Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

(Mn) một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.39 KB, 17 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng xét, cơng nhận sáng kiến cấp học mầm non
huyện ...............
Tôi:
Tỷ lệ (%)
Số
TT

Ngày
Họ và tên

tháng
năm sinh

Nơi cơng

Chức

tác

danh

đóng góp

độ

vào việc

chun tạo ra sáng


kiến

mơn

Trường
1

Trình

mầm

..............

non ............
..

Đại
Phó

học sư

hiệu

phạm

trưởng

mầm

100%


non

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp hướng
dẫn giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có cho trẻ
Trường mầm non ...............
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ..............
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến: Một số biện pháp hướng dẫn
giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có cho trẻ Trường mầm
non ...............
Thuộc lĩnh vực áp dụng: Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Từ ngày 21 tháng 8 năm 2018 đến ngày 29 tháng 3 năm 2019.

1


4. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
4.1 Tính mới
Tính mới của sáng kiến là đưa ra một số biện pháp hướng dẫn giáo viên chủ
động, sáng tạo trong việc lựa chọn biện pháp, hình thức làm đồ dùng đồ chơi từ
ngun vật liệu sẵn có, xây dựng mơi trường an tồn hiệu quả, phối hợp với gia
đình học sinh và cộng đồng xã hội tạo ra một môi trường giáo dục phù hợp với
học sinh, điều kiện thực tiễn của trường mầm non ...............
Từ thực tế tại trường mầm non đồ dùng, đồ chơi chưa thực sự đã đủ và
phong phú, đa dạng trong các hoạt động. Khi tổ chức các hoạt động học và chơi
cho trẻ, việc sáng tạo và linh hoạt trong hình thức tổ chức của cô giáo mầm non
là cần thiết để đạt hiệu quả cao trong sự phát triển của trẻ. Điều kiện cần cho các
hoạt động là đồ dùng, đồ chơi là không thể thiếu. Vì vậy việc chuẩn bị đồ dùng,
đồ chơi trong các hoạt động là vô cùng quan trọng và rất cần thiết.

Đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh,
giúp trẻ làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được
công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ dùng,
đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người
với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động
với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo
léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa
chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội
sau này. Trong nhiều năm qua đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời chưa
được quan tâm đúng mức, đồ dùng đồ chơi còn thiếu rất nhiều. Nhiều trường,
lớp chỉ có đồ dùng đồ chơi tự tạo của giáo viên dùng để trưng bày, trẻ khơng
được chơi. Có trường chỉ có một vài ba đồ chơi khơng thể đáp ứng yêu cầu vui
chơi và học tập cho trẻ. Tuy nhiên, xét về phương diện giáo dục thì
nhiều đồ chơi không phù hợp với trẻ, không thể đáp ứng đầy đủ
các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường
mầm non đồ chơi có 5 tác dụng vô cùng kỳ diệu với trẻ:
2


+ Trau dồi khả năng sáng tạo cho trẻ
+ Đồ chơi giúp trẻ tăng cường thể lực
+ Đồ chơi giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh
+ Đồ chơi giúp trẻ khéo léo hơn
+ Đồ chơi giúp trẻ có tâm hồn lạc quan hơn
Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ địi hỏi giáo viên
mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp
với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các
hoạt động.
Là một cán bộ quản lý trong trường mầm non tôi nhận thức
được vấn đề trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Tơi cũng ln tự

tìm tòi, học hỏi và sáng tạo ra các phương pháp, hình thức giáo
dục trẻ mới. Vì vậy tơi chọn sáng kiến: “Một số biện pháp hướng dẫn giáo
viên làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có cho trẻ tại trường mầm
non ..............”.
Sáng kiến là của bản thân tôi đưa ra để áp dụng cho việc bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên, cụ thể là việc hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi từ
nguyên vật liệu sẵn có cho trẻ. Do đó sáng kiến chưa được đăng trên sách, báo,
tài liệu hay các phương tiện thông tin khác.
4.2. Tính khoa học
Với việc làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu thiên nhiên, hay
phế thải tạo nhiều đồ chơi cho trẻ, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu
cầu chơi của trẻ. Đồ dùng đồ chơi làm từ những nguyên vật liệu thiên nhiên thì
dễ kiếm, dễ tìm khơng gây ơ nhiễm mơi trường. Tôi nhận thấy đồ chơi này rất
dễ làm, dễ chơi và rất dễ sử dụng. Cách thức chơi cũng được thay đổi theo sự
phát triển của trẻ, theo nhiều chủ đề và càng có nhiều cách chơi với một đồ chơi
thì trẻ sẽ học hỏi được càng nhiều.
Khơng nhất thiết phải tốn nhiều kinh phí, ngay cả các vật liệu giấy cứng,
giấy mềm, chai lọ, khối lập phương, đồ phế thải kết hợp với các phụ liệu khác,
bằng sự sáng tạo của mình, chúng ta đều có thể chuyển tải thành những đồ dùng,
3


đồ chơi thu hút trẻ. Những gì có thể tái chế? Đó là những vật liệu thích hợp,
khơng độc với trẻ. Tái chế rất có ích. Trẻ vừa có đồ chơi để chơi vừa giảm lượng
rác thải góp phần bảo vệ môi trường. Hơn nữa việc mua quá nhiều đồ dùng đồ
chơi sản xuất sẵn gây tốn kém cho phụ huynh. Khi trẻ được đóng góp ngun
vật liệu, được cơ giáo làm và làm cùng cơ giáo trẻ rất thích và trân trọng đồ chơi
đó. Với đồ chơi tự làm cơ có thể sáng tạo các hoạt động theo nhiều cách thu hút
trẻ, khơng bị gị bó hay lệ thuộc vào đồ dùng. Đồ chơi tự làm thường lạ đối với
trẻ chính vì vậy khả năng sử dụng đồ dùng trong các hoạt động thường thu hút

trẻ, từ đó tăng tính hiệu quả khi tổ chức các hoạt động.
Căn cứ thông tư 02/2010/TT-BGD ĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 ban
hành danh mục đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non
Căn cứ thông tư 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/9/2013 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại danh mục đồ dùng - đồ
chơi -thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo
thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT 23/3/2015 hợp nhất Thông tư
về Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục
mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Xây dựng chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện
thực tế của trường lớp, của địa phương và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
4.3. Tính thực tiễn
4.3.1. Thuận lợi:
Bản thân đã nắm chắc những kiến thức, phương pháp và
cách

tổ

chức

các

hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, đồng thời u thích tìm tòi,
khám

phá

những


cái mới, vừa hiệu quả lại vừa thiết thực trong việc hướng dẫn
giáo viên chuẩn bị, tổ chức các hoạt động có hiệu quả.

4


Là cán bộ quản lý trẻ, hoạt bát, nhanh nhẹn, có năng lực về
chun

mơn,



khả năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ có tính thẩm mỹ và ứng
dụng cao. Được tham gia nhiều hội thi làm đồ dùng đồ chơi các
cấp đạt giải cao. Tham gia hướng dẫn các giáo viên tại các
trường mầm non trong huyện .............. làm đồ dùng, đồ chơi
nhiều năm liền.
Giáo viên trong trường cũng đã từng làm đồ dùng, đồ chơi
cho trẻ hoạt động.
Đa số trẻ nhanh nhẹn, hiếu động thích tìm tịi, khám phá với
những hoạt động và đồ chơi mới lạ.
Cơ sở vật chất nhà trường đã có các góc chơi, đồ chơi và các
điều

kiện




bản để thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập và vui chơi của trẻ
tại

trường,

lớp.

4.3.2. Khó khăn:
Trong q trình thực hiện việc làm đồ dùng, đồ chơi từ
nguyên vật liệu sẵn có cho trẻ giáo viên chưa làm thường
xuyên, chưa sáng tạo, chưa được đẹp và tính năng sử dụng
khơng cao, không bền.
Việc tận dụng cũng như sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có
khơng được quan tâm chú trọng cịn lãng phí.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến tầm quan
trọng của đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt động của trẻ tại
trường, cũng như việc học tập và vui chơi của con em mình khi
ở trường.
4.3.3. Thực trạng việc làm đồ dùng, đồ chơi tại trường khi chưa áp dụng
sáng kiến
5


Trong khi thực hiện các hoạt động ở các lĩnh vực tơi nhận thấy đồ dùng đồ
chơi q ít, khơng phục vụ đủ cho các hoạt động. Có những đồ dùng chỉ phục vụ
được một hoạt động duy nhất, chưa có tính đa năng trong khi được sử dụng.
Trong khi các hoạt động ở tất cả các lĩnh vực đều cần phải có đồ dùng, đồ chơi,
tại các lớp khác thì việc làm đồ dùng đồ chơi rất ít, thường sử dụng những đồ
dùng đồ chơi mua sẵn, nếu không có thì lại dạy chay khơng có đồ dùng hoặc khi

có tiết thao giảng hay thi giáo viên giỏi, thi đồ dùng đồ chơi thì các cơ mới đầu
tư vào làm đồ dùng đồ chơi chỉ để phục vụ tiết học, hội thi đó. Do thời gian cịn
hạn hẹp nên việc làm đồ dùng đồ chơi còn hạn chế và chưa biết sưu tầm và tận
dụng những nguyên vật liệu sẵn có, phong phú của địa phương nên sản phẩm
của cơ và trẻ cịn ít.
Khi thực hiện làm đồ dùng đồ chơi giáo viên chưa chú ý những điểm như:
Lựa chọn nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi mang tính trưng bày, trang trí, độ
bền chưa cao, màu sắc của đồ dùng đồ chơi chưa đẹp, chưa gần gũi và thu hút
trẻ. Đồ dùng đồ chơi chưa phát huy trí tưởng tượng và tạo cơ hội cho trẻ sáng
tạo, chưa tạo điều kiện cho trẻ cùng làm. Khi làm xong thường dùng một lần
chưa bảo quản, cất giữ cẩn thận khiến bụi bẩn và hỏng lại không sửa chữa.
Khi tổ chức các hoạt động khơng có đồ dùng đồ chơi trẻ không hứng thú,
không lôi cuốn thu hút được trẻ tham gia, trẻ nhàm chán, khơng chú ý. Vì vậy
hiệu quả mong đợi khơng cao, mục đích u cầu đưa ra không đạt hiệu quả như
mong muốn.
Sau khi khảo sát về việc học và chơi của trẻ khi không có đồ dùng tơi thu
được kết qủa như sau: (200 trẻ) Thời điểm tháng 9 năm 2018.
Mục đích u cầu

Đạt

Khơng đạt

Trẻ

%

Trẻ

%


100

50 %

100

50 %

80

40%

120

60 %

Khả năng ghi nhớ của trẻ

75

37,5%

125

63,5 %

Tích cực hứng thú tham gia hoạt

105


52,5 %

95

57,5 %

Sự tập chung chú ý của trẻ
Khả năng miêu tả, nhận biết sự
vật hiện tượng của trẻ

6


động của trẻ
Khả năng khám phá của trẻ

80

40%

120

60%

Qua kết quả cho thấy trẻ chưa đạt các nội dung của mục tiêu chương trình
đưa ra, đồng thời trẻ sẽ khơng đạt được những mục tiêu phát triển theo đúng độ
tuổi. Trước thực trạng như vậy, bản thân tôi đã suy nghĩ phải làm thế nào để việc
tổ chức các hoạt động có đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ tại trường mình đạt kết quả
cao. Vì vậy tơi đã đưa ra một số biện pháp sau:

a. Tham mưu xây dựng kế hoạch mua đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Chỉ đạo giáo viên rà soát số lượng và chất lượng đồ dùng đồ chơi của năm
học. Nắm bắt số trẻ tại lớp mình chủ nhiệm. Liệt kê những đồ dùng, đồ chơi còn
dùng được và những đồ dùng đồ chơi cần mua bổ sung, mua mới. Dựa vào điều
kiện địa phương, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Lập bảng đăng kí mua đồ
dùng đồ chơi gửi Ban giám hiệu và Phịng Giáo dục và Đào tạo để duyệt mua. Có
kế hoạch tham mưu với hiệu trưởng, phụ huynh học sinh và các cấp để mua sắm
bổ sung và sửa chữa đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
b. Sưu tầm, lựa chọn nguyên vật liệu và chuẩn bị làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo
- Lựa chọn đồ chơi cần làm: Lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi dạy học căn
cứ theo chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo như
thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 ban hành danh mục
đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu, đối chiếu với những danh mục và hiện trạng
thực tế cơ sở vật chất và độ tuổi của lớp học, hướng dẫn giáo viên lựa chọn nội
dung chủ đề tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợp, từ đó lập kế hoạch sưu
tầm, tận dụng những nguồn vật liệu sẵn có, phong phú của địa phương để phát
huy khả năng sáng tạo của mình trong việc làm đồ chơi đồ dùng dạy học cho phù
hợp với nội dung đã lựa chọn. Hướng dẫn giáo viên khi làm đồ dùng đồ chơi cho
trẻ, cần làm những đồ dùng đồ chơi mà chưa có để phục vụ thực tế tránh lãng
phí. Đồ chơi có cấu trúc đơn giản, màu sắc đẹp để lôi cuốn trẻ, thể hiện tính hồn
nhiên ngộ nghĩnh và có nét hài hước phù hợp với tâm sinh sinh lí của trẻ. Khi
thực hiện lựa chọn nguyên vật liệu an toàn đối với trẻ.
7


- Chuẩn bị nguyên vật liệu: Vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ vô cùng
phong phú và đa dạng. Từ đầu năm học huy động các phụ huynh học sinh đóng
góp cho lớp nguồn nguyên vật liệu từ thiên nhiên, các vật liệu tái chế trong gia
đình, ngồi thiên nhiên, cửa hàng, các xưởng sửa chữa. Các nguyên vật liệu từ
nguồn động vật (Vỏ con trai trai, vỏ ốc, vỏ ngao) Từ thực vật (Gỗ, tre, cành cây,

rơm, lá, quả khô, hạt) Từ nguồn vô cơ (cát, sỏi, đất). Mỗi giáo viên thường
xuyên sưu tầm, tích lũy những nguyên vật liệu phế thải hay những đồ có từ thiên
nhiên để khi cần có sẵn đồ để lựa chọn làm đồ dùng đồ chơi phù hợp.
- Chuẩn bị dụng cụ: Dao, kéo, súng bắn keo, nến dính, keo dính, màu vẽ,
bút lơng, sơn, kìm, dây thép, cưa, xốp màu, băng dính, thước, bút, kim, chỉ.
Tuyên truyền về tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ mầm non,
huy động đóng góp nguyên vật liệu và tự làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Trưng
bày những sản phẩm của cô và trẻ cùng làm, cho phụ huynh thấy được tác dụng
của những phế liệu bỏ đi nhưng cô và trẻ đã tạo được những đồ dùng đồ chơi
đẹp và có ích cho trẻ, từ đó phụ huynh tích cực đóng góp nguyên vật liệu nhiều
hơn.
Huy động sự góp sức chung tay của phụ huynh học sinh, tham gia các buổi
làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ cùng cô giáo tại trường.
Bản thân tôi trực tiếp làm cùng giáo viên, làm những sản phẩm mẫu cho
giáo viên làm theo. Gợi mở ý tưởng để giáo viên có thể sáng tạo các loại đồ dùng
khác nhau. Hướng dẫn giáo viên làm các loại đồ dùng, đồ chơi từ những nguyên
vật liệu khác nhau. Giới thiệu cho giáo viên những địa chỉ để truy cập internet
vào các trang hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, các tạp chí mầm
non, xem những sản phẩm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, cách làm đồ dùng đồ chơi
cho trẻ mầm non, để học hỏi kinh nghiệm. Sau đó áp dụng vào việc làm đồ dùng
đồ chơi cho trẻ tại lớp, trường mình.
c. Tiến hành làm đồ dùng đồ chơi bằng nhiều hình thức.
- Đưa ra ý tưởng: Trao đổi với giáo viên về việc trang trí các góc, các hoạt
động theo từng chủ đề để tạo các đồ dùng, đồ chơi cho phù hợp. Các góc, các

8


hoạt động cần có những gì và để phục vụ chủ đề nào, số lượng là bao nhiêu. Để
giáo viên xác định cụ thể về việc làm đồ dùng, đồ chơi một các có hiệu quả.

Trao đổi, thảo luận về việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ một cách chi tiết, cụ
thể cho từng hoạt động.
Sắp xếp, tận dụng mọi thời gian để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Tham khảo
các trang mạng internet để làm những đồ dùng, đồ chơi đẹp, đa dạng, phong phú,
phù hợp với trẻ.
Thiết kế mẫu đồ chơi cho giáo viên làm, phác hoạ ban đầu hoặc miêu tả ý
tưởng cho giáo viên làm tạo ra đồ dùng, đồ chơi hoàn chỉnh.
Lựa chọn những nội dung, hình ảnh gần gũi với trẻ để tạo nên những đồ
dùng phù hợp và có tính giáo dục.
Hình ảnh 1: Hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi
Khi hướng dẫn giáo viên tôi đã chú ý đến những tiêu chí cơ bản đảm bảo các
yếu tố sau:
+ Đảm bảo tính sư phạm: Có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm
hấp dẫn, kích thích tính tị mị của trẻ, trẻ có thể thao tác đồ chơi trong nhiều
hoạt động.
+ Đảm bảo tính phù hợp an tồn: Màu sắc, kích thước phù hợp, an tồn
khơng độc hại, không nguy hiểm, cần vệ sinh các sản phẩm trước khi tái chế
thành đồ chơi
+ Đảm bảo tính phổ biến: Ngun liệu có sẵn, dễ kiếm tìm ở địa phương.
+ Đảm bảo tính sáng tạo: Từ một nguyên vật liệu có thể tạo thành nhiều đồ
chơi khác nhau, có ý tưởng khai thác và sử dụng hiệu quả.
Định hướng trước những nguyên vật liệu mà trẻ có thể sưu tầm được. Trên
cơ sở đó hướng dẫn giáo viên phải thiết kế mẫu đồ chơi đó phù hợp với từng lứa
tuổi, các mẫu thiết kế phải đa dạng, phong phú, đẹp mắt.
- Làm cùng đồng nghiệp: Tập chung cùng đồng nghiệp thảo luận, bàn bạc
làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các lĩnh vực phát triển cho trẻ.

9



Hình ảnh 2: Tham gia làm đồ dùng, đồ chơi cùng giáo viên
- Bản thân và đồng nghiệp cùng làm những đồ dùng đồ chơi trong các hoạt
động. Tôi hướng dẫn giáo viên phác hoạ, cắt, tô màu, gắn. Hoặc sáng tạo theo ý
tưởng của giáo viên.
Ví dụ: Với chủ đề “Trường mầm non” khi làm một số đồ dùng đồ chơi như
cầu trượt, bập bênh từ chai, lọ nhựa. Tôi cho giáo viên rửa sạch, lau khô chai lọ,
tôi vẽ các đường cắt tạo hình, cho giáo viên cắt theo nét vẽ và gắn thành đồ chơi
sau đó trang trí cho đẹp.
Với chủ đề: “Gia đình” khi làm một số đồ dùng trong gia đình
Nồi, bát, đĩa, thìa, đũa: Tơi vẽ ngang vịng quanh thân chai nhựa, cách đáy
chai 5cm, sau đó cho giáo viên cắt đáy chai nhựa làm nồi, bát. Cho giáo viên cắt
hoa dán trang trí xung quanh. Tương tự với đĩa thì cắt với đáy chai hình trịn to
hoặc hình bầu dục và cắt các chi tiết khác để trang trí cho đẹp.
Rổ, mủng, mẹt: Cho giáo viên chẻ cây tre, cây giang thành nan, vót nhẵn và
đan thành rổ, mủng, mẹt với những kích cỡ khác nhau.
Với những đồ chơi này trẻ có thể chơi ở các góc (Bán hàng, nấu ăn, góc học
tập, góc gia đình). Dùng trong các hoạt động học như khám phá khoa học, làm
quen với tốn, tạo hình, văn học. Dùng để đựng các loại đồ dùng, đồ chơi khác
trong các góc, trong các hoạt động khác.
Với chủ đề: “Động vật” cho giáo viên gắn một số đồ vật như hột, hạt tạo
thành mắt, mũi, vây, vảy của một số con vật khác nhau mà tơi đã hồn thành
phần thân.
Khi tơi làm đồ dùng thì cho tất cả các giáo viên tham gia cùng làm, tôi phân
công mỗi giáo viên làm một công đoạn để làm và trao đổi cùng giáo viên để tạo
nên sản phẩm đẹp.
Huy động phụ huynh học sinh cùng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
Hình ảnh 3: Phụ huynh học sinh cùng tham gia làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ
tại trường: Phụ huynh học sinh vót nhẵn, cưa ngắn, sơn các khúc cây hóp để làm
đồ dùng, đồ chơi cho trẻ: Với những khúc hóp nhỏ này trẻ có thể dùng trong hoạt
10



động vận động (Tập các động tác phát triển chung và gõ các khúc hóp theo vào
nhau tạo ra âm thanh vang rõ ràng, dùng để xếp đường đi cho trẻ), dùng để gõ
đệm âm nhạc, dùng để học toán xếp hình- đếm số lượng, xếp chữ cái, xếp hàng
rào khi xây dựng.
d. Sử dụng đồ dùng đồ chơi có hiệu quả và bảo quản đồ dùng
Khi đã hoàn thành đồ dùng, đồ chơi giáo viên sẽ đưa vào cho trẻ sử dụng và
khai thác tối đa tác dụng của đồ dùng đồ chơi đó. Tơi u cầu giáo viên khơng để
đồ dùng, đồ chơi mang tính chất trưng bày mà phải cho trẻ được chơi, được hoạt
động với các đồ chơi mà cô đã làm. Cô cho trẻ biết những đồ dùng đồ chơi đó
được làm từ những nguyên vật liệu gì và khi chơi thì các con cần giữ gìn, và cất
đúng nơi quy định gọn gàng.
Ví dụ: Làm đồ chơi con gà con vịt thì có thể cho trẻ học toán, học thơ, truyện,
khám phá khoa học, hoạt động góc xây dựng, góc bán hàng.
Làm mũ hình ảnh các con vật sử dụng trong hoạt động âm nhạc, đóng kịch,
kể chuyện, học tốn, khám phá khoa học, trò chơi.
Đồ dùng đồ chơi khi sử dụng xong cất gọn gàng hợp lí, với những đồ dùng
to thì cần sắp xếp ở vị trí phù hợp với khơng gian lớp học, đồ dùng nhỏ khi
không sử dụng (chuyển chủ đề), có thể cho vào thùng hộp khi cần lại lấy ra dùng
mà không lo bị bẩn hoặc hỏng.
e. Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi và tổ chức hội thi để đánh
giá kết quả thực hiện
Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi theo các đợt thi đua. Ngồi ra tổ
chức các hình thức làm đồ dùng, đồ chơi như: Thi cá nhân giáo viên làm đồ
dùng, đồ chơi toàn trường, thi cá nhân giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi trong tổ,
thi làm đồ dùng đồ chơi giữa các tổ với nhau. Chấm trang trí lớp đẹp có tiêu chí
đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong lớp
Tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi thi theo bốn đợt trong một năm
học. Phân công cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề, theo lĩnh vực để

có nhiều loại đồ dùng đồ chơi phong phú và cũng phát huy sáng tạo cho giáo
viên trong việc làm đồ dùng, đồ chơi. Sau đó đánh giá xếp loại đồ dùng, đồ chơi.
11


Tham gia tất cả các hội thi đồ dùng đồ chơi: Cấp trường, các trường trong
cụm , cấp huyện, cấp tỉnh để học hỏi kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi từ những
cuộc thi qua những sản phẩm đồ dùng đồ chơi của đồng nghiệp. Khi tham dự tôi
thường lựa chọn chủ đề để làm đồ dùng đồ chơi sao cho có bộ đồ chơi đẹp và có
tính năng cao trong các hoạt động chơi và học của trẻ. Hướng dẫn giáo viên mỗi
lần đi tham dự hội thi đồ dùng tham quan tất cả các đội thi cùng tham gia, đến
từng gian trưng bày quan sát, xem xét học hỏi cách làm của đồng nghiệp, chụp
ảnh để lưu lại khi cần.
4.4. Hiệu quả của sáng kiến:
Khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ
dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có cho trẻ tại trường mầm non ..............”
giảm chi phí mua đồ dùng sản xuất sẵn, tiết kiệm được kinh phí mua đồ dùng đồ
chơi cho trẻ. Bảo vệ môi trường từ nguồn nguyên vật liệu tái chế như chai, lọ,
bìa cát tơng, xốp lót hàng, túi bóng, lốp xe. Tận dụng được nguyên vật liệu sẵn
có như cây gỗ, cây tre, cây nứa, cây giang, cây vàu, cây hóp, cây mai, lá cọ.
Khi áp dụng sáng kiến này giáo viên có kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi rất
tốt. Qua một thời gian thực hiện tôi nhận thấy giáo viên không còn ngại làm đồ
dùng đồ chơi như trước nữa, kĩ năng thao tác làm đồ dùng đồ chơi của cô giáo
cũng được nâng lên, cô làm đồ dùng đồ chơi nhanh hơn, đẹp hơn, bền hơn,
phong phú đa dạng hơn trước. Bản thân giáo viên khi tổ chức các hoạt động đã
có đồ dùng, đồ chơi cũng nhàn hơn khơng cịn gị bó hay gượng ép.
Trẻ hứng thú, chú ý tham gia các hoạt động, nhận thức của trẻ nhanh nhạy
hơn và đạt được những mục tiêu phát triển như mong đợi, cơ tổ chức hoạt động
có hiệu quả và thu hút trẻ tham gia hoạt động hứng thú, phụ huynh chú trọng
quan tâm phối kết hợp với giáo viên hơn trong quá trình giáo dục phát triển cho

trẻ. Trẻ thì hứng thú, hào hứng với những đồ chơi cô làm, thích được đóng góp
ngun vật liệu, thích làm đồ dùng đồ chơi cùng cơ.
Hình ảnh 4: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động với các đồ dùng cô tự làm
12


Phụ huynh nhiệt tình đóng góp ngun vật liệu để làm đồ dùng chơi, tham
gia làm đồ dùng, đồ chơi cùng cơ cho trẻ, có những phụ huynh cịn hỏi cách cô
làm thế nào để tạo được đồ chơi đẹp như thế và học hỏi để về làm cho con chơi.
Trẻ hào hứng đóng góp nguyên vật liệu phế thải như hộp bánh kẹo, hộp
sữa nhựa, hộp cát tông. Trẻ có ý thức bảo vệ mơi trường khơng vứt bỏ những
nguyên vật liệu tái chế để làm đồ dùng, đồ chơi. Khi được chơi với những đồ
dùng được làm từ nguyên vật liệu trẻ đóng góp trẻ rất vui và có ý thức giữ gìn.
Bản thân giáo viên: u nghề có tinh thần đồn kết và có trách nhiệm cao
trong cơng việc. u thương trẻ, chăm sóc chu đáo, tận tình. Khơng ngừng nâng
cao trình độ chun mơn và ý thức tự học, tự rèn, tìm tịi sáng tạo đưa ra phương
pháp giảng dạy gần gũi nhất đối với trẻ. Tích cực sưu tầm các nguyên vật liệu tại
địa phương làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Xây dựng được môi trường giúp trẻ tích cực hoạt động, làm ra nhiều đồ dùng
đồ chơi phục vụ nhu cầu vui chơi, học tập cho trẻ thu hút trẻ tham gia các hoạt động
một cách hứng thú và hiệu quả, giúp giáo viên có kĩ năng làm đồ dùng đồ chơi phục
vụ các hoạt động chơi, học tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả. Trẻ đạt được
những mục đích u cầu của chương trình giáo dục mầm non. Thu hút sự quan tâm
của các bậc phụ huynh và cộng đồng quan tâm hơn đến ngành học mầm non.
Sau khi làm đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ tham gia các hoạt động thì thu
được những hiệu quả rõ rệt. Khi trẻ tham gia hoạt động có đồ dùng đồ chơi trẻ
hứng thú hơn rất nhiều, cũng từ đó mà hiệu quả đề ra mục đích yêu cầu của các
hoạt động đối với trẻ cũng tăng lên rõ rệt. Khả năng nhận thức của trẻ được tăng
lên rõ rệt, trẻ tự tin trả lời những câu hỏi khi được hỏi về đối tượng được tìm
hiểu. Khả năng so sánh giữa các đối tượng với trẻ rõ ràng và chính xác.

Đồ dùng đồ chơi của trẻ nhiều hơn phong phú đa dạng hơn. Mơi trường lớp
học đẹp, có nhiều đồ dùng, đồ chơi. Thu hút trẻ hứng thú khi đến trường. Đồ
chơi trong lớp đủ số lượng theo các chủ đề, các lĩnh vực, phục vụ cho các tổ chức
của cô và hoạt động của trẻ. Đồ chơi ngoài trời như cầu tre, xích đu bằng lốp xe,
ống chui bằng nan tre ghép tròn thành ống, cổng chui được uốn cong từ cây mai,
quang gánh làm từ cây tre.
13


Hình ảnh 5: Trẻ dùng quang gánh để chơi trị chơi gánh bóng
Kết quả khi tổ chức các hoạt động có đồ dùng, đồ chơi được thể hiện qua
bảng sau: (200 trẻ tính số trẻ đi học từ đầu năm học)
Thời điểm

Tháng 9/2018

Tháng 3/2019

Trẻ (200)

Trẻ (200)

Mục đích yêu cầu
Sự tập chung chú ý của trẻ
Khả năng miêu tả, nhận biết sự
vật hiện tượng
Khả năng ghi nhớ của trẻ
Tích cực hứng thú tham gia hoạt
động của trẻ
Khả năng khám phá của trẻ


Đạt

%

Đạt

%

100

50 %

196

98 %

80

40%

190

95 %

75

37,5%

185


92,5 %

105

52,5 %

196

98 %

80

40%

193

96,5%

Giáo viên đã áp dụng và thấy đạt hiệu quả trên trẻ rất cao, sau đó tất cả
giáo viên tồn trường thực hiện thường xuyên những biện pháp trên khi tổ chức
các hoạt động cần có đồ dùng đồ chơi. Giáo viên thường xuyên, tích cực làm đồ
dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ trong tất cả các hoạt động.
4.5. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Với những biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật
liệu sẵn có như trên, tơi đã áp dụng với giáo viên tại trường tôi thu được hiệu quả rất
cao. Tôi cũng đã tham gia hướng dẫn giáo viên một số trường mầm trong
huyện .............. làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ từ nguyên vật liệu sẵn có và tạo được
rất nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Trong thời gian tiếp
theo tôi sẽ tiếp tục áp dụng sáng kiến này, những giải pháp này có thể áp dụng cho

giáo viên trong tất cả các trường học Mầm non trên địa bàn huyện ...............
5. Những thông tin cần được bảo mật: Khơng có
14


6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sự ủng hộ, chung tay của các cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh học
sinh mầm non.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
7.1. Theo ý kiến tác giả:
- Giáo viên có kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những ngun vật
liệu sẵn có, nhiệt tình trong cơng việc, hào hứng tạo ra các đồ dùng, đồ chơi từ
nguyên vật liệu sẵn có.
- Số lượng, chất lượng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ
được nâng lên rõ rệt: Có đủ đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động của trẻ tại
trường mầm non. Đồ chơi có tính thẩm mỹ, bền, gần gũi với trẻ.
- Đồ dùng, đồ chơi có nhiều tính năng sử dụng: Một đồ dùng, đồ chơi có
thể sử dụng trong nhiều các hoạt động khác nhau.
VD: Những chiếc chai nhựa đã được tráng màu bên trong (Xanh, vàng,
đỏ), Số lượng đủ cho học sinh toàn trường, độ bền cao, màu sắc rõ nét, nhỏ, nhẹ
vừa tầm tay cầm không gây mỏi tay của trẻ, dễ sắp xếp cất dọn.
Có thể dùng cho hoạt động thể dục sáng, hội khoẻ măng non, các hoạt
động học khác nhau như: Dùng cho các hoạt động học như đếm số lượng, phân
biệt màu, dụng cụ gõ đệm âm nhạc, các trò chơi như tung vòng cổ chai, đi dích
dắc qua các chai, chơi trong các hoạt động góc như bán hàng, xây dựng, góc học
tập. Tạo hình vườn cổ tích, khn viên trong nhà trường, xếp hình.

Hình ảnh 6: Trẻ dùng chai nhựa tập đồng diễn hội khoẻ măng non toàn
trường và dùng chai nhựa tập bài tập phát triển chung trong hoạt động phát

triển thể chất
- Có đủ đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động của trẻ tại trường mầm non.

15


- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động và đạt được mục đích yêu cầu của
hoạt động.
- Thảo mãn nhu cầu giải trí, vui chơi, nhận thức, giao tiếp, phát triển trí
tưởng tượng cho trẻ.
- Giáo viên khơng ngại tổ chức các hoạt động và sáng tạo trong việc làm
đồ dùng đồ chơi cũng như linh hoạt trong cách tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Phụ huynh học sinh tích cực sưu tầm, đóng góp ngun vật liệu và ngày
công để cùng giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Tiết kiệm được chi phí mua đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
- Tận dụng từ các nguyên vật phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi giảm thiểu
ô nhiễm môi trường (đồ nhựa, cao su). Thân thiện với môi trường với các đồ
dùng được làm từ nguyên vật liệu tự nhiên (Gỗ, tre, nứa, vàu, cọ…)

Một số đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt động:

Hình ảnh 7: Ổ làm từ rơm, trứng gà làm từ xốp

Hình ảnh 8: Chõng tre làm bàn kê, đóng kịch.

Hình ảnh 9: Lốp xe ô tô làm bàn (Rửa sạch, tô màu, ghép mặt gỗ, vẽ hình ảnh
trang trí)
7.2. Theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử: Khơng có
16



8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu: Khơng có
Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
.............., ngày 10 tháng 4 năm 2019
Người nộp đơn

..............

17



×