Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Thương mại điện tử - Chương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.17 KB, 23 trang )

Chương 2 – Các mô hình kinh doanh TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
CHƯƠNG 2. CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

NỘI DUNG :
• Các hình thức kinh doanh TMĐT
• Ví dụ về một số website thương mại điện tử điển hình.
• Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử.
• Một số vấn đề khác về kinh doanh TMĐT.
• Giới thiệu một số website TMĐT trên thế giới & ở Việt Nam.
• Tóm tắt, bài tập & câu hỏi mở rộng.

1. Các hình thức kinh doanh thương mại điện tử
1.1. Thư điện tử
Ngày nay, thư điện tử (electronic mail, viết tắt là e-mail) đã trở nên một
hình thức thông tin liên lạc phổ biến và tiện dụng. Người ta, có thể dùng thư điện
tử để gửi/ nhận 1 thông điệp trên phạm vi toàn thế giới 1 cách tức thời. Ngoài ra,
tính năng đính kèm file của thư điện tử cho phép gửi kèm 1 hay nhiều tập tin dưới
nhiều dạng thức, như : văn bản, bảng tính, âm thanh, hình ảnh, video…
Không chỉ được sử dụng bởi các cá nhân, ngày càng nhiều các doanh
nghiệp, tổ chức, các cơ quan Nhà nước… sử dụng thư điện tử để gửi các văn
bản, hợp đồng, công văn, giấy tờ chính thức... một cách “trực tuyến”. Thông tin
trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào.
Tuy nhiên, khi trao đổi dữ liệu qua thư điện tử cũng gặp phải nhiều vấn đề
liên quan đến tính xác thực của e-mail, độ trễ thông tin, an toàn thông tin, như là :
thông tin bị đọc lén, bị sửa chửa, bị thất lạc, thư rác (spam mail), lây lan virus qua
e-mail,… Giải quyết các vấn đề này đòi hỏi giải pháp liên quan công nghệ, thói
quen sử dụng e-mail của doanh nghiệp, và các luật của chính phủ.
1.2. Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua
bản tin điện tử (electronic message) thay cho việc giao dịch dùng tiền mặt; ví dụ,
trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng


thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v.. thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Ngày
nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh
vực mới.
a. Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange,
gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công
ty giao dịch với nhau bằng điện tử.
b. Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát
hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển

 - 12 - Þ

Chương 2 – Các mô hình kinh doanh TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả
phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia (digital cash).
c. Túi tiền điện tử (electronic purse); còn gọi là “ví điện tử” là nơi để tiền
mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền
(stored value card), tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật
của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền mặt Internet”.
d. Giao dịch ngân hàng số hóa (digital banking), giao dịch chứng khoán số
hóa (digital securities trading). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng
là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ:
(1)Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng
(2) Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng,
siêu thị,…)
(3) Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng.
(4) Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân
hàng khác.
1.3. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc
trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form)

1
, từ máy tính điện tử
này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn
bán với nhau, theo cách này sẽ tự động hóa hoàn toàn không cần có sự can thiệp
của con người.
Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), việc
trao đổi dữ liệu điện tử được xác định như sau: “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là
việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác
bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu
trúc thông tin”.
TMĐT có đặc tính phi biên giới (Cross - border electronic commerce),
nghĩa là trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác
nhau, công việc trao đổi EDI thường là các nội dung sau:
1/ Giao dịch kết nối
2/ Đặt hàng
3/ Giao dịch gửi hàng
4/ Thanh toán
1.4. Truyền dung liệu
Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa, mà không phải là bản thân
vật mang nội dung đó; ví dụ như: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát
thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay,
vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm, v.v..

1
Có cấu trúc nghĩa là các thông tin trao đổi được với các đối tác thỏa thuận với nhau tuân thủ
theo một khuôn dạng nào đó.

 - 13 - Þ

Chương 2 – Các mô hình kinh doanh TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử

Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật. Ngày nay, dung
liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital
delivery).
1.5. Bán lẻ hàng hóa hữu hình
Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới
quần áo, ôtô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronic
shopping), hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành
công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods).
Tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web và
Java, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop), gọi là ảo
bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các
hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một. Để có thể mua - bán hàng,
khách hàng tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hóa hiển thị trên màn hình,
xác nhận mua và trả tiền bằng thanh toán điện tử.
Lúc đầu, ở giai đoạn một, việc mua bán còn ở dạng sơ khai : người mua
chọn hàng rồi đặt hàng thông qua mẫu đơn (form) cũng đặt ngay trên Web.
Nhưng có trường hợp muốn lựa chọn giữa nhiều loại hàng ở các trang Web khác
nhau (của cùng một cửa hàng) thì hàng hóa miêu tả nằm ở một trang, đơn đặt
hàng lại nằm ở trang khác, gây ra nhiều phiền toái.
Để khắc phục, ở giai đoạn hai, xuất hiện loại phần mềm mới, cùng với
hàng hóa của cửa hàng trên màn hình đã có thêm phần “xe mua hàng” (shopping
cart, shopping trolly), giỏ mua hàng (shopping basket, shopping bag) giống như
giỏ mua hàng hay xe mua hàng thật mà người mua thường dùng khi vào siêu thị.
Xe và giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá trình chuyển từ trang
Web này đến trang Web khác để chọn hàng, khi tìm được hàng vừa ý, người mua
ấn phím “Hãy bỏ vào giỏ” (Put it into shopping bag); các xe hay giỏ mua hàng này
có nhiệm vụ tự động tính tiền (kể cả thuế, cước vận chuyển) để thanh toán với
khách mua. Vì hàng hóa là hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới
các phương tiện gửi hàng theo kiểu truyền thống để đưa hàng đến tay người tiêu
dùng.

1.6. Phân loại hình thức kinh doanh TMĐT
* Phân loại theo đối tượng tham gia: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B),
khách hàng cá nhân (C)... có các hình thức như : G2B, G2C, G2G, B2G, B2B,
B2C, C2B, C2G, C2C. Trong đó, B2B, B2C và C2C là phổ biến nhất.
- B2B (business to business - doanh nghiệp tới doanh nghiệp) : là để chỉ
hoạt động mua bán giữa 2 hay nhiều công ty. Ở loại hình này, người
mua và người bán đều là doanh nghiệp, ví dụ : nhà cung cấp & doanh
nghiệp sản xuất, doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại…
Đây là loại hình có số lượng giao dịch trên mạng lớn nhất, với trị giá
cao nhất hiện nay và ngày càng tăng dần.
- B2C (business to consumer – doanh nghiệp tới người tiêu dùng) : mối
quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đây là loại hình điển
hình cho các website bán lẻ sản phẩm, ở đó người bán là doanh nghiệp
và người mua là người tiêu dùng.

 - 14 - Þ

Chương 2 – Các mô hình kinh doanh TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
- C2C (consumer to consumer – người tiêu dùng tới người tiêu dùng) :
để chỉ hoạt động mua bán được tiến hành giữa 2 cá nhân thông qua
mạng Internet. Loại hình này phổ biến trong các website đấu giá, mua
bán, rao vặt,… ở đó người mua và người bán có thể rao bán, chọn mua
sản phẩm và tiến hành các giao dịch mua bán trực tiếp.

Hình 2.1. Phân loại hình thức kinh doanh TMĐT theo đối tượng tham gia

* Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: thương mại hữu tuyến, thương
mại di động (vô tuyến).
* Phân loại theo hình thức dịch vụ: chính phủ điện tử, giáo dục điện tử,
ngân hàng điện tử…

* Phân loại theo mức độ phối hợp, chia xẻ và sử dụng thông tin qua mạng:
thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác. (xem thêm các
cấp độ áp dụng TMĐT)

2. Các ví dụ về một số website thương mại điện tử
- Amazone.com, eBay
TM
, Yahoo! và nhiều địa chỉ thương mại điện tử khác
đã góp phần định hình các loại hình công nghiệp và các mô hình kinh doanh trên
Web. Các doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh qua mạng và các cá nhân quan tâm
đến thương mại điện tử cần phải biết về nhiều mô hình kinh doanh trực tuyến.
Một doanh nghiệp vận hành theo một mô hình nào đó có thể nâng cấp công nghệ
của họ để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Dưới đây, chúng ta sẽ xem
xét một số ví dụ về mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong thực tế để có
cái nhìn rõ hơn về loại hình thương mại này.

 - 15 - Þ

Chương 2 – Các mô hình kinh doanh TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
Amazon.com và mô hình cửa hiệu trực tuyến
Có lẽ các ví dụ được công nhận nhiều nhất về thương mại điện tử sử dụng
công nghệ giỏ mua hàng là Amazon.com. Được thành lập vào năm 1994, công ty
đã phát triển nhanh chóng để trở thành một trong những nhà bán lẻ trực tuyến
lớn nhất thế giới. Amazon.com cung cấp hàng triệu sản phẩm cho hơn 17 triệu
người tiêu dùng trên 160 quốc gia. Amazon.com còn cung cấp các đấu giá trực
tuyến.
Trong những năm đầu của nó, Amazon.com phục vụ như là nhà bán lẻ
sách đặt hàng qua mail. Dây chuyền sản phẩm của nó đã dần mở rộng, và bao
gồm âm nhạc, video, DVD, thiệp điện tử, điện gia dụng, phần cứng, các công cụ,
đồ làm đẹp và đồ chơi. Danh mục của Amazon.com tăng dần và địa chỉ đã cho

phép bạn duyệt qua hàng triệu sản phẩm.
Amazon.com sử dụng CSDL ở phía máy chủ (hệ thống máy tính của
người bán) cho phép khách hàng ở phía máy khách (máy tính của khách hàng,
thiết bị cầm tay…) để tìm kiếm các sản phẩm theo nhiều cách. Hệ thống này là
một ví dụ về ứng dụng máy khách/máy chủ. CSDL Amazon.com bao gồm các sản
phẩm chuyên biệt, sẳn sàng, các thông tin vận chuyển, các mức phí, thông tin đặt
hàng và các dữ liệu khác. Tựa đề sách, tác giả, giá, lịch sử bán, nhà xuất bản,
tóm tắt và mô tả sâu hơn cũng được lưu trong CSDL. CSDL mở rộng này giúp
cho Amazon.com tham khảo chéo giữa các sản phẩm. Chẳng hạn, một tác phẩm
có thể được liệt kê dưới nhiều thể loại, như : tiểu thuyết, sách bán chạy, và các
sách nên đọc.
Amazon.com riêng biệt hóa trang của nó để phục vụ các khách hàng trở
lại; một CSDL theo dõi tất cả các giao dịch trước đó, bao gồm các món đã mua,
các vận chuyển, và thông tin thẻ tín dụng. Khi quay trở lại địa chỉ này, khách hàng
được chào đón bằng tên và giới thiệu một danh sách các mặt hàng nên mua.
Amazon.com tìm kiếm CSDL khách hàng để tìm ra các mẫu và khuynh hướng
của các khách hàng của nó. Bằng cách theo dõi những dữ liệu khách hàng như
thế, công ty cung cấp dịch vụ được cá nhân hóa, điều này cần phải được xử lý
bởi các đại diện bán hàng. Hệ thống máy tính của Amazon định hướng việc bán
các sản phẩm thêm mà không cần tương tác của con người.
Việc mua một sản phẩm ở Amazon.com thì thật đơn giản. Bạn bắt đầu ở
trang nhà của Amazon.com và quyết định về kiểu sản phẩm mà bạn muốn mua.
Chẳng hạn, nếu bạn tìm kiếm quyển sách “e-Business & e-Commerce – How to
program”, bạn có thể tìm quyển sách bằng cách dùng hộp tìm kiếm ở góc trên
bên trái của trang nhà. Chọn Books trong phần loại, sau đó gõ vào tựa đề của
quyển sách. Sau đó, bạn sẽ được dẫn trực tiếp đến trang sản phẩm cho quyển
sách đó. Để mua một món hàng, chon Add to Shopping Cart, ở góc trên bên phải
của trang. Công nghệ giỏ mua hàng xử lý thông tin và hiển thị một danh sách các
sản phẩm mà bạn đã đặt trong giỏ. Bạn có thể thay đổi số lượng của mỗi món, bỏ
đi một mặt hàng khỏi giỏ, tính tiền hay tiếp tục mua sắm.

Khi bạn sẳn sàng để đặt hàng, bạn yêu cầu tính tiền. Là khách hàng lần
đầu, bạn sẽ được yêu cầu điền vào bảng thông tin cá nhân, gồm tên, địa chỉ lập
hóa đơn, địa chỉ nhận hàng, phương thức giao hàng, và thông tin thẻ tín dụng.
Bạn còn được yêu cầu nhập vào một mật khẩu mà bạn dùng để truy xuất dữ liệu
tài khoản của bạn cho tất cả các giao dịch trong tương lai. Sau khi đã xác nhận
các thông tin, bạn đã có thể đặt hàng.

 - 16 - Þ

Chương 2 – Các mô hình kinh doanh TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
Các khách hàng trở lại trang Amazon.com có thể sử dụng hệ thống 1-Click
của nó, hệ thống này cho phép khách hàng sử dụng lại các thông tin giao hàng và
chi trả đã nhập trước đây để đặt hàng chỉ bằng một cú nhấp chuột. Đó là một ví
dụ về cách mà các ứng dụng CSDL được thiết kế một cách thông minh giúp cho
các giao dịch kinh doanh trên mạng nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Khi bạn đã hoàn tất việc đặt hàng, Amazon.com gởi xác nhận đến bạn
bằng e-mail. Nó sẽ gởi e-mail thứ 2 khi đơn đặt hàng được giao. Một CSDL theo
dõi trạng thái của tất cả các vận chuyển. Bạn có thể theo dõi trạng thái món hàng
bạn mua cho đến khi nó rời khỏi trung tâm vận chuyển của Amazon.com bằng
việc chọn mục Your Account ở cuối trang và nhập vào mật khẩu của bạn. Nó sẽ
dẫn bạn đến trang quản lý tài khỏan. Bạn có thể hủy đặt hàng bất cứ lúc nào,
trước khi sản phẩm được vận chuyển, thường là trong vòng 24 hoặc 48 tiếng
đồng hồ từ khi mua. Amazon.com có nhà kho ở từng khu vực, nhờ đó, nó có thể
vận chuyển các gói hàng vào ban đêm mà không phải sử dụng dịch vụ phân phối
tốc hành.
Amazon.com họat động trên máy chủ an toàn, bảo vệ các thông tin cá
nhân của bạn. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi dùng thẻ tín dụng trên web,
bạn có thể khởi động đơn đặt hàng của bạn qua trang web của Amazon sử dụng
5 ký tự cuối của thẻ tín dụng, và hoàn tất đơn đặt hàng của bạn bằng việc gọi
điện cho phòng dịch vụ khách hàng của Amazon để cung cấp những số còn lại.



eBay và mô hình đấu giá trực tuyến
Đấu giá trực tuyến đã trở thành một phương thức thành công rất lớn của
thương mại điện tử. Công ty hàng đầu trong lĩnh vực này là eBay. eBay là một
trong những doanh nghiệp điện tử có lời nhất. Nhà đấu giá trực tuyến thành công
có gốc rễ từ món hàng mới lạ 50 năm tuổi - nhà chế tạo kẹo Pez. Palm Omidyar,
một nhà thu thập say mê các loại kẹo Pez, nảy ra ý tưởng mua bán chúng trên
internet. Khi cô bày tỏ ý tưởng này với bạn trai của mình, Pierre Omidyar (bây giờ
là chồng cô), anh lập tức tham gia vào ý tưởng kinh doanh đấu giá qua mạng, 1 ý
tưởng sớm trở nên nổi tiếng. Vào năm 1995, Omidyars tạo ra một công ty, gọi là
AuctionWeb. Công ty sau đó được đổi tên thành eBay và từ đó trở nên nhà đấu
giá trực tuyến hàng đầu, với 4 triệu phiên đấu giá được thực hiện và 450,000 món
hàng mới được thêm vào mỗi ngày.
Trên eBay, người ta có thể mua và bán mọi thứ. Công ty thu thập một phí
xét duyệt, cộng với một tỉ lệ % doanh số. Phí xét duyệt dựa vào số lượng hiển thị
bạn muốn món hàng của bạn nhận được, một mức phí cao được đòi hỏi nếu bạn
muốn nằm trong các đấu giá nổi bật trong 1 loại sản phẩm nào đó, và thậm chí
mức phí sẽ cao hơn nếu bạn muốn được liệt kê trong trang nhà của eBay dưới
mục Các món hàng tiêu biểu. Danh sách được hiển thị trên trang nhà theo giai
đoạn. Một tùy chọn thu hút sự chú ý khác là trình bày các sản phẩm liệt kê dưới
dạng chữ đậm (có phí tính thêm).
eBay sử dụng 1 CSDL để quản lý hàng triệu đấu giá mà nó cung cấp.
CSDL này phát triển động khi người mua và người bán nhập vào các thông tin cá
nhân và thông tin về sản phẩm. Người bán nhập vào 1 sản phẩm để đấu giá,
cung cấp các mô tả về sản phẩm, từ khóa, giá ban đầu, ngày đóng phiên đấu giá

 - 17 - Þ

Chương 2 – Các mô hình kinh doanh TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử

và các thông tin cá nhân. Dữ liệu này được dùng để tạo ra hồ sơ sản phẩm được
xem bởi người mua tiềm năng.
Tiến trình đấu giá bắt đầu khi người bán gởi các mô tả về món hàng cần
bán và điền vào các thông tin đăng ký phù hợp. Người bán phải mô tả một giá mở
đấu tối thiểu. Nếu khách hàng tiềm năng cảm thấy giá này là quá cao, món hàng
có thể sẽ không nhận được giá đấu nào hết. Trong nhiều trường hợp, một giá
bảo toàn (reserve price) được thiết lập. Người bán có thể thiết lập giá mở thấp
hơn giá bảo toàn để tạo ra hoạt động đấu giá.
Nếu 1 giá đấu thành công, người bán và người mua thương lượng về chi
tiết giao hàng, bảo hành, và các chi tiết khác. eBay phục vụ như một liên lạc viên
giữa các phía, nó là một giao diện mà ở đó người mua và người bán có thể tiến
hành kinh doanh. eBay không duy trì một nhà kho vật lý tốn chi phí, cũng như
không xử lý việc giao hàng, hay các dịch vụ khác mà các doanh nghiệp khác như
Amazon và các nhà bán lẻ khác phải cung cấp.
eBay tạo ra một số hoạt động kinh doanh sử dụng địa chỉ này như là
phương tiện bán sản phẩm. Các doanh nghịệp này phụ thuộc vào eBay để tồn tại
và hoạt động. Bởi vi thời gian nghỉ có thể là phí tổn đối với 1 doanh nghiệp trực
tuyến, các công ty như eBay đầu tư vào hệ thống tính tóan sẳn sàng cao và hệ
thống luôn sẳn sàng.
Hệ thống sẳng sàng cao cố gắng tối thiểu hóa thời gian nghỉ; hệ thống luôn
sẳn sàng cố gắng loại trừ nó hoàn toàn. Một điều quan trọng đối với những công
nghệ này là những hệ thống có khả năng chịu lỗi sử dụng sự dư thừa. Mọi phần
cứng quan trọng – bộ xử lý, dĩa và các kênh truyền thông – được sao lưu ở 1 hay
nhiều cấp độ, vì vậy, khi gặp lỗi, hệ thống chỉ đơn giản là thay đổi các phần hư
hỏng bằng các phần đã sao lưu. Hệ thống vẫn hoạt động trong khi phần bị lỗi
được sửa hoặc thay thế. Điều này cũng đúng đối với dữ liệu: Bởi vì các công ty
không thể chấp nhận mất dữ liệu kinh doanh, dữ liệu còn được duy trì một cách
dư thừa. Tandem (www.tandem.com) và Stratus (www.stratus.com) đã xây dựng
những hệ thống tính toán sẳn sàng cao và luôn sẳn sàng.
Ảnh hưởng của eBay lên thương mại điện tử là rất lớn. Những người sáng

lập của nó đã chọn một mô hình kinh doanh giới hạn việc truy xuất không trực
tuyến, và bằng internet, đã có thể mang nó đến với màn hình máy tính của người
tiêu dùng trên toàn thế giới. Mô hình kinh doanh này đã dần mang lại lợi nhuận
trên web. Tuần báo Business nói rằng “Việc đấu giá và đóng lại các tương tác
giữa người mua và người bán tạo ra 1 ý thức cộng đồng – một điều gần như là
nghiện và giữ họ quay trở lại”. Bằng việc thực hiện các chiến lược tiếp thị truyền
thống và giữ cho tiến trình đơn giản, eBay đã cung cấp một giải pháp thay thế
thành công cho thương mại điện tử theo kiểu cửa hiệu.

Yahoo! và mô hình cổng giao dịch web
Yahoo là một cổng ngang với rất nhiều kết nối đến các địa chỉ và các thể
loại theo chủ đề. Nó còn cung cấp cho người dùng khả năng sử dụng giỏ mua
hàng. Qua Yahoo, người tiêu dùng có thể kết nối tới một số cửa hiệu trực tuyến,
thêm các món hàng vào giỏ mua hàng Yahoo của họ khi mua sắm. Khi người
dùng đã đăng ký với Yahoo, họ có thể bẳt đầu tìm kiếm các sản phẩm. Sau khi
chọn ra một sản phẩm và 1 người bán, người sử dụng có thể chọn lựa việc bỏ nó

 - 18 - Þ

Chương 2 – Các mô hình kinh doanh TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
vào giỏ mua hàng hoặc cho vào 1 danh sách các món ao ước. Danh sách các
món hàng ao ước là một trang web cá nhân, nó tổng hợp và lưu trữ các món
hàng mà bạn muốn mua vào một lúc nào đó sau này. Nó còn có thể được dùng
để xây dựng một danh sách giáng sinh hay một đăng ký cho đám cưới.
Để tham dự vào việc mua sắm của Yahoo, người dùng nhấp vào mục
Shopping ở đầu của trang nhà Yahoo. Từ đó, người dùng có thể tìm kiếm một
sản phẩm bằng cách chọn loại, gõ vào một từ khóa tìm kiếm hoặc viếng thăm một
trong các cửa hiệu nổi bật trong Featured Stores. Các tính năng khác có trong
trang này là đăng ký quà tặng, Hot Products, What’s Selling Now và hệ thống
thưởng điểm của Yahoo. Đăng ký vào mục quà tặng hay hệ thống thưởng là một

tiến trình đơn giản, được hoàn tất bằng việc nhấp vào SignIn và tạo ra một tên
đăng nhập và mật khẩu.
Khi người tiêu dùng sẳn sàng để tính tiền, họ có thể mua tất cả các món
qua Yahoo, thay vì phải mua ở từng cửa hiệu. Điều này đơn giản hóa tiến trình
mua sắm bằng việc giới hạn số lần đăng ký và điền vào phiếu mà khách hàng
phải thực hiện.
Việc mua sắm trên Yahoo chỉ là một trong nhiều mục khác. Một khách
hàng đến địa chỉ này có thể tìm kiếm bất kỳ sản phẩm nào. Để cải tiến chất lượng
của khả năng tìm kiếm trên web, Yahoo liên kết với công cụ tìm tin Google.com.
Khi những người lướt web nhập vào một từ khóa, sử dụng công nghệ tìm kiếm
Google, họ nhận được một danh sách các liên kết dựa trên mức độ phổ biến của
mỗi site; các liên kết web được trả về theo thứ tự giảm dần dựa vào số người liên
kết tới mỗi site.
Các cổng giao dịch ngang hàng đầu khác gồm có Ask Jeeves
(www.ask.com) và AltaVista (www.av.com). Ask Jeeves sử dụng công nghệ xử lý
ngôn ngữ tự nhiên để hiểu câu hỏi của khách hàng và phát sinh câu trả lời. Điều
này giúp người sử dụng công cụ tìm tin nhập vào câu truy vấn dưới dạng câu
tiếng Anh đơn giản – những công cụ tìm tin khác thường dựa trên từ khóa được
nhập bởi người sử dụng. Ask Jeeves hỏi các công cụ tìm tin chính để cung cấp
cho người dùng các liên kết đến các địa chỉ có liên quan đến câu hỏi của họ.
AltaVista liên kết tới tất cả các khu vực trên web và cung cấp truy xuất internet
miễn phí, dịch vụ mua sắm, các cơ hội liên kết, và các bản tin nóng. Các công cụ
tìm tin khác bao gồm www.google.com, www.metacrawler.com,
www.dogpile.com, và www.gomez.com.

Priceline.com và mô hình so sánh giá
Việc sử dụng mô hình kinh doanh đặt giá của bạn đã đem lại danh tiếng
cho Priceline.com. Nhờ hệ thống của nó, bạn có thể đặt giá cho vé máy bay,
phòng khách sạn, xe cho thuê và vật thế chấp. Cơ chế kinh doanh sáng tạo của
nó, được gọi là hệ thống tâp hợp yêu cầu, là một công cụ mua sắm, nhằm đem

các giá đã đặt của khách hàng đến với các đối tác của Priceline, để họ xem có
thể chấp nhận được giá yêu cầu đó hay không ? Nhiều kinh doanh điện tử sử
dụng công cụ thông minh để mở rộng địa chỉ web của họ. Các công cụ thông
minh là các chương trình dò tìm và sắp xếp một số lượng lớn dữ liệu và trả lời
báo cáo dựa trên dữ liệu đó. Các công cụ mua sắm thường được sử dụng để truy
tìm dữ liệu chứa trong 1 CSDL hay trên web để tìm câu trả lời cho 1 câu hỏi nào
đó.

 - 19 - Þ

Chương 2 – Các mô hình kinh doanh TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
Tiến trình mua ở Priceline.com rất đơn giản. Chẳng hạn, khi tìm kiếm 1
chuyến bay nội địa, đầu tiên bạn nhập vào địa điểm khởi hành, đích đến, giá đặt
và số vé bạn muốn mua. Sau đó, bạn chọn ngày đi và sân bay ở trong hoặc gần
thành phố xuất phát hoặc đích đến. Bạn càng linh động với các sắp xếp chuyến đi
của bạn, bạn càng có nhiều cơ hội có vé máy bay với giá mong muốn.
Công cụ của Priceline.com giới thiệu giá đặt của bạn với các hãng hàng
không và thử thương lượng một mức phí thấp hơn giá đặt của khách hàng. Nếu
giá đặt được chấp nhận, Priceline.com có được khỏan chênh lệch giá đặt của
khách hàng và giá thực sự. Tỉ lệ phần trăm ghi kê giá thay đổi theo giá được chấp
nhận bởi hãng hàng không. Đối với các chuyến bay nội địa, toàn bộ tiến trình mất
khoảng 1 giờ đồng hồ.
Priceline.com là một ví dụ khác về cách mà internet và web làm thay đổi
sâu sắc cách thức tiến hành kinh doanh. Trong trường hợp của hàng không, hàng
trăm ngàn chỗ trên máy bay còn trống mỗi ngày. Priceline.com giúp cho các hãng
hàng không bán các chỗ ngồi đó. Bằng cách tiện lợi hóa việc bán các chỗ dư
thừa với một mức giảm giá, Priceline.com giúp các hãng hàng không nhận ra
doanh thu tăng thêm và giúp khách hàng tiết kiệm tiền.
Du hành ở phút chót là mắc. Các hãng hàng không và các chỗ ngồi
thường được định giá ở mức cao. Với Priceline.com và các dịch vụ tương tự, bạn

có thể thường xuyên đi lại với giá được giảm nhiều so với giá bán lẻ. Tuy nhiên,
chờ đợi cho đến phút cuối cùng cũng là một sự mạo hiểm, vì không có gì đảm
bảo là sẽ có chỗ ngồi còn trống.
BottomDollar.com giúp bạn tìm giá thấp nhất
BottomDollar.com sử dụng công nghệ công cụ thông minh để tìm kiếm web
và tìm các s ó thể dùng ản phẩm bạn cần với giá tốt nhất. Một khách hàng c
BottomDollar.com để tìm 1 sản phẩm hoặc duyệt qua nhiều loại sản phẩm khác
nhau trên trang. Dịch vụ tìm kiếm trong danh mục của hơn 1000 nhà bán lẻ để tìm
kiếm sản phẩm bạn muốn. Việc tìm kiếm thường trong vòng chưa đầy 1 phút.
Thử tưởng tượng việc bạn tự tìm kiếm trong 1000 cửa hiệu khác nhau, từng cái
một.
Các công cụ mua sắm và các đơn vị thông minh đang thay đổi cách thức
người ta mua sắm. Thay vì đi trực tiếp đến các cửa hàng với các thương hiệu nổi
tiếng, khách hàng sẽ sử dụng các dịch vụ như BottomDollar.com để có được mức
giá tốt nhất có thể. Tình huống này tạo áp lực lên các nhà bán lẻ trực tuyến buộc
họ phải giữ giá ở mức cạnh tranh.
Các địa chỉ so sánh giá tương tự bao gồm Dealtime.com, Deja.com và
MySimon.com. DealTime (www.dealtime.com) chọn các người bán dựa vào mức
độ mật độ khách hàng, độ tin cậy và sự xét duyệt. Deja.com là một website nhiều
mặt cung cấp việc mua sắm, các nhóm thảo luận, đánh giá khách hàng, và mua
sắm có so sánh. Người sử dụng dịch vụ có thể viết các nhận định của họ trong
từng lĩnh vực để thảo luận và xem xét. MySimon (www.mysimon.com) thì cung
cấp việc tìm kiếm so sánh giá cả từ một số lượng nhỏ các nhà bán lẻ nổi tiếng.
Từ các ví dụ trên, ta có được hình ảnh ban đầu về một số mô hình
kinh doanh TMĐT thường được áp dụng, như : mô hình cửa hiệu điện tử,
mô hình đấu giá, mô hình cổng giao tiếp, mô hình giá động… Các mô hình
này sẽ được xem xét chi tiết và kỹ hơn ở phần kế tiếp.

 - 20 - Þ


×