-2
), có nguồn gốc sông, phân bố thành các
bậc thềm, thềm cao và phát triển nơi đoạn vách thung lũng mở rộng, như phía Tây
Nam bản Mường Mới. Thành phần trầm tích gồm: các tích tụ dọc thung lũng sông suối

đều thể hiện 2 phần: dưới là tuớng lòng sông, trên là tướng bãi bồi mịn hơn, mặt cắt
thường có 2 phần:
+ Dưới là cuội sỏi, cát lẫn đá tảng, không gắn kết.
+ Trên là cát sạn, sét màu xám vàng.
Chi
ều dày 6-8m
- Trầm tích Holocen thượng (a,apQ
2
3
), có nguồn gốc sông, sông lũ phân bố
thành các bãi bồi, thềm thấp và phát triển nơi đoạn thung lũng mở rộng, các bồn trũng
lòng chảo karst chiều rộng khoảng 500m và dài tới 2-3km. Như ở thung lũng bản
Vàng Bâu - Bản Hồng Ngài, bản Giang và dọc suối Nậm So. Thành phần trầm tích
gồm: cuội, tảng, sạn, cát, bột, sét màu xám vàng, chiều dày từ 1-5m [12].
A.I.2.1.2. Nhóm đá trầm tích lục nguyên
Thuộc nhóm đá này có các phân vị đị
a tầng sau:
- Hệ tầng Nậm Mu (T
3
cnm): Trên diện tích vùng nghiên cứu hệ tầng Nậm Mu
phân bố thành hai dải ở Tây Bắc và Đông Nam vùng nghiên cứu. Dải thứ nhất phân bố
ở phía Đông Bắc thị trấn Phong Thổ (mới), dải thứ hai nằm ở phía Đông Nam mỏ
Đông Pao. Thành phần gồm: đá phiến sét màu đen xen các lớp mỏng bột kết và cát kết
hạt nhỏ màu xám có chứa các dạng Pelecpoda phổ biến ở Carni. Chiều dày quan sát
đượ
c 600-700m. Hệ tầng Nậm Mu tiếp xúc kiến tạo với hệ tầng Mường Trai, hệ
tầng Suối Bàng và bị xuyên cắt bởi các thể magma phức hệ Pu Sam Cap, phức hệ
Nậm Xe - Tam Đường.
- Hệ tầng Suối Bàng (T
3

n-rsb): Các trầm tích chứa than hệ tầng Suối Bàng
phân bố thành hai dải kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Dải Tây Bắc thuộc
phía Đông Bắc - Tây Nam bản Huổi Luông. Dải Đông Nam kéo dài từ bản Chiềng Là
đến bản Nậm Đích. Mặt cắt của hệ tầng gồm hai tập:
+ Tập 1: đá phiến sét xen các lớp mỏng bột kết. Chiều dày quan sát được
260m.
+ Tập 2: được phân biệt với tậ
p 1 do có sự gia tăng của cát kết trong thành
phần mặt cắt. Bao gồm: cát kết xen kẽ cát bột kết và đá phiến sét than màu xám đen.
Chiều dày tập 2 là 300m.
Hệ tầng Suối Bàng có quan hệ kiến tạo với các hệ tầng Nậm Mu, hệ tầng
Mường Trai, hệ tầng Đồng Giao và bị các thể xâm nhập phức hệ Nậm Xe- Tam
Đường, đá mạch minet phức hệ Pu Sam Cap xuyên cắt
Chiều dày của hệ
tầng là 560m.
- Hệ tầng Yên Châu (K
2
yc): phân bố ở phía Tây vùng nghiên cứu thành một
dải rộng kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Hệ tầng được chia thành 3 tập.
Thành phần thạch học gồm:
+ Tập 1: cuội kết, sỏi kết đa khoáng, phân lớp dày đến dạng khối, thành phần
chủ yếu là thạch anh, xen ít là cát kết dạng quarzit và phiến silic, chuyển lên trên là sạn
kết, cát kết thạch anh màu xám vàng, chứa cuội hoặc những ổ hay thấu kính cuội kết
đa khoáng màu xám vàng. Trên cùng là cát kết hạt thô màu xám sáng phân lớp dày đến

13
dạng khối, thường phân lớp xiên, thỉnh thoảng xen lớp mỏng cát bột kết màu xám, dày
500m.
+ Tập 2: bột kết màu nâu đỏ phân lớp trung bình đến dày, có các mạch ổ nhỏ
thạch cao, xen kẽ với cát kết hạt vừa màu vàng nhạt, phân lớp trung bình, dày 380m.

+ Tập 3: cuội dăm vôi, cuội kết vôi, hoặc cuội tảng kết vôi, thành phần chủ yếu
là đá vôi của hệ tầng Đồng Giao, một phần là cát kết d
ạng quarzit, xen trong cuội kết
thỉnh thoảng gặp cát kết, sạn kết hạt thô màu đỏ nhạt, dày 400m. Chiều dày của hệ
tầng khoảng 1280m [12].
A.I.2.1 3. Nhóm đá trầm tích lục nguyên - carbonat
Thuộc nhóm đá này có các phân vị địa tầng sau:
- Hệ tầng Tân Lạc. (T
1
otl): phân bố ở trung tâm vùng nghiên cứu thành 3 dải
kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam nằm ở các khu vực Đông Bắc huyện lỵ
Phong Thổ, khu trung tâm cao nguyên Lang Nhị Thang và Đông Nam khu mỏ Đông
Pao. Thành phần mặt cắt hệ tầng gồm:
+ Phần dưới là đá phiến sét, bột kết chứa vôi màu xám xanh, vàng nhạt.
+ Phần trên là đá vôi xen kẽ với các đá phiến sét vôi màu xám, chúng chuyển
tiếp lên đá vôi phân lớp dày của hệ tầ
ng Đồng Giao.
Chiều dày hệ tầng 410m.
- Hệ tầng Mường Trai (T
2
lmt): phân bố ở phía Đông Nam vùng nghiên cứu
có dạng dải hẹp, kéo dài theo phương Tây Bắc- Đông Nam với chiều rộng khoảng
một km từ bản suối Thầu, Sữ Thàng, Thèn Thẩu đến bản Nà Sẳng. Thành phần
mặt cắt gồm: cát kết tuf, bột kết, đá sét vôi, đá phiến sét và đá vôi. Đặc điểm thạch
học của hệ tầng ở mặt cắt bản B
ầu Ban gồm:
+ Phần dưới là đá phiến sét xen kẹp các lớp hoặc thấu kính đá vôi và các lớp
mỏng cát kết, dày 350m-400m
+ Phần trên gồm: đá phiến sét xen bột kết màu xám đen, chiều dày 300-460m.
Hệ tầng Mường Trai phủ trực tiếp không chỉnh hợp trên hệ tầng Viên Nam

(T
1
i

vn) và tiếp xúc kiến tạo với hệ tầng Nậm Mu ở trên. Hệ tầng bị xuyên cắt bởi các
thể xâm nhập nhỏ phức hệ Pu Sam Cap.
Chiều dày của hệ tầng 400m - 450m.
A.I.2.1.4. Nhóm đá trầm tích carbonat
Nhóm đá này có phân vị địa tầng sau:
Hệ tầng Đồng Giao (T
2
ađg): phân bố trên diện rộng (khoảng 350km
2
) ở
trung tâm vùng nghiên cứu, thành dải kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, phủ
trên toàn bộ diện tích của cao nguyên Lang Nhị Thang. Thành phần mặt cắt của hệ
tầng gồm 2 tập:
+ Tập 1: đá vôi, đá sét vôi phân lớp mỏng, đôi chỗ là đá phiến carbonat,
sericit và đá vôi sét có màu xám đến xám đen, hạt mịn có chứa silic.
+ Tập 2: đá vôi phân lớp dày đến dạng khối, màu xám đến xám sáng ít nhiều
bị đolomit hóa ở mức độ
khác nhau. Tổng chiều dày của hệ tầng ở đây đạt 850m [12].
A.I.2.1 5. Nhóm đá phun trào axit
Thuộc nhóm đá này có Phức hệ núi lửa Ngòi Thia (R
p
/Knt).

14
Phức hệ được xác định bởi các đá thuộc tướng á núi lửa. Thành phần thạch
học của phức hệ chủ yếu là ryolit porphyr, chiếm khoảng 95% diện tích phân bố. Các

đá còn lại chỉ chiếm khoảng 5% diện tích và gồm có: porphyr thạch anh, ryodacit, tuf
ryolit. Quan hệ giữa các đá trên mang tính phân dị.
Phức hệ núi lửa Ngòi Thia trong vùng bao gồm ba tướng đá:
*Tướng phun nổ: có diện phân bố hẹp (khoảng 2% diện tích) và ch
ỉ gặp một
diện nhỏ ở khu vực Huổi Ke với thành phần là tuf của ryolit.
*Tướng phun trào: chiếm khoảng 70% diện tích và phân bố ở phía Tây Bắc của
dải đá, bao gồm các đá ryolit porphyr và ryodacit porphyr với lượng ban tinh trong đá
chiếm 3-14%.
*Tướng á núi lửa: chiếm khoảng 28% diện tích và phân bố ở phía Đông Nam
của dải, bao gồm các đá ryolit porphyr và porphyr thạch anh với lượng ban tinh trong
đá 18÷37%. Các thành tạo này ph
ần lớn tạo nên các thể lấp đầy khe nứt và trồi lên trên
mặt dưới dạng các vòm nghiêng và nằm dọc theo đứt gãy. Trong các đá này có chứa
các nguyên tố phóng xạ (K, U, Th) [12].
A.I.2.1 6. Nhóm đá phun trào mafic
Thuộc nhóm đá này có Hệ tầng Viên Nam (T
1
ivn): phân bố ở trung tâm vùng
nghiên cứu, từ bản Khoang Thèn, Vàng Pheo đến Van Hồ, Đông Phong thành một dải
dài nằm theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Thành phần mặt cắt tại đây gồm: đá
bazan, bazan olivin, bazan hạnh nhân và andezitrachyt. Chúng được chia làm hai phần:
- Phần dưới là bazan hạnh nhân, bazan olivin, và các lớp tuf của chúng.
- Phần trên chủ yếu là bazan dạng khối màu xám đen, không thấy có cấu tạo
hạnh nhân, mà phổ biến là cấu tạo định hướng và có kiến trúc porphyr. Chi
ều dày
1000m [12].
A.I.2.1 7. Nhóm đá phun trào và xâm nhập kiềm
Nhóm đá này có các đơn vị địa chất sau:
- Hệ tầng Pu Tra (Ept). Các đá của hệ tầng lộ ra ở Đông Nam vùng nghiên

cứu thành hai khối ở bản Sin Câu và bản Thẳm. Thành phần thạch học của hệ tầng
gồm chủ yếu là tuf dăm, tuf, cát sạn kết và tuf tảng có thành phần là đá phun trào
trachyt màu nâu gụ, màu đỏ và trachyt porphyr với chiều dày khoảng 350m.
- Phứ
c hệ Pu Sam Cap (aSy
p
/Epc):
Trong vùng nghiên cứu phức hệ Pu Sam Cap gồm các khối bản Suối Thầu, Tam
Đường, Đông Pao và các đai mạch, thể tường minet với tổng diện tích phân bố
khoảng 12,7 km
2
.
Quan hệ giữa các khối với đá vây quanh như sau: khối Đông Pao xuyên cắt và
gây hoa hoá đá vôi hệ tầng Đồng Giáo (T
2
a đg), khối Tam Đường xuyên cắt và gây
sừng hóa các đá phiến sét và cát kết hệ tầng Suối Bàng (T
3
n-r sb). Các đá syenittoid
của phức hệ Pu Sam Cap luôn luôn gần gũi về không gian với phun trào trachyt và tuf
của chúng. Hệ thống các đá mạch của phức hệ phân bố chủ yếu ở khu vực phía Tây
Bắc, vùng nghiên cứu, thành phần của chúng rất phong phú và đa dạng bao gồm từ
minet, shonkinit, syenit aplit đến bostonit. Chúng xuyên cắt các đá granitoid của phức

15
hệ Ye Yen Sun, syenitoid pha 1 của phức hệ Pu Sam Cap, phun trào của hệ tầng
Pu Tra và các phân vị địa tầng tuổi Mesozoi từ Trias đến Creta có mặt trong vùng.
Phức hệ Pu Sam Cap được hình thành bởi hai pha xâm nhập:
- Pha 1 gồm 2 tướng:
+ Tướng ven rìa: syenit porphyr và granosyenit porphyr.

+ Tướng trung tâm: syenit hạt nhỏ đến hạt vừa và syenit thạch anh.
- Pha 2: các đá mạch minet, shonkinit, syenit aplit và bostonit.
Các thành tạo quặng đất hiếm phóng xạ có quan hệ mật thiết với phức hệ Pu
Sam Cap, toàn bộ hệ thống mỏ
Đông Pao nằm trên khối Bản Thẳm [12].
A.I.2.1 8. Nhóm đá xâm nhập axit
Nhóm đá này có các phức hệ sau:g
- Phức hệ Phu Sa Phìn (G
p
-Sy
p
/Kpp): phân bố ở Tây Bắc của khối Nậm
Khế - phía Đông Tam Đường với diện tích khoảng 110 km
2
. Thành phần thạch học của
khối gồm: syenit porphyr, granosyenit porphyr, syenit porphyr thạch anh, granit dạng
porphyr, granit granophyr, granit felspat kiềm. Một phần các đá của phức hệ kết tinh
tương đối đều hạt, không có kiến trúc porphyr. Quan hệ giữa các đá trong khối mang
tính phân dị, chuyển tiếp từ syenit qua các đá trung gian là syenit thạch anh và
granosyenit đến granit felspat kiềm.
- Phức hệ Nậm Xe-Tam Đường (aG-aSy/Ent). Các thể xâm nhập nhỏ của
phức hệ Nậm Xe - Tam
Đường thường phát triển dọc theo các đứt gãy phương
Tây Bắc - Đông Nam và dọc các đứt gãy giữa các trầm tích Trias từ Tam Đường
qua Bình Lư đến Thân Thuộc các thân xâm nhập kiềm phân bố trong các thung
lũng kín hẹp. Thành phần thạch học của các thể xâm nhập thường khác nhau, thay đổi
từ syenit kiềm, granosyenit kiềm đến granit kiềm. Có lẽ là do quá trình phân dị kết tinh
các hợp phần thạch anh và felspat phân bố không đồng đều đã hình thành các loại đá
khác nhau trong mộ
t không gian hẹp [12].

A.I.2.2. Kiến tạo
Vùng nghiên cứu thuộc miền kiến tạo Tây Bắc bao gồm một phần diện tích của
2 đới kiến trúc lớn là đới Fan Si Pan và đới Sông Đà. Các đứt gãy sâu là ranh giới
phân chia giữa hai đới. Trong đó đới sụt lún Sông Đà được lấp đầy trầm tích lục
nguyên và carbonat. Đây là miền cấu trúc địa chất phức tạp với nhiều hệ thống đứt
gãy, uốn nế
p, các thành tạo magma, kèm theo nhiều hoạt động tạo khoáng
B. VÙNG NÔNG SƠN
B.I.1. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN KINH TẾ NHÂN VĂN
I.1.1. Vị trí địa lý
Vùng Nông sơn với diện tích nghiên cứu 580km
2
, thuộc các huyện: Đại Lộc,
Quế Sơn, Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang tỉnh Quảng Nam.
B.I.1.2. Địa hình, địa mạo
Đây là vùng núi cao hiểm trở, địa hình phân cắt mạnh, độ cao tuyệt đối từ
600m đến 900m, các dãy núi chủ yếu kéo dài theo phương á kinh tuyến, với độ dốc
sườn từ 20
o
đến 40
o
, có nơi đạt tới 60
o
. Cấu thành nên các thành tạo địa hình chủ yếu
là các đá trầm tích lục nguyên, magma xâm nhập, chúng thường bị phong hoá bào mòn

16
mạnh, nên thường gây ra các hiện tượng trượt lở, ảnh hưởng dến các hoạt đông giao
thông đi lại trong vùng.
B.I.1.3. Khí hậu

Vùng Nông Sơn nói riêng và khu vực miền Trung Trung Bộ nói chung chịu ảnh
hưởng của khí hậu miền núi ven biển nhiệt đới gió mùa và chia thành 2 mùa: mùa khô
kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,8
0
,

từ tháng 9 đến tháng 12 nhiệt độ
từ 10 đến 15
o
, từ tháng 3 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình khoảng 25
0
đến 27
o
,

cao nhất
38
o
.
- Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 62%. Những tháng mưa nhiều độ ẩm
trung bình 89%, các tháng nắng ráo độ ẩm hạ xuống 34%. Lượng mưa trung bình hàng
năm 2208 mm. Đặc biệt năm 1999 lượng mưa đạt tới 3900mm. Các tháng 9, 10, 11
lượng mưa từ 390 ÷ 1374mm, những tháng này thường gây lũ lụt, ách tắc giao thông,
việc đi lại nghiên cứu địa chất gặp nhiều khó khăn. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 5
năm sau, lượ
ng mưa ít từ 0 ÷ 52mm; từ tháng 6 đến tháng 8 lượng mưa từ 160 ÷
204mm. Các tháng này nói chung ít mưa, thuận lợi cho công tác nghiên cứu địa chất.
B.I.1.4. Đặc điểm thuỷ văn và mạng lưới sông suối


Mạng lưới sông suối vùng nghiên cứu khá dày, gồm các sông lớn như sông
Côn, sông Vu Gia, sông Vàng, sông Bung, sông Cái, sông A Vương, sông Thu Bồn.
Các dòng sông về mùa mưa nước sông dâng cao, lưu lượng nước rất lớn, thường gây
ra ngập lụt, sạt lở; mùa khô dòng sông thu hẹp v
ới nhiều thác ghềnh hiểm trở. Theo tài
liệu khí tượng thuỷ văn trạm Hội Khách, đặt trên sông Cái, mực nước thấp nhất từ
tháng 2 đến tháng 9 từ 843cm ÷ 871cm, mực nước cao nhất từ tháng 10 đến tháng 1 từ
931cm ÷ 1782cm, lưu lượng mưa hàng năm các sông như sau:
- Sông Bung: mùa khô 35m
3
/s, mùa mưa từ 350 ÷ 370m
3
/s.
- Sông Cái: mùa khô 49m
3
/s, mùa mưa từ 400 ÷ 450m
3
/s.
Hệ thống suối chủ yếu trong vùng có phương á kinh tuyến. Trừ suối lớn nhất là
suối Tamprang là nước chảy quanh năm, lưu lượng nước lớn, nhiều thác ghềnh, các
suối nhánh thường là khe cạn, lòng suối sâu, nhiều bậc thác, rất dốc chỉ có nước vào
mùa mưa.
B.I.1.5. Động - thực vật
- Động vật: Phong phú nhiều loài quý hiếm như: Báo, gấu, lợn rừng, hươu, nai,
hoẵng, sơn dươ
ng, trĩ, gà lôi …Tuy nhiên chúng đã và đang bị săn bắn là cho ngày
một cạn kiệt.
- Thực vật: Đa dạng nhiều loại cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao như: Lim, chò
chỉ, lát, gụ …Song hiện tại phần lớn rừng Quảng Nam đều bị khai thác bừa bãi, trái

phép. Phần lớn diện tích rừng nguyên sinh bị chặt phá. Diện tích rừng còn lại hoặc
thưa thớt hoặc chủ yếu những cây lúp xúp, thấp bé [
ảnh 1.1].
B.I.1.6. Kinh tế nhân văn
B.I.1.6.1. Phân bố dân cư
Dân cư trong vùng tương đối thưa (bảng 1.1). Người Kinh chủ yếu tập trung ở thị
trấn huyện dọc các đường giao thông, sông, suối lớn với nghề nghiệp chính là làm
ruộng, buôn bán tạp hoá, nông lâm sản. Người dân tộc như: Cà Tu, Tà Riềng sống chủ

17
yếu ở vùng cao làm nghề phát nương làm rẫy, khai thác lâm sản, trồng tỉa ngô, lúa,
sắn, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phần lớn đã định canh, định cư song cuộc sống kinh tế
- xã hội phát triển không đồng đều, đại bộ phận nhân dân còn khó khăn thiếu thốn về
kinh tế, dân trí còn thấp. Hiện nay Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vùng cao dân
tộc ít người, đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầ
ng như điện, đường, trường, trạm, nên cuộc
sống của nhân dân trong vùng có phần khởi sắc. Các huyện, xã đã có trường học, trạm
y tế, nhà văn hoá, điện sinh hoạt tới từng hộ gia đình, tạo tiền đề phát triển kinh tế sau
này cho đồng bào các dân tộc ít người thuộc các tỉnh khu vực miền trung nói riêng và
cả nước nói chung.

Ảnh 1.1: Lớp phủ thực vật khu Sườn Giữa [10].
Bảng 1.1: Bảng thống kê diện tích và dân số trong vùng Nông Sơn
Toàn xã
Trong diện tích nghiên cứu
Xã Huyện
Dân số Diện tích (km
2
) Dân số Diện tích (km
2

)
Đại Sơn Đại Lộc 27770 98,0 25173 88,8
Đại Hồng Đại Lộc 11291 49,0 11842 51,4
Đại Lãnh Đại Lộc 15955
128,0
14900 119,5
Đại Quang Đại Lộc 11668 31,0 12374 32,9
Đại Thạnh Đại Lộc 54940 51,0 62637 58,1
Đại Đồng Đại Lộc 10808 45,6 9476 40,0
Đại Chánh Đại Lộc 6943 63,0 5698 51,7
Cà Dy Nam Giang 2064 196,0 1288 122,3
Thành Mỹ Nam Giang 4787 175,0 5677 207,5
Tà Bhing Nam Giang 2338 218,0 1439 134,2
Za Hung
Tây Giang 1112 26,9 114 27,0
A Vương Tây Giang 1403 14,0 2320 23,1

18
Ma Cooih Tây Giang 1183 177,0 1215 181,8
Quế Lộc Quế Sơn 8525 50,0 1406 8,2
Quế Trung Quế Sơn 9134 61,0 7343 49,0
Tổng 169921 474,0 162902 296,0
B.I.1.6.2. Giao thông
Hiện tại mạng lưới giao thông đường bộ trong vùng đã phát triển hơn nhiều so
với những năm thập niên 80. Đường xá được nâng cấp dần từng bước, đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt đi lại của nhân dân, nhất là khi đường 14a, đường Hồ Chí Minh mới
hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2004 đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển
kinh tế vùng. Tuy vậy, các đường liên thôn, liên xã chất lượng còn thấp, tớ
i 70% là
đường đất, nền đường yếu, mặt đường chưa rải nhựa, hay bị sói lở do mưa lũ, nhiều

khi bị ngập lụt khó đi lại. Phương tiện vận tải giao thông trong vùng chủ yếu là xe
khách loại nhỏ và công nông tự tạo.
B.I.1.6.3. Các hoạt động kinh tế chủ yếu
1. Công nghiệp khai thác khoáng sản
Những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm, các hoạt động kinh tế xã hội
của t
ỉnh Quảng Nam nói chung và vùng Nông Sơn nói riêng, ngày càng phát triển,
trong đó là việc khai thác, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản: Than Ngọc Kinh, Sườn
Giữa, than Nông Sơn (moong Sơn Tuyền và Giáp Phủ). Sản lượng khai thác ngày càng
tăng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng. Ngoài ra, trong
khu vực nghiên cứu còn khai thác các loại đá làm vật liệu xây dựng, vật liệu làm gốm
sứ, nước khoáng.….như khai thác đá vôi Lâm Tây, đá vôi A Sờ, đá hoa Thạch Mỹ,
felspat Lộc Quang, cát V
ĩnh Phước - Đại Hồng, nước khoáng An Điềm.
2. Công nghiệp điện năng
Nhà máy thuỷ điện An Điềm đã hoà mạng quốc gia năm 2005. Hiện nay đang
khởi công xây dựng tiếp nhà máy thuỷ điện A Vương, nhà máy thuỷ điện Sông Bung,
nhà máy nhiệt điện Nông Sơn. Trong tương lai, công nghiệp điện năng vùng này sẽ
mang lại nhiều tiềm năng kinh tế, xã h
ội.

3. Nông nghiệp
Nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, ngô, sắn năng xuất thấp, mấy năm gần đây các
địa phương đã rất cố gắng đưa cây công nghiệp như: Dứa, keo, thông, bạch đàn vào
sản xuất hàng hoá dần thay thế cho cây nông nghiệp ngắn ngày, tạo tiền đề kinh tế cho
phát triển bền vững ổn định lâu dài.
4. Tiểu thủ công nghiệp
Trong vùng chỉ
có vài cơ sở nhỏ lẻ mây tre đan xuất khẩu song thực sự chưa phát
triển mạnh mang tính chất hàng hoá trong khu vực.

B.I.2. CÁC YẾU TỐ §ỊA CHẤT
Các yếu tố nội sinh ảnh hưởng đến tai biến địa chất của khu vực được xét đến là
vị trí kiến tạo trên bình đồ kiến tạo khu vực, các tầng cấu trúc, các hệ thống đứt gãy và
các thành tạo địa chất.

19
B.I.2.1. Các thành tạo địa chất
Dựa vào đặc điểm địa chất công trình, tính chất cơ lý của đất đá,… khả năng
chống chịu tai biến, có thể chia các thành tạo địa chất làm hai lớp: lớp có liên kết cứng
(đá cứng) và lớp không có liên kết (đất đá bở rời). Trong mỗi lớp lại gồm các nhóm
đất đá thành tạo trong những điều kiện kiến tạ
o, cổ địa lý giống nhau và được thể hiện
trên bản vẽ bằng các yếu tố thạch học chính của chúng.
B.I.2.1.1. Lớp đất đá bở rời
Thuộc lớp này là các thành tạo Đệ tứ phân bố dọc các sông Vu Gia, sông Côn
(ở phía Đông Bắc vùng nghiên cứu), sông Thu Bồn (ở phía Đông Nam vùng nghiên
cứu) với tổng diện tích khoảng 130,3km
2
. Suất liều chiếu bức xạ gamma 15 ÷ 24
µ
R/h.
Nhóm 1: Trầm tích có nguồn gốc sông và bãi bồi tuổi Pleistocen:
Phân bố trên diện rộng ở phía Đông Bắc vùng nghiên cứu, dọc 2 bờ sông Côn
kéo dài từ An Điềm - Thanh Đại - Hoàng Phước và sông Vu Gia từ Ngọc Kinh - Hà
Nha - Mỹ Đồng - Quảng Huế - Tam Hoà. Tổng diện tích các trầm tích khoảng
73,7km
2
và được chia ra các đơn vị sau:
- Trầm tích sông (thềm bậc III), tuổi Pleistocen trung (aQ
1

2
): thành phần gồm:
cuội, sỏi gắn kết chắc bởi cát, bột, laterit.
- Trầm tích sông (thềm bậc II), tuổi Pleistocen trung – thượng phần sớm, hệ
tầng Sông Vàng (aQ
1
2-3a
sv), thành phần gồm: cuội, sỏi gắn kết bởi cát bột, màu vàng
đỏ.
- Trầm tích sông (thềm bậc I), tuổi Pleistocen thượng phần muộn, hệ tầng

Đại Thạch (aQ
1
3b
đt), thành phần gồm: cuội, sỏi lẫn cát, bột, sét màu xám vàng, loang
lổ.
Nhóm 2: Trầm tích có nguồn gốc sông và bãi bồi tuổi Holocen:
Phân bố sát bờ sông Vu Gia, diện lộ khoảng 33,79km
2
gồm các đơn vị sau:
- Trầm tích sông (bãi bồi cao), tuổi Holocen sớm - giữa (aQ
2
1-2
), thành phần
gồm: cuội, sỏi, cát bột, sét mầu xám vàng.
- Trầm tích sông (bãi bồi thấp), tuổi Holocen giữa – muộn (aQ
2
2-3
), thành phần
gồm: cát, sạn lẫn cuội, sỏi.

- Trầm tích sông, tuổi Holocen muộn ( aQ
2
3a
), thành phần gồm: Cát, sạn lẫn bột
sét, màu xám vàng.
- Trầm tích lòng sông, tuổi Holocen muộn (aQ
2
3b
), thành phần gồm: cuội, sỏi,
cát, sạn.
- Trầm tích lòng sông và bãi bồi không phân chia (aQ
2
3
), thành phần gồm: cuội,
sỏi, cát bột, sét màu xám vàng.
Nhóm 3: Trầm tích có nguồn gốc biển tuổi Pleistocen:
Trầm tích biển (thềm 20 -30m), tuổi Pleistocen thượng phần sớm, hệ tầng La
Châu (mQ
1
3a
lc): thành phần gồm: Cuội, cát thạch anh lẫn bột sét màu vàng đỏ.
Nhóm 3: Trầm tích Đệ tứ không phân chia: Gồm các trầm tích hỗn hợp sông,
sườn tích, lũ tích, tàn tích. Tổng diện tích khoảng 18,71km
2
: epQ: Eluvi - deluvi: cát
sạn, bột, laterit; dqQ: Sườn tích - lũ tích: tảng, cuội lẫn cát, bột; adpQ: Trầm tích sông
- sườn tích - lũ tích: cuội, sỏi lẫn cát, bột.

20
B.I.2.1. 2. Lớp đá cứng.

Thuộc lớp này có sáu nhóm sau:
Nhóm 1: Trầm tích lục nguyên và lục nguyên phun trào:
- Hệ Trias giữa - hệ tầng Sông Bung (T
2
sb): Phân bố phía Nam - Tây Nam vùng
nghiên cứu, diện tích khoảng 254,0km
2
. Phần dưới gồm các đá: cuội kết đa khoáng
mầu xám, xám tím, sét bột kết mầu xám, xám tím, xám xanh xen kẹp ryolit, cát bột kết
chứa vôi, suất liều tương đương bức xạ gamma trung bình 18µR/h. Phần trên gồm các
đá: cát kết, bột kết mầu xám sẫm, xám vàng, xen kẹp các lớp sạn kết, vôi silic, felsit-
ryolit, ryolitporphyr, tyfryolit xám xanh, xám đen.
- Hệ Trias muộn - hệ tầng An Điềm (T
3
nađ): Phân bố kéo dài từ Tây sang
Đông ở phía Bắc và phía Nam vùng nghiên cứu, diện tích khoảng 145,5km
2
. Thành
phần chủ yếu gồm: Cuội sạn kết đa khoáng, cát kết, bột kết chứa dăm sạn thạch anh
mầu nâu gụ. Suất liều tương đương bức xạ gamma trung bình 23
µ
R/h.
- Hệ Trias muộn - hệ tầng Sườn Giữa (T
3
n–rsg): Phân bố tại trung tâm vùng
nghiên cứu, diện tích khoảng 301,79km
2
. Thành phần gồm: Cuội kết, sạn kết, cát kết ít
khoáng màu trắng xám xen kẹp các lớp mỏng bột kết, sét kết màu xám đen, xám ghi
và các lớp, thấu kính sét than. Suất liều tương đương bức xạ gamma trung bình

28µR/h.
- Hệ Jura sớm - hệ tầng Bàn Cờ (J1bc): Phân bố ở trung tâm và phía Nam vùng
nghiên cứu, diện tích khoảng 168,26km
2
. Các đá có dạng nếp lõm hoàn chỉnh. Thành
phần gồm sạn kết, cát kết màu xám trắng, xám vàng xen kẹp các lớp hoặc thấu kính
cuội kết đa khoáng. Suất liều tương đương bức xạ gamma trung bình 21µR/h.
- Hệ Jura sớm - hệ tầng Khe Rèn (J1kr): Phân bố diện tích nhỏ kéo dài khoảng
19,7km2, giữa hệ tầng Bàn Cờ và hệ tầng Hữu Chánh vùng nghiên cứu. Thành phần
gồm: Bột kết màu xám ghi, xám đen, xen các lớp cát kế
t mỏng hạt nhỏ. Suất liều
tương đương bức xạ gamma trung bình 18µR/h.
- Hệ Jura giữa - hệ tầng Hữu Chánh (J2hc): Phân bố ở phía Đông vùng nghiên
cứu, diện tích khoảng 86,36km2. Thành phần gồm: Cát bột kết, bột kết đỏ gụ kẹp các
tập cát kết hạt nhỏ màu xám xanh. Suất liều tương đương bức xạ gamma trung bình
17µR/h.
- Hệ Neogen - hệ tầng Ái Nghĩa (Nan) , tr
ầm tích sông: Phân bố ở phía Đông
Bắc vùng nghiên cứu, diện tích khoảng 4,19km
2
. Thành phần: Cuội kết, sạn kết, cát
kết xen các lớp mỏng bột kết chứa hoá thạch thực vật.
- Hệ tầng Alin (Pal). Phân bố diện nhỏ ở phía Tây – Tây Bắc vùng nghiên cứu,
diện tích khoảng 24,43km
2
. Thành phần gồm: Cuội kết đa khoáng, sạn kết, cát kết màu
xám xanh xen kẹp các lớp bột kết xám nâu, tuf andesit, andesit. Suất liều tương đương
bức xạ gamma trung bình 18µR/h.
Nhóm 2: Trầm tích carbonat:
Hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C- Pnhs).

Phân bố thành khối nhỏ ở khu vực Hà Nha xã
Đại Đồng, diện tích khoảng 2,02km
2
.

Thành phần gồm: Đá hoa màu xám trắng, vân
dải, xám hồng, vàng, đen xen kẽ đá phiến thạch anh – sericit, đá phiến sericit, quarzit.
Suất liều tương đương bức xạ gamma trung bình 19
µ
R/h.
Nhóm 3: Magma mafic, siêu mafic:

21
- Phức hệ Hiên (Pk/PZ
1
hn). Diện tích khoảng 0,1km
2
, thành phần gồm:
pyroxenit có plagioclas, gabronorit horblendit, gabropyroxenit có olivin.
- Phức hệ Bol Kol (Gb/PZ
1
bk). Phân bố thành khối nhỏ ở phía Bắc vùng nghiên
cứu, diện lộ khoảng 0,175km
2
, thành phần gồm: Gabronorit, gabrodiabas,
gabrohorblendit.
Nhóm 4: Magma axit – trung tính:
- Phức hệ Đại Lộc (G
b
/Sđl ). Phân bố ở phía Bắc vùng nghiên cứu với diện tích

khoảng 179,6 km
2
, suất liều tương đương bức xạ từ 2 ÷ 16,4 µR/h. Các đá của phức hệ
được chia làm hai pha: Pha chính gồm: Tướng trung tâm thành phần gồm granitogneis,
granosyenitogneis, biotit có muscovit, ban tinh dạng mắt lớn đến cực lớn; Tướng rìa:
Granitogneis hai mica, granosyenitogneis hai mica hạt nhỏ. Pha đá mạch:
Granitaplit(a), pegmatoid, turmalin(b), thạch anh - turmalin(c).
- Phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (GDi/PZ
3
bq). Phân bố ở phía tây nam vùng
nghiên cứu, suất liều tương đương bức xạ gamma trung bình 17
µ
R/h. Các đá của phức
hệ được chia làm ba pha xâm nhập chính và pha đá mạch: Pha 1 (GDi/PZ
3
bq
1
): Diện
tích khoảng 1,41km
2
, thành phần gồm: Diorit, diorit thạch anh, gabrodiorit, gabroid.
Pha 2 (GDi/PZ
3
bq
2
): Diện tích khoảng 37,45km
2
, thành phần gồm: Granodiorit - biotit
– horblend. Pha 3 (GDi/PZ
3

bq
3
): Diện tích khoảng 2,57km
2
, thành phần gồm: Granit –
biotit có horblend, granosyenit – biotit có horblend hạt trung. Pha mạch: Granitaplit,
pegmatoid, spesartit.
- Phức hệ Bà Nà (G/K
2
bn). Phân bố ở phía bắc vùng nghiên cứu, diện lộ nhỏ
khoảng 5,74 km
2
. Các đá của phức hệ chia thành hai pha xâm nhập chính và pha đá
mạch. Pha 1 (G/K
2
bn
1
): Gồm các đá granit biotit, granit hai mica, granosyenit biotit
có muscovit hạt lớn. Pha 2 (G/K
2
bn
2
): Granit hai mica hạt nhỏ, granit alaskit. Pha đá
mạch: Phân bố ở phía Bắc trong các phức hệ Đại Lộc và hệ tầng A San, thành phần
gồm: Granit aplit, pegmatoid turmalin, thạch anh - felspat – turmalin.
Nhóm 5: Đá biến chất:
- Hệ tầng Mỹ Hiệp (PR
3
mh): Phân bố tại trung tâm vùng nguyên cứu, diện tích
khoảng 19,2 km

2
. Thành phần gồm: Đá phiến thạch anh - plagioclas - biotit, đá phiến
thạch anh - biotit - silimanit - granat, đá phiến thạch anh – muscovit - silimanit, thấu
kính amphibolit, đá phiến amphibol. Suất liều tương đương bức xạ gamma trung bình
12
µ
R/h.
- Hệ tầng Thành Mỹ (PR
3
tm): Phân bố tại trung tâm vùng nghiên cứu với diện
lộ nhỏ khoảng 5,4km
2
, thành phần gồm: Đá hoa màu xám trắng, sọc dải xen kẽ
amphibolit lớp mỏng màu xám xẫm, xám đen hạt nhỏ và các lớp mỏng gneisbiotit.
Suất liều tương đương bức xạ gamma trung bình 11
µ
R/h.
- Hệ tầng A San (Єasn): Phân bố ở phía Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc vùng nghiên
cứu, diện tích khoảng 144,18km
2
. Thành phần gồm: Đá phiến thạch anh - biotit, đá
phiến thạch anh – plagioclas - biotit, đá phiến thạch anh – felspat - biotit (mica) xen
kẹp lớp mỏng quarzit, đá vôi vi hạt tái kết tinh mầu xám tối, xám sáng. Suất liều tương
đương bức xạ gamma trung bình 18µR/h.
- Hệ tầng A Sờ (Єas): Phân bố phía Tây Nam vùng nghiên cứu, diện lộ nhỏ,
kéo dài dạng dải khoảng 13,85km
2
. Thành phần gồm: Đá hoa mầu xám trắng, xám tối,

22

sọc dải, phiến thạch anh - sericit, thấu kính phiến amphibolit. Suất liều tương đương
bức xạ gamma trung bình 17µR/h.
- Hệ tầng Trao (O-Str): Phân bố ở góc Tây Bắc vùng nghiên cứu, diện tích
khoảng 30,16km
2
. Thành phần gồm: Đá phiến thạch anh- plagioclas - biotit, đá phiến
thạch anh – felspat - biotit có horblend, amphibolit, đá phiến amphibol.
- Hệ tầng Bol Atek (O-Sbat): Phân bố ở góc Đông Bắc vùng nghiên cứu, diện
tích khoảng 1,15km
2
. Thành phần gồm: Đá phiến thạch anh - sericit, đá phiến sericit
(mica) - thạch anh, đá phiến thạch anh – plagioclas (felspat) - sericit (mica) xen kẹp đá
phiến đen giàu vật chất hữu cơ.
B. I.2.2. Kiến tạo
B.I.2.1.1. Cấu trúc địa chất
1. Phân tầng cấu trúc
Vùng nghiên cứu có hai tầng cấu trúc: Cấu trúc móng và cấu trúc phủ.
- Cấu trúc móng: Được thành tạo từ trầm tích biến chất hệ tầng Thạch Mỹ có
thành phần chủ y
ếu là: đá hoa xen kẹp các thấu kính amphibolit, gneisbiotit, phiến
amphibolit và hệ tầng Asan, Asờ gồm: Phiến thạch anh – biotit, phiến thạch anh –
felspat – biotit xen kẹp các thấu kính amfibol, đá hoa màu xám trắng, xám tối xen kẹp
phiến thạch anh – sericit.
- Cấu trúc phủ: Thành tạo từ các trầm tích lục nguyên hệ tầng An Điềm, Sông
Bung, Sườn Giữa, Bàn Cờ, Khe Rèn, Hữu Chánh. Trong đó, than và quặng hoá urani
nằm trong các tầng trầm tích: cuội sạn kết - cát, bột kết. Chiều dầy từ
600 đến 2400m.
Các thành tạo trầm tích bở rời hệ Đệ tứ (Q), Phân bố dọc các sông Vu Gia, sông
Côn (ở phía Đông Bắc vùng nghiên cứu), sông Thu Bồn (ở phía Đông Nam vùng
nghiên cứu). Thanh phần gồm: Cuội, sạn, cát, bột, sét màu xám, vàng loang lổ.

2. Hoạt động uốn nếp
Do ảnh hưởng các pha kiến tạo và hoạt động magma mà các thành tạo trầm tích,
trầm tích biến chất bị vò nhàu uốn nếp.
- Nếp lồi Sông Cái phân bố ở phía Nam vùng nghiên cứ
u. Được hình thành
trong quá trình thành tạo phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (GDi/PZ
3
bq) và có nhân là các
thành tạo trầm tích biến chất cổ của hệ tầng Thành Mỹ (PR
3
tm), hệ tầng Mỹ Hiệp
(PR
3
mh).
- Nếp lõm: Trong vùng nghiên cứu có các nếp lõm chính sau:
+ Nếp lõm An Điềm - Cà Liêng - Sườn Giữa - Thường Đức nằm ở phía Bắc của
vùng nghiên cứu, kéo dài theo vĩ tuyến.
+ Nếp lõm Mai Quy có qui mô nhỏ, phân bố ở phía Nam vùng nghiên cứu.
+ Nếp lõm Thọ Lâm phân bố ở phía Đông của vùng nghiên cứu, kéo dài theo
phương Đông Bắc – Tây Nam.
Ngoài ra ở trung tâm vùng nghiên cứu có hệ thống địa hào, được giới hạn bởi hệ
thống đứt gãy Tabhing - Thị trấ
n Thành Mỹ - Đại Sơn và kéo dài theo phương Đông
Bắc – Tây Nam.
B.I.2.2.2. Các hệ thống đứt gãy chính
1. Hệ thống đứt gãy Đông Bắc -Tây Nam:

23
- Hệ đứt gãy Zuôi - Ma Cooih - Cà Dăng. Các đứt gãy gần song song với nhau
kéo dài gần 20km, phát triển mạnh ở góc Đông Bắc vùng nghiên cứu thuộc các huyện

Hiên, Nam Giang, Đông Giang Các đứt gẫy này một số nơi còn là ranh giới địa chất
giữa phức hệ Đại Lộc và hệ tầng A San.
- Hệ đứt gãy TaBhing - Thị trấn Thành Mỹ - Đại Sơn. Các đứt gẫy này phân bố
ở trung tâm vùng nghiên cứu, có xu hướng gần song song với nhau kéo dài khoả
ng
trên 20 km, cắt qua các khu mỏ than (An Điềm, Ngọc kinh, Sườn Giữa) và khu mỏ
urani (Pà Lừa, Pà Rồng) gây biến đổi, dịch chuyển cấu trúc thân quặng.
- Hệ đứt gãy Nông Sơn – Duy Phú. Các đứt gẫy này phân bố thưa, ở góc Đông
Nam vùng nghiên cứu, cắt qua mỏ than Nông Sơn.
2. Hệ thống đứt gãy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam:
Phân bố hầu hết diện tích vùng ngyên cứu, nhưng thưa thớt, cắt gần vuông góc
với hệ
thống Đông Bắc - Tây Nam, Phân bố chủ yếu phía Nam gần trung tâm vùng
nghiên cứu.

C. VÙNG HÀM TÂN
C.I.1. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN KINH TẾ NHÂN VĂN
C.I.1.1. Vị trí địa lý:
Vùng nghiên cứu bao gồm: Toàn bộ lãnh thổ và một phần lãnh hải (0-10m
nước) huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận). Một phần lãnh thổ, lãnh hải (0-10m nước)
hai xã Tân Thành, Tân Thuận - huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận): đó là dải
ven biển và biển ven bờ (0-10m nước) từ Cửa Cạn đến mũi Kê Gà.
Các vùng tiếp giáp: Phía Bắc giáp huyện Tánh Linh, Bình Thuận; phía Đông
giáp huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuậ
n); phía Tây giáp huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa
-Vũng Tàu), huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) và phía Nam giáp Biển Đông [12].
Diện tích nghiên cứu 1051km
2
trong đó phần đất liền là 951km
2

và phần biển
ven bờ là 100km
2
.
Các yếu tố địa lý tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến các tai biến địa chất.
Chúng quy định sự xuất hiện các loại hình tai biến địa chất, cường độ và tần suất cũng
như phạm vi ảnh hưởng của tai biến địa chất. Dựa vào nguồn gốc phát sinh có thể chia
chúng ra thành hai nhóm là nhóm các yếu tố nội sinh và nhóm các yếu tố ngoại sinh.
C.I.1.2. Địa hình, địa mạo
Trong diện tích nghiên c
ứu có các dạng địa hình đồi núi thấp, địa hình đồng
bằng ven biển và địa hình đáy biển ven bờ.
- Địa hình đồi núi thấp: phân bố ở phía Bắc bao gồm: núi Bể, núi Mây Tào, núi
Nhọn, núi Giang Co, núi Lồ Ô. Đây là các núi sót trên đồng bằng ven biển. Đặc điểm
của địa hình núi là sườn cong lồi, dốc, nhưng phát triển cân xứng, hầu hết chúng đều
phát triển các đá magma xâm nhập thuộc phức hệ Đ
èo Cả, Định Quán, riêng ở núi
Nhọn lộ các đá phun trào hệ tầng Nha Trang. Các núi sót đều có độ cao tương đối lớn,
dao động từ 400 đến 600m, với các đỉnh núi Bể cao 874m, núi Nhọn cao 569m. Trên
các sườn núi đá gốc lộ tốt, nhưng việc đi lại khó khăn vì khá dốc.
- Địa hình đồng bằng ven biển: kéo dài dọc ven biển vùng nghiên cứu. Độ cao
dao động 50÷100m ở ven chân núi, 1÷5m ở ven bờ biển, độ
phân cắt sâu nhỏ. Cấu
thành đồng bằng là các trầm tích biển, sông-biển tuổi Đệ tứ. Chúng phủ lên trên các

×