Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Báo cáo tóm tắt đề tài khao học công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.28 KB, 4 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
1. TÊN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật chung để triển khai dịch vụ hành chính công
trực tuyến tại Việt Nam
Mã số: 27-11-KHKT-TC
Chủ trì đề tài: CN. Nguyễn Quỳnh Anh
2. ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
Viện chiến lược Thông tin và Truyền thông
Địa chỉ liên hệ: CN. Nguyễn Quỳnh Anh, Ban Công nghệ thông tin
Điện thoại (84-4) 3 556 5328 (75); Email:
3. KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
Nhóm chủ trì đề tài đã hoàn thành việc nghiên cứu các nội dung theo đúng yêu cầu tại đề
cương khoa học công nghệ đã được phê duyệt. Một số kết quả đạt được:
 Báo cáo khái quát về tình hình áp dụng một số quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam và
trên thế giới cho dịch vụ hành chính công trực tuyến
 Báo cáo nghiên cứu đề xuất danh mục quy chuẩn về kiến trúc ứng dụng, mô hình
hóa quy trình nghiệp vụ, truy cập và trình diễn thông tin, mô hình hóa và trao đổi dữ
liệu, kết nối dịch vụ và an toàn thông tin.
Với kết quả này, nhánh 2 của đề tài được cấu trúc thành (04) bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ hành chính công trực tuyến
Dịch vụ công trực tuyến được thống nhất hiểu theo Nghị định số 43/2011-NĐ-CP
ngày 13/06/2010 về Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên
trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước: “Dịch vụ công
trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được
cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng”. Do đó, “dịch vụ hành chính
công trực tuyến là dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các
tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng”.
“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là quy chuẩn
kỹ thật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức
xây dựng và ban hành. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bao gồm các quy định kỹ thuật bắt
buộc áp dụng và các quy định về quản lý nhằm bảo đảm các mục tiêu quản lý của Bộ


Thông tin và Truyền thông đối với đối tượng quy chuẩn kỹ thuật”.
Chương 2: Hiện trạng xây dựng và áp dụng các chuẩn kỹ thuật chung cho dịch vụ
hành chính công trực tuyến tại Việt Nam
Nhìn chung các văn bản quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành đã cập nhật
theo xu hướng phát triển chung về tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin trên thế giới.
Tuy nhiên các danh mục tiêu chuẩn được đưa ra nhưng không có văn bản hướng dẫn áp
dụng các tiêu chuẩn cho phù hợp với thực tế các đơn vị. Hiện trạng áp dụng hiện nay của
các tiêu chuẩn chưa được đánh giá cụ thể và không có cơ chế giám sát việc áp dụng các
tiêu chuẩn kỹ thuật trong các ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
Một số tiêu chuẩn chưa phù hợp với người dùng phổ thông tại Việt Nam (như: *.odt,
*.ods, *.odp,*.rm,…). Một số chuẩn trình bày vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ như: bộ mã
tiếng Việt Unicode, đặc tả dữ liệu doubline core.
Nhiều dự án công nghệ thông tin của nhà nước chưa đưa các văn bản tiêu chuẩn như
là một tham chiếu bắt buộc hoặc có đưa ra danh mục các tiêu chuẩn áp dụng nhưng không
thực sự tuân thủ theo danh mục này và danh mục còn sơ sài, đơn giản hoặc mang tính chất
thủ tục đối phó, vì hiện nay chưa có chế tài xử lý cụ thể đối với nhưng vi phạm tiêu chuẩn
kỹ thuật công nghệ thông tin này.
Bên cạnh đó hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước đang trong giai
đoạn đầu tư, chủ yếu các thiết bị được cấp phát từ các ngành dọc về một số dự án dẫn đến
thiếu đồng bộ. Nhiều đơn vị mới chỉ có mạng cục bộ ở quy mô nhỏ, kết nối đơn giản, chưa
thực hiện việc trao đổi và khai thác thông tin dùng chung. Các hệ thống thông tin được đầu
tư, xây dựng dựa trên nhiều nền tảng, ngôn ngữ khác nên việc áp dụng tiêu chuẩn chưa
hiệu quả.
Chương 3: Hiện trạng và tình hình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho dịch vụ hành
chính công trực tuyến trên thế giới
Phần lớn các tiêu chuẩn kỹ thuật được tham chiếu trên kiến trúc chung theo một trong
05 phương pháp chính: khung Zachman, khung TOGAF, khung FEAF, khung MDA, khung
EUP.
Và các quốc gia nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: Không nên tìm kiếm những giải
pháp vĩ mô để quản lý thị trường công nghệ. Chỉ xác định những quy chuẩn kỹ thuật tối

thiểu cần thiết để vừa đảm bảo sự cạnh tranh của thị trường, vừa đảm bảo việc tích hợp hệ
thống và dữ liệu. Khi quy định các quy chuẩn cần đảm bảo rằng các quy chuẩn đặt ra trong
một quy trình minh bạch và mở cho tất cả các bên liên quan, các chuẩn này phải hướng
đến: tương thích, mở, mang tính quốc tế, dễ triển khai, có khả năng tái sử dụng và được hỗ
trợ bởi thị trường.
Chương 4: Đề xuất danh mục quy chuẩn
Một trong những nội dung quan trọng của Danh mục quy chuẩn CNTT cho các dịch
vụ hành chính công trực tuyến là phải bảo đảm cho việc hợp tác, trao đổi thông tin để cung
cấp dịch vụ và ứng dụng CNTT cho toàn xã hội theo một phương thức thống nhất. Nói một
cách chính xác, các quy chuẩn này là một tập các đặc tả được ban hành bởi cơ quan quản
lý nhà nước và được chấp nhận sử dụng rộng rãi.Các chuẩn được đề xuất trong tài liệu này
tuân theo các tiêu chí sau:
• Chuẩn tối thiểu và bắt buộc (Minimum and mandatory standards): Do tính chất quy
chuẩn, các chuẩn đưa ra phải là những chuẩn tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ đối
với mọi giải pháp và hoạt động xây dựng dịch vụ hành chính công trực tuyến.
• Tính phổ biến (Maturity and popularity): Chuẩn được đề xuất phải được sử dụng
phổ biến, được hỗ trợ bởi các nền tảng công nghệ, hệ điều hành và phần mềm ứng
dụng chi phối trên thị trường;
• Chuẩn mở (Open standards): Ưu tiên thúc đẩy việc sử dụng chuẩn mở. Chuẩn mở là
chuẩn được công bố công khai, việc xây dựng và triển khai mà không bị ràng buộc
bởi bất cứ tổ chức hay cá nhân nào. Bên cạnh chuẩn mở còn có chuẩn riêng thuộc
sở hữu của các công ty và tổ chức. Các dịch vụ hành chính công trực tuyến ưu tiên
tối đa sử dụng các chuẩn mở nhằm cho phép các cơ quan Nhà nước luôn luôn có thể
tiếp cận các công nghệ mới với chi phí thấp. Sử dụng chuẩn mở sẽ cho phép lựa
chọn rộng rãi các nhà cung cấp sản phẩm, ngăn chặn việc phụ thuộc vào một số ít
các nhà cung cấp. Tuy nhiên, một số chuẩn riêng thuộc quyền sở hữu của các công
ty có sản phẩm độc đáo và được chấp nhận rộng rãi trên thị trường cũng cần được
chọn lựa để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
• Internet: Chuẩn được đề xuất nên phù hợp với các chuẩn Internet (ví dụ: W3C,
IETF) vì Internet là kênh chính cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến;

• Tham khảo các danh mục quy chuẩn, quy chuẩn cho việc xây dựng các hệ thống
CNTT trong cơ quan nhà nước tại Việt Nam và một số chính phủ các nước.
Danh mục quy chuẩn được đề xuất theo cấu trúc phân lớp như hình dưới đây: (chi
tiết như phụ lục kèm theo tóm tắt)
4. Ý NGHĨA LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh
nghiệp là mục tiêu đầu tiên khi xây dựng Chính phủ điện tử. Đảm bảo luông thông tin
thông suốt là vấn đề ưu tiên hàng đầu để chính phủ hoạt động một cách hiệu lực, hiệu quả.
Để làm được điều này, các cơ quan chính phủ phải được xem như một thực thể đơn nhất,
với luông thông tin nhất quán giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, các đơn vị trực thuộc. Như
vậy, các quy chuẩn kỹ thuật cũng cần được nghiên cứu ban hành nhằm đảm bảo tính liên
thông, tính tích hợp dữ liệu, tốc độ kết nối các dịch vụ trực tuyến, cơ chế hoạt động…
Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai
đoạn 2009-2010 có nêu mục tiêu đến hết năm 2010 và định hướng đến năm 2015 là xây
dựng nền tảng phục vụ chính phủ điện tử của trong đó có nội dung “ Xây dựng, ban hành
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghệ thông tin áp dụng trong các cơ quan
nhà nước”.
Đề tài nghiên cứu xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật chung để triển khai dịch vụ
hành chính công trực tuyến tại Việt Nam là hết sức cần thiết và đóng góp một phần cho
những nỗ lực thúc đẩy xây dựng chính phủ điện tử của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đề xuất bảng danh mục quy chuẩn kỹ thuật chung cho dịch vụ hành chính công tại
Việt Nam.
6. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài có khả năng áp dụng cao. Các nội dung nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu có
ích, là căn cứ để Bộ TT&TT ban hành danh mục quy chuẩn kỹ thuật chung áp dụng khi
triển khai cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến tại Việt Nam.

×