Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Chủ tịch hồ chí minh là con người vĩ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.72 KB, 4 trang )

Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người vĩ đại. Người để lại cho mỗi chúng ta bao
điều cần học tập. Một trong những đức tính ấy là sự khiêm tốn.
Chúng ta cần hiểu rằng “Khiêm tốn là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng
mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn
người, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của
cuộc đời, không ngừng học hỏi”.Người có sẵn đức tính khiêm tốn không bao giờ
chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại. Lúc nào
họ cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm
đủ mọi phương diện để học hỏi.
Đức tính kiêm tốn của Bác Hồ trước hết thể hiện ở việc nguời luôn luôn hòa
mình với nhân dân lao động.
Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ
đại sống mãi
trong sự
nghiệp của
chúng ta !
Một vị giáo sư Nhật Bản cho biết: Khi các nhà sử học yêu cầu Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho phép họ được viết tiểu sử của Người, thì Người nói: "Trước hết hãy viết
tiểu sử của nhân dân Việt Nam".
Ông nhận định: "Khi bảo các nhà sử học hãy viết lịch sử của nhân dân Việt Nam
là Người hướng sự chú ý của các nhà sử học về phía nhân dân". Trên tinh thần đó
ông coi Chủ tịch Hồ Chí Minh là "V.I. Lênin của Việt Nam".
V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh rằng: "Tất cả những thứ đạo đức, xuất phát từ
những quan niệm ở ngoài nhân loại, ở ngoài các giai cấp, chúng ta đều bác bỏ.
Chúng ta nói rằng đấy chỉ là lừa bịp, dối trá, nhồi sọ công nhân và nông dân để
mưu lợi ích riêng cho bọn địa chủ và tư bản. Chúng ta nói rằng, đạo đức của chúng
ta hoàn toàn phục vụ lợi ích đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Đạo đức của
chúng ta là từ những lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mà ra".
Trung thành với tư tưởng đó của V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân
dân phải bằng mọi cách tiêu diệt đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, để xây


dựng một nền tảng đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ
cũng lấy hạnh phúc của nhân dân làm tiêu chuẩn của đạo đức. Quan điểm vì hạnh
phúc của nhân dân luôn luôn được Người thể hiện một cách đầy đủ. Khi đánh giá
vai trò của lãnh tụ đối với nhân dân, một học giả Nhật Bản nhận định: "Hầu hết các
lãnh tụ đều phải xuống hoà mình với quần chúng. Nhưng Cụ Hồ Chí Minh đã sinh
ra từ quần chúng, đã sống và chiến đấu với quần chúng". Vì vậy, Người rất thông
cảm với nhân dân. Người nói: "Dân rất tốt". Người thật sự tôn trọng nhân dân. Sự
tôn trọng nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành đức tính khiêm tốn của
Người. Đức tính ấy tạo nên bầu không khí tâm lý - tình cảm chan hoà giữa Người
với nhân dân Việt Nam và giữa Người với anh em bầu bạn trên thế giới. Đức tính
ấy cảm hoá được mọi người, dìu dắt mọi người đoàn kết chiến đấu. Như vậy, Người
đã sống với tâm hồn của dân tộc Người, tâm hồn của nhân dân lao động thế giới.
Người chia cơm sẻ áo cùng nhân dân. Người ca khúc khải hoàn cùng nhân dân.
Người chí hiếu với nhân dân vì tình cảm của Người là tình cảm trong lòng nhân
dân. Tình cảm ấy mang tính chất hiện thực và trực tiếp nhằm vào hạnh phúc của
nhân dân mà phấn đấu. Đức tính đó của Người để lại trong lòng anh em bầu bạn
trên thế giới một ấn tượng mạnh mẽ: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người thực
sự mang tình người trong thời đại chúng ta. Kẻ thù cũng phải kính nể Người.
Đức tính khiêm tốn của người còn được thể hiên ở chỗ người luôn cho mình
là :”người đày tớ của nhân dân”
Nhiều công trình nghiên cứu của người nước ngoài đã trích dẫn lời của Chủ tịch
Hồ Chí Minh nói về Lênin, coi Lênin là "Người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản.
Cũng là một vị đạo đức rất cao, dạy chúng ta phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính"
để rồi đi đến một nhận xét chung: Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời coi mình là học
trò của Lênin. Dư luận thế giới coi đây là đức tính khiêm tốn có từ "trong gan trong
tim". Đúng như vậy, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ có tham vọng sáng tạo
ra "học thuyết" này, "học thuyết" nọ nhằm thay thế học thuyết Mác-Lênin. Học
thuyết Mác-Lênin đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng là "kim chỉ nam cho
hành động". Sự khâm phục sâu sắc đối với C.Mác, Ph.Angghen và V.I.Lênin được
thể hiện một cách sâu sắc từ trong tư tưởng đến hành động của Chủ tịch Hồ Chí

Minh. Nhân dân Mông Cổ ca ngợi: "Suốt đời Chủ tịch Hồ Chí Minh có tình yêu
nồng nàn đối với V.I.Lênin, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản".
Dư luận nước ngoài ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo chọn khái niệm "đày
tớ" để chỉ việc phục vụ nhân dân: "Cụ còn là hình ảnh của một vị lãnh tụ có tinh
thần trước hết là đày tớ phục vụ nhân dân. Điều này thể hiện đức tính khiêm tốn
của Cụ". Đó là nhận định của nhiều tác giả ở nhiều nước khác nhau, trong các bài
viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đày tớ trong xã hội cũ là người hầu hạ trong các gia
đình vương giả. Bọn phong kiến là đày tớ đắc lực cho bọn đế quốc. Đến Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Người cũng giữ khái niệm "đày tớ", song nội dung lại chuyển nó
sang phục vụ cho một đối tượng hoàn toàn mới: Nhân dân. Điều đó có nghĩa là Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất của người
cán bộ, đảng viên. Muốn xứng đáng là người đày tớ của nhân dân, người cán bộ,
đảng viên "Phải thật sự gần gũi nhân dân, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của
nhân dân, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân". Người "đày tớ" ấy phải biết đặt lợi
ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên trước lợi ích riêng của cá nhân
mình". Đó là những lý luận rất cơ bản về đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề
ra nhằm giáo dục cán bộ, đảng viên phục vụ nhân dân một cách đúng đắn nhất. Dư
luận nước ngoài coi đây là một trong những cống hiến về lý luận đạo đức mới, đạo
đức mà trong đó, đòi hỏi người cán bộ, đảng viên cần rèn luyện sự khiêm tốn đối
với nhân dân.
Trong khá nhiều bài viết của người nước ngoài đều cho rằng, đức tính khiêm tốn
- giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ biểu hiện ở sự hoà mình với nhân
dân lao động ở tinh thần phục vụ nhân dân với cương vị "người đày tớ" mà còn
biểu hiện rõ nét trong cuộc sống. Nhân dân thế giới coi đức tính khiêm tốn - giản dị
của Người là điều rất thực. Nhân dân Nam Y-ê-men ca ngợi Hồ Chí Minh là con
người trung thực. Người trung thực với chính bản thân Người, trung thực với dân
tộc và trung thực với cả thế giới.
Lối sống khiêm tốn, giản dị bao giờ cũng là sự thù địch với lối sống xa hoa, phù
phiếm. Giản dị bao giờ cũng dẫn đến tiết kiệm, còn xa hoa tất dẫn đến lãng phí.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ghét lối sống xa hoa, cũng như trước đó, Lênin vô cùng căm

ghét lối sống này. Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều coi lối sống xa hoa là lối
sống sang trọng một cách giả tạo, thật "đáng nguyền rủa" và phải "lên án nó". Sự
nguy hiểm của lối sống ấy là nó sẽ "dẫn đến sự giả nhân giả nghĩa" và "dối trá ghê
gớm". Lối sống xa hoa còn dẫn tới tệ tham ô, hối lộ… Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu
rõ: Khi con người đã tránh được lối sống xa hoa, sẽ trở nên trong sạch hơn, ham mê
với công việc hơn. Lòng ham mê với công việc là sự thể hiện đạo đức cao quý của
con người sống trên trái đất. Say sưa với công việc, hết lòng vì công việc, sẽ đưa
con người tới đỉnh cao của những thành quả lao động. Những kẻ chây lười "học
chẳng hay, cày chẳng biết", "vô công rồi nghề", đều là những kẻ "không có đạo đức
cách mạng", cần phải lên án.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đức tính khiêm tốn - giản dị là chân lý của cuộc sống.
Người khuyên chúng ta đừng bao giờ xa rời chân lý đó. Người luôn luôn nhắc nhở
các đồng chí ta "phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính". Tính
khiêm tốn - giản dị của Người được thể hiện trong bốn chữ vàng đó.

×