Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tài nguyên biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.31 KB, 10 trang )

1. Vị trí địa lý của biển, đảo Việt Nam
(Tạ Thanh Cao – QHPT3)
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị
và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển
dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia
ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên
diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km
bờ biển). đứng đầu các nước Đông Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Ma-Lai-Xi-a.
Trong 64 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa
dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có diện
tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện
tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu ki-lô-mét vuông). Vùng biển nước ta
có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa
được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước, có vị trí đặc biệt quan
trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất nước; một
số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia
trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng
nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa,
làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
2. Các vùng biển Việt Nam như sau:
(Bùi Việt Hưng – QHPT3)
2.1 Nội thủy: Là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền, đặt dưới
chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam.
- Đường cơ sở: là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các
vùng biển khác. Có 2 loại đường cơ sở:
- Đường cơ sở thông thường: Là đường sử dụng ngấn nước thủy triều thấp nhất
ven bờ biển hoặc hải đảo.
- Đường cơ sở thẳng: Là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển
lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia


cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển.
Nước ta có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường
thẳng. Năm 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven
bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm. Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại
Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo. Điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây
Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam - Cam - pu - chia. Điểm A1: Hòn Nhạn
(Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà Mau); A3: Hòn Tài Lớn; A4: Hòn Bông Lang;
A5: Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa - Vũng Tàu); A6: Hòn Hải; A7: Hòn Đôi (Bình
Thuận); A8: Mũi Đại Lãnh; A9: Hòn Ông Căn (Khánh Hòa); A10: Đảo Lý Sơn
(Quảng Ngãi); A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).
2.2 Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng
12 hải lý (01 hải lý tương đương 1.852m) ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các
điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của nước
ta tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn
vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển của lãnh hải.
2.3 Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có
chiều rộng 12 hải lý hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát
cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ
các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về
di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
2.4 Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt
Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải Việt Nam.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc

thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên sinh vật và
không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt
động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm
mục đích kinh tế, có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm
quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam.
* Chủ quyền: Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia
được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia đó. Các quốc gia ven biển có
chủ quyền đối với vùng nước nội thủy và lãnh hải của mình cũng như đối với vùng
trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển các vùng nước đó.
2.5 Thềm lục địa: Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của
lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi
nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ
đường cơ sở đó. (Cũng theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
thì nước nào có thềm lục địa tự nhiên quá rộng thì thềm lục địa có thể mở rộng ra
tới không quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở).
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm
dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa
Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên
sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.
3. Khí hậu
(Tạ Thanh Cao – QHPT3)
- Biển Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió mùa thịnh hành hướng
Đông Bắc và Đông Nam. Vì vậy, gánh chịu nhiều rủi ro, thiên tai và sự cố môi
trường biển trên Biển Đông, đặc biệt từ các loại dầu tràn và dầu thải không rõ
nguồn gốc đưa vào vùng biển nước ta.

- Chế độ khí hậu vùng biển Việt Nam khác nhau ở 3 miền khí hậu chủ yếu:
+ Miền khí hậu phía Bắc từ đèo Hải Vân trở ra có chế độ khí hậu nhiệt đới
gió mùa, có màu đông lạnh.
+ Miền khí hậu phía Nam từ Đà Năng đến các tỉnh ven biển ĐB Sông Cửu
Long có chế độ khí hậu gió mùa nhiệt đới cận xích đạo với hai mùa mưa và mùa
khô rõ rệt.
+ Miền khí hậu biển Đông có chế độ khí hậu mang tính chất gió mùa nhiệt
đới biển
Chịu nhiều thiên tai bão, tố, biến đổi khí hậu và nguy cơ sóng thần.
4. Khái quát các nguồn tài nguyên quan trọng
(Nguyễn Thị Trang Anh – QHPT3)
4.1. Tài nguyên sinh vật
Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn
160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các
loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loài cá chiếm 86%
tổng trữ lượng.
Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong
đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta
khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu
tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều
loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,
Chim biển: Các loài chim biển ở nước ta vô cùng phong phú, gồm: hải âu, bồ
nông, chim rẽ, hải yến,
Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá
trị. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú.
Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển. Các loại rong biển dễ gây trồng, ít bị
mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của
loài người trong tương lai.
4.2. Tài nguyên phi sinh vật
Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan

trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích:
Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Tư Chính -
Vũng Mây. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ
tấn quy dầu. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng
3.000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610
tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để
phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3.
Ngoài ra, vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng
thiếc Thái Bình Dương, có trữ lượng thiếc lớn, và tiềm năng to lớn về quặng sa
khoáng của các nguyên tố hiếm, có triển vọng băng cháy lớn.
4.3. Tài nguyên giao thông vận tải
Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều
dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới,
có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải
biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài. Biển Đông được coi là con đường chiến
lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở
cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo
biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma-lắc-ca để đi
đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi
vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua
các eo biển giữa Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Xin-ga-po đến Ôtx-trây-lia và Niu Di
Lân
Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt
động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường
biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan
đến Biển Đông.
4.4. Tài nguyên du lịch Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang
động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta.
Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều
cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang

động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch
hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.
Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, trong đó 24 đảo có
diện tích trên 10 km2 (10 - 320 km2), cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo
hấp dẫn. Ở đây không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn.
Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước
Các di tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ
đá Phát Diệm, phân bố ngay ở vùng ven biển.
Các trung tâm kinh tế thương mại, các thành phố du lịch nằm ven biển hoặc
cách bờ biển không xa như Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha
Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên, Hà Nội, Sài Gòn, Hệ thống đường bộ, đường xe lửa
xuyên Việt và liên vận quốc tế chất lượng cao được xây dựng dọc bờ biển
5. Vị trí vai trò của biển Việt Nam
(Bùi Như Quỳnh – QHPT3)
- Về dầu khí: Là nguồn tài nguyên lớn nhất ở TLĐ (thềm lục địa) nước ta có
tầm chiến lược quan trọng. Tại vùng biển và TLĐ Việt Nam đến nay đã xác định
nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí với trữ lượng ước tính khoảng 10 tỉ tấn
dầu quy đổi với khoảng 20 vị trí có tích tụ dầu khí trong đó trữ lượng khai thác
khoảng 4 - 5 tỷ tấn, đặc biệt khí thiên nhiên có tiềm năng rất lớn. Các bồn trũng
đang được khai thác hiện nay gồm có bồn trũng Cửu Long, Nam Cô Sơn, Sông
Hồng, Malay-Thổ Châu… Bên cạnh nguồn dầu khí, biển Việt Nam còn có nhiều
loại khoáng vật, phi quặng (sa khoáng), photphorit và các biểu hiện của than bùn,
glauconit, pyrit, thạch cao, kết hạch sắt, mangan, cát vôi san hô và cát sạn sỏi là vật
liệu xây dựng, cát thủy tinh…
- Về thủy hải sản: Biển nước ta có khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong
hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau.
Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn/năm,
với khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn/năm. Trong đó, trữ lượng cá nổi và đáy
tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng
thủy sản của Việt Nam khoảng 2 triệu héc-ta với 3 loại hình nước ngọt, nước lợ và

vùng nước mặn ven bờ. Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý
khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển, hải sâm… Với 48 vũng, vịnh nhỏ
và 12 đầm, phá ven bờ, khoảng 1.120 km rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn,
cùng các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam Hệ sinh thái ven biển Việt nam
mỗi năm đem lại lợi nhuận ước tính từ 60-80 triệu USD.
- Về phát triển cảng biển: Dọc bờ biển nước ta đã xác định nhiều khu vực
có thể xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu:
Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Nghi Sơn, Hòn
La- Vũng Áng, Chân Mây, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải…Hiện nay nước ta có
90 cảng biển và 10 khu chuyển tải hàng hoá, trữ lượng hàng hoá thông qua các
cảng biển.
- Về tài nguyên du lịch biển: Biển, đảo Việt Nam đã cho thấy nhiều điều
kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp
không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Với một đường bờ biển dài và nhiều hòn
đảo nhỏ gần bờ, vì thế tạo điều kiện phát triển du lịch biển, hải đảo. Tiềm năng
phát triển đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm
biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới
nước; bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…; có thể tổ chức các giải thi
đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước
và quốc tế.
- Về xã hội: Biển, đảo Việt Nam là địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế
đất nước. Hiện nay có trên 31% dân số cả nước sinh sống ở 28 tỉnh, thành phố ven
biển. Đa số các thành phố, thị xã đều nằm ở ven sông, cách biển không xa, nhất là
các thành phố, thị xã ở Trung Bộ nằm sát ven biển, có đường quốc lộ 1A chạy qua.
Khu vực ven biển cũng là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp lớn. Các tỉnh,
thành phố ven biển có các cảng, cơ sở sữa chữa, đóng tàu, đánh bắt hoặc chế biến
hải sản, làm muối… thu hút hơn 13 triệu lao động, giải quyết công ăn việc làm,
góp phần to lớn vào việc ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh
quốc phòng.
- Về an ninh quốc phòng: Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa

ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy
nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ Quốc.
Ngày nay trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc, biển, đảo Việt Nam có vai trò quan
trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển.
- Về giao thông: Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường
hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các
nước trong khu vực, lượng tàu thuyền các nước qua lại rất nhộn nhịp. Cùng với
đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đường biển từ lâu đã trở thành con đường vận
tải quan trọng của Việt Nam trong việc giao thương hàng hóa trong nước và trên
thế giới.Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5
tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông. Dọc bờ biển nước ta có
khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng được các cảng biển. Thêm vào đó với hệ
thống sông ngòi dày đặc như hệ thống sông vùng duyên hải Quảng Ninh, hệ thống
sông Hồng, sông Đồng Nai, hệ thống sông Cửu Long , các tuyến đường sông,
đường bộ, đường sắt dọc ven biển nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là
các tuyến đường xuyên Á) được xây dựng trong thời gian qua đã tạo điều kiện
thuận lợi cho thông thương nội địa Việt Nam mà còn giữa Việt Nam với các nước
khác trong khu vực.
6. Các vấn đề về môi trường biển hiện nay
(Vũ Thị Mỹ Linh – QHPT3)
6.1. Hiện trạng môi trường biển hiện nay
- Du lịch tràn lan, nuôi trồng thủy sản bất hợp lý
- Dân số tăng và nghèo khó
- Lối sống đơn giản và dân trí thấp
- Thể chế và chính sách còn bất cập
- Chất thải từ hoạt động ngành hàng hải chủ yếu là các nước thải:lallast, nước
thải la canh hầm hàng, nước thải sinh hoạt, các laoị nước thải này thường có hàm
lượng dầu cao đổ ra biển ngày càng nhiều
6.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển

- Biến đổi khí hậu
- Ô nhiễm do cá con sông từ đất liền mang các chất thải công nghiệp, nông
nghiệp, làng nghề, nước thải chưa xử lý đổ ra biển
- Do dùng mìn đánh bắt cá của ngư dân
- Hầu hết các cảng biển ở Việt Nam hiện nay đều chưa có trạm tiếp nhận và xử
lý chất thải dầu
- Các cơ sở đóng, sửa chữa tàu biển đều chưa có trang bị hệ thống kiểm soát và
xử lý chất thải
6.3. Tác động môi trường biển
- Ảnh hưởng đến môi trường sống của hệ sinh thái thủy sinh khu vực, giảm
chất lượng môi trường nước biển, giảm nguồn lợi thủy sản
- Dầu trong chất thải gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến các hệ sinh thái. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi
cát, đầm phá và các rạn san hô
- Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi
phục của các hệ sinh thái
- Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao
đổi ôxi giữa không khí và nước, làm giảm ôxi trong nước, dẫm đến cán cân điều
hòa ôxi trong hệ sinh thái bị đảo lộn
- Dầu có chứa độc làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh
thái, có khi gây chết cả quần thể
- Thủy triều đỏ gây thiệt hại lớn cho nuôi trồng thủy sản
6.4. Giải pháp bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường biển
- Tổ chức kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp cảng
biểnvà phương tiện tàu thuyền
- Kiểm tra an toàn hàng hải, các phươngtiện tham gia hoạt động tại khu vực
quản lý để qua đó phát hiện, khuyến cáo kịp thời nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn
có thể gây ô nhiễm môi trường
- Cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để huy động người và các
phương tiện phù hợp, tổ chức xử lý các sự cố môi trường

- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân hiểu rõ về tầm quan trọng của
biển. Chung tay bảo vệ môi trường biển
- Hoàn thiện các thể chế, chính sách phù hợp để bảo vệ và nâng cao chất lượng
môi trường biển

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×